Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Chuyên) - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 4300
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Chuyên) - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_chuyen_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Chuyên) - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG BÌNH KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019 - 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC Khóa ngày: 03/6/2019 MÔN: NGỮ VĂN (CHUYÊN) SBD: Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4,0 điểm) “Mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”. (Theo Hạt giống tâm hồn, tập 4, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2004). Hãy viết bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên. Câu 2 (6,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: "Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp." Qua bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hết
  2. SỞ GD & ĐT QUẢNG BÌNH KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019 - 2020 Khóa ngày: 03/6/2019 HƯỚNG DẪN CHẤM - MÔN NGỮ VĂN (CHUYÊN) (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung trình bày và kĩ năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn. - Khuyến khích những bài thể hiện sự sáng tạo mà hợp lý trong cảm nhận và lập luận. - Điểm toàn bài tính đến 0,25. - Phần trong ngoặc [ ] chỉ mang tính gợi ý. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Câu Nội dung yêu cầu Điểm 1 Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến. 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội: Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển 0,25 khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề. b. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 c. Triển khai vấn đề theo yêu cầu: c.1. Giải thích câu nói: 0,5 Câu nói khuyên mỗi người học cách ứng xử phù hợp trước những điều tốt/ xấu trong đời: với nỗi đau thương, thù hận thì phải biết nhìn nhận nhẹ nhàng, bao dung tha thứ; với những ân tình cao đẹp thì phải biết trân trọng, khắc ghi sâu sắc, bền lâu. c.2. Bàn luận câu nói: HS trình bày suy nghĩ của bản thân về quan niệm sống trong câu nói trên. - Khẳng định được đó là những cách ứng xử tích cực, có ý nghĩa tốt đẹp đối với bản 1,5 thân và xã hội; từ đó nêu ý nghĩa quan trọng của việc học tập các cách ứng xử ấy [Cả hai cách ứng xử trên đều thể hiện tinh thần nhân văn cao thượng; đem đến tâm lý sống tích cực; góp phần hoàn thiện con người và xã hội ] - Liên hệ thực tế, đề cao những cách ứng xử nhân văn cao thượng và phê phán 0,75 những cách ứng xử nhỏ nhen, ích kỉ trong cuộc sống [Nếu học sinh có ý kiến khác với gợi ý trên nhưng lí giải hợp lí, thuyết phục thì vẫn cân nhắc cho điểm tối đa.]. c.3. Bài học nhận thức và hành động: HS trình bày bài học nhận thức và hành động 0,5 phù hợp với quan điểm mà mình đã trình bày ở phần c.2. [Phải biết tự đấu tranh để chiến thắng cái ích kỉ tầm trong bản thân, luôn bồi đắp cho mình thái độ ứng xử nhân văn cao thượng trong bất kì hoàn cảnh vui/ buồn, tốt/xấu nào.] d. Sáng tạo: Có quan điểm, suy nghĩ, phát hiện độc đáo, mới mẻ; có cách trình bày, 0,25 diễn đạt ấn tượng. 2 Phân tích bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh để làm sáng tỏ nhận 6,0
  3. Câu Nội dung yêu cầu Điểm định: "Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp." a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học: Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển 0,5 khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề. b. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5 c. Triển khai vấn đề theo yêu cầu: HS có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung sau: c.1. Giải thích ý kiến: - "nhà văn chân chính": nhà văn luôn đặt cái đích vào con người, cuộc sống, đem 0,5 ngòi bút của mình phục vụ đời sống, con người; "xứ sở của cái đẹp": vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm, đem người đọc đến với những giá trị chân, thiện, mỹ. - Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường cho bạn đọc khám 0,5 phá những vẻ đẹp của cuộc sống thông qua các sáng tác văn học. Nhận định trên đã khẳng định thiên chức của nhà văn, tác phẩm với đời sống. c.2. HS phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh để làm sáng tỏ nhận định: * Khái quát về tác giả, tác phẩm. 0,5 * Phân tích được “xứ sở của cái đẹp” trong bài thơ Sang thu. - Vẻ đẹp của thiên nhiên lúc sang thu [Phút giao mùa cuối hạ, đầu thu ở vùng quê 0,75 đồng bằng Bắc bộ trong trẻo, dịu nhẹ với những tín hiệu sang thu rất mơ hồ, mong manh: hương ổi sánh lại, gió thu se se, làn sương nơi đầu thôn ngõ xóm; Nhà thơ cảm nhận tinh tế sự vận động của thiên nhiên nhẹ nhàng mà rõ rệt: từ khu vườn đến dòng sông, bầu trời, cánh chim, đám mây ] - Vẻ đẹp của những suy tư, chiêm nghiệm [Từ tâm trạng ngỡ ngàng, say sưa có chút 0,75 bâng khuâng, tiếc nuối nhà thơ kín đáo thể hiện những suy ngẫm, triết lý về đời người; những liên tưởng sâu xa về thế sự ] - Vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật [Thể thơ năm chữ; ngôn ngữ thơ giản dị, hàm súc, 0,75 tự nhiên; Hình ảnh thơ đẹp, mới mẻ, giàu sức gợi; giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng ] * Đánh giá, nhận xét: 0,75 - Xứ sở của cái đẹp trong Sang thu chính là vẻ đẹp của thiên nhiên, của tình đời, góp phần làm nên giá trị của thi phẩm. - Với Sang thu, Hữu Thỉnh xứng đáng là “nhà văn chân chính”, là “người dẫn đường” cho bạn đọc đến với “xứ sở của cái đẹp”. - Nêu định hướng cho quá trình sáng tạo của nhà văn và tiếp nhận của bạn đọc. d. Sáng tạo: Có quan điểm, suy nghĩ, phát hiện độc đáo, mới mẻ; có cách trình bày, 0,5 diễn đạt ấn tượng. HẾT