Đề kiểm tra thơ hiện đại môn Ngữ văn Lớp 9

docx 4 trang Hoài Anh 17/05/2022 3560
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra thơ hiện đại môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_tho_hien_dai_mon_ngu_van_lop_9.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra thơ hiện đại môn Ngữ văn Lớp 9

  1. KIỂM TRA THƠ HIỆN ĐẠI Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 30 phút Ngày 04/12/2021 Câu thơ “Đồng chí!” thuộc loại câu gì? A. Câu đặc biệt. B. Câu rút gọn. C. Câu đơn. D. Câu ghép. Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được in trong tập nào? A. Vầng trăng ngọn lửa. B. Vầng trăng quầng lửa. C. Vầng trăng tia lửa. D. Vầng trăng bếp lửa. Dòng nào giải thích đúng nhất tên gọi của “Bếp Hoàng Cầm”? A. Bếp mang tên của một chiến thắng của quân ta trong kháng chiến chống Mĩ. B. Bếp mang tên của một địa danh nổi tiếng trong kháng chiến chống Mĩ. C. Bếp mang tên người chế tạo ra nó, một anh hùng nuôi quân tên là Hoàng Cầm. D. Bếp mang tên của một người mẹ Việt Nam anh hùng. Bài thơ “Đồng chí” viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn. B. Tự do. C. Lục bát. D. Thất ngôn bát cú Đường luật.
  2. Bài thơ “Đồng chí” ra đời trong hoàn cảnh nào? A.Đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. B.Đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ. C.Cuối cuộc kháng chiến chống Mĩ. D.Sau năm 1975. Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Nhân hóa và hoán dụ. B. Nhân hóa và ẩn dụ. C. Ẩn dụ và hoán dụ. D. Nhân hoá và so sánh. Dòng nào dưới đây nói KHÔNG đúng ý nghĩa nhan đề của bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ? A. Tác giả muốn nói về chất thơ của hiện thực khốc liệt thời chiến tranh, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm. B. Làm nổi bật hình ảnh toàn bài: những chiếc xe không kính. C. Dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. D. Thể hiện rõ tâm trạng của tác giả. Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về nghệ thuật của bài thơ “Đồng chí”? A. Hình ảnh thơ chân thật, giản dị, cô đọng, giàu sức biểu cảm. B. Hình ảnh thơ mới mẻ, độc đáo, giàu sức gợi hình, gợi tả. C. Hình ảnh thơ tượng trưng, đa dạng, giàu giá trị triết lí. D. Hình ảnh thơ rực rỡ, độc đáo, giàu tính sáng tạo. Dòng nào dưới đây nói KHÔNG đúng về cơ sở của tình đồng chí? A. Chung độ tuổi, trình độ học vấn. B. Chung hoàn cảnh, nguồn gốc xuất thân. C. Chung lí tưởng chiến đấu. D. Chung khó khăn gian khổ, chia ngọt sẻ bùi.
  3. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác trong hoàn cảnh nào? A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. B. Trong kháng chiến chống Pháp. C. Trong kháng chiến chống Mĩ. D. Sau đại thắng mùa xuân 1975. Ý nào giải thích đúng nghĩa gốc của từ “đồng chí”? A. Là những người cùng một giống nòi. B. Là những người cùng một chí hướng. C. Là những người sống cùng một thời đại. D. Là những người cùng theo một tôn giáo. Tình tri kỉ của những người bạn chí cốt trong bài thơ “Đồng chí” được biểu hiện rõ nét nhất trong hình ảnh thơ nào? A. Súng bên súng, đầu sát bên đầu. B. Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. C.Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. D. Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới. Dòng nào nói đúng nhất về giọng điệu của bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”? A. Ngang tàng, phóng khoáng, pha chút nghịch ngợm, phù hợp với đối tượng được miêu tả. B. Trữ tình, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng miêu tả. C. Sâu lắng, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng được miêu tả. D. Hào hùng, hoành tráng, phù hợp với đối tượng được miêu tả. Hai câu thơ “Không có kính, rồi xe không có đèn - Không có mui xe, thùng xe có xước” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Liệt kê. D. Nói quá. Nhận định nào dưới đây KHÔNG đúng khi nói về nhà thơ Phạm Tiến Duật? A. Phong cách thơ sôi nổi, trẻ trung, tinh nghịch mà sâu sắc. B. Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. C. Tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ kháng chiến chống Mĩ. D. Thường viết về đề tài người lính và thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Nội dung chính của các câu thơ sau là gì? “Quê hương anh nước mặn đồng chua
  4. Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” A. Miêu tả các vùng đất khác nhau của đất nước. B. Nói lên sự khắc nghiệt của thiên nhiên. C. Nói lên sự đối lập giữa các vùng miền của đất nước. D. Nói lên hoàn cảnh xuất thân của những người lính. Tác giả Phạm Tiến Duật sáng tạo hình ảnh những chiếc xe không kính nhằm mục đích gì? A. Làm nổi bật những khó khăn thiếu thốn về vật chất mà người lính lái xe phải trải qua trong kháng chiến chống Mĩ. B. Làm nổi bật sự khốc liệt vốn có của chiến tranh. C. Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi, trẻ trung. D. Làm nổi bật khả năng vượt qua những gian lao, thiếu thốn để chiến đấu của người lính trẻ. Giọng điệu ngang tàng, bất chấp gian khổ trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được thể hiện qua dòng thơ nào? A. Không có kính không phải vì xe không có kính. B. Không có kính, ừ thì có bụi. C. Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc. D. Không có kính, rồi xe không có đèn. Hình tượng người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được tác giả khắc hoạ qua những phương diện nào ? A. Hoàn cảnh xuất thân; hoàn cảnh sống và chiến đấu; phẩm chất của người lính nơi chiến trường. B. Đời sống tâm hồn; hoàn cảnh sống và chiến đấu; phẩm chất của người lính nơi chiến trường. C. Nỗi lòng riêng tư; hoàn cảnh sống và chiến đấu; phẩm chất của người lính nơi chiến trường. D. Hoàn cảnh sống và chiến đấu; phẩm chất của người lính nơi chiến trường. Cho biết từ “đầu” trong 2 câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” (1) và “Đầu súng trăng treo” (2) được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Chuyển theo phương thức nào? A. Từ “đầu” trong câu (1) là nghĩa gốc; từ “đầu” câu (2) là nghĩa chuyển, chuyển theo phương thức ẩn dụ. B. Từ “đầu” trong cả 2 câu đều là nghĩa chuyển, chuyển theo phương thức hoán dụ. C. Từ “đầu” trong cả 2 câu đều là nghĩa chuyển, chuyển theo phương thức ẩn dụ. D. Từ “đầu” trong câu (1) là nghĩa gốc; từ “đầu” câu (2) là nghĩa chuyển, chuyển theo phương thức hoán dụ.