Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2019_2020.pdf
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT QUẢNG NAM Năm hoc: 2019-2020 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: /2019 Thời gian làm bài: 120 phút I. Đọc hiểu (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu (Câu 1 đến Câu 4). Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung (SGK, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục 2005, Trang 183,184) Câu 1. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào? Của ai? (1.0 điểm) Câu 2. Đoạn văn là lời của nhân vật nào? Những tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và công việc của nhân vật? (1.0 điểm) Câu 3. Theo em, những điều gì đã giúp nhân vật sống yêu đời, hoàn thành tốt nhiệm vụ? (1.0 điểm) Câu 4. Chỉ ra hàm ý trong câu văn sau: Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. (1.0 điểm) II. Làm văn (6.0 điểm) Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. (Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục 2005) Phân tích đoạn thơ trên để làm sáng tỏ tâm niệm của tác giả: Sống là để cống hiến cho đời.
- ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN 2019 PTDTNT TỈNH QUẢNG NAM I. Đọc - hiểu Câu 1: Đoạn trích được rút ra từ tác phẩm Lặng lẽ Sapa của tác giả Nguyễn Thành Long. Câu 2: Đoạn văn là lời của nhân vật anh thanh niên ở trạm khí tượng thủy văn được nói ra trong hoàn cảnh: anh đang kể cho ông họa sĩ về công việc của mình. Qua những tâm sự đó giúp em hiểu về hoàn cảnh sống và công việc của nhân vật anh thanh niên: - Hoàn cảnh sống và làm việc nhiều khó khăn: + Sống: một mình trên đỉnh núi cao (cả mưa tuyết, gió tuyết) + Công việc: “nửa đêm phải chui ra khỏi chăn, xách đèn ra vườn” để lấy những con số đo mưa, đo nắng, đo gió phục vụ công việc dự báo thời tiết. -> Sống trong nỗi cô đơn và hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc sống. -> Công việc vất vả, nhiều gian khổ. - Điểm đặc biệt trong hoàn cảnh sống và làm việc cuả anh thanh niên: + Hoàn cảnh sống: Cô độc, một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Sống trong nỗi cô đơn thường trực nên lúc nào anh cũng có cảm giác thèm người. + Công việc: đòi hỏi lòng kiên trì, tinh thần trách nhiệm, sự tỉ mỉ và chính xác. Câu 3: Trong hoàn cảnh ấy, điều giúp nhân vật trên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ đó là: - Biết làm chủ mình sống có ích cho đời: + Nhờ anh phát hiện một đám mây khô mà không quân của ta hạ được bao nhiêu phản lực “Từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc”. + Anh đã vượt qua cái mà con người ta không dễ vượt qua: đang sức ăn sức ngủ mà phải thức dậy đúng lúc một giờ sáng thì chỉ muốn với tay tắt đồng hồ báo thức đi. + Tạo một thứ thiên đường cho hoàn cảnh sống: nơi ăn ở ngăn nắp gọn gàng, có vườn hoa, nuôi gà - Ý thức sâu sắc về công việc mình làm, say mê yêu nghề, tìm được niềm vui trong công việc: “Khi ta làm việc ta với công việc là đôi huống chi việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng chí dưới kia” “Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn chết mất” -> Mỗi suy nghĩ của con người trẻ tuổi ấy đều thấm đẫm tình yêu con người, cuộc sống, yêu mến và tự hào mảnh đất mình đang sống. => Anh thanh niên cán bộ khí tượng thuỷ văn tiểu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam những năm đầu miền Bắc nước ta vừa sản xuất vừa chống chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ. Câu 4: Hàm ý của câu văn là: Công việc của nhân vật anh thanh niên khó khăn gian khổ đến nỗi những hiểm nguy, đáng sợ lúc nào cũng như luôn rình rập để đổ ập vào anh. II. Làm văn Dàn ý: + Mở bài: – Giới thiệu qua về tác giả và tác phẩm:
- – Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là một bài thơ hay nó chính là nỗi lòng của tác giả, nói lên ước mơ, khát khao của tác giả Thanh Hải muốn cống hiến sức lực, trí tuệ của mình để xây dựng đất nước. – Đây là bài thơ cuối được tác giả viết năm 1980 khi đang nằm trên giường bệnh trước khi qua đời không lâu. Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập cùng hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi đôi mươi Dù là khi tóc bạc + Thân bài: – Phân tích tựa đề của bài thơ là “Mùa xuân nho nhỏ” tác giả cũng đã gửi gắm rất nhiều tình cảm vào đó. Mùa xuân chúng ta sẽ nghĩ nhiều tới những cành lộc non đâm chồi xanh biếc, nhiều sức sống, phơi phới niềm tin. Nhưng đi bên cạnh hai từ “mùa xuân” lại là hai từ “nho nhỏ” gợi cho ta những cái gì đó nhỏ bé, giản dị. – Ước mơ được cống hiến, mãi cống hiến, được thấy mình còn có ích, giúp ích cho cuộc đời dù chỉ là một cái gì đó “nho nhỏ”. Dù là tuổi hai mươi trẻ trung, phơi phới, tràn trề năng lượng, nhiệt huyết hay là khi tóc đã điểm hoa râm, đôi chiếc bạc, thân thể đã yếu ớt, cơ bắp và thớ thịt đã không còn cứng chắc, thì ước muốn được cống hiến vẫn còn vẹn nguyên trong tim tác giả. – Tác giả chỉ muốn như “một nốt trầm xao xuyến” hòa nhập cùng mọi người, hòa ca vào bản nhạc mùa xuân của cuộc đời, của đất nước. – Tác giả nói tới quy luật của cuộc đời của con người là sinh- lão-bệnh-tử. Ai cũng có lúc trẻ trung, rồi già đi “dù là tuổi hai mươi” hay là khi “tóc bạc” thì khát khao cống hiến, cảm thấy mình sống có ích vẫn luôn cháy bỏng trong tim tác giả. – Tác giả hy vọng những ước mơ giản dị, những dâng hiến nhỏ nhoi của mình sẽ được hòa vào biển người rộng lớn ngoài kia cùng chung tay xây dựng vào sự phát triển của tổ quốc, một tổ quốc thiêng liêng. + Kết bài: – Nêu lên cảm nghĩ của mình về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” – Khẳng định lại một lần nữa những khát khao, ước muốn trong con tim tác giả gửi tới cuộc đời, một khát khao được sống cống hiến sức mình cho việc xây dựng quê hương đất nước “dù là tuổi hai mươi, dù là khi tóc bạc”.