Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Yên Bái (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Yên Bái (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2019_2020.pdf
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Yên Bái (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT YÊN BÁI Năm hoc: 2019-2020 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: /2019 (đề thi gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1 (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: Sóng được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu a. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? b. Xác định các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ. c. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ trong hai câu thơ: “Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu". Câu 2 (2.0 điểm) Việc quan sát và cảm nhận sẽ giúp ta rút ra nhiều bài học có ý nghĩa: Nhìn thấy những nếp nhăn trên gương mặt cha, những giọt mồ hôi thấm trên vai áo mẹ vì lo toan cho con, ta rút ra bài học về đức hi sinh. Cảm nhận những sự thay đổi của bản thân và thấy mình vững vàng, sống có ý thức, có trách nhiệm hơn, ta rút ra bài học về sự trưởng thành. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về một trong hai bài học trên. Câu 3 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long. (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011)
- GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN 2019 YÊN BÁI Câu 1: a. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm Sang thu của tác giả Hữu Thỉnh. b. Các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ: dềnh dàng, vội vã c. Một biện pháp tu từ trong hai câu thơ: “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu" là: Nhân hóa. + Sông dềnh dàng - nghệ thuật nhân hoá + từ láy gợi hình, tả dòng sông trôi chậm -> gợi suy nghĩ trầm tư. + Chim vội vã - Nghệ thuật nhân hoá + từ láy gợi cảm -> hơi thu se lạnh khiến lũ chim “vội vã” bay về phương nam tránh rét. - Hình ảnh đám mây “vắt nửa mình sang thu” - nghệ thuật nhân hoá -> gợi hình dung: + Mây mỏng như dải lụa treo trên bầu trời. + Ranh giới nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu. -> Hiệu quả nghệ thuật: Thể hiện cảm xúc say sưa, tâm hồn giao cảm với thiên nhiên. Câu 2: Học sinh có thể chọn một trong hai bài học: đức hi sinh của cha mẹ và sự trưởng thành để viết đoạn văn nghị luận ngắn Dàn ý tham khảo: * Nghị luận về đức hi sinh I. Mở bài – Đức tính hi sinh là một trong những phẩm chất đạo đức cao quý của con người. – Vậy đức tính hi sinh có giá trị tinh thần như thế nào trong xã hội của chúng ta? II. Thân bài 1. Giải thích: – Hi sinh là gì? => Đó là những suy nghĩ, hành động vì người khác bất chấp tính mạng của mình. 2. Biểu hiện của đức hi sinh - Người có đức tính hi sinh là người như thế nào? + Đó là người có tấm lòng nhân ái, đặt quyền lợi chung lên trên quyền lợi cá nhân. - Tại sao chúng ta phải có đức tính hi sinh vì người khác? + Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cao đẹp cần có ở mỗi chúng ta. + Người có đức tính hi sinh luôn là người được mọi người yêu mến, tin cậy, quý trọng. + Thể hiện sự dũng cảm của bản thân. + Dẫn chứng: Trong gia đình, cha mẹ hi sinh cho con cái được đầy đủ, sung sướng. Ngoài xã hội, có những học sinh hi sinh bản thân mình để cứu lấy mạng sống của bạn bè mình. Trong y học, nhiều tấm gương hi sinh bản thân mình cho các thí nghiệm, phát minh để tìm ra các loại thuốc mới, giúp ích cho đời. Tiêu biểu hơn cả ta cần nhắc đến vị Bác Hồ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Bác hi sinh cả đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. 3. Bàn bạc, mở rộng vấn đề – Phê phán những người sống ích kỉ, nhẫn tâm trước sự sống chết của người khác. III. Kết bài – Đức tính hi sinh là truyền thống quý báu của dân tộc ta từ bao đời nay.
- – Cần rèn luyện, trau dồi nhân cách, phẩm giá để góp phần làm cho cuộc sống ngày càng có ý nghĩa hơn. * Nghị luận về sự trưởng thành: Các ý chính có thể triển khai: - Một trong những phẩm chất cao đẹp của con người là biết quan sát và lắng nghe để thưởng thức, để chiêm nghiệm và để rút ra những bài học quý giá. Sống là một quá trình quan sát và cảm nhận. Trong những quan sát và cảm nhận, sự cảm nhận về những thay đổi của bản thân là những cảm nhận gần gũi, thiết thực và thú vị. Điều thú vị nhất là cảm nhận được mình hôm nay trưởng thành hơn ngày hôm qua. - Con người là một động vật cao quý vì con người biết tu thân, biết sống có trách nhiệm và biết hướng tới những điều cao đẹp. “Không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông”. Tất cả mọi người đều thay đổi từng ngày. Sự thay đổi có thể theo chiều hướng tốt hơn hoặc xấu đi. - Với ý thức sống có trách nhiệm, chúng ta sẽ vô cùng hạnh phúc khi cảm nhận được sự thay đổi của bản thân theo hướng tốt đẹp hơn. Một trong những điều tốt đẹp là vững vàng hơn trong công việc học tập và rèn luyện để thành người tốt và có ích cho xã hội, vững vàng hơn trước những cám dỗ xấu xa của cuộc sống. - Một người tốt là người có ý thức rằng bản thân phải sống có mục đích cao đẹp, có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội. - Trong quá trình lớn lên và trưởng thành, chúng ta không thể tránh khỏi những lỗi lầm. Nhưng cái chính là chúng ta phải có ý thức sửa chữa những lỗi lầm và có trách nhiệm với những lỗi lầm của mình. - Sự trưởng thành nào cũng là một quá trình gian nan và cay đắng. “Cây rụng lá để nảy mầm, rắn thay da để lớn và con người đau khổ để trưởng thành”. Do đó, quá trình của việc trưởng thành đòi hỏi chúng ta phải kiên nhẫn, học tập và rèn luyện hằng ngày. “Thắng không kiêu, bại không nản”. Quá trình để trở nên vững vàng, sống có ý thức, có trách nhiệm là một quá trình đầy gian khổ và hạnh phúc mà chúng ta phải bền bỉ thực hiện suốt cả đời. - Tục ngữ Ấn Độ có câu: “Giá trị của con người không phải là mình hơn người khác mà là mình ngày hôm nay hơn mình ngày hôm qua”. Cố gắng để mỗi ngày một vững vàng, có trách nhiệm và trưởng thành hơn là một phương châm tốt đẹp, một bài học cần thiết mà chúng ta phải thực hiện từng giờ. Câu 3: Dàn ý cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa I. Mở bài - Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. Ví dụ: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai và nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng chính là hình ảnh trung tâm, ca ngợi những đóng góp thầm lặng của những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước. II. Thân bài 1. Giới thiệu tình huống truyện - Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa. - Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi ngợi ca con người lao động.
- 2. Phân tích nhân vật anh thanh niên a, Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên + Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ + Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu + Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh) - Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình b, Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người - Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp: + Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng (đỉnh cao 3000 m) + Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được” + Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp + Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp - Hành động, việc làm đẹp + Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày) - Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp + Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực + Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người + Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé → Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa được chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc. - Anh thanh niên đại diện cho người lao động + Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư. + Những con người khiêm tốn, giản dị, trung thực, âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao. III. Kết bài - Nêu cảm nhận hình tượng anh thanh niên: Hình tượng nhân vật anh thanh niên miệt mài, hăng say lao động vì lợi ích đất nước, có sức lan tỏa tới những người xung quanh. - Tác giả rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những người đồng nghiệp thầm lặng cống hiến sức trẻ, thanh xuân cho đất nước, dân tộc. - Nhắc nhở thế hệ trẻ lòng biết ơn, trách nhiệm với vận mệnh quốc gia.