Đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9

docx 10 trang Hoài Anh 27/05/2022 5503
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_mon_ngu_van_lop_9.docx

Nội dung text: Đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9

  1. BÀI 6: LẶNG LẼ SA PA (Nguyễn Thành Long) Đề bài luyện tập: A. Đề đọc – hiểu Đề số 1 Cho đoạn văn: “Nắng bây giờ cũng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi trên đường cái, luồn cả vào gầm xe.” Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Nêu tên tác giả của văn bản đó. Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 3: Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 4: Trong đoạn văn trên, cảnh vật thiên nhiên chủ yếu được miêu tả bằng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó? Câu 5: Nhận xét về vai trò của thiên nhiên trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm? Đề số 2 Cho đoạn văn sau: " Họa sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lại gặp, không giấu vẻ thích thú, tự rót lấy một chén nữa, nói luôn: - Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm? Anh thanh niên bật cười khanh khách: - Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ ” (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - Ngữ văn 9, tập 1 - NXB Giáo Dục, 2015) Câu 1. Trong đoạn trích trên, ông họa sĩ có nói: "Bây giờ có cả ba chúng ta ở đây". Em hãy cho biết ba nhân vật ấy là những ai? Họ gặp nhau trong hoàn cảnh nào? Câu 2. Tìm câu văn có thành phần khởi ngữ trong đoạn trích trên và xác định thành phần khởi ngữ trong câu đó. Câu 3. Vì sao trong tác phẩm, tác giả không đặt tên riêng cho nhân vật của mình mà chỉ gọi họ theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp? Câu 4: Giải thích vì sao người ta lại bảo nhân vật “anh” trong đoạn văn trên “là người cô độc nhất thế gian”? Đề số 3 Cho đoạn văn sau: Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được. 1
  2. (Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa) Câu 1: Đoạn văn trên là lời nói của nhân vật nào, nói với ai? Những lời nói đó giúp em hình dung hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật ấy như thế nào? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên . Câu 3: Xét theo câu ngữ pháp thì câu : “ Rét,bác ạ” thuộc kiểu câu gì? Câu 4: Chỉ ra câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên. Câu 5: Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn văn. Đề số 4 Cho đoạn văn sau: " Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều : - Hồi chưa vào nghề , những đêm bầu trời đen kịt , nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình . Bây giờ làm nghề này cháu cũng không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi Việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, đâu mình vì ai mà làm việc? Đấy cháu tự nói với nhau thế đấy." (Trích Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn. Câu 2: Xác định thành phần biệt lập trong đoạn văn. Câu 3: Tìm 1 từ tượng thanh, 1 câu có thành phần khởi ngữ trong đoạn trích trên Câu 4: Lời tâm sự trên là của ai, nói với ai, nói về điều gì? Lời tâm sự trên cho em hiểu gì về thái độ của người nói đối với nghề nghiệp mà anh đã chọn. B. Đề nghị luận văn học Đề 1: Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết về nhân vật anh thanh niên như sau: Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói: - Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích trên. Từ đó, hãy liên hệ với hình ảnh của thế hệ trẻ trong một tác phẩm văn học khác hoặc trong thực tế đời sống để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam Đề 2: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long hấp dẫn người đọc bởi cốt truyện đơn giản, chất thơ, chất trữ tình xuyên suốt tác phẩm. Phân tích tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa để làm sáng tỏ nhận xét trên. Đề 3: Phân tích nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Hướng dẫn làm bài: Đề 1: Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết về nhân vật anh thanh niên như sau: Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: 2
  3. - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắm liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”. Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói: - Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích trên. Từ đó, hãy liên hệ với hình ảnh của thế hệ trẻ trong một tác phẩm văn học khác hoặc trong thực tế đời sống để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam Dàn ý Bài làm I. Mở bài Mỗi một tác phẩm văn học ra đời đều mang một số phận riêng. Có - Dẫn dắt: giới tác phẩm vừa cất tiếng chào đời đã chết yểu đáng thương. Có tác phẩm thiệu tác giả gây dư luận xôn xao một thời rồi bị độc giả quên lãng với thời gian. - Giới thiệu tác Nhưng cũng cả những bài thơ, quyển truyện có một sức sống lâu bền phẩm trong lòng bạn đọc, có một sức hút lạ kì. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa - Giới thiệu đoạn của Nguyễn Thành Long là một truyện đặc sắc, để lại trong lòng mỗi trích chúng ta nhiều rung cảm đẹp đẽ. Tác phẩm đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật anh thanh niên – nhân vật chính của truyện. Đặc biệt đoạn trích anh tâm sự về công việc của mình với ông họa sĩ khiến ta càng hiểu hơn về anh, về những hi sinh thầm lặng và về tinh thần trách nhiệm của anh với công việc. II. Thân bài * Khái quát Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến công tác ở Lào Cai trong mùa hè năm 1970, sau này được in trong tập Giữa trong xanh ( 1972). Đây Hoàn cảnh ra đời là truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc. Truyện kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa nhân vật anh thanh niên với cô kĩ sư và bác họa sĩ để từ đó ca ngợi những con người những công việc thầm lặng. Đoạn trích là cuộc trò chuyện giữa anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư trong cuộc gặp gỡ tình cờ ngắn ngủi mà đầy thú vị. * Phân tích Cảm nhận về vẻ đẹp của anh thanh niên trong đoạn trích + Một người yêu mến công việc dù làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn trong khung cảnh vắng vẻ nhưng anh không cảm thấy lẻ loi vì công việc mang lại cho anh niềm vui và nhận thức về ý nghĩa của công việc làm. Cho nên với anh: ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình 3
  4. được? + Một người có lòng yêu mến con người. Sống đơn độc nên anh rất khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người. Chính anh đã khẳng định với bác tài xế xe khách: Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác?. + Một người ham học hỏi, rất quan tâm đến đời sống nội tâm. Sống một mình trên đỉnh núi, anh không cảm thấy cô đơn vì lúc nào bên cạnh anh cũng có sách. Ngoài giờ làm việc, ngoài lúc phải chăm sóc vườn hoa, đàn gà, anh dành thời gian để đọc sách. Khi cô kĩ sư, ông họa sĩ đến phòng ở của anh và quyển sách anh đang đọc dở vẫn còn để mở trên bàn. Chính anh cũng đã khẳng định với cô kĩ sư: Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. Cái cách đọc sách của anh tinh tế, nghiêm túc và đúng đắn biết bao. + Một người sống có lý tưởng, có trách nhiệm. Anh ý thức một cách rất rõ ràng: Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?. Nhận thức đó cho thấy anh trẻ nhưng không hời hợt. Anh sống một mình nhưng không cô đơn vì lúc nào trong tư tưởng của anh mục đích sống, lẽ sống vẫn luôn luôn tồn tại và nhắc nhở. Làm một công việc đơn độc, phải dậy vào lúc nửa đêm, phải ra ngoài trời lúc mưa bão, lạnh lẽo, anh có thể nằm ở trong nhà, lấy số liệu cũ mà gọi bộ đàm về để báo cáo. Nhưng anh không làm điều đó. Vì anh có trách nhiệm và anh hiểu rõ việc anh làm ở đây có liên quan, có ảnh hưởng đến cuộc sống lao động và chiến đấu của rất nhiều người lúc bấy giờ. Việc phái đoàn không quân – phòng không đến thăm và khen ngợi anh đã cho thấy rõ điều đó. + Nhân vật anh thanh niên được xây dựng bằng một nghệ thuật đặc sắc. Nó được miêu tả và thể hiện qua cuộc gặp gỡ đặc biệt với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ; được bộc lộ qua lời đối thoại của nhân vật; nhân vật không có tên riêng, không có ngoại hình cụ thể mà chỉ có tên gọi theo kiểu chung, phiếm chỉ. + Vì thế, hình ảnh người thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam nói chung trong giai đoạn chống Mĩ: giản dị, chân thành và giàu lý tưởng; góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu; thể hiện cảm hứng của Nguyễn Thành Long khi sáng tác: “SaPa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc”, hy sinh, yêu thương và mơ ước. Hình ảnh này gợi cho người đọc đến hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn chống Mĩ nói riêng và theo dòng chảy thời gian nói chung. Nó gợi đến hình ảnh những người như cô Phương Định, Nho, Thao trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê). + Những cô thanh niên xung phong làm công tác trinh sát mặt đường trên đường mòn Trường Sơn trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ gian khổ, ác liệt và đầy nguy hiểm. 4
  5. + Nhưng họ là những người rất lạc quan, thích đùa tếu, mỗi người một vẻ. Trong đó tiêu biểu nhất là Phương Định. Đó là một cô gái Hà Nội xinh đẹp, có tâm hồn nhạy cảm, lao động và chiến đấu gan góc, dũng cảm và cũng là người có ý thức, có tình cảm đẹp về tình đồng đội của những người thanh niên: Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ / Mà lòng phơi phới dậy tương lai. So sánh hai + Họ là những nhân vật khác nhau trong những tác phẩm văn học khác hình ảnh đã nêu nhau. Họ khác nhau về giới tính, về môi trường sống, về công việc cụ trên thể. Nhưng họ là những người thanh niên của cùng một thời kì chiến tranh, cùng thể hiện vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong một thời kì lịch sử đầy khốc liệt của Tổ quốc và cùng để lại những ấn tượng sâu đậm đối với người đọc ở các giai đoạn sau. * Đánh giá Như vậy bằng cách kể chuyện tự nhiên, chân thực, đoạn trích trên - Nghệ thuật đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên. - Nội dung .Dù anh thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc, nhưng bằng cách đặt nhân vật vào tình huống gặp gỡ tình cờ, qua cảm xúc và đánh giá của mọi người xung quanh , những chi tiết tiêu biểu tác giả đã phác họa chân dung nhân vật với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc. Và đằng sau những tình huống ấy ta nhận ra sự trân trọng, niềm cảm phục của nhà văn dành cho anh thanh niên trong cau chuyện này và cũng là cho tất cả những con người đang cống hiến hết mình vì đất nước. III. Kết bài Đây là một đoạn văn ngắn nhưng biểu hiện được những nét tiêu biểu - Đánh giá chung cho nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, của nhân vật anh thanh niên. về tác phảm Tác giả Nguyễn Thành Long đã thành công trong việc khắc họa nét đẹp - Truyện khơi gợi của tuổi trẻ Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh cũng như trong giai trong em những đoạn hiện nay. tình cảm, trách nhiệm gì? Đề 2: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long hấp dẫn người đọc bởi cốt truyện đơn giản, chất thơ, chất trữ tình xuyên suốt tác phẩm. Phân tích tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa để làm sáng tỏ nhận xét trên. I. Mở bài - - Nguyễn Thành Long (1925-1991) là cây bút chuyên về truyện ngắn và bút - Dẫn dắt: ký. Truyện của Nguyễn Thành Long hấp dẫn người đọc bằng giọng văn trong giới thiệu sáng, giàu chất thơ,cốt truyện tưởng như giản đơn mà rất giàu ý nghĩa khái tác giả quát. - Giới thiệu - Lặng lẽ Sa Pa được Nguyễn Thành Long viết năm 1970 trong một chuyến tác phẩm đi thực tế ở Lào Cai . Sức hấp dẫn của tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa chính là cốt - Giới thiệu truyện đơn giản, nhưng chất thơ, chất trữ tình xuyên suốt tác phẩm. vấn đề nghị luận II. Thân bài Giới thiệu- a) Truyện Lặng lẽ Sa Pa hấp dẫn người đọc bởi cốt truyện đơn giản. 5
  6. khái quát - - Truyện xoay quanh cuộc gặp gỡ lạ lùng, thú vị trên đỉnh đèo Sa Pa lặng lẽ giữa ba con người mà nghề nghiệp, tuổi đời, hoàn cảnh sống khác nhau: một ông họa sĩ già sắp về hưu,một cô kỹ sư nông nghiệp trẻ mới tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp lên Lai Châu nhận công tác, và một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. - Cuộc gặp gỡ xảy ra trong một tình huống đặc biệt, hoàn toàn tình cờ, khách và chủ nhà chưa hề quen biết. Tất cả đều do sự sắp đặt đầy thiện ý của bác lái xe. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra chưa đầy ba mươi phút nhưng giữa họ đã có sợi dây gắn bó bền chặt trong tình người và lý tưởng sống cao đẹp. → Tạo cốt truyện nhẹ nhàng, nhà văn Nguyễn Thành Long khéo léo giới thiệu và ngợi ca, tôn vinh những tấm gương lao động lặng thầm nơi Sa Pa trong những năm miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phân tích b) Truyện Lặng lẽ Sa Pa còn cuốn hút người đọc bởi chất thơ, chất trữ tình chất thơ, bàng bạc xuyên suốt thiên truyện. chất trữ * Chất thơ thấm đượm trong bức tranh phong cảnh thiên nhiên: tình bàng Sa Pa, miền Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc hiện lên trong những trang văn của bạc xuyên Nguyễn Thành Long không hề hoang vu mà đẹp một cách trữ tình, tráng lệ. suốt thiên- Sa Pa bắt đầu bằng núi cao, trùng điệp, thác đổ trắng xóa, đường núi uốn truyện. lượn quanh co, - - Sa Pa bắt đầu bằng những rặng đào bạt ngàn, những đàn bò lang cổ đeo chuông, đủng đỉnh ăn cỏ trong thung lũng hai bên đường, bằng sự sống yên ả, thanh bình. - - Sa Pa còn đẹp huyền ảo bởi"nắng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây"," nắng mà bạc cả con đèo, hừng hực như một bó đuốc lớn", đẹp bởi những làn mây Tinh nghịch như con trẻ"Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục , lăn trên những vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe". ● * Chất thơ toát lên từ cuộc sống, từ vẻ đẹp tâm hồn của mỗi nhân vật. Nhân vật nào hiện ra dù trực tiếp hay gián tiếp cũng đẹp, cũng mang màu sắc lí tưởng. - - Cô kỹ sư nông nghiệp trẻ vừa ra trường, sức xuân phơi phới ,sẵn sàng từ bỏ chốn phồn hoa đô hội để đến với nơi núi rừng sâu thẳm nhận công tác. Khi gặp và chứng kiến cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh thanh niên làm khí tượng, cô tự tin về quyết định của mình. Trong lòng cô dội lên sự hàm ơn không phải vì bó hoa to đẹp mà anh thanh niên tặng cho cô mà vì một bó hoa khác-bó hoa của lí tưởng sống cao đẹp, của những háo hức, mơ mộng ngẫu nhiên anh trao cho cô để cô tiếp tục hòa mình vào đất trời Tây Bắc, để sống đẹp như anh. - - Ông họa sĩ cầm bút vẽ để đi đến cuối hành trình của cuộc đời làm nghệ thuật nhưng mới nhận ra sự bất lực của hội họa trước cuộc đời rộng lớn, muôn màu. Ông sẵn sàng xin anh em hoãn bữa tiệc chia tay đến cuối tuần sau để đi thực tế lên Lào Cai trước khi nghỉ hưu. Tuổi đã cao nhưng ông vẫn đam mê hội họa, vẫn cháy bỏng một khát khao nghệ thuật khi bắt gặp cái đẹp trong bức chân dung anh thanh niên. Ngồi trước chàng trai trẻ, ông thấy như có thêm một quả tim nữa, ông thấy"người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng 6
  7. làm ông nhọc quá". - Anh thanh niên: + Sống một mình trên núi cao giữa mênh mông đất trời sương tuyết, giữa núi cao rừng thẳm, ai cũng tưởng anh là người"cô độc nhất thế gian"nhưng chưa bao giờ anh thấy mình cô độc. Tâm hồn anh lúc nào cũng trong sáng, cũng phong phú. Làm công việc lặng thầm giữa chốn lặng lẽ non xanh, quanh năm chỉ làm bạn với cỏ cây, với mây mù lạnh lẽo nhưng anh luôn tận tình, trách nhiệm, luôn coi công việc là bạn, là nguồn vui, lẽ sống. Dù cho thời tiết có khắc nghiệt đến đâu, anh cũng chẳng bao giờ bỏ trễ một giờ" ốp" nào bởi anh ý thức rõ công việc của mình có vai trò quan trọng trong sản xuất và chiến đấu. + Cuộc sống riêng tư của anh cũng tuyệt đẹp, giàu chất thơ. Một vườn hoa rực rỡ sắc màu, một căn nhà ba gian gọn gàng xinh xắn, một giá sách, một đàn gà, là kết quả của tình yêu cuộc sống thiết tha, bỏng cháy. + Cách cư xử của anh với mọi người cũng thật đẹp, thật đáng trân trọng. Những ngày đầu mới lên Sa Pa nhận công tác, anh kiếm cớ gặp người cho vơi bớt nỗi nhớ. Anh đón khách thân tình, cởi mở đến nồng nhiệt , anh cư xử với khách theo cách lịch sự của chàng trai có học thức. Một bó hoa anh cắt trong vườn dành tặng cô kỹ sư, một ấm trà nóng anh mời ông họa sĩ, một củ tam thất anh gửi biếu vợ bác lái xe, một làn chứng dành cho người đi đường . là tình đời, tình người cao quý không dễ gì có được. - - Thông qua anh thanh niên,Nguyễn Thành Long còn tôn vinh cả tập thể những người lao động trí óc đang lặng thầm làm việc, sống đẹp như anh nơi mịt mù sương tuyết. Họ cũng như anh, cũng đang ngày đêm lặng lẽ hiến dâng cả tuổi xuân,sức lực để làm đẹp cho cuộc đời quên cả hạnh phúc riêng tư. → Mỗi con người, mỗi nhân vật hiện ra trực tiếp hay gián tiếp trong truyện cũng là những bông hoa rừng tươi đẹp góp vào vườn hoa muôn sắc màu của cuộc sống mới khiến người đọc không khỏi ngưỡng mộ, yêu tin. * Đánh giá Chất thơ, chất trữ tình thấm đượm trong những câu văn giàu nhịp điệu, giàu - Nghệ thuật hình ảnh, nhẹ nhàng êm ái như bài thơ. Truyện viết về những con người lao - Nội dung động, về đề tài lao động mà không hề khô khan, rất trữ tình,mềm mại với nhiều chi tiết giàu chất thi ca khiến người đọc tưởng như nhà văn xây dựng một câu chuyện về tình yêu đang chớm nở, III. Kết bài- - Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa cuốn hút, lay động lòng người bởi ngôn ngữ tự - Đánh giá sự mềm mại, trong sáng, trau chuốt, giàu chất tạo hình, bởi âm thanh nhẹ chung về tác nhàng, êm ái mà giàu cảm xúc suy tư. phẩm - Đọc truyện,người đọc được chiêm ngưỡng một bức tranh thiên nhiên trong - Truyện trẻo, thơ mộng, tìm thấy thông điệp cuộc sống kín đáo, nhẹ nhàng mà sâu sắc, khơi gợi thấm thía. trong em những tình cảm, trách nhiệm gì? 7
  8. Đề 3: Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. I. Mở bài - - Nguyễn Thành Long (1925-1991) là cây bút chuyên về truyện ngắn và bút - Dẫn dắt: ký. Truyện của Nguyễn Thành Long hấp dẫn người đọc bằng giọng văn trong giới thiệu sáng, giàu chất thơ, cốt truyện tưởng như giản đơn mà rất giàu ý nghĩa khái tác giả quát. - Giới thiệu - Lặng lẽ Sa Pa là kết quả chuyến công tác của Nguyễn Thành Long ở Lào tác phẩm Cai năm 1970, in trong tập giữa trong xanh (1972) . Nhân vật chính trong tác - Giới thiệu phẩm là anh thanh niên làm việc ở trạm khí tượng. Đó là một người lao động vấn đề nghị mới với những phẩm chất: yêu đời, yêu nghề, say mê và có trách nhiệm cao luận trong công việc; có tình cảm nồng hậu hiếu khách luôn biết quan tâm tới mọi người và rất khiêm tốn. II.Thân bài - a) Vị trí và cách gọi tên nhân vật. - - Cách gọi tên nhân vật: + + Nếu Nguyễn Thành Long đặt tên riêng cho nhân vật trong truyện, ý nghĩa của truyện sẽ chỉ giới hạn ở một nhân vật nào đó. + + Ở đây, tác giả không đặt tên riêng cho nhân vật mà chỉ gọi bằng"anh thanh niên" đã làm cho ý nghĩa của truyện có sức khái quát hơn: con người tiêu biểu cho thế hệ trẻ, cho người lao động mới đang ngày đêm âm thầm cống hiến cho nhân dân, cho Tổ quốc. - - Vị trí của nhân vật: + + Anh thanh niên làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn là nhân vật chính của truyện Lặng lẽ Sa Pa. + Nhân vật này không xuất hiện ngay từ đầu truyện mà chỉ xuất hiện trong cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật khác như bác lái xe, ông họa sĩ, cô kỹ sư mới ra trường, khi xe của họ dừng lại nghỉ. Nhân vật ấy chỉ hiện ra trong chốc lát, đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng, một ký họa chân dung về anh rồi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa. Nhân vật anh thanh niên hiện ra để cho mọi người cảm nhận rằng:"trong cái lặng im của Sa Pa , Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước". - b) Hoàn cảnh sống và công việc. - - Anh sống và làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m,"xung quanh anh chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo", công việc của anh là"làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu", cụ thể là"đo gió, đo mưa, đo nắng tính mây, đo chấn động mặt đất" nhằm dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. - - Công việc ấy có nhiều gian khổ:"Gian khổ nhất là lần ghi và báo lúc một giờ sáng. Rét có cả mưa tuyết Nửa đêm Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy không đủ sáng. Xách đèn ra vườn,gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới". - - Gian khổ nhất là sự cô đơn, vắng vẻ , quanh năm suốt tháng một mình trên 8
  9. đỉnh núi cao không một bóng người. Cô đơn đến mức" thèm người quá" phải kiếm cớ dừng xe qua đường để được gặp người. Từ việc miêu tả hoàn cảnh sống ấy, tác giả đã làm nổi bật những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên. ● c) Vẻ đẹp tâm hồn cao quý, đáng trân trọng. ● * Anh thanh niên đẹp trước hết ở lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc vốn có nhiều gian khổ. - - Lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng: + Anh không tô đậm cái gian khổ của công việc mà nhấn mạnh niềm hạnh phúc khi biết được mình đã góp phần phát hiện kịp thời một đám mây khô mà nhờ đó" không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng". Anh cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc và dâng hiến sức xuân của mình vì Tổ quốc, vì hạnh phúc con người. + Có những suy nghĩ thật giản dị mà sâu sắc về công việc và cuộc sống:"và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn chết mất". Dù đang một mình,nhưng anh tự hiểu mình đang cùng với bao người khác làm việc vì con người, vì cuộc sống nên không thấy cô đơn nữa. Anh luôn yêu công việc, coi công việc là bạn, là nguồn vui, là lẽ sống của cuộc đời. + Anh chưa bao giờ bỏ chế một giờ "ốp" nào dù cho thời tiết có khắc nghiệt đến đâu. Ở vùng băng giá với tuyết đổ sương rơi, bất kỳ thiên nhiên thế nào, đến đúng thời điểm ấy, anh vẫn phải thức giấc, xách đèn đi ốp, xách máy đi đo, không bỏ một ngày,âm thầm và bền bỉ góp sức bình cho cuộc sống con người, cho cuộc chiến đấu của dân tộc. + Anh muốn thử sức mình,mong ước được làm việc ở độ cao lý tưởng hơn nữa như anh bạn một mình trên đỉnh Phan -xi -Păng. - - Lòng yêu đời: Anh tự biết cách làm cho cuộc sống của mình không buồn tẻ, cô đơn, trở nên phong phú, sôi động khi anh biết lấy sách là người bạn tâm tình, biết tổ chức cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, tươi tắn qua việc trồng hoa, nuôi gà; qua cách ăn ở gọn gàng, khoa học. Thế giới riêng của anh là công việc"một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm". Cuộc đời riêng của anh" thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách". ● * Anh thanh niên là người cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm của mọi người, có lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách tận tình, chu đáo. - - Cách anh kiếm cớ để gặp người qua đường thật đáng yêu và để cho vơi bớt nỗi nhớ khi mới lên nhận công tác. - - Anh là người có tình cảm nồng hậu, hiếu khách: + + Mời khách lên nhà mình chơi. + + Tiếp đón khách chân thành, nồng hậu. Anh vui mừng đến luống cuống, hấp tấp và cũng rất ân cần chu đáo tiếp đãi những người khách xa đến thăm bất ngờ. Anh bộc lộ niềm vui mừng thành thật đến cảm động, anh"nói to những 9
  10. điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ": " Tôi không biết kỷ niệm thế nào cho thật long trọng ngày hôm nay. Bác và cô là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà tôi từ Tết . Và cô là cô gái thứ nhất từ Hà Nội lên tới nhà tôi từ bốn năm nay". + + Anh đếm từng phút vì sợ hết mất ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quý báu: " Bác lái xe chỉ cho bà mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu, năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống nước chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm" ,"Năm phút nữa là mười . Còn hai mươi phút nữa thôi ","Trời ơi, chỉ còn có năm phút!". + + Đến khi chia tay, anh xúc động đến nỗi phải"quay mặt đi" mà ấn vào tay ông họa sĩ già cái làn trứng làm quà, và không dám tiễn khách ra xe dù chưa đến giờ đi "ốp". - - Anh luôn biết quan tâm tới mọi người: + + Anh nhớ cả chuyện vợ bác lái xe mới ốm dậy nên đào củ tam thất làm quà biếu bác. + + Tặng hoa cho cô gái lần đầu tiên lên nhà mình chơi. + + Biếu mọi người làn trứng gà để ăn trưa. ● * Anh thanh niên còn là người khiêm tốn: - - Anh thành thực nhận thấy công việc và sự cống hiến, đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé,chưa thấm vào đâu so với những người lao động khác ở Sa Pa. - Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung mình, anh không dám từ chối"để khỏi vô lễ",nhưng anh nhiệt thành giới thiệu những người khác mà anh thực sự cảm phục. Anh nói về ông kỹ sư ở vườn rau dưới Sa Pa, về"đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu" đang nghiên cứu lập bản đồ sét, với tất cả sự say mê hào hứng và lòng cảm phục chân thành của mình. * Đánh giá Dù anh thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc, nhưng bằng cách đặt - Nghệ thuật nhân vật vào tình huống gặp gỡ tình cờ, qua cảm xúc và đánh giá của mọi - Nội dung người xung quanh, những chi tiết tiêu biểu tác giả đã phác họa chân dung nhân vật với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống , về ý nghĩa công việc. III. Kết bài- - Trong cái"lặng lẽ"của Sa Pa, trên đỉnh Yên Sơn bốn mùa mây phủ, có - Đánh giá những chàng trai trẻ như anh thanh niên đang sống và âm thầm dâng hiến chung về tác tuổi xuân của mình cho hạnh phúc con người, cho Tổ quốc thân yêu. Đó là phảm một mẫu người lý tưởng tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam Nam của một giai - Truyện đoạn lịch sử có nhiều gian khổ, hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ. khơi gợi - Vẻ đẹp tâm hồn và những suy nghĩ nghĩ của nhân vật anh thanh niên trong trong em truyện đã gieo vào lòng ta niềm khâm phục, ngưỡng mộ và định hướng cho ta những tình cách sống đẹp, thôi thúc ta khát khao được sống và làm những việc có ích cảm, trách cho cuộc đời. nhiệm gì? 10