Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Chuyên - Môn Hóa học - Năm học 2020-2021

docx 10 trang thaodu 4764
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Chuyên - Môn Hóa học - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_chuyen_mon_hoa_hoc_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Chuyên - Môn Hóa học - Năm học 2020-2021

  1. KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN ĐỀ THI 2019-2020 Môn thi: HÓA HỌC (CHUYÊN) Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1:(1,25 điểm) Chất lỏng Boocđo là hỗn hợp CuSO4 và vôi tôi trong nước theo một tỉ lệ nhất định, chất lỏng này phải hơi có tính kiềm (vì nếu CuSO4 dư sẽ thấm vào mô thực vật gây hại lớn cho cây). Boocđo là một chất diệt nấm cho cây rất hiệu quả nên được các nhà làm vườn ưa dùng, hơn nữa việc pha chế nó cũng rất đơn giản. a) Vì sao không dùng các đồ dùng bằng nhôm, sắt để pha chế dung dịch Boocđo. Giải thích và viết phản ứng( nếu có) b) Cho biết một thuốc thử khác giấy chỉ thị màu là quì tím hoặc dung dịch phenonptalein để kiểm tra xem chất lỏng Boocđo có tình hơi kiềm không. Viết phương trình phản ứng. c) Vì sao thuốc Boocđo nên dùng ngay và không được đề lâu. Câu 2: (1,25 điểm) a) Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau: A B D C Biết A là khoáng sản phổ biến dùng trong đời sống và sản xuất, là dạng vật chất có nhiều ở địa hình núi cacxto và các phản ứng từ B đến D, B đến C hay D đến C đều dùng natrihidroxit. b) Cho rượu propal 1_ol, axit formic vào ống nghiệm A. Thêm tiếp một ít axit sunfuric đặc vào làm xúc tác. Lắp dụng cụ như hình. Đun sôi hỗn hợp trong ống nhiệm A, sau đó ngừng đun. Thêm một ít nước vào chất lỏng ngưng tụ trong ống nghiệm B, lắc nhẹ. Đọc tên và cho biết tính tan của este tạo thành và vai trò cốc nước đá
  2. Câu 3: (1,25 điểm) Viết các công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ chứa vòng benzen có công thức phân tử C7H8O. Cho biết chất nào phản ứng được với NaOH ở điều kiện thường, chất nào phản ứng este hóa được với dung dịch axit axetic. Viết các phản ứng xảy ra. Câu 4: (1,25 điểm) Hòa tan hoàn toàn 33,3 gam chất X là tinh thể muối sunfat ngậm nước của kim loại M vào nước được dung dịch A. Cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được kết tủa B có khối lượng lớn nhất. Nung B ở toC cao đến khối lượng không đổi được 5,1 gam chất rắn. Mặt khác, khi cho A tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì thu được 34,95 gam kết tủa. a) Xác định công thức hóa học của chất X. b) Nếu dùng V ml dung dịch NaOH 0,5M cho vào A thì thu được 6,24 gam kết tủa. Tính V. Câu 5: (1,25 điểm) Nhiệt phân một thời gian 30,225 gam hổn hợp rắn X gồm KMnO4 và KClO3 thu được khí O2 và 24,625(g) hổn hợp rắn Y gồm 5 chất rắn. Biết Y tác dụng vừa đủ 0,8 mol HCl đặc nóng. Tính phần trăm khối lượng từng chất trong rắn X? Câu 6: (1,25 điểm) Biết este metyl metacrylat là sản phẩm este hóa của metanol và axit cacbonxylic đơn chức có công thức phân tử C4H6O2 (mạch có phân nhánh). Viết công thức cấu tạo của este metyl metacrylat, viết phản ứng trùng hợp của este này. Tính khối lượng axit và ancol cần dùng để điều chế 120kg poli (metyl metacrylat), biết hiệu suất của phản ứng este hóa và trùng hợp lần lượt là 60% và 80%. Câu 7: (1,25 điểm) Cho phương trình hóa học sau: Al + HNO3 Al(NO3)3 + NxOy + H2O a) Hoàn thành phương trình hóa học trên b) Xác định công thức phân tử của khí NxOy. Biết ở phản ứng người ta cho 10,8(g) Al vào 500ml dung dịch HNO3 3,6 M. Sau phản ứng để trung hòa lượng axit dư và phản ứng hoàn toàn với các chất trong dung dịch cần 1,9 mol natri hidroxit. Câu 8: (1,25 điểm) a) Lấy một sợi dây điện gọt bỏ vỏ nhựa bằng PVC rồi đốt lõi đồng trên ngọn lửa đèn cồn thì thấy ngọn lửa có màu xanh lá mạ, sau một lúc thì ngọn lửa mất màu xanh. Nếu áp lõi đồng đang nóng vào vỏ nhựa PVC rồi lại đốt thì thấy xuất hiện tiếp tục màu xanh lá mạ. Giải thích hiện tượng và viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Để chứng minh khí ozon có tính oxi hóa mạnh hơn khí oxi, người ta thực hiện thí nghiệm cho khí oxi và ozon với bạc hoặc dung dịch KI. Hãy viết phương trình hóa học để chứng minh khí ozon có tính oxi hóa mạnh hơn khí oxi. Nêu biện pháp bảo vệ tầng ozon.
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHUYÊN HÓA 2019-2020 Đáp án- Hướng dẫn chấm Biểu điểm Câu 1: (1,25 điểm) a) Ta không dùng các đồ vật bằng nhôm và sắt để pha chế chất lỏng Boocdo vì các đồ vật bằng nhôm sắt sẽ bị ăn mòn, biến chất do có các phản ứng với thành phần các chất tạo nên dung dịch Boocdo: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu 0, 75 điểm 2Al + 3CuSO4 Al2(SO4)3 + 3Cu 2Al + Ca(OH)2+2H2O Ca(AlO2)2 + 3H2 Al2O3 + Ca(OH)2 Ca(AlO2)2 + H2O b) Hai thuốc thử kiểm tra tính hơi kiềm của thuốc Boocdo: dùng thanh Fe Do có phản ứng: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu 0,25 điểm Nếu dung dịch có dư CuSO4 thì ta sẽ nhận ra ngay do có hiện tượng đồng màu đỏ gạch tạo thành bám trên thanh sắt. Có thể chọn thuốc thử khác, nhưng phải nêu hiện tượng và viết phương trình, nếu thiếu một trong hai sẽ không được điểm câu b. c) Nếu thuốc Boocđo đề lâu sẽ giảm hiệu quả trị bệnh cho cây trồng do thuốc dễ bị 0,25 điểm phân hủy Câu 2: (1,25 điểm) a) Chọn chất A là CaCO3(canxi cacbonat) (1) CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2 (B) (2) Ca(HCO3)2 + 2NaOH CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O (C) Xác định đúng (3) Na2CO3 + CO2 + H2O 2NaHCO3 A,B,C,D và viết (D) đúng phương (4) NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O trình được 0,75 (C) điểm. (5) Ca(HCO3)2 + NaOH NaHCO3 + CaCO3 + H2O (D) (6) NaHCO3 + Ca(OH)2 CaCO3 + NaOH + H2O Hoặc: 2NaHCO3 + Ca(OH)2 CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O
  4. b) Viết phản ứng xảy ra(tự viết) và nêu tính tan của HCOOCH2CH2CH3(propyl format) là rất ít tan trong nước do không tạo được liên kết hidro với nước. 0.25 điểm Vai trò cốc nước lạnh: Ngưng tụ hơi proplyl format tạo thành, để dễ dàng thu lấy 0,25 điểm sản phẩm. Câu 3: (1,25 điểm) Các công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C7H8O chứa vòng benzen là: 0, 5 điểm - Tác dụng được với NaOH ở điều kiện thường có o,m,p – CH3 – C6H4OH Pư: o,m,p – CH3 – C6H4OH + NaOH o,m,p – CH3 – C6H4ONa + H2O - Pư este hóa được với axit axetic có 0,75 điểm o + CH3COOH H 2SO4 đặc. t + H2O
  5. Câu 4:(1,25 điểm) a) Đặt CT và số mol của muối là M2(SO4)n.mH2O: a(mol) M2(SO4)n.mH2O → M2(SO4)n + mH2O a a (mol) M2(SO4)n + 2nKOH → 2M(OH)n + nK2SO4 a 2a (mol) o 0,25 điểm 2M(OH)n M2On + nH2O(t ) 2a a (mol) M2(SO4)n + nBaCl2 → 2MCl2 + nBaSO4↓ a an (mol) 0,15 - Theo đề n = 34,95/233 = 0,15(mol) = an => a = 0,25 điểm BaSO4 푛 Vậy mM2On = (2M + 16n).a = 5,1 0,15  (2M +16n). = 5,1 푛  M = 9n Biện luận chạy nghiệm => M=27 và n=III M là kim loại nhôm (Al) => ntinh thể = nAl2(SO4)3= 0,15/3 = 0,05 (mol) - mtinh thể muối ngậm nước = 33,3 (gam) = 0,05(342+18m) => m= 18 0,25 điểm Công thức hóa học của tinh thể muối ngậm nước X: Al2(SO4)3.18H2O 6,24 b) Số mol Al(OH)3: = 0,08(mol) . 78 Xảy ra hai trường hợp: *Trường hợp 1: Al2(SO4)3 dư : Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3↓ + 3Na2SO4 0,24 0,08 (mol) 0,25 điểm Từ pư ta có nNaOH = 0,24 (mol) nên VNaOH = 0,24/0,5 = 048(l) = 480 (ml) *Trường hợp 2: Al2(SO4)3 hết, NaOH dư và hòa tan một phần kết tủa. Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3↓ + 3Na2SO4 0,05 0,3 0,1 (mol) 0,25 điểm Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O (0,1-0,08) 0,02 (mol) Từ các pư ta có: nNaOH = 0,3+ 0,02 =0,32 (mol) nên VNaOH = 0,32/0,5 = 064(l) = 640 (ml)
  6. Câu 5: (1,25 điểm) KMnO4: a(mol) 30,225 KClO3: b(mol) => 158a + 122,5b = 30,225(g)(I) Nhiệt phân hổn hợp X thì khí Oxi thoát ra nên 0,25 điểm Δm giảm = 30,225 – 24,625 = 5,6(g) = mO2 5,6 => n = = 0,175(mol) O2 32 Bảo toàn e cho toàn bộ quá trình phản ứng ta có +7 +2 -2 o Mn +5e Mn 2O O2 + 4e a 5a 0,175 0,7 +5 - - o Cl + 6e Cl Cl Cl 2 +2e b 6b 5 + 6 ― 0,7 Bảo toàn e ta suy ra được n = Cl2 2 0,75 điểm KCl: a+b(mol)(bảo toàn K) Sản phẩm sau pư: MnCl2: a(mol) (bảo toàn Mn) 5 + 6 ― 0,7 Cl : (mol) 2 2 5 + 6 ― 0,7 Bảo toàn Clo => n + n = a + b + 2a + = 0,8+ b(mol) HCl KClO3 2. 2 => 8a + 6b = 1,5(II) Từ (I) và (II) => a= 0,075(mol); b= 0,15(mol) Vậy : 0,25 điểm 158.0,075 %m = .100% = 39,2% KMnO4 30,225 %mKClO3 = 100% -39,2% = 60,8%
  7. Câu 6: (1,25 điểm) Axit cacbonxylic X có công thức C4H6O2 (k=2) có 2 nguyên tử O nên là axit đơn chức 0,25 điểm có 1 liên kết pi, X phân nhánh nên X có công thức: CH2=CH-COOH CH2 Phản ứng este hóa của CH3OH và axit X là: CH OH + CH =CH-COOH CH =CH-COOCH + H O (xúc tác H2SO4 đặc, to) 3 2 2 3 2 0,25 điểm CH2 CH2 Phản ứng trùng hợp este này: 0,25 điểm H% quá trình = 60% . 80% = 48% n CH3OH + nC3H5COOH 32n 86n 100n x(kg) y(kg) 120(kg) x = (120.32n/100n):48% = 80(kg) => 0,5 điểm y = (120.86n/100n):48% = 215(kg)
  8. Câu 7: (1,25 điểm) a) Phương trình hóa học: (5x-2y)Al + (18x-6y)HNO3 (5x-2y)Al(NO3)3 + 3NxOy + (9x-3y)H2O(1) 0, 5 điểm Al0 Al+3 + 3e . (5x – 2y) +5 +2y/x xN + ( 5x - 2y ) Nx Oy . 3 Học sinh không trình bày phương pháp bảo toàn, chỉ viết phương trình thì không được điểm b) Theo đề ta có: nAl = 10,8/27 =0,4 (mol); nHNO3 = 0,5.3,6=1,8(mol) Bảo toàn Al: n = n = 0,4(mol) Al Al(NO3)3 0,25 điểm Dung dịch sau phản ứng gồm Al(NO3)3 và HNO3 dư Al(NO3)3 + 4NaOH NaAlO2 + 3NaNO3 + H2O (2) 0,4 1,6 (mol) HNO3 + NaOH NaNO3 + H2O (3) 0,3 x= 2y Biện luận ta dễ dàng => x=2; y=1 0,25 điểm Khí cần tìm có công thức N2O
  9. Câu 8: (1,25 điểm) a) Khi ta gọt bỏ vỏ nhựa bằng PVC để lấy lõi đồng thì ít nhiều cũng còn một ít PVC 0,25 điểm bám vào. Nên khi đốt dây đồng thì ngọn lửa đốt có màu xanh lá mạ do có các phản ứng: 5푛 3푛 (-C H Cl-) + O 2nCO + H O + nHCl(to) 2 3 n 2 2 2 2 2 1 o Cu + O2 CuO(t ) 2 0, 5 điểm CuO+ 2HCl CuCl2 + H2O Sau một thời gian lượng PVC cháy hết thì ngọn lửa mất màu xanh. Áp lõi đồng đang nóng vào vỏ nhựa PVC lại đốt thì màu xanh lá mạ lại xuất hiện do dây đồng được đốt chung với lượng PVC của vỏ nhựa. b) Các phản ứng: O2 + Ag O2 + KI + H2O 0,25 điểm O3 + 2Ag Ag2O + O2 O3 + KI + H2O KOH + I2 + O2 Điều này chứng tỏ tính oxi hóa của ozon mạnh hơn oxi Biện pháp bảo vệ tầng ozon : +) Hạn chế lượng khí thải độc hại từ các nhà máy( thành phần chủ yếu là các khí độc 0,25 điểm như SO2, NO2, CO2 ) là nguyên nhân chính gây thủng tầng ozon và nóng lên toàn cầu. +) Tiết kiệm năng lượng, hạn chế lãng phí vô ích điện nước. +) Không dùng chất làm lạnh là CFC Chú ý: - Học sinh làm cách khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa - Có thể dùng các phương pháp khác( bảo toàn, qui đổi ) nếu không cần thiết viết phương trình thì không trừ điểm phương trình. - Bài nào bắt buộc viết phương trình hóa học mà viết thiếu công thức, sai công thức hoặc quên cân bằng thì trừ ½ số điểm pt đó - GV tuân theo barem điểm, không làm tròn số điểm từng phần. - Không cần ghi kí hiệu kết tủa hoặc khí thoát ra.