Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 22365
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An (Có đáp án)

  1. KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Sở GD&ĐT Nghệ NĂM HỌC: 2020 - 2021 An Môn: Ngữ Văn ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phú, không kể thời gian giao đề Câu 1. Đọc hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Bông lau, sậy đẹp nhất là lúc đang tàn, lúc đang phai. (2) Dường như có vài thứ giống vậy, như mùa thu, pháo hoa, giao thừa, tiếng chuông chùa lúc đẹp là lúc mất. (3) Chẳng hiểu đẹp để mất hay vì biết sẽ mất nên đẹp. (4) Gió chướng thông ngọn thì bông sậy lìa cây, vào khi ngọt ngào và mỹ miều nhất, rút lui, buông bỏ vào lúc vinh quang nhất. (5) Nên tôi, trong vai người đứng ngắm phải ngẩn ngơ nhớ tiếc. (6) Đôi lúc nghĩ, có người nào dám và được rời đi nhẹ nhõm như cái bông sậy nhỏ nhoi này? (Trích Chập chờn lau sậy - Nguyễn Ngọc Tư, Bánh trái mùa xưa, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr. 93,94) a. Chỉ ra câu chủ đề của đoạn văn. b. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu (2). c. Tìm từ láy trong câu (6). d. Em hiểu như thế nào về nội dung của đoạn văn? Câu 2. Nghị luận xã hội (3,0 điểm) Đại dịch Covid - 19 đã buộc con người thay đổi một số thói quen trong cuộc sống. Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về vấn đề trên. Câu 3. Nghị luận văn học (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng (Trích Ánh trăng - Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.156) Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Nghệ An 2020
  2. Câu 1. a. Câu chủ đề của đoạn văn: Bông lau, sậy đẹp nhất là lúc đang tàn, lúc đang phai. b. Thành phần biệt lập trong câu (2): "Dường như" c. Từ láy trong câu (6): nhẹ nhõm, nhỏ nhoi d. Nội dung của đoạn văn: Câu 2. Gợi ý: Đại dịch Covid - 19 đã buộc con người thay đổi một số thói quen trong cuộc sống như: - Trong giáo dục, việc phải nghỉ học dài ngày đã khiến nhiều trường phải đưa ra giải pháp tổ chức dạy và học trực tuyến. - Việc tụ tập, kể cả đi bar, hát karaoke hay “lập hội” tán dóc với nhau của các “hội bà tám” cũng giảm hẳn. - Trong việc ăn uống, thói quen uống chung nhau ly bia, ly rượu, gắp thức ăn cho nhau, chấm chung chén chấm, uống xong thì bắt tay nhau giờ cũng vắng hẳn. - Thói quen hiếu kỳ, chen chân vào đám đông cũng giảm rõ rệt vì hầu như ai cũng ý thức được rằng ở đám đông đó đầy rủi ro nhiễm bệnh. - Ở các chỗ đông người, trong các không gian công cộng, việc “đi nhẹ nói khẽ” cũng được thể hiện nhiều hơn, không chỉ từ sự tự điều chỉnh mà còn do vướng cái khẩu trang! - Mọi người dành thời gian cho gia đình và bản thân nhiều hơn, hình thành nên các thói quen tốt như chơi với con cái, chăm đọc sách, tập thể dục, tự giải trí ở nhà - Thái độ có trách nhiệm với cộng đồng được nâng cao, ý thức về vệ sinh và tự bảo vệ sức khỏe của bản thân của từng người được nâng lên. - Thói quen ít rửa tay hoặc rửa tay qua loa vốn có ở nhiều người giờ được tác động mạnh mẽ để thay đổi - Nhiều người cũng quan tâm việc giữ gìn vệ sinh môi trường, nhất là chú ý dọn dẹp sạch sẽ nơi ở, nơi làm việc của mình. Câu 3. Dàn ý tham khảo: a) Mở bài - Giới thiệu về tác giả Nguyễn Duy - Giới thiệu khái quát bài thơ: Ánh trăng (1978) là lời nhắc nhở về một thái độ sống thủy chung tình nghĩa thông qua hình ảnh ánh trăng quen thuộc trong thi ca. - Dẫn dắt hai khổ thơ. b) Thân bài: Cảm nhận về đoạn thơ - Sự đối diện giữa trăng và người: + Tình huống: mất điện, phòng tối om. + Hành động “vội bật tung cửa sổ” -> vội vàng, khẩn trương
  3. + Cảm giác đột ngột “nhận ra vầng trăng tròn” -> Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối, gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm nghĩa tình. => Quan hệ giữa người và trăng không còn là tri kỉ, tình nghĩa như xưa vì con người lúc này thấy trăng như một vật chiếu sáng thay thế cho điện sáng mà thôi. - Sự đối diện giữa nhân vật với vầng trăng như đối diện với chính mình, với quá khứ: + Tư thế đối mặt: Ngửa mặt lên nhìn mặt + “rưng rưng” : cảm xúc rung động, xao xuyến -> Ánh trăng đã thức dậy những kỉ niệm quá khứ tốt đẹp, đánh thức lại tình cảm bạn bè năm xưa, đánh thức lại những gì con người đã lãng quên. => Trăng là hiện thân của tất cả những gì đã qua trong quá khứ, là tuổi thơ, là chiến tranh gian khổ nhưng hào hùng, là sự hi sinh xương máu nhưng đánh đổi lấy cuộc sống hiện tại tự do, đủ đầy. Nhân vật đã lãng quên tất cả, mải mê hưởng thụ cuộc sống mới, đến khi nhìn lại thì như đánh mất một phần bản thân mình, xúc động và hối hận. => Tác giả nhắc nhở chính mình và cũng đồng thời nhắc nhở chúng ta, những người đang sống trong hoà bình, hưởng những tiện nghi hiện đại, đừng bao giờ quên công sức đấu tranh cách mạng của biết bao người đi trước. * Đặc sắc nghệ thuật - Thể thơ năm chữ - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và tự sự - Hình ảnh thơ vừa cụ thể, sinh động vừa khái quát, giàu tính biểu cảm c) Kết bài - Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ.
  4. Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Nghệ An 2020 Câu 1. a. Câu chủ đề của đoạn văn: Bông lau, sậy đẹp nhất là lúc đang tàn, lúc đang phai. b. Thành phần biệt lập trong câu (2): "Dường như" c. Từ láy trong câu (6): nhẹ nhõm, nhỏ nhoi d. Nội dung của đoạn văn: Câu 2. Gợi ý: Đại dịch Covid - 19 đã buộc con người thay đổi một số thói quen trong cuộc sống như: - Trong giáo dục, việc phải nghỉ học dài ngày đã khiến nhiều trường phải đưa ra giải pháp tổ chức dạy và học trực tuyến. - Việc tụ tập, kể cả đi bar, hát karaoke hay “lập hội” tán dóc với nhau của các “hội bà tám” cũng giảm hẳn. - Trong việc ăn uống, thói quen uống chung nhau ly bia, ly rượu, gắp thức ăn cho nhau, chấm chung chén chấm, uống xong thì bắt tay nhau giờ cũng vắng hẳn. - Thói quen hiếu kỳ, chen chân vào đám đông cũng giảm rõ rệt vì hầu như ai cũng ý thức được rằng ở đám đông đó đầy rủi ro nhiễm bệnh. - Ở các chỗ đông người, trong các không gian công cộng, việc “đi nhẹ nói khẽ” cũng được thể hiện nhiều hơn, không chỉ từ sự tự điều chỉnh mà còn do vướng cái khẩu trang! - Mọi người dành thời gian cho gia đình và bản thân nhiều hơn, hình thành nên các thói quen tốt như chơi với con cái, chăm đọc sách, tập thể dục, tự giải trí ở nhà - Thái độ có trách nhiệm với cộng đồng được nâng cao, ý thức về vệ sinh và tự bảo vệ sức khỏe của bản thân của từng người được nâng lên. - Thói quen ít rửa tay hoặc rửa tay qua loa vốn có ở nhiều người giờ được tác động mạnh mẽ để thay đổi - Nhiều người cũng quan tâm việc giữ gìn vệ sinh môi trường, nhất là chú ý dọn dẹp sạch sẽ nơi ở, nơi làm việc của mình. Câu 3. Dàn ý tham khảo: a) Mở bài - Giới thiệu về tác giả Nguyễn Duy - Giới thiệu khái quát bài thơ: Ánh trăng (1978) là lời nhắc nhở về một thái độ sống thủy chung tình nghĩa thông qua hình ảnh ánh trăng quen thuộc trong thi ca. - Dẫn dắt hai khổ thơ. b) Thân bài: Cảm nhận về đoạn thơ - Sự đối diện giữa trăng và người:
  5. + Tình huống: mất điện, phòng tối om. + Hành động “vội bật tung cửa sổ” -> vội vàng, khẩn trương + Cảm giác đột ngột “nhận ra vầng trăng tròn” -> Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối, gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm nghĩa tình. => Quan hệ giữa người và trăng không còn là tri kỉ, tình nghĩa như xưa vì con người lúc này thấy trăng như một vật chiếu sáng thay thế cho điện sáng mà thôi. - Sự đối diện giữa nhân vật với vầng trăng như đối diện với chính mình, với quá khứ: + Tư thế đối mặt: Ngửa mặt lên nhìn mặt + “rưng rưng” : cảm xúc rung động, xao xuyến -> Ánh trăng đã thức dậy những kỉ niệm quá khứ tốt đẹp, đánh thức lại tình cảm bạn bè năm xưa, đánh thức lại những gì con người đã lãng quên. => Trăng là hiện thân của tất cả những gì đã qua trong quá khứ, là tuổi thơ, là chiến tranh gian khổ nhưng hào hùng, là sự hi sinh xương máu nhưng đánh đổi lấy cuộc sống hiện tại tự do, đủ đầy. Nhân vật đã lãng quên tất cả, mải mê hưởng thụ cuộc sống mới, đến khi nhìn lại thì như đánh mất một phần bản thân mình, xúc động và hối hận. => Tác giả nhắc nhở chính mình và cũng đồng thời nhắc nhở chúng ta, những người đang sống trong hoà bình, hưởng những tiện nghi hiện đại, đừng bao giờ quên công sức đấu tranh cách mạng của biết bao người đi trước. * Đặc sắc nghệ thuật - Thể thơ năm chữ - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và tự sự - Hình ảnh thơ vừa cụ thể, sinh động vừa khái quát, giàu tính biểu cảm c) Kết bài - Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ.