Đề khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghi Đức (Có đáp án)

doc 2 trang thaodu 3100
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghi Đức (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghi Đức (Có đáp án)

  1. Trường THCS Nghi Đức Đề thi khảo sát chất lượng hki môn ngữ văn lớp 9 Thời gian làm bài. : 90 phút Câu 1(3 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng .” ( Nhớ con sông quê hương -Tế Hanh) a. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào ? Phương thức biểu đạt chính được sử dụng ? b.Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ . Câu 2 ( 7 điểm) Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai ( Trong truyện Làng của Kim Lân ) khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây . - Hết- Trường THCS Nghi Đức Đề thi khảo sát chất lượng hki môn ngữ văn lớp 9 Thời gian làm bài. : 90 phút Câu 1(3 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng. ” ( Nhớ con sông quê hương -Tế Hanh) a. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào ? Phương thức biểu đạt chính được sử dụng ? b.Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ . Câu 2 ( 7 điểm) Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai ( Trong truyện Làng của Kim Lân ) khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây . - Hết -
  2. đáp án và biểu điểm Đề thi khảo sát chất lượng hki môn ngữ văn lớp 9 Câu 1(3 điểm). a. ( 1 điểm) : Mỗi ý đúng 0,5 điểm. - Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do ( 0,5 điểm) . - Phương thức biểu đạt chính : biểu cảm ( 0,5 điểm). b. ( 2 điểm) : - Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng , diễn đạt rõ ràng , mạch lạc . -Trong quá trình phân tích , nêu ra được các biện pháp tu từ : so sánh ( Nước gương , Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè - Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng ) ; nhân hóa ( soi , tóc ).( 1 điểm) - Tác dụng của các biện pháp tu từ ( 1 điểm) + Diễn tả vẻ đẹp yên bình , thơ mộng và tràn đầy sức sống của dòng sông quê hương ( 0,5 điểm) + Thể hiện tâm hồn thơ mộng , trong sáng , tràn đầy nhựa sống và tình yêu quê hương tha thiết của tác giả ( 0,5 điểm) Câu 2 (7 điểm) - Viết thành một bài văn có bố cục ba phần trình bày rõ ràng , mạch lạc .(1đ) - Cần có những nội dung chính sau đây : +Giới thiệu tác giả , tác phẩm , nhân vật ông Hai và tình huống ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc . ( 1 điểm) + Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai : . Khi mới nghe tin, ông Hai bàng hoàng , sửng sốt , cố trấn tĩnh hỏi lại lần nữa với hi vọng mong manh là nghe nhầm .Nhưng rồi ông đã phải tin đó là sự thật .Ông đánh trống lảng , tìm cớ thoái lui , cúi gằm mặt xuống mà đi trong xấu hổ và nhục nhã .( 1 điểm) . Lúc về đến nhà , ông đau đớn . Nhìn lũ con , ông thương xót chúng . Ông giận làng .Từ tâm trạng bán tín bán nghi , ông phải tin là thật ( 0,5 điểm) . Ba bốn ngày sau , ông không dám đi đâu . Đó là những ngày vô cùng căng thẳng . Ông lâm vào thế tuyệt vọng khi mụ chủ ngỏ lời đuổi gia điình ông đi. Lúc này ở ông Hai diễn ra một cuộc đấu tranh gay go , quyết liệt bắt buộc ông phải lựa chọn : làng và nước . Cuối cùng ông đã chọn đất nước. ( 1 điểm) . Ông Hai trút lòng mình vào lời thủ thỉ với đứa con nhỏ ngây thơ . Qua đó , thể hiện tình yêu làng, yêu nước , một lòng thủy chung với cách mạng , với kháng chiến của ông Hai . ( 1,5 điểm) + Đánh giá ( 1 điểm) : Qua tình huống , ta hiểu được lòng yêu làng , yêu đất nước của ông Hai . Vẻ đẹp của ông cũng chính là vẻ đẹp của người nông dân trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp . ( HS sử dụng dẫn chứng phù hợp) Lưu ý : GV căn cứ vào bài làm của HS để cho điểm phù hợp.