Đề thi vào 10 Chuyên Hóa Phổ thông năng khiếu Hồ Chí Minh năm 2018 - Môn Hóa học - Đỗ Kiên

pdf 2 trang thaodu 10870
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi vào 10 Chuyên Hóa Phổ thông năng khiếu Hồ Chí Minh năm 2018 - Môn Hóa học - Đỗ Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_vao_10_chuyen_hoa_pho_thong_nang_khieu_ho_chi_minh_na.pdf

Nội dung text: Đề thi vào 10 Chuyên Hóa Phổ thông năng khiếu Hồ Chí Minh năm 2018 - Môn Hóa học - Đỗ Kiên

  1. [ĐỀ THI VÀO 10 CHUYÊN HÓA PTNK TPHCM 2018] Bài 1: (1,0 điểm) Mô tả hiện tượng và viết phương trình hóa học của các phản ứng để minh họa cho các thí nghiệm sau: a. Điện phân dung dịch muối ăn với điện cực trơ có màng ngăn xốp. b. Nhỏ chậm nước vào nhôm cacbua. c. Nhỏ chậm dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Na2CO3. Bài 2: (1,0 điểm) Cho 2,791 gam hỗn hợp rắn chứa hai chất Na2SO4 và Pb(NO3)2 trong nước, đun nóng nhẹ, thu được kết tủa. Sau khi lọc, rửa và sấy khô thu được 1,515 gam chất rắn. Dung dịch qua lọc thấy có kết tủa với dung dịch Pb(NO3)2 0,5M, trái lại không cho kết tủa với dung dịch Na2SO4 0,5M. a. Viết phương trình phản ứng và phương trình ion rút gọn. b. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp. Bài 3: (1,5 điểm) Cho 37,5 ml dung dịch NaOH 0,2M thật chậm vào 50 ml dung dịch CuSO4 0,1M, tất cả ion đồng và hidroxit trong dung dịch chuyển sang dạng kết tủa Cux(OH)y(SO4)z. a. Xác định tỉ lệ x : y : z trong Cux(OH)y(SO4)z. b. Xác định chất còn lại trong dung dịch sau khi tạo thành kết tủa và nồng độ mol tương ứng. Cho rằng thể tích của kết tủa không đáng kể. c. Thực tế, kết tủa là muối ngậm nước Cux(OH)y(SO4)z.nH2O. Khi nung nóng hợp chất này trong điều kiện không có không khí, nhận thấy chất bay hơi chỉ là nước và khối lượng chất rắn còn lại 81,63% so với khối lượng chất rắn ban đầu. Xác định công thức đúng của muối ngậm nước. Bài 4: (1,5 điểm) Hỗn hợp các oxit MgO, Al2O3 và Fe3O4 được dùng làm xúc tác cho quá trình tổng hợp NH3. Hòa tan hoàn toàn 20,68 gam hỗn hợp X gồm MgO, Al2O3 và Fe3O4 vào 450 ml dung dịch H2SO4 1M được dung dịch Y. Để trung hòa ¼ dung dịch Y cần 25 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z trong điều kiện không có không khí thu được m gam rắn khan T. Nếu lấy ¼ dung dịch Y dội từ từ qua cột chứa bột sắt, sau đó cô cạn cẩn thận dung dịch sau khi qua cột trong điều kiện không có không khí thì thu được chất rắn khan có khối lượng lớn hơn khối lượng của T là 1,105 gam. a. Viết phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong hỗn hợp X. c. Tính thành phần phần trăm khối lượng của các oxit trong hỗn hợp X. Bài 5: (1,0 điểm) [THẦY ĐỖ KIÊN – 0948.20.6996] – HÀ NỘI 1
  2. [ĐỀ THI VÀO 10 CHUYÊN HÓA PTNK TPHCM 2018] Trinitrotoluen (TNT) là một loại thuốc nổ, có công thức phân tử C7H5N3O6, khi nổ tạo thành hỗn hợp khí cacbon monooxit, hơi nước, nito và muội than. a. Viết phương trình phản ứng nổ của TNT. Lưu ý phản ứng nổ không phải là phản ứng cháy. b. Hexanit là một loại chất nổ có chứa theo khối lượng 60% TNT và 40% HND (có công thức phân tử là C12H5N7O12). Tính thành phần phần trăm theo khối lượng và theo số mol của các nguyên tố có trong Hexanit. Từ tỉ lệ số mol các nguyên tố, đề nghị các chất có thể tạo thành từ quá trình nổ Hexanit và tính hàm lượng % theo số mol của các chất đó. Bài 6: (1,5 điểm) Một nhà máy phát điện vận hành bằng cách đốt cháy nhiên liệu phức hợp có công thức trung bình là C11H7S. Giả sử nguồn không khí cung cấp chỉ chứa N2 và O2 có tỉ lệ mol 3,76 : 1 và N2 không cho phản ứng. Ngoài nước tạo thành, lượng cacbon trong nhiên liệu được chuyển hóa hoàn toàn thành CO2 và lưu huỳnh chuyển hóa thành SO2. a. Viết phương trình phản ứng cháy của C11H7S. b. Để phản ứng cháy xảy ra hoàn toàn, thực tế cần dùng dư 20% lượng oxi so với tỉ lượng lý thuyết. Tính khối lượng (kg) và thể tích (ở đktc, m3) không khí cần sử dụng để đốt cháy hoàn toàn 1 tấn C11H7S. c. Tính tổng khối lượng CO2 và SO2 tạo thành trong điều kiện của câu (b) trên. Bài 7: (1,5 điểm) Cho 5 hợp chất hữu cơ A, B, C, D và E là các đồng phân của nhau (chỉ chứa C, H và O), trong đó cacbon chiếm 55,8% và có khối lượng mol phân tử nhỏ hơn 170 g/mol. a. Xác định công thức phân tử chung của A, B, C, D và E. Trong 5 chất, chỉ có 2 hợp chất A và B cho phản ứng với dung dịch NaHCO3 (có sủi bọt khí), cả A và B đều có nhóm CH3, nhưng chỉ hợp chất B có đồng phân cis/trans. Cho từng chất C, D và E phản ứng với dung dịch NaOH, sau đó trung hòa bằng dung dịch HCl, từ C thu được các chất hữu cơ F và G, từ D thu được các chất hữu cơ H và I, từ E thu được các chất hữu cơ K và L. Trong đó G là hợp chất không bền và chuyển hóa ngay thành G’ (G và G’ có cùng công thức phân tử). Cho biết F, H và K cũng cho phản ứng với dung dịch NaHCO3. Khi oxi hóa bằng H2CrO4, hợp chất G’ chuyển hóa thành F và hợp chất L chuyển hóa thành H. Phản ứng của H với bạc nitrat trong amoniac chỉ tạo thành các hợp chất vô cơ. b. Xác định công thức cấu tạo của các chất và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. Cho biết trong các phản ứng trên crom chuyển hóa thành H2CrO3. c. Viết phương trình phản ứng polime hóa của A và C. d. Một trong hai polime thu được trong câu c tan dễ trong dung dịch NaOH nguội, polime còn lại không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch NaOH nóng. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra và giải thích vì sao có sự khác biệt trên. [THẦY ĐỖ KIÊN – 0948.20.6996] – HÀ NỘI 2