Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Bến Tre (Có đáp án)

pdf 3 trang thaodu 4950
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Bến Tre (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2019_2020_so_giao.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Bến Tre (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT BẾN TRE Năm hoc: 2019-2020 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: /2019 (đề thi gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1. (4 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu a), b), c): CÓ ÁP LỰC MỚI CÓ ĐỘNG LỰC PHẤN ĐẤU Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Họ bắt cậu phải đến 12,5 đô-la nên cậu đã chạy về nhà nhận lỗi với bố. Bố cậu nói: - Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau phải trả lại đầy đủ cho bố. Kể từ đó, cậu bé bắt đầu kiếm việc làm thuê, dành dụm tích cóp. Chỉ nửa năm sau, cậu đã trả lại đúng 12,5 đô-la cho bố. Về sau, cậu bé ấy khôn lớn và trở thành một nhân vật xuất chúng trong lịch sử. Đó chính là Abraham Lincoln, Tổng thống Hoa Kì sau này. (Theo Hạt giống tâm hồn, Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, Trang 42) a) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. b) Theo em, yêu cầu bố của cậu bé đặt ra ("Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau, phải trả lại đầy đủ cho bố.”) có ý nghĩa như thế nào đối với cậu bé ? c) Viết đoạn văn bản luận về ý nghĩa được rút ra từ câu chuyện trong văn bản. Câu 2. (6 điểm) Phân tích đoạn thơ sau đây, trích trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái. (Theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2018, Trang 13)
  2. Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2019 Bến Tre Câu 1. (4 điểm) a) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. - Trạng ngữ: Năm 1920 - Chủ ngữ: cậu bé 11 tuổi nọ - Vị ngữ: lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm b) Theo em, yêu cầu bố của cậu bé đặt ra ("Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau, phải trả lại đầy đủ cho bố.”) có ý nghĩa như thế nào đối với cậu bé? - Thứ nhất: Người bố muốn người con phải biết rõ rằng lỗi lầm mình mắc phải thì nhất định phải chính mình giải quyết nó, không được ỷ lại vào bố. - Thứ 2: Đây như một bài học của người bố dành cho con trai "có vay, có trả" - Thứ 3: Tạo áp lực để người con phấn đấu, trong vòng 1 năm cần trả lại số tiền đã vay cho bố. c) Các em tùy chọn ý nghĩa của mình và viết đoạn văn hoàn chỉnh: - Mở đoạn: nêu vấn đề - Thân đoạn: Giải thích và bàn luận về vấn đề đó, có 1 câu liên hệ. - Kết đoạn: khẳng định lại quan điểm đó đúng. Câu 2. (6 điểm) 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả Phạm Tiến Duật và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Bài thơ đã ghi lại nét ngang tàng, táo bạo, dũng cảm và lạc quan của người lính lái xe trong binh đoàn vận tải quân sự, qua đó ca ngợi chủ nghĩa anh hùng Cách Mạng Việt Nam thời kì đánh Mĩ. - Trích dẫn 2 đoạn thơ 2. Phân tích - Khổ thơ thứ nhất diễn tả sự khó khăn, gian khổ thiếu thốn trong chiến tranh và sự ung dung của người lính: + Bài thơ làm hiện lên một chiếc xe không kính đang vượt qua bom đạn băng băng tiến ra tiền phương. Hàng vạn chiếc xe “Không kính” vượt qua mưa bom bão đạn, dốc thẳm, khe suối. + Điệp khúc “không có kính” được trở đi trở lại với một giọng điệu tinh nghịch, khỏe khoắn, tiếng reo vui, tiếng cười đùa, tiếng hò hát trên con đường trông gai đầy mưa bom bão đạn. Hai câu thơ đầu không nói rõ vì sao “không có kính”. Cấu trúc bài thơ dưới hình thức hỏi đáp. Ba chữ “không” đi liền nhau, hai nút nhấn “bom giật, bom rung” biểu lộ chất lính, đậm chất văn xuôi nghe rất thú vị + Tư thế ung dung, hiên ngang đường hoàng, tinh thần dũng cảm, coi thường hiểm nguy. Một tư thế lái xe “ung dung” tuyệt đẹp: thong thả, khoan thai, những cái nhìn dũng mãnh mà hiên ngang: Ung dung buồng lái ta ngồi - Khổ thơ thứ hai: Đó là thước phim quay chầm chậm về những gì người lính “nhìn thấy trong sự nguy hiểm, khó khăn, ác liệt ấy. + Có gió thổi, có cánh chim chiều và cả ánh sao đêm.Gió được nhân hóa và chuyển đổi cảm giác đầy ấn tượng “gió vào xoa mắt đắng”. Xe chạy thâu đêm, xe lại không có kinh nên mới có cảm giác “đắng” như thế.
  3. + Con đường phía trước là con đường chiến lược cụ thể, nó còn mang hàm ý “chạy thẳng vào tim”, con đường chiến đấu chính nghĩa vì lẽ sống, vì tình thương, vì độc lập tự do của đất nước và dân tộc. + “Nhìn thấy” với các chữ “sa”, chữ “ma” góp phần đặc tả tốc độ phi thường của chiếc xe quân sự đang bay đi, đang lướt nhanh trong bom đạn. 3. Đánh giá chung: - Với cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ, Phạm Tiến Duật rất thành công trong việc khắc họa vẻ đẹp ý chí và tâm hồn của người chiến sĩ lái xe tiền phương. - Con đường chiến lược Trường Sơn là một chiến tích mang màu sắc huyền thoại của dân tộc ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã làm sống lại một thời gian khổ, oanh liệt của anh bộ đội Cụ Hồ. Chất anh hùng ca dào dạt trong bài thơ. Bài thơ cũng là một chứng tích tuyệt đẹp của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn anh hùng.