Đề tuyển sinh Lớp 6 môn Tiếng Việt năm 2019 - Mã đề TV 4 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương
Bạn đang xem tài liệu "Đề tuyển sinh Lớp 6 môn Tiếng Việt năm 2019 - Mã đề TV 4 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_tuyen_sinh_lop_6_mon_tieng_viet_nam_2019_ma_de_tv_4_truon.pdf
Nội dung text: Đề tuyển sinh Lớp 6 môn Tiếng Việt năm 2019 - Mã đề TV 4 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương
- TUYỂN SINH LỚP 6 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG KHOÁ NGÀY 18 THÁNG 6 NĂM 2009 MĐ TV 4 MÔN TIẾNG VIỆT – PHẦN TRẮC NGHIỆM Thời gian làm bài: 30 phút (không tính thời gian giao đề) Giám khảo 1:(ghi rõ họ tên và chữ ký) Mã phách Giám khảo 2:(ghi rõ họ tên và chữ ký) Điểm số: Bằng chữ: PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm ) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau đây: Câu 1 : Hai câu: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.” được liên kết với nhau bằng cách nào ? A. Dựng từ ngữ thay thế và từ ngữ nối. B. Lặp lại từ ngữ. C. Dùng từ ngữ thay thế. D. Dùng từ ngữ nối. Câu 2 : Cõu : “Ồ, bạn Lan thụng minh quỏ!” bộc lộ cảm xỳc gỡ ? A. ngạc nhiên B. vui mừng C. đau xút D. thỏn phục Câu 3 : Dòng nào dưới đây chứa toàn các từ ghép cùng kiểu ? A. nước mưa, nước sông, nước suối, nước khoáng, nước non. B. bánh bò, bánh chưng, bánh tét, bánh trái, bánh ít. C. kẹo sô- cô- la, kẹo mạch nha, kẹo đậu phộng, kẹo cứng, kẹo mềm. D. trà Quan Âm, trà tàu, trà sen, trà đắng, trà thuốc. Câu 4 : Cõu nào là cõu khiến ? A. Mẹ về đi, mẹ ! B. A, mẹ về ! C. Mẹ về rồi. D. Mẹ đã về chưa ? Câu 5 : Từ “đỏnh” trong cõu nào dưới đõy được dựng với nghĩa gốc ? A. Bác nông dân đánh trâu ra đồng. B. Các bạn không nên đánh nhau. C. Sáng nào, bố cũng đánh thức em dậy tập thể dục. D. Các bạn không nên đánh đố nhau. Câu 6 : Từ nào chỉ sắc độ thấp ? A. vàng vọt B. vàng hoe C. vàng khè D. vàng vàng Câu 7 : Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đõy núi về lũng tự trọng ? A. Thuốc đắng dã tật. B. Cây ngay không sợ chết đứng. C. Giấy rỏch phải giữ lấy lề. D. Thẳng như ruột ngựa. Câu 8 : Nhóm từ nào đồng nghĩa với từ “hoà bình” ? A. bỡnh yờn, thỏi bỡnh, thanh bỡnh. B. bỡnh yờn, thỏi bỡnh, hiền hoà. C. thái bình, thanh thản, lặng yên. D. thái bình, bình thản, yên tĩnh. Câu 9 : Từ “kộn” trong cõu: “Tớnh cụ ấy kộn lắm.” thuộc từ loại nào ? A. Động từ B. Tính từ C. Danh từ D. Đại từ Đề 4 Tiếng Việt – TS NTP - 2009 1
- Câu 10 : Câu: “Mọc giữa dòng sông xanh một bông hoa tím biếc.” có cấu trúc như thế nào ? A. Vị ngữ - chủ ngữ B. Chủ ngữ - vị ngữ C. Trạng ngữ, chủ ngữ - vị ngữ D. Trạng ngữ, vị ngữ - chủ ngữ Câu 11 : Chủ ngữ của cõu: “Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi mựa đụng, những chựm hoa khộp miệng đó bắt đầu kết trỏi.” là gỡ ? A. Trong sương thu ẩm ướt B. Những chùm hoa khép miệng C. Những chựm hoa D. Trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi mựa đụng Câu 12 : Nhóm từ nào dưới đây không phải là từ ghép ? A. mây mưa, râm ran, lanh lảnh, chầm chậm. B. lạnh lẽo, chầm chậm, thung lũng, vùng vẫy. C. mỏu mủ, mềm mỏng, mỏy may, mơ mộng. D. bập bựng, thoang thoảng, lập lũe, lung linh. Câu 13 : Dấu hai chấm trong câu: “Áo dài phụ nữ có hai loại: áo dài tứ thân và áo dài năm thân.” có tác dụng gì ? A. Để dẫn lời nói của nhân vật. B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước. C. Báo hiệu bộ phận đứng trước giải thích cho bộ phận đứng sau. D. Báo hiệu một sự liệt kê. Câu 14 : Cõu nào cú trạng ngữ chỉ mục đớch ? A. Vì không chú ý nghe giảng, Lan không hiểu bài. B. Vì rét, những cây hoa trong vườn sắt lại. C. Vì bị cảm, Minh phải nghỉ học. D. Vì danh dự của cả lớp, chúng em phải cố gắng học thật giỏi. Câu 15 : Trong đoạn văn: “Mựa xuõn, phượng ra lỏ. Lỏ xanh um, mỏt rượi, ngon lành như lỏ me non. Lỏ ban đầu xếp lại, cũn e; dần dần xũe ra cho giú đưa đẩy.”, tỏc giả sử dụng biện phỏp nghệ thuật nào để miờu tả lỏ phượng ? A. So sánh và nhân hóa B. Nhân hóa C. So sánh D. Điệp từ Câu 16 : Trật tự cỏc vế cõu trong cõu ghộp: “Sở dĩ thỏ thua rựa là vỡ thỏ kiờu ngạo.” cú quan hệ như thế nào? A. điều kiện - kết quả B. nhượng bộ C. kết quả - nguyờn nhõn D. nguyờn nhõn - kết quả Câu 17 : Tiếng “trung” trong từ nào dưới đây có nghĩa là ở giữa ? A. trung kiờn B. trung nghĩa C. trung thu D. trung hiếu Câu 18 : Dòng nào dưới đây chưa phải là câu ? A. Chiếc đồng hồ treo tường trong thư viện trường em. B. Cánh đồng rộng mênh mông. C. Ánh nắng vàng trải nhẹ xuống cánh đồng vàng óng. D. Trên mặt biển, đoàn thuyền đánh cá lướt nhanh. Câu 19 : Cặp từ nào dưới đõy là cặp từ lỏy trỏi nghĩa ? A. vui tươi - buồn bã B. mập mạp - gầy gò C. mạnh khoẻ - yếu ớt D. mờnh mụng - chật hẹp Câu 20 : Từ nào không dùng để chỉ màu sắc của da người ? A. xanh xao B. hồng hào C. đỏ đắn D. đỏ ối ___ Đề 4 Tiếng Việt – TS NTP - 2009 2
- TUYỂN SINH LỚP 6 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG KHOÁ NGÀY 18 THÁNG 6 NĂM 2009 MÔN THI: TIẾNG VIỆT – PHẦN TỰ LUẬN Thời gian : 60 phút (không tính thời gian giao đề) TẬP LÀM VĂN : (6 điểm) ĐỀ BÀI: Quê hương em có nhiều cảnh đẹp và di tích lịch sử. Hãy tả một trong những cảnh đẹp hoặc di tích lịch sử đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Đề 4 Tiếng Việt – TS NTP - 2009 3
- PHIẾU SOI - ĐÁP ÁN (Dµnh cho gi¸m kh¶o) MÔN : TIENG VIET TUYEN SINH NTP ĐỀ SỐ : 4 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đề 4 Tiếng Việt – TS NTP - 2009 4
- TUYỂN SINH LỚP 6 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG Khóa ngày 18 tháng 6 năm 2009 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4điểm) CÂU ĐỀ 1 ĐỀ 2 ĐỀ 3 ĐỀ 4 ĐỀ 5 ĐỀ 6 01 B D C C D A 02 C A B D C C 03 B C B C C C 04 C B D A C D 05 A A B B B A 06 C B C D D B 07 B D D C A A 08 A C A A A B 09 A B B B D B 10 B C D A B C 11 D A D B A C 12 A C C D A A 13 C C D B D A 14 D B A D A D 15 B D A A D C 16 D D A C C B 17 A D C C B D 18 D A A A C B 19 D B B B B D 20 c a c d b d * Mỗi câu đúng tính 0,2 điểm B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) I. Yêu cầu chung: 1. Nội dung: - Viết đúng thể loại văn miêu tả ( kiểu bài tả cảnh). - Tuỳ theo cảnh đẹp hoặc di tích lịch sử học sinh chọn tả để làm rõ, nổi bật nội dung cần tả. Đối với tả cảnh, biết chọn những nét tiêu biểu nhất làm nổi bật vẻ đẹp chung song Đề 4 Tiếng Việt – TS NTP - 2009 5
- cũng thể hiện rõ những nét riêng, đặc sắc của cảnh đẹp. Đối với di tích lịch sử, ngoài yêu cầu chung về văn tả, cần làm rõ giá trị của di tích lịch sử đó. - Thể hiện được tình cảm yêu mến, gắn bó với cảnh đẹp hoặc di tích được tả và gây ấn tượng cho người đọc. 2. Hình thức: - Văn viết lưu loát, giàu hình ảnh; diễn đạt rõ ý, dùng từ chính xác. - Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ các phần ( mở bài, thân bài, kết bài); trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng; không mắc các lỗi về diễn đạt và chính tả. II. Yêu cầu cụ thể: - Điểm 5 - 6: Nắm vững yêu cầu đề ra, thể hiện đầy đủ các yêu cầu trên (cả nội dung và hình thức). Bài viết mạch lạc, sinh động, giàu cảm xúc, ý phong phú, sâu sắc; bố cục rõ ràng, cân đối; sai không quá 2 lỗi diễn đạt. - Điểm 3 - 4: Nắm vững yêu cầu đề ra, thể hiện tương đối đầy đủ các yêu cầu trên. Nhìn chung, bài viết khá mạch lạc, sinh động, có cảm xúc, ý khá phong phú, bố cục rõ ràng, sai không qúa 3 lỗi diễn đạt. - Điểm 1 - 2: Bài viết thiếu mạch lạc, ý nghèo, bố cục thiếu cân đối, sai nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Lạc đề. * Lưu ý: Tuỳ theo bài làm cụ thể để giáo viên vận dụng tính mức 0,5 điểm giữa các thang điểm trên. Đề 4 Tiếng Việt – TS NTP - 2009 6