Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 8

doc 23 trang thaodu 12903
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_va_dap_an_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_8.doc

Nội dung text: Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 8

  1. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN HSG NGỮ VĂN 8 ĐỀ 1: Câu 1 : (3 điểm) Đọc câu chuyện sau và nêu suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 10 câu: Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời,hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện đó mà cãi nhau nhé!” Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha . Khi cha qua đời họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra. Một ông già thông thái đã dạy cho họ cách chia công bằng nhất: Đem tất cả đồ đạc ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối. Hai anh em đã đồng ý. Kết cục tài sản đã được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi. . Câu 2 : (2 điểm) Có ý kiến cho rằng : "Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ ( Ngữ văn 8, tập 2 )tràn đầy cảm xúc lãng mạn".Em hãy cho biết cảm xúc lãng mạn được thể hiện trong bài thơ như thế nào ? Câu 3: (5 điểm) Trong tác phẩm “Lão Hạc”, Nam Cao viết: “ Chao ôi ! Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng , buồn đau, ích kỉ che lấp mất ” Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Từ các nhân vật: Lão Hạc,ông giáo, vợ ông giáo ,Binh Tư trong tác phẩm “Lão Hạc” ,em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM Câu 1 : (3điểm) - Trên đời này không tồn tại sự công bằng tuyệt đối. Nếu lúc nào cũng tìm kiếm sự công bằng thì kết cục chẳng ai được lợi gì. - Sự công bằng chỉ tồn tại trong trái tim chúng ta . Trong bất cứ chuyện gì đừng nên tính toán quá chi li. - Nhường nhịn chính là tạo nên sự công bằng tuyệt đối Câu 2 :(2 điểm) Nêu được nội dung cơ bản sau: - Bài thơ “Nhớ rừng” là bài thơ hay của Thế Lữ, nhưng cũng là bài thơ hay của phong trào Thơ Mới. Điểm nổi bật của tâm hồn lãng mạn là giàu mộng tưởng, khát vọng và cảm xúc. Người nghệ sỹ lãng mạn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám-1945 cảm thấy cô đơn, tù túng trong xã hội bấy giờ nhưng bất lực, họ chỉ còn biết tìm cách thoát li thực tại ấy bằng chìm đắm vào trong đời sống nội tâm tràn đầy cảm xúc. Tâm hồn lãng mạn ưa thích sự độc đáo, phi thường, ghét khuôn khổ, gò bó và sự tầm thường. Nó có hứng thú giãi bầy những cảm xúc thiết tha mãnh liệt, nhất là nỗi buồn đau. - Cảm xúc lãng mạn trong bài thơ nhớ rừng được thể hiện khá rõ ở những khía cạnh sau: (1điểm). + Hướng về thế giới mộng tưởng lớn lao, phi thường tráng lệ bằng một cảm giác trào dâng mãnh liệt. Thế giới ấy hoàn toàn đối lập với thực tại tầm thường, giả dối. Trong baì thơ, thế giới mộng tưởng chính là cảnh đại ngàn hùng vĩ và kèm theo đó là cảnh oai hùng của chúa sơn lâm. + Diễn tả thấm thía nỗi đau trong tinh thần bi tráng, tức là nỗi uất ức xót xa của hòm thiêng khi sa cơ lỡ vận. Câu 3:(5điểm) A.Yêu cầu chung: Thể loại: Giải thích kết hợp chứng minh. Nội dung:Cách nhìn, đánh giá con người cần có sự cảm thông, trân trọng con người.
  2. Yêu cầu cụ thể 1.Mở bài: -Dẫn dắt vấn đề:Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội nên việc đánh giá con người phải có sự tìm hiểu cụ thể. -Đặt vấn đề:Cách nhìn, đánh giá con người qua câu nói trên. 2.Thân bài(4 điểm) a. Giải thích nội dung của đoạn văn: + Lời độc thoại của nhân vật “Ông giáo”- thông qua nhân vật này- tác giả Nam Cao thể hiện cách nhìn, đánh giá đầy sự cảm thông, trân trọng con người: - Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của họ để cố mà tìm hiểu, xem xét con người ở mọi bình diện thì mới có được cái nhìn đầy đủ, chắt gạn được những nét phẩm chất đáng quý của họ, nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc những kết luận sai lầm về bản chất của con người. b. Chứng minh ý kiến trên qua các nhân vật: + Lão Hạc: Thông qua cái nhìn của các nhân vật (trước hết là ông giáo), lão Hạc hiện lên với những việc làm, hành động bề ngoài có vẻ gàn dở, lẩm cẩm - Bán một con chó mà cứ đắn đo, suy nghĩ mãi. Lão Hạc sang nhà ông giáo nói chuyện nhiều lần về điều này làm cho ông giáo có lúc cảm thấy “nhàm rồi”. - Bán chó rồi thì đau đớn, xãt xa, dằn vặt như mình vừa phạm tội ác gì lớn lắm. - Gửi tiền, giao vườn cho ông giáo giữ hộ, chấp nhận sống cùng cực, đói khổ: ăn sung, rau má, khoai, củ chuối - Từ chối gần như hách dịch mọi sự gióp đỡ. - Xin bả chó. + Vợ ông giáo: nhìn thấy ở lão Hạc một tính cách gàn dở “Cho lão chết ! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ ! Lão làm lão khổ chứ ai ”, vô cùng bực tức khi nhìn thấy sự rỗi hơi của ông giáo khi ông đề nghị giúp đỡ lão Hạc “Thị gạt phắt đi”. + Binh Tư: Từ bản tính của mình, khi nghe lão Hạc xin bả chó, hắn vội kết luận ngay “Lão cũng ra phết chứ chả vừa đâu”. + Ông giáo có những lúc không hiểu lão Hạc: “Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế ?”, thậm chí ông cũng chua chát thốt lên khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó về để “cho nó xơi một bữa lão với tôi uống rượu”: “Cuộc đời cứ mỗi ngày càng thêm đáng buồn ” Nhưng ông giáo là người cã tri thức, có kinh nghiệm sống, có cái nhìn đầy cảm thông với con người, lại chịu quan sát, tìm hiểu, suy ngẫm nên phát hiện ra được chiều sâu của con người qua những biểu hiện bề ngoài: - Ông cảm thông và hiểu vì sao lão Hạc lại không muốn bán chó: Nó là một người bạn của lão, một kỉ vật của con trai lão; ông hiểu và an ủi, sẻ chia với nỗi đau đớn, dằn vặt của lão Hạc khi lão khóc thương con chó và tự xỉ vả mình. Quan trọng hơn, ông phát hiện ra nguyên nhân sâu xa của việc gửi tiền, gửi vườn, xin bả chã, cái chết tức tưởi của lão Hạc: Tất cả là vì con, vì lòng tự trọng cao quý. ông giáo nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc ẩn giấu đằng sau những biểu hiện bề ngoài có vẻ gàn dở, lập dị. - Ông hiểu và cảm thông được với thái độ, hành động của vợ mình: Vì quá khổ mà trở nên lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau đồng loại “ Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một ngưêi đau chân cã lóc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu ? cái bản tính tốt của ngưêi ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất ” . ông biết vậy nên “Chỉ buồn chứ không nì giận”. Ông giáo là nhân vật trung tâm dẫn dắt câu chuyện, từ việc miêu tả các nhân vật mà quan sát, suy ngẫm để rồi rót ra những kết luận cã tính chiêm nghiệm hết sức đóng đắn và nhân bản về con người. Có thể nói tác giả đã hóa thân vào nhân vật này để đưa ra những nhận xét, đánh giá chứa chan tinh thần nhân đạo về cuộc đời , con người. Đây là một quan niệm hết sức tiến bộđịnh hướng cho những sáng tác của nhà văn sau này. 3.Kết bài: -Khẳng định tính triết lí của câu nói trên. Đó cùng là quan niệm sống,tình cảm của tác giả. -Suy nghĩ của bản thân em
  3. ĐỀ 2 A. VĂN – TIẾNG VIỆT (6 điểm): Câu 1: (2,0 điểm) Qua ba văn bản truyện ký Việt Nam: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc”, em thấy có những đặc điểm gì giống và khác nhau ? Hãy phân tích để làm sáng tỏ. Câu 2: (2,0 điểm) Cho đoạn văn: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ”. (Trích Lão Hạc, Nam Cao) a. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu đó. b. Chỉ rõ từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích giá trị biểu hiện (tác dụng) của các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn đó. Câu 3: (2,0 điểm) Tóm tắt phần trích Lão Hạc bằng một đoạn văn khoảng từ 8 đến 10 dòng. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 A. VĂN – TIẾNG VIỆT (6 điểm): Câu 1: (2,0 điểm) a. Giống nhau: (1,0 điểm) - Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945. - Phương thức biểu đạt: tự sự. - Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo. - Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động. b. Khác nhau: (1,0 điểm) - Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ (Hồi kí), Lão Hạc (Truyện ngắn), Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết) - Đều biểu đạt phương thức tự sự nhưng mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm nhạt khác nhau. - Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng. Câu 2: (2,0 điểm) a/ - Câu ghép: Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. (0,5 điểm) - Quan hệ ý nghĩa giữa 2 vế câu: quan hệ bổ sung hoặc đồng thời. (0,5 điểm) b/ - Từ tượng hình: móm mém (0,25 điểm) - Từ tượng thanh: hu hu (0,25 điểm) - Giá trị biểu hiện (tác dụng): Gợi tả hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm cao. (0,5 điểm) Câu 3: (2,0 điểm) Đoạn văn tham khảo: Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão phải đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại con chó vàng làm bạn tâm tình. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đã gạt nước mắt bán cậu vàng. Tất cả số tiền dành dụm được lão gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn. Cuộc sống ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và khéo léo từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bã chó, nói là sẽ đánh bả một con chó và ngỏ ý rủ Binh Tư uống rượu. Ông giáo rất ngạc nhiên và rất buồn khi nghe Binh Tư kể lại. Nhưng khi tận mắt chứng kiến cái chết đau đớn, quằn quại của lão Hạc thì ông
  4. giáo mới hiểu. Cả làng đều bất ngờ trước cái chết đó. Chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu vì sao lão Hạc chết tức tưởi như vậy! ĐỀ 3 Câu 1: (2 điểm) Nhà thơ Vũ Đình Liên đã viết: “ Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu ” (Ông đồ) a. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ ? b. Xác định các trường từ vựng có trong đoạn thơ ? c. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ. Phân tích giá trị biểu đạt của chúng ? Câu 2: (2 điểm) Cảm nhận của em về sức mạnh của nghệ thuật hội họa trong “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Ô hen ri. Câu 3: (6 điểm) Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ngợi ca tình yêu thương giữa con người với con người. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Câu 1: (4 điểm) a. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm (0,25 điểm) b. Các trường từ vựng: - Vật dụng: giấy, mực, nghiên (0,25 điểm) - Tình cảm: buồn, sầu (0,25 điểm) - Màu sắc: đỏ, thắm (0,25 điểm) c. Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ: Điệp ngữ (mỗi); câu hỏi tu từ (Người thuê viết nay đâu?); nhân hoá (giấy-buồn, mực-sầu). (1 điểm) Phân tích có các ý: (2,0 điểm) - Sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ mỗi năm mỗi vắng. - Hình ảnh ông đồ già tiều tụy, lặng lẽ bên góc phố, người trên phố vẫn đông nhưng chỗ ông ngồi thì vắng vẻ, thưa thớt người thuê viết. - Một câu hỏi nghi vấn có từ nghi vấn nhưng không một lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào không gian hun hút - tâm trạng xót xa ngao ngán. - Cái buồn, cái sầu như ngấm vào cảnh vật (giấy, nghiên), những vật vô tri vô giác ấy cũng buồn cùng ông, như có linh hồn cảm thấy cô đơn lạc lõng Câu 2: (4 điểm) - Giới thiệu khái quát đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng”. (1 điểm) - Lòng yêu nghề đã gắn kết cuộc sống của ba họa sĩ nghèo: Cụ Bơ-men, Xiu và Giôn-xi. Tuy không cùng tuổi tác nhưng họ có trách nhiệm với nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống hằng ngày (cụ Bơ- men tuy già yếu nhưng vẫn ngồi làm mẫu vẽ cho hai hoạ sĩ trẻ; Xiu lo lắng chăm sóc Giôn-xi khi cô đau ốm). (1,5 điểm) - Cụ Bơ men: Nhà hội hoạ không thành đạt trong nghề nghiệp, tuổi già vẫn kiên trì làm người mẫu. Vì tình cảm cũng như trách nhiệm cứu đồng nghiệp cụ đã vẽ “Chiếc lá cuối cùng” giữa mưa gió, rét buốt. (1 điểm)
  5. - “Chiếc lá cuối cùng” trở thành kiệt tác vì nó như liều thần dược đã cứu được Giôn xi. (0,5 điểm) Câu 3: (12 điểm) * Yêu cầu chung: a. Thể loại: Sử dụng thao tác lập luận chứng minh. HS cần thực hiện tốt các kĩ năng làm văn nghị luận đã được học ở lớp 7 và lớp 8: dựng đoạn, nêu và phân tích dẫn chứng, vận dụng kết hợp đưa các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm vào bài văn nghị luận. b. Nội dung: Văn học của dân tộc ta luôn đề cao tình yêu thương giữa người với người. - HS cần nắm vững nội dung ý nghĩa và tìm dẫn chứng phù hợp với nội dung vấn đề cần giải quyết. - Hệ thống các dẫn chứng tìm được sắp xếp theo từng phạm vi nội dung, tránh lan man, trùng lặp. - Dẫn chứng lấy trong các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn 8, chủ yếu là phần văn học hiện thực. c. Về hình thức: Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần; dẫn chứng chính xác; văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng. * Yêu cầu cụ thể: a) Mở bài: (1,5 điểm) - Có thể nêu mục đích của văn chương (văn chương hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tình yêu thương). - Giới thiệu vấn đề cần giải quyết. b) Thân bài: (8 điểm) Tình yêu thương giữa người với người thể hiện qua nhiều mối quan hệ xã hội. - Tình cảm xóm giềng: + Bà lão láng giềng với vợ chồng chị Dậu (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố). + Ông giáo với lão Hạc (Lão Hạc - Nam Cao). - Tình cảm gia đình: + Tình cảm vợ chồng: Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố). + Tình cảm cha mẹ và con cái: • Người mẹ âu yếm đưa con đến trường (Tôi đi học - Thanh Tịnh); Lão Hạc thương con (Lão Hạc - Nam Cao). • Con trai lão Hạc thương cha (Lão Hạc - Nam Cao); bé Hồng thông cảm, bênh vực, bảo vệ mẹ (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng). c) Kết bài: (1,5 điểm) Nêu tác dụng của văn chương (khơi dậy tình cảm nhân ái cho con người để con người sống tốt đẹp hơn). * Hình thức: (1 điểm) Có đủ bố cục 3 phần, kết cấu chặt chẽ, liên hệ hợp lí, dẫn chứng chính xác; văn viết trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, chữ viết đẹp. ĐỀ 4 Câu 1:( 2đ) Vận dụng các kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ sau: Áo đỏ em đi giữa phố đông Cây xanh như cũng ánh theo hồng Em đi lửa cháy trong bao mắt Anh đứng thành tro,em biết không? (Vũ Quần Phương – Áo đỏ) Câu 2:( 2đ) Vì sao bức tranh “ Chiếc lá cuối cùng ” của cụ Bơ- men trong truyện ngắn cùng tên của O Hen- ri là kiệt tác nghệ thuật?
  6. Câu 3( 6đ) Khi trở về, người con trai lão Hạc đã được nghe ông giáo kể về cuộc sống của cha và những tâm nguyện của ông trước khi chết. Em hãy tưởng tượng mình là con trai lão Hạc để kể lại tâm trạng khi trở về quê và bày tỏ tình cảm của mình với người cha. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI Câu 1: (2đ) Tác giả sử dụng 2 trường từ vựng: +Trường từ vựng về màu sắc : đỏ - hồng – ánh } +Trường từ vựng chỉ về lửa : lửa cháy to. }(0,5đ) Các từ trong hai trường từ vựng có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên vẻ đẹp của đoạn thơ. Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai ( nhiều người khác) ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan tỏa tronh người anh, làm anh say đắm, ngất ngây, và lan tỏa cả không gian, làm không gian cũng biến sắc (cây xanh cũng ánh hồng). (1đ) Xây dựng hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc .Nó miêu tả một tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng,đắm say ( ngoài ra bài thơ còn sử dụng một số phép đối. (0,5đ) Câu 2: (2đ) - Kiệt tác nghệ thuật là một sản phẩm nghệ thuật (ở đây là lĩnh vực hội họa) có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, đem lại niềm vui, khoái cảm thẩm mỹ cho người xem, người đọc, người nghe.“Chiếc lá cuối cùng” hội tụ đủ các tiêu chí khái quát đó nên bức tranh này của cụ Bơ- men xứng đáng là một kiệt tác. (0,5đ) - Vì: + bức tranh rất đẹp, rất giống với con mắt chuyên môn của hai họa sĩ trẻ (Giôn- xi và Xiu) cũng không nhận ra. Nó có giá trị nhân sinh cao. Tác phẩm chứa đựng sự sống, toát ra sự lay động tâm hồn, tình cảm của người xem và thức tỉnh họ Góp phần cứu sống một người ( Giôn- xi) hoàn thành trong điều kiện sáng tác khó khăn (mưa tuyết, ánh sáng yếu,đứng trên thang cao ) (0,5đ) + Cứu được một người nhưng cướp đi một người –người đã sinh ra nó. Cụ Bơ - men đã hiến dâng sự sống của mình để giành được sự sống,tuổi trẻ cho Giôn –xi. Nó không chỉ vẽ bằng bút lông,màu sắc mà còn bằng cả tình yêu thương, đức hi sinh thầm lặng cao quí của cụ Bơ-men. Nó cho thấy một qui luật nghiệt ngã của nghệ thuật. Kiệt tác là hiếm hoi, ngoài ý muốn, có giá trị nhân sinh và nhệ thuật cao. Nên kiệt tác hướng tới phục vụ cuộc sống con người ( 1 đ) Câu 3 ( 6 đ) Yêu cầu: - Đúng thể loại tự sự tưởng ,có yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Có bố cục 3 phần chặt chẽ. - Xác lập các tình tiết câu chuyện,các doạn thoại hợp lí ( giữa con trai lão Hạc và ông giáo). - Chuyện kể hấp dẫn có những tình tiết bất ngờ nhưng có lý làm cho người đọc tin Nội dung cần đạt : ( một số gợi ý) Mở truyện: - Ngày trở về sau thời gian bao lâu ở dồn điền? -Cảm xúc trên đường về ( không biết bố thế nào,mong muốn mau về làng ) -Mãi suy nghĩ ,ngỡ ngàng khi bước về làng cũ, cảm xúc ban đầu như thế nào? ( 1đ) * Phát triển truyện: - Hồi ức những kỷ niệm về những ngày tháng ở nhà: cảnh sống kham khổ với rau chuối vẫn ấm áp hương vị quê hương ( 0,5đ) -Ngôi nhà hiện ra với những gì quen thuộc, bờ rào, mái nhà tranh ,cây rơm - Tình huống bất ngờ: cỏ vườn quá tốt; căn nhà heo vắng; không thấy bóng dáng của thầy? Cậu vàng đâu không chạy ra đón? Ngạc nhiên như thế nào trước cảnh tượng đó? Tâm trạng bồn chồn lo lắng ra sao? - Đẩy cửa bước vào nhà cột chặt cửa gọi mãi không ai mở cửa (1,5 đ) - Chạy sang nhà ông giáo( bạn thân của thầy ngày trước) bao lo lắng suy nghĩ;bao câu hỏi đặt ra trong đầu (0,5 đ) - Hốt hoảng gọi . Chạy thẳng vào nhà gặp ông giáo hỏi han ( phần này là trọng tâm cần xây dựng được cuộc đối thoại giữa hai người, qua lời ông giáo kể và sự hỏi han của con trai lão Hạc) để làm rõ cuộc sống và tâm nguyện của lão Hạc trước khi chết. Tình cảm lão dành cho con như thế nào?
  7. Sự trông mong ,chờ đợi và hy vọng của lão đối với con như thế nào - Ông giáo trao lại cho con trai lão Hạc những gì mà lão gửi lại ( 2,0 đ) * Kết truyện:- Cảm xúc của con trai lão Hạc bộc lộ :xót xa, đau đớn, thẫn thờ Trở về nhà -Thắp lên bàn thờ cha nén hương nhìn ra mãnh vườn Nước mắt nhạt nhòa bóng hình cha hiện về mờ ảo chạy ra vườn trong bóng hoàng hôn.( 1 đ) ĐỀ 5 Câu 1: (6 điểm) a. Tìm ba động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa, trong đó một từ có nghĩa rộng và hai từ có nghĩa hẹp hơn trong đoạn trích sau: “Xe chạy, chầm chậm Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo [ ].” (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) b. Trong đoạn thơ sau, tác giả đã chuyển các từ in đậm từ trường từ vựng nào sang trường từ vựng nào? “Ruộng rẫy là chiến trường, Cuốc cày là vũ khí, Nhà nông là chiến sĩ, Hậu phương thi đua với tiền phương.” (Hồ Chí Minh) c. Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác. Câu 2: (14 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người.” Dựa vào hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An – đéc – xen), em hãy làm sáng tỏ nỗi niềm đó. Hướng dẫn chấm Câu 1: (6 điểm): a. Tìm ba động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa: (1,5 đ) -Động từ có nghĩa rộng: khóc (0,5 đ) -Động từ có nghĩa hẹp: nức nở (0,5 đ) sụt sùi (0,5 đ) b. Chuyển trường từ vựng: (2,0 đ) - Ruộng rẫy (nông nghiệp)  Chiến trường (quân sự) (0,5 đ) - Cuốc cày (nông nghiệp)  Vũ khí (quân sự) (0,5 đ) - Nhà nông (nông nghiệp)  Chiến sĩ (quân sự) (0,5 đ) Tác giả chuyển từ trường “quân sự” sang trường “nông nghiệp”. (0,5 đ) c. Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác: (2,5 đ) *Giống nhau: (1,0 đ) -Nói quá và nói khoác đều là phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng. *Khác nhau: (1,5 đ) -Nói quá: Là biện pháp tu từ nhằm mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. (0,75 đ) -Nói khoác: Nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không có thực. Nói khoác là hành động có tác động tiêu cực. (0,75 đ) Câu 2: (14 điểm). A.Yªu cÇu chung : - KiÓu bµi : NghÞ luËn chøng minh - VÊn ®Ò cÇn chøng minh : Nçi niÒm b¨n kho¨n, tr¨n trë cña t¸c gi¶ vÒ sè phËn con ng­êi. - Ph¹m vi dÉn chøng : Hai v¨n b¶n: L·o H¹c (Nam Cao) vµ C« bÐ b¸n diªm ( An-®Ðc-xen)
  8. B.Yªu cÇu cô thÓ : I. Më bµi: (2,0 ®iÓm) - DÉn d¾t vÊn ®Ò : Vai trß, nhiÖm vô cña v¨n ch­¬ng : Ph¶n ¸nh cuéc sèng th«ng qua c¸ch nh×n,c¸ch c¶m cña mçi nhµ v¨n vÒ cuéc ®êi, con ng­êi. - Nªu vÊn ®Ò : trÝch ý kiÕn - Giíi h¹n ph¹m vi dÉn chøng : Hai v¨n b¶n L·o H¹c (Nam Cao) vµ C« bÐ b¸n diªm (An-®Ðc-xen) II. Th©n bµi : (10 ®iÓm) ThÝ sinh lÇn l­ît chøng minh c¸c luËn ®iÓm sau: 1. Nh÷ng b¨n kho¨n tr¨n trë cña Nam Cao vÒ sè phËn nh÷ng ng­êi n«ng d©n qua truyÖn ng¾n L·o H¹c: (4,0 ®iÓm) a.Nh©n vËt l·o H¹c: - Sèng l­¬ng thiÖn, trung thùc, cã nh©n c¸ch cao quÝ nh­ng sè phËn l¹i nghÌo khæ, bÊt h¹nh. + Sèng mßn mái, c¬ cùc : D/C + ChÕt thª th¶m, d÷ déi, ®au ®ín : D/C - Nh÷ng b¨n kho¨n thÓ hiÖn qua triÕt lÝ vÒ con ng­êi cña l·o H¹c : "NÕu kiÕp chã lµ kiÕp khæ may ra cã s­íng h¬n kiÕp ng­êi nh­ kiÕp t«i ch¼ng h¹n" - TriÕt lÝ cña «ng gi¸o : Cuéc ®êi ch­a h¼n theo mét nghÜa kh¸c. b. Nh©n vËt con trai l·o H¹c : §iÓn h×nh cho sè phËn kh«ng lèi tho¸t cña tÇng líp thanh niªn n«ng th«n D/C 2. Nh÷ng b¨n kho¨n tr¨n trë cña Nam Cao vÒ sè phËn cña nh÷ng trÝ thøc nghÌo trong x· héi: (2,0 ®iÓm) - ¤ng gi¸o lµ ng­êi cã nhiÒu ch÷ nghÜa, cã nh©n c¸ch ®¸ng träng nh­ng ph¶i sèng trong c¶nh nghÌo tóng : b¸n nh÷ng cuèn s¸ch 3. Nh÷ng b¨n kho¨n cuae An-®Ðc-xen vÒ sè phËn cña nh÷ng trÎ em nghÌo trong x· héi: (2,0 ®iÓm) - C« bÐ b¸n diªm khæ vÒ vËt chÊt : D/C - C« bÐ b¸n diªm khæ vÒ tinh thÇn, thiÕu t×nh th­¬ng, sù quan t©m cña gia ®×nh vµ x· héi : D/C 4. §¸nh gi¸ chung : (2,0 ®iÓm) - Kh¾c häa nh÷ng sè phËn bi kÞch gi¸ trÞ hiÖn thùc s©u s¾c - §ång c¶m, chia sÎ, cÊt lªn tiÕng nãi ®ßi quyÒn sèng cho con ng­êi tinh thÇn nh©n ®¹o cao c¶. III. KÕt bµi : ( 2,0 ®iÓm) - Kh¼ng ®Þnh l¹i vÊn ®Ò - Liªn hÖ ĐỀ 6 CÂU 2 : (1 điểm) Phân tích giá trị biểu đạt của các từ : già, xưa, cũ trong những câu thơ sau : – Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già – Năm nay đào lại nở, Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ ? (Trích Ông đồ - Vũ Đình Liên) PHẦN II: Bài làm văn (7 điểm) Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi tình yêu thương giữa người với người. Câu 2 : 1 điểm _ Các từ già, xưa,cũ trong các câu thơ đã cho cùng một trường từ vựng,cùng chỉ một đối tượng : ông đồ (0,25điểm). _ Già – cao tuổi , vẫn sống – đang tồn tại.
  9. Xưa- đã khuất - thời quá khứ trái nghĩa với nay. Cũ - gần nghĩa với xưa, đối lập vối mới- hiện tại. (0,25điểm) _ Ý nghĩa của các cách biểu đạt đó : Qua những từ này khiến cho người đọc cảm nhận được sự vô thường, biến đổi, nỗi ngậm ngùi đầy thương cảm trước một lớp người đang tàn tạ : ông đồ ( 0,5 điểm) 1.Yêu cầu cần đạt : a. Thể loại : Sử dụng thao tác lập luận chứng minh.HS cần thực hiện tốt các kĩ năng làm văn nghị luận đã được học ở lớp 7 và lớp 8 : dựng đoạn, nêu và phân tích dẫn chứng,vận dụng kết hợp đưa các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm vào bài văn nghị luận. b. Nội dung : Văn học của dân tộc ta luôn đề cao tình yêu thương giữa người với người. _ HS cần nắm vững nội dung ý nghĩa và tìm dẫn chứng phù hợp với nội dung vấn đề cần giải quyết. _ Hệ thống các dẫn chứng tìm được sắp xếp theo từng phạm vi nội dung, tránh lan man, trùng lặp. _ Dẫn chứng lấy trong các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn 8,chủ yếu là phần văn học hiện thực. c. Về hình thức : Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần ; dẫn chứng chính xác ; văn viết trong sáng, có cảm xúc ; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt ; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng. *Dàn ý tham khảo : a) Mở bài : _ Có thể nêu mục đích của văn chương ( văn chương hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tình yêu thương) _ Giới thiệu vấn đề cần giải quyết. b)Thân bài : Tình yêu thương giữa người với người thể hiện qua nhiều mối quan hệ xã hội . _ Tình cảm xóm giềng : + Bà lão láng giềng với vợ chồng chị Dậu ( Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố). + Ông giáo với lão Hạc( Lão Hạc – Nam Cao). _ Tình cảm gia đình : + Tình cảm vợ chồng : Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố). + Tình cảm cha mẹ và con cái : • Người mẹ âu yếm đưa con đến trường ( Tôi đi học- Thanh Tịnh) ; Lão Hạc thương con (Lão Hạc- Nam Cao). • Con trai lão Hạc thương cha ( Lão Hạc- Nam Cao) ; bé Hồng thông cảm, bênh vực, bảo vệ mẹ (Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng). c)Kết bài : Nêu tác dụng của văn chương ( khơi dậy tình cảm nhân ái cho con người để con người sống tốt đẹp hơn). ĐỀ 7 Câu 1 ( 5 điểm). Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó (Ngữ văn 8, tập II) có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bài thơ Côn Sơn ca (Ngữ văn 7, tập I) mà em đã được học. Em hãy cho biết “thú lâm tuyền” (từ Hán Việt: lâm là rừng, tuyền là suối) ở Nguyễn Trãi và ở Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau ? Câu 2 ( 2 điểm). Thêm dấu thích hợp cho các trường hợp sau đây : a) Cả nước hành quân theo xe đại bác Đồng chí thương binh Tưởng nghe có bước chân mình Bước của bàn chân đã mất. (Chính Hữu)
  10. b) Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ Trong đời con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ . Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được. (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi) c) Tớ đang có một âm mưu này, Trang ạ. Rất thú vị nhé ! (Trần Hoài Dương) Câu 3 (3 điểm). Cho đoạn văn sau : “Xưa nay người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời và có thế, thì biến mất thành còn, hoá nhỏ thành lớn ; mất thời không thế, thì trở mạnh ra yếu, đổi yên làm nguy, chỉ ở trong khoảng trở bàn tay thôi. Nay các người không rõ thời thế, chỉ giả dối quen thân há chẳng phải là dạng thất phu đớn hèn, sao đủ nói chuyện việc binh được”. (Nguyễn Trãi) Có bạn cho rằng đoạn văn trên được kết cấu theo kiểu trình bày diễn dịch. Lại có bạn cho rằng đoạn văn trên được kết cấu theo kiểu trình bày quy nạp. Và cũng có ý kiến cho rằng đây là đoạn được kết cấu theo kiểu trình bày tổng – phân – hợp Ý kiến của em thế nào ? Hãy lí giải. Câu 4 (10 điểm). Kỉ niệm sâu sắc về một người bạn đã cùng học (cùng chơi) với em. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 ( 5 điểm). Trả lời được một số ý cơ bản : - Bài thơ cho ta thấy Bác Hồ cảm thấy vui vẻ, thoải mái, thích thú khi được sống giữa non xanh nước biếc. Niềm vui thích đó, người xưa gọi là “thú lâm tuyền”(1 đ). - Trong thơ cổ có cả một mảng sáng tác về “thú lâm tuyền” (1 đ). + Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng viết : Trúc biếc nước trong ta sẵn có Phong lưu rất mực khó ai bì. + Nguyễn Trãi trong bài Côn Sơn ca nổi tiếng đã viết rằng : Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. Côn Sơn có đá rêu phơi Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm - Yêu thiên nhiên là một nét đặc trưng bản chất con người Hồ Chí Minh, chỉ có điều “thú lâm tuyền” của Người có những nét giống và khác so với Nguyễn Trãi (0,5 đ) : + Giống nhau : Cả hai đều thích hoà hợp với thiên nhiên, cảnh vật, đều vui thú với rừng núi, suối khe, đều tìm thấy trong chốn lâm tuyền một cuộc sống thanh cao hợp với cách sống của mình (0,5 đ). + Khác nhau : “Thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi mang tư tưởng của một ẩn sĩ muốn tìm đến chốn rừng suối để ẩn dật, để quên đi những vinh nhục của đời người, để lánh xa cõi đời nhơ bẩn và để ngâm thơ nhàn (0,5 đ). Còn “thú lâm tuyền” của Hồ Chí Minh lại mang tư tưởng của một người chiến sĩ cách mạng. Ta thấy giữa Pác Bó, Bác vẫn dịch sử Đảng để chuẩn bị cho phong trào cách mạng của dân tộc đang sắp bước sang những trang mới quyết định (0,5 đ). - Như vậy, có thể nói, nhận thức sâu sắc về vẻ đẹp của cuộc đời cách mạng cùng với “thú lâm tuyền” đã làm nên giọng điệu đùa vui của bài thơ, từ đó mà ta nhận ra cái hồn của thi nhân trong tác phẩm : với Người, làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn (1 đ).
  11. Câu 2 ( 2 điểm). Thêm dấu thích hợp cho các trường hợp sau : a) Thêm dấu ngoặc đơn : (Bước của bàn chân đã mất) (0,5 đ). b) Thêm 2 dấu hai chấm (mỗi dấu đặt đúng, cho 0,5 đ) : Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ : Trong đời con có thể trải qua những ngày Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố : bố sẽ không thể vui lòng c) Thêm dấu ngoặc kép vào từ âm mưu (0,5 đ) : Tớ đang có một âm mưu” Câu 3 (3 điểm). Trình bày được các ý sau : - Kiểu trình bày ở đây là : tổng – phân – hợp (1 đ). - Vì : Câu 1 là câu chủ đề (1 đ). Câu 3 (cuối) cũng là một câu chủ đề, ở vị trí kết đoạn (1 đ). Câu 4 (10 điểm). I/ Yêu cầu về hình thức (3 đ) - Bài làm có bố cục 3 phần rõ ràng, chặt chẽ, trình bày sạch đẹp (1 đ). - Văn viết trôi chảy, có cảm xúc, hấp dẫn ; lỗi về chính tả, ngữ pháp không đáng kể (1 đ). - Nên kể ở ngôi thứ nhất (người kể xưng “tôi” hoặc “em”). Nhân vật chính phải là người bạn. Cần sử dụng kết hợp phương thức miêu tả và biểu cảm một cách hợp lí để khắc họa rõ nét hình ảnh nhân vật cũng như bày tỏ thái độ tình cảm của ngưòi kể đối với người bạn và kỉ niệm (1 đ). II/ Yêu cầu về nội dung (7 đ) Chia ra: Mở bài 1 đ ; Thân bài 5 đ ; Kết bài 1 đ. - Đề tài không mới. Điều quan trọng là phải xây dựng được một cốt truyện sáng tạo, hấp dẫn, kể kỉ niệm về một người bạn đã cùng học (cùng chơi) – mà phải là bạn thân. - Kỉ niệm có thể buồn, có thể vui, cũng có thể khiến cho mình cảm thấy day dứt mỗi khi nhớ lại, nhưng phải sâu sắc, có nghĩa là phải để lại những dấu ấn thật đậm nét cho những người trong cuộc. - Không nên liệt kê nhiều kỉ niệm vụn vặt khiến cho nội dung câu chuyện trở nên lan man, thiếu sự hàm súc, cô đọng. ĐỀ 8 Đọc bài ca dao sau rồi thực hiện yêu cầu bên dưới : Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao Câu1. ( 1,25 điểm) Bài ca dao trên đã lược bỏ một số dấu câu cần thiết .Em hãy chép lại bài ca dao, điền các dấu câu bị lược bỏ và cho biết công dụng của các dấu câu đó. Câu 2. (1,25 điểm) a.Xét về cấu tạo ngữ pháp, bài ca dao trên gồm mấy câu ? b. Hãy phân tích ngữ pháp và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép ? Nếu là câu ghép, em hãy chỉ rõ quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép đó. Câu 3. ( 2 điểm) Trình bày cảm nhận của em về bài ca dao trên. Câu 4. ( 5,5 điểm) Bài ca dao được viết theo thể thơ nào? Hãy viết bài văn thuyết minh về thể thơ đó.
  12. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1. ( 1,25 diểm) a. Học sinh điền đúng, đủ các dấu câu cần thiết cho 0,5 điểm Anh đi, anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương, Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. b. Công dụng các dấu câu : Dấu câu Công dụng Dấu phẩy 1 Phân tách các vế trong một câu ghép 0,25 điểm Dấu phẩy 2,3,4,5 Phân tách các thành phần có cùng chức vụ ngữ pháp trong câu. ( Vị ngữ) 0,25 điểm Dấu chấm Kết thúc câu trần thuật 0,25 điểm Câu 2. ( 1,25 điểm) a.Xét về cấu tạo ngữ pháp, bài ca dao trên gồm 1 câu. ( 0,25 điểm) b. Phân tích cấu tạo ngữ pháp : ( 0,5 điểm ) Anh / đi, anh / nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương, CN1 VN1 CN2 VN2 nhớ ai dãi nắng dầm sương, nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. - Câu trên là câu ghép. ( 0,25 điểm) - Quan hệ giữa hai vế câu là quan hệ nối tiếp. ( 0,25 điểm) - Câu 3. ( 2 điểm) a. Yêu cầu về hình thức : HS phải viết thành bài có bố cục Mở – Thân – Kết, diễn đạt rõ ràng, lưu loát. ( 0,5 điểm) * Lưu ý : Nếu HS không viết thành bài thì không cho điểm này. b. Yêu cầu về nội dung : Cần chỉ ra và phân tích tác dụng của những dấu hiệu nghệ thuật có trong bài ca dao * Các dấu hiệu nghệ thuật: ( 0,5 điểm) - Điệp ngữ “nhớ” nhắc lại 5 lần - Liệt kê * Tác dụng : ( 1 điểm) Khắc hoạ nỗi nhớ da diết của người xa quê. - Anh đi, đi vì việc lớn, vì sự nghiệp chung, cho nên nỗi nhớ đầu tiên anh dành cho quê nhà. Đó là quê hương, chiếc nôi cuộc đời của mỗi con người, nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi tất cả tuổi thơ ta lớn lên từ đó. Nơi ấy có bát canh rau muống, có món cà dầm tương . Những món ăn hết sức dân dã của quê nhà đã nuôi anh khôn lớn, trưởng thành Và cái hương vị quê hương ấy đã hoà vào máu thịt, hoà vào hơi thở của anh. - Có sản phẩm ắt có bàn tay người trồng tỉa, bón chăm, dãi dầu một nắng hai sương. Có lẽ vì thế, từ nỗi nhớ những món ăn dân dã, món ăn được tạo ra từ bàn tay và giọt mồ hôi của mẹ cha, của những người thân thiết anh lại nhớ tới con người quê hương. Ban đầu là nỗi nhớ chung chung.Thế nhưng đến cuối bài ca, nỗi nhớ ấy hướng vào một con người cụ thể hơn : Cô thôn nữ dịu dàng, duyên dáng trong công việc lao động : tát nước. - Điệp từ “nhớ”, phép liệt kê và thể thơ lục bát nhẹ nhàng đã khắc hoạ nỗi nhớ sâu xa, da diết , dồn dập của người xa quê. Nỗi nhớ nọ bao trùm nỗi nhớ kia, hoá thành những lời dặn dò, những lời tâm sự, giúp người ở nhà giữ vững niềm tin, giúp người đi xa có thêm sức mạnh. Bài ca dao đã gợi tình yêu quê hương đất nước trong trái tim mỗi người. Câu 4 : ( 5,5 điểm) A. Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát .
  13. ( 0,25 điểm) B. Bài văn thuyết minh cần đảm bảo những yêu cầu sau I. Yêu cầu chung : - Kiểu bài : Thuyết minh ( nhóm bài thuyết minh về một thể loại văn học). - Đối tượng : thể thơ lục bát II. Yêu cầu cụ thể : 1. Mở bài : Giới thiệu khái quát về thể thơ lục bát. ( 0,5 điểm) 2. Thân bài : Cần đảm bảo những ý cơ bản sau : a. Nguồn gốc : (0,5 điểm) Thể thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc, do chính cha ông chúng ta sáng tác. Trước kia, hầu hết các bài ca dao đều được sáng tác bằng thể thơ này.Sau này, lục bát được hoàn thiện dần và đỉnh cao là “Truyện Kiều” của Nguyễn Du với 3254 câu lục bát. b. Đặc điểm : * Nhận diện câu chữ : (0,5 điểm) Gọi là lục bát căn cứ vào số tiếng trong mỗi câu. Thơ lục bát tồn tại thành từng cặp : câu trên 6 tiếng được gọi là câu lục, câu dưới 8 tiếng được gọi là câu bát. Thơ LB không hạn định về số câu trong một bài . Như thế, một bài lục bát có thể rất dài nhưng cũng có khi chỉ là một cặp câu LB. * Cách gieo vần: ( 0,5 điểm) - Tiếng thứ 6 câu lục vần với tiềng thứ 6 câu bát, tiếng thứ 8 câu bát lại vần với tiếng thứ 6 câu lục tiếp theo. Cứ thế luân phiên nhau cho đến hết bài thơ. * Luật B-T : ( 0,75 điểm) - Các tiếng 1,3,5,7 không bắt buộc phải theo luật B-T - Các tiếng 2,6,8 trong dòng thơ thường là thanh B, còn tiếng thứ 4 là thanh T. - Luật trầm – bổng : Trong câu bát, nếu tiếng thứ sáu là bổng ( thanh ngang) thì tiếng thứ 8 là trầm (thanh huyền) và ngược lại. *Đối : ( 0,25 điểm) Đối trong thơ lục bát là tiểu đối ( đối trong một dòng thơ) * Nhịp điệu : ( 0,25 điểm) Thơ LB chủ yếu ngắt nhịp chẵn : 4/4, 2/2/2, 2/4, 4/2 Tuy nhiên cách ngắt nhịp này cũng rất linh hoạt, có khi ngắt nhịp lẻ 3/3. * Lục bát biến thể : ( 0,5 điểm) - Số chữ trong một câu tăng lên hoặc giảm đi ( thường là tăng lên). - Tiếng cuối là thanh T. - Xê dịch trong cách hiệp vần tạo nên sự thay đổi luật B-T : Tiếng thứ 4 là thanh B c. Ưu điểm : ( 0,5 điểm) - Âm hưởng của lục bát khi thì thiết tha sâu lắng, khi thì dữ dội, dồn dập. Vì thế , thể thơ này có thể diễn tả được mọi cung bậc tình cảm của con người. - Dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng ngườido đó cũng dễ sáng tác hơn các thể thơ khác. * Lưu ý : Khi thuyết minh, bắt buộc HS phải đưa ra ví dụ minh hoạ. Nếu bài viết không có ví dụ thì không cho quá 1/2 số điểm. 3. Kết bài : ( 0,5 điểm) Khẳng định lại giá trị của thể thơ lục bát. ĐỀ 9 Câu 1: (2,0đ ) Tìm thán từ trong các câu sau và cho biết chúng được dùng làm gì? a, Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. ( tắt đèn – Ngô Tất Tố ) b, khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi.Xin ông trông lại! ( tắt đèn – Ngô Tất Tố ) c, Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. chà! ánh sáng kì dị làm sao! ( Cô bé bán diêm – An – dec – xen ) d, Ha ha! Một lưỡi gươm! ( Sự tích Hồ Gươm )
  14. Câu 2: ( 2,5đ ) Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 dòng nêu lên cảm giác sung sướng cực điểm của bé Hồng khi gặp lại và nằm trong lòng mẹ ( trong hồi kí những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng ) Câu 3: ( 5,5đ ) Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1(2,0đ) HS tìm đúng 01thán từ cho 0,25 đ, nói đúng tác dụng mỗi thán từ cho 0,25 đ a. này :dùng để gọi. b. khốn nạn: dùng để bộc lộ cảm xúc. c. chà : dùng để bộc lộ cảm xúc. d. ha ha : dùng để bộc lộ cảm xúc. Câu 2 (2,5 đ) Học sinh viết đoạn văn đảm bảo được các ý sau: Bé Hồng cảm thấy sung sướng cực điểm khi được gặp lại và ở trong lòng mẹ.Chú bé khao khát được gặp mẹ,chạy theo mẹ vội vàng , lập cập . Vừa được ngồi lên xe cùng mẹ , chú bé oà lên khóc nức nở. Những giọt nước mắt vừa hờn tủi vừa hạnh phúc đến mãn nguyện. Khi được ở trong lòng mẹ , bé Hồng bồng bềnh trôi trong cảm giác sung sướng , rạo rực, không mảy may nghĩ ngợi gì. Những lời cay độc của người cô , những tủi cực vừa qua bị chìm đi giữa dòng cảm xúc miên man ấy. Tình mẫu tử thiêng liêng tạo ra một không gian của ánh sáng, màu sắc, hương thơmvừa lạ lùng, vừa gần gũi, làm bừng nở, hồi sinh một thế giới dịu dàng đầy ắp những kỉ niệm êm đềm. Cách cho điểm: -Viết đúng hình thức đoạn văn theo yêu cầu (0,5 đ) -Nội dung: +Có những cảm nhận sâu sắc, tinh tế, nêu bật cảm giác sung sướng đến cực điểm khi bé Hồng được gặp lại và nằm trong lòng mẹ. Viết rõ ràng, mạch lạc, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc có sáng tạo.(2,0đ) +Có những cảm nhận sâu sắc, nêu bật cảm giác sung sướng đến cực điểm khi bé Hồng được gặp lại và nằm trong lòng mẹ . Viết khá rõ ràng, mạch lạc, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc .(1,5đ) +Nêu được cảm giác sung sướng đến cực điểm khi bé Hồng được gặp lại và nằm trong lòng mẹ. Viết đủ ý, có cảm xúc, đôi chỗ còn lan man, lủng củng.(1,0đ) +Viết chưa sát yêu cầu đề bài , có chạm vào nội dung cần thiết. (0,5đ) +Sai hoàn toàn hoặc lạc đề. (0,5đ) Câu 3(5,5đ) Yêu cầu chung 1. Về hình thức. - Học sinh biết làm bài đúng phương thức biểu đạt văn tự sự . Kể chuyện có mở đầu, diễn biến,kết thúc. - Bài viết rõ ràng, mạch lạc, lời văn trong sáng, tự nhiên, sáng tạo, giàu cảm xúc,rõ yếu tố miêu tả và biểu cảm , có trí tưởng tượng phong phú và hấp dẫn. 2. Về nội dung. a. Mở bài.(0,5đ) Giới thiệu về người bạn và kỉ niệm sâu sắc làm mình nhớ mãi. b. Thân bài (4,5đ) - Kỉ niệm xảy ra ở đâu, trong thời gian hoàn cảnh nào (gắn chặt với miêu tả) - Chuyện xảy ra như nào (mở đầu , diễn biến , kết thúc câu chuyện) - Điều gì khiến em xúc động và nhớ mãi (miêu tả rõ những biểu hiện của xúc động ) c. Kết bài(0,5đ) Những suy nghĩ của em về kỉ niệm đó .
  15. ĐỀ 10 Câu 1 (3 điểm) Văn bản a. Chép lại bản phiên âm bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh b. Hoàn cảnh sáng tác? c. Nội dung chính của bài thơ? d. Em hãy kể tên một số bài thơ khác của Bác cũng nói về trăng. Câu 2 ( 1 điểm) Tiếng Việt Tục ngữ phương Tây có câu:” Im lặng là vàng”. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết: Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối. Và dại khờ là những lũ người câm. Trên đường đi như những bóng âm thầm. Nhận đau khổ mà gửi vào im lặng. ( Liên hiệp lại) Theo em , mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào? Câu 3 ( 6 điểm) Tập làm văn Văn bản ” Thuế máu” là một thứ thuế dã man nhất, tàn bạo nhất của chính quyền thực dân đối với các nước thuộc địa , đồng thời thể hiện tấm lòng của Nguyễn Ái Quốc. Dựa vào sự hiểu biết của em về văn bản ấy , hãy làm sáng tỏ nhận định trên. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (3 điểm) a.Phiên âm: (1 điểm) VỌNG NGUYỆT. Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương tiêu nại nhược hà? Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia. ( Hồ Chí Minh) b. Hoàn cảnh sáng tác: Bác sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh tù đày, vô cùng gian khổ, thiếu thốn- ngắm trăng qua song sắt nhà tù. (1 điểm) c. Nội dung: “Ngắm trăng” là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên say đắm và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm. (2,5 điểm) d. Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Cảnh khuya (0,5 điểm) Câu 2. ( 1 điểm) Cả hai nhận xét đều đúng, mỗi nhận xét đúng với mỗi hoàn cảnh khác nhau. ( 0,5 điểm) - “Im lặng là vàng” là im lặng để giũ bí mật nào đó thật cần thiết, im lặng thể hiện sự tôn trọng đối với người khác, im lặng để đảm bảo sự tế nhị trong giao tiếp. ( 1 điểm) Nếu im lặng trước những bất công, sai trái , bạo ngược . thì đó là im lặng của sự hèn nhát. ( 0,5 điểm) - Còn im lặng trong câu thơ của Tố Hữu:” . . . Nhận đau khổ mà gửi vào im lặng” là sự im lặng cần thiết, sẵn sàng im lặng để chấp nhận gian khổ, hy sinh vỡ mục đích cao cả, vỡ lớ tưởng cách mạng. ( 1 điẻm) Câu 3 ( 6 điểm) Yêu cầu: Học sinh cần xác định rừ về thể loại và phương thức làm bài đúng. - Thể loại chứng minh. - Nội dung: a. Làm sáng tỏ” thuế máu” là thứ thuế dã man, tàn bạo của chính quyền thực dân.
  16. Dựa vào ba phần của văn bản: + Thủ đoạn phỉnh nịnh của bọn thực dân để mộ lính ở các nước thuộc địa(trước và khi có chiến tranh). + Thủ đoạn dùng vũ lực để bắt lính. + Sự bạc bẽo, tráo trở của bọn thực dân sau khi kết thúc chiến tranh. b. Tấm lòng của tác gỉa Nguyễn Ái Quốc: + Vạch trần sự thực vớ tấm lòng của một người yêu nước. + Lời văn có vẻ khách quan nhưng vẫn chứa sự căm hờn, sự thương cảm. ĐỀ 11 Câu 1 : (4 điểm) Hãy phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ sau: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. (Quê hương - Tế Hanh) Câu 2 : (6 điểm) Tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố có nhiều nhân vật, nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm có giá trị hiện thực. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực, đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám năm 1945. Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 : (4điểm) Tác giả sử dụng dụng biện pháp so sánh hùng tráng, bất ngờ ví “chiếc thuyền” như “con tuấn mã” và cánh buồm như “mảnh hồn làng” đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ. - Phép so sánh đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng. Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió. (1điểm) - Một loạt từ : Hăng, phăng, vượt được diễn tả đầy ấn tượng khí thế hăng hái, dũng mãnh của con thuyền ra khơi. (0.5 điểm) - Việc kết hợp linh hoạt và độc đáo các biện pháp so sánh, nhân hóa , sử dụng các động từ mạnh đã gợi ra trước mắt người đọc một phong cảch thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân làng chài. (0,5điểm) Câu 2 : (6 điểm) 1. Yêu cầu về hình thức * Viết đúng thể loại chứng minh về một nhận định văn học. - Bố cục đảm bảo rõ ràng mạch lạc , lập luận chặt chẽ. - Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về nội dung (6 điểm) Chứng minh làm rõ những phẩm chất của nhân vật chị Dậu, người phụ nữ nông dân Việt Nam dưới chế độ phong kiến trước năm 1945 .
  17. a) Mở bài (1 điểm): - Giới thiệu khái quát tác giả , tác phẩm. - Tiểu thuyết Tắt đèn có nhiều nhân vật nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm Tắt đèn. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám 1945. b) Thân bài (4 điểm): * Làm rõ những phẩm chất đáng quý của chị Dậu. - Chị Dậu là một người có tinh thần vị tha, yêu thương chồng con tha thiết. + Khi anh Dậu bị bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đánh đập hành hạ chết đi sống lại chị đã chăm sóc chồng chu đáo. + Chị đã tìm mọi cách để bảo vệ chồng. + Chị đau đớn đến từng khúc ruột khi phải bán con để có tiền nộp sưu. - Chị Dậu là một người đảm đang tháo vát: đứng trước khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua, phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì ốm đau, đàn con bé dại tất cả đều trông vào sự chèo chống của chị. - Chi Dậu là người phụ nữ thông minh sắc sảo: Khi bọn cai lệ định xông vào trói chồng – Chị đã cố van xin chúng tha cho chồng nhưng không được. => chị đã đấu lý với chúng “ Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ”. - Chị Dậu là người phụ nữ có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm. + Khi cai lệ và người nhà Lí trưởng có hành động thô bạo với chị, với chồng chị, chị đã vùng lên quật ngã chúng. + Mặc dù điêu đứng với số tiền sưu nhưng chị vẫn sẵn sàng ném nắm giấy bạc và mặt tên tri phủ Tri Ân. Hai lần bị cưỡng hiếp chị vẫn thoát ra được. Đây chính là biểu hiện đẹp đẽ về nhân phẩm của tinh thần tự trọng. c) Kết bài (1điểm) Khái quát khẳng định về phẩn chất nhân vật: - Yêu thương chồng con, thông minh sắc sảo, đảm đang tháo vát, có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm - Nhân vật chị Dậu toát lên vẻ đẹp mộc mạc của người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết. - Hình tượng nhân vật chị Dậu là hình tượng điển hình của phụ nữ Việt Nam trước cách mạng tháng 8/194 - Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố không chỉ là tác phẩn có giá trị hiện thực mà còn có giá trị nhân đạo sâu sắc, là tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán. ĐỀ 12 Cõu 1: (3,0 điểm) Với câu chủ đề sau: Thơ Bác là sự kết hợp hài hoà giữa chất cổ điển và nét hiện đại. Em hãy viết một đoạn văn có từ 7 đến 10 câu (theo kiểu diễn dịch, có một câu nghi vấn) để triển khai chủ đề trên. Cõu 2: (7,0 điểm) Trong tác phẩm “Lão Hạc” Nam Cao viết: Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn ﺇ Chao ôi “ dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất ” Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Từ các nhân vật: Lão Hạc, ông Giáo, vợ ông Giáo, Binh Tư, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
  18. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (3,0 điểm) Học sinh viết đúng kiểu đoạn văn diễn dịch với câu chủ đề cho trước, về số câu có thể co gión nhưng tối thiểu phải là 7 câu: + Phát hiện được chất cổ điển: Toát lên từ thể thơ, đề tài, tư thế, bút pháp nghệ thuật, phong thái thi nhân tất cả đều mang đậm phong cách cổ điển (2 điểm) + Chỉ ra nét hiện đại: Tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai; chất “thép” trong tâm hồn người chiến sĩ Cộng sản, ngôn ngữ diễn đạt, sự vận động của cảnh (2 điểm). + Dựng cõu nghi vấn hợp lớ: (0,5 điểm); văn viết giàu hỡnh ảnh, cú cảm xỳc, liờn kết chặt chẽ, triển khai hợp lớ: (0, 5 điểm). Học sinh dùng các bài thơ đó học để chứng minh: “Ngắm trăng”, “Đi đường”, “Tức cảnh Pác Bó” Có thể dùng các bài thơ khác. (Nếu viết sai kiểu đoạn văn thì không chấm điểm) Câu 2: (7,0 điểm) a. Giải thích nội dung của đoạn văn: + Lời độc thoại của nhân vật “Ông giáo”- thông qua nhân vật này- tác giả Nam Cao thể hiện cách nhỡn, đánh giá đầy sự cảm thông, trân trọng con người: - Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của họ để cố mà tìm hiểu, xem xét con người ở mọi phương diện thì mới có được cái nhìn đầy đủ, thấy được những nét phẩm chất đáng quý của họ, nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc những kết luận sai lầm về bản chất của con người. b. Chứng minh ý kiến trên qua các nhân vật: + Lão Hạc: Thông qua cái nhìn của các nhân vật (trước hết là ông giáo), lão Hạc hiện lên với những việc làm, hành động bề ngoài có vẻ gàn dở, lẩm cẩm - Bán một con chó mà cứ đắn đo, suy nghĩ mãi. Lão Hạc sang nhà ông giáo nói chuyện nhiều lần về điều này làm cho ông giáo có lúc cảm thấy “nhàm rồi”. - Bán chó rồi thì đau đớn, xót xa, dằn vặt như mình vừa phạm tội ác gì lớn lắm. - Gửi tiền, giao vườn cho ông giáo giữ hộ, chấp nhận sống cùng cực, đói khổ: ăn sung, rau má, khoai, củ chuối - Từ chối gần như hách dịch mọi sự giúp đỡ. - Xin bả chú. + Vợ ông giáo: nhìn thấy ở lão Hạc một tính cách gàn dở “Cho lão chết ! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ ! Lóo làm lão khổ chứ ai ”, vô cùng bực tức khi nhìn thấy sự rỗi hơi của ông giáo khi ông đề nghị giúp đỡ lão Hạc “Thị gạt phắt đi”. + Binh Tư: Từ bản tính của mình, khi nghe lão Hạc xin bả chú, hắn vội kết luận ngay “Lão cũng ra phết chứ chả vừa đâu”. + ông giáo có những lúc không hiểu lão Hạc: “Làm quái gì một con chú mà lão có vẻ băn khoăn quá thế ?”, thậm chí ông cũng chua chát thốt lờên khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó về để “cho nó xơi một bữa lóo với tụi uống rượu”: “Cuộc đời cứ mỗi ngày càng thêm đáng buồn ” Nhưng ông giáo là người có tri thức, có kinh nghiệm sống, có cái nhìn đầy cảm thông với con người, lại chịu quan sát, tìm hiểu, suy ngẫm nên phát hiện ra được chiều sâu của con người qua những biểu hiện bề ngoài: - Ông cảm thông và hiểu vì sao lão Hạc lại không muốn bán chó: Nó là một người bạn của lão, một kỉ vật của con trai lão; ông hiểu và an ủi, sẻ chia với nỗi đau đớn, dằn vặt của lão Hạc khi lão khóc thương con chó và tự xỉ vả mình. Quan trọng hơn, ông phát hiện ra nguyên nhân sâu xa của việc gửi tiền, gửi vườn,
  19. xin bả chó, cái chết tức tưởi của lão Hạc: Tất cả là vì con, vì lòng tự trọng cao quý. ông giáo nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc ẩn giấu đằng sau những biểu hiện bề ngoài có vẻ gàn dở, lập dị. - Ông hiểu và cảm thông được với thái độ, hành động của vợ mình: Vì quá khổ mà trở nên lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau đồng loại “ Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu ? cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất ” . ông biết vậy nên “Chỉ buồn chứ không nỡ giận”. Ông giáo là nhân vật trung tâm dẫn dắt câu chuyện, từ việc miêu tả các nhân vật mà quan sát, suy ngẫm để rồi rút ra những kết luận có tính chiêm nghiệm hết sức đúng đắn và nhân bản về con người. Có thể nói tác giả Nam Cao đó hoá thân vào nhân vật này để đưa ra những nhận xét, đánh giá chứa chan tinh thần nhân đạo về cuộc đời, con người. Đây là một quan niệm hết sức tiến bộ, định hướng cho những sáng tác của nhà văn sau này. ĐỀ 13 Câu 1: (1,5 điểm). Chiếc lá thường xuân (trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" - O. Hen-ri) mà cụ Bơ-men đã vẽ trên bức tường trong đêm mưa rét có phải là một kiệt tác không? Vì sao? Câu 2: (2,5 điểm). Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ sau: "Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa Trăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầu Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ" ("Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi!" - Hải Như). Câu 2: (6,0 điểm). Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng nhân dịp Tết năm 1946, Bác Hồ viết: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội." Em hiểu như thế nào về câu nói trên? HƯỚNG DẪN CHẤM Câu: (1,5 điểm). - Yêu cầu trả lời câu hỏi dưới dạng một đoạn văn ngắn. - Các ý cơ bản cần có: * Chiếc lá thường xuân mà cụ Bơ-men đã vẽ trên bức tường trong đêm mưa rét chính là một kiệt tác. (0,2 đ) Vì: + Chiếc lá giống y như thật. + Chiếc lá ấy đã tạo ra sức mạnh, khơi dậy sự sống trong tâm hồn con người, cứu sống được Giôn-xi. + Chiếc lá ấy được vẽ tình thương bao la và lòng hi sinh cao cả của người hoạ sĩ già Bơ-men. Câu 2: (2,5 điểm). 1. Về hình thức: Đoạn văn phải trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát; văn viết có cảm xúc. 2. Về nội dung: Cần nêu và phân tích được những đặc sắc nghệ thuật cũng như giá trị diễn đạt nội dung trong đoạn thơ: + Nhân hóa: trăng được gọi như người (trăng ơi trăng), trăng cũng "bước nhẹ chân", "yên lặng cúi đầu", "canh giấc ngủ" (0,2 đ) > Trăng cũng như con người, cùng nhà thơ và dòng người vào lăng viếng Bác. (0,15 đ) ; Trăng là người bạn thuỷ chung suốt chặng đường dài bất tử của Người (0,15 đ) + Điệp ngữ: "nhẹ", "trăng" (0,2 đ) - "Nhẹ": nhấn mạnh, thể hiện sự xúc động, tình cảm tha thiết của mọi người muốn giữ yên giấc ngủ cho Bác. (0,2 đ)
  20. - "Trăng": Lời nhắn nhủ làm cho trăng trở nên gần gũi với người (0,2đ) + Ẩn dụ: "ngủ" (trong câu thơ thứ ba) (0,2 đ) > Tấm lòng lo lắng cho dân cho nước suốt cuộc đời của Bác (0,2 đ) > Ca ngợi sự hi sinh quên mình của Bác. (0,2 đ) + Nói giảm nói tránh: "ngủ" (trong câu thơ thứ tư) (0,2 đ) > làm giảm sự đau thương khi nói về việc Bác đã mất (0,2 đ) > Ca ngợi sự bất tử, Bác còn sống mãi. (0,2 đ). * Đoạn thơ là cách nói rất riêng và giàu cảm xúc về tình cảm của nhà thơ nói riêng và của nhân dân ta nói chung đối với Bác Hồ. (0,2 đ) Câu 2: (6 điểm). a. Kỹ năng: - Làm đúng kiểu bài nghị luận xã hội. - Biết cách xây dựng và trình bày hệ thống luận điểm; sử dụng yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả một cách hợp lí. - Bố cục rõ ràng; kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, mạch lạc. - Không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp, b. Nội dung: - Làm rõ quan điểm của Bác về tuổi trẻ qua câu nói: đề cao, ca ngợi vai trò của tuổi trẻ đối với xã hội. - Đưa ra được ý kiến về bổn phận, trách nhiệm của bản thân và thế hệ trẻ hiện nay. * Dàn ý tham khảo: I. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề: Từ thực tế lịch sử dân tộc hoặc từ quy luật của thiên nhiên tạo hoá. - Nêu vấn đề: Quan điểm của Bác về tuổi trẻ: đề cao, ca ngợi vai trò của tuổi trẻ đối với xã hội. II. Thân bài: 1. Giải thích và chứng minh câu nói của Bác: a/ Một năm khởi đầu từ mùa xuân: - Mùa xuân là mùa chuyển tiếp giữa đông và hè, xét theo thời gian, nó là mùa khởi đầu cho một năm. - Mùa xuân thường gợi lên ý niệm về sức sống, hi vọng, niềm vui và hạnh phúc. b/ Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ: - Tuổi trẻ là quãng đời đẹp nhất của con người, đánh dấu sự trưởng thành của một đời người. - Tuổi trẻ cũng đồng nghĩa với mùa xuân của thiên nhiên tạo hoá, nó gợi lên ý niệm về sức sống, niềm vui, tương lai và hạnh phúc tràn đầy. - Tuổi trẻ là tuổi phát triển rực rỡ nhất về thể chất, tài năng, tâm hồn và trí tuệ. - Tuổi trẻ là tuổi hăng hái sôi nổi, giàu nhiệt tình, giàu chí tiến thủ, có thể vượt qua mọi khó khăn gian khổ để đạt tới mục đích và ước mơ cao cả, tự tạo cho mình một tương lai tươi sáng, góp phần xây dựng quê hương. c/ Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội: Tuổi trẻ của mỗi con người cùng góp lại sẽ tạo thành mùa xuân của xã hội. Vì: - Thế hệ trẻ luôn là sức sống, niềm hi vọng và tương lai của đất nước. - Trong quá khứ: biết bao tấm gương các vị anh hùng liệt sĩ đã tạo nên cuộc sống và những trang sử hào hùng đầy sức xuân cho dân tộc. - Ngày nay: tuổi trẻ là lực lượng đi đầu trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội văn minh. Cuộc đời họ là những bài ca mùa xuân đất nước. 2. Bổn phận, trách nhiệm của thanh niên, học sinh: - Làm tốt những công việc bình thường, cố gắng học tập và tu dưỡng đạo đức không ngừng. - Phải sống có mục đích cao cả, sống có ý nghĩa, lí tưởng vì dân vì nước. Lí tưởng ấy phải thể hiện ở suy nghĩ, lời nói và những việc làm cụ thể. 3. Mở rộng: - Lên án, phê phán những người để lãng phí tuổi trẻ của mình vào những việc làm vô bổ, vào những thú vui tầm thường, ích kỉ; chưa biết vươn lên trong cuộc sống; không biết phấn đấu, hành động vì xã hội, III. Kết bài: - Khẳng định lời nhắc nhở của Bác là rất chân thành và hoàn toàn đúng đắn. - Liên hệ và nêu suy nghĩ của bản thân
  21. ĐỀ 14 Câu 1( 4điểm) Phân tích giá trị tu từ so sánh trong khổ thơ sau: Quê hương tôi có con sông xanh biếc, Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống dòng sông lấp lóang. (Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh) Câu 2: (4điểm) Trong bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy (1949), Bác Hồ viết: Dòng sông lặng ngắt như tờ, Sao đưa thuyền chạy thuyền chờ trăng theo. Em hiểu và cảm nhận hai câu thơ trên như thế nào cho đúng. Câu 3 : (12 điểm) Trong buổi lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11 vừa qua, em nhận chỉ định thay mặt các bạn học sinh đọc lời chào mừng các thầy cô giáo. Em đã chuẩn bị bài viết như thế nào để thể hiện được nhận thức đúng đắn của mình về ngày 20 – 11, về vị trí vai trò, công lao của thầy cô giáo và bày tỏ lòng biết ơn của mình với thầy cô qua những việc làm cụ thể, thiết thực. HƯỚNG DẪN CHẤM Cõu 1 (4điểm) a) Chỉ ra(xác định) phép tu từ so sánh: - Mặt nước sông được so sánh với mặt gương trong (nước trong như gương) - Hàng tre được so sánh với những người thiếu nữ(tóc những hàng tre). Hàng tre được hình dung như đang rũ tóc soi mình vào mặt gương trong. - Tâm hồn tác giả được so sánh với buổi trưa hè: buổi trưa ấm áp, tỏa nắng quyện lấp dòng sông, thể hiện sự gắn bò của tác giả với con sông. b) phân tích: (hình ảnh con sông quê hương và tình cảm gắn bó của tác giả). Cách miêu tả bằng so sánh làm cho câu thơ có hình ảnh cụ thể. Tác giả tả con sông quê hương qua hồi ức tuổi thơ. Con sông quê hương đó hiện về và được vẽ lên bằng sắc màu hiền diệu: hàng tre xanh in bóng dưới lòng sông. Trời mựa hố cao rộng; nắng gắt được dòng nước gương trong phản chiếu lấp loáng. Tình cảm gắn bó, hòa quyện với con sông quê hương là tình cảm của tác giả khi xa quê. Vì vậy, qua miêu tả bằng so sánh, con sông quê miền Trung thân thương đó hiện lên rất đẹp, hiền hàa và nên thơ. Tình cảm về quê hương, về con sông rất chân thật và mãnh liệt, nó hòa quyện vào lòng sông, ôm ấp, bao trùm cả con sông. Đó là sự gắn bó không bao giờ phai mờ trong kí ức tác giả. Biểu điểm: - Xác định đúng 3 so sánh trong đoạn thơ : 1,5 điểm - Phân tích tác dụng của phép so sánh, cảm thụ tốt 1,5 điểm - Học sinh có cách hiểu và sáng tạo riêng nhưng hợp lí vẫn chấp nhận. cũng có thể vừa nêu cách so sánh vừa nêu rỏ tác dụng bằng cảm nhận riêng của mình. Tuy nhiên, tình cảm gắn bó và hòa quyện với dòng sông, với quê hương không thể thiếu. (chú trọng đến cách diễn đạt, trình bày bài viết mạch lạc). Câu 2; (4 điểm) Dòng sông lặng ngắt như tờ, Sao đưa thuyền chạy thuyền chờ trăng theo. Không gian yên tĩnh, thuyền đi về trong đêm. Chỉ có dòng sông, sao, thuyền và người. “sao đưa thuyền” và “thuyền chờ trăng” là điều không có trong thực tế nhưng là điều hoàn toàn có thực trong cảm giác con người. thuyền chạy trên sông, người ngồi trên thuyền, chỉ thấy sao, trăng là di động thuyền như đứng yên. Cảnh tượng ấy chẳng khác nào là người ngồi trên ô tô, xe lửa cảm thấy cảnh vật hai bên lướt nhanh qua cửa xe.
  22. Đêm yên tĩnh, mọi vật điều ngủ yên, chỉ có trăng sao cùng thức với người ngồi trên thuyền. bác tả rất thực và rất hay. Cái hay ở đây: bằng nhân hóa thuyền biết”chờ”, sao biết “đưa” rất hữu hình. Trăng sao và người cùng thức, gắn bó với nhau. Đó là sự hòa quyện giữa bầu trời và mặt nước, thiên nhiên và con người. đi trong đêm, giữa dòng sông lặng ngắt ấy nhưng con người không lẻ loi, đơn độc. con người có trăng sao làm bạn. đấy chính là tư thế người làm chủ thiên nhiên; sông nước, đất trời là bầu bạn; sông nước, trăng sao gắn bó với người. đó chính là tình yêu thiên nhiên của Bác. Tình yêu thiên nhiên luôn thường trực ở trong Bác. Trong bài Cảnh khuya, Bác viết: “ trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” và “ cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”. trăng trong trơ Bác là bầu bạn, Bác yêu trăng, yêu cảnh đẹp. thiên nhiên luôn gắn bó với Bác. Và, chỉ có con người gắn bó với thiên nhiên, với trăng sao mới viết nên hai câu thơ hay như vậy ! Biểu điểm: - Hiểu đúng hai câu thơ (giải thích hiện tượng) 1điểm. - cảm nhận đúng, có liên hệ mở rộng. (chú ý phép nhân hóa, tình yêu thiên nhiên của Bác.) - học sinh có thể liên hệ, so sánh mở rộng ở các bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng( khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền), ngắm trăng (trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ) chú ý đến sự sáng tạo của học sinh! - Chú ý đến cách viết, cách diễn đạt: mạch lạc, chặt chẽ. Câu:3 (12điểm) I. Yêu cầu chung: Thể loại: Nên chọn kiểu bài phát biểu cảm nghĩ và chứng minh( có thể có giải thích) để làm rõ nhận thức đúng đúng về ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11, về vị trí, vai trò, công lao của thầy cô giáo với bao thế hệ học sinh, đồng thời nói lên lòng biết ơn của mình. - Nội dung chính: Cần làm rõ công lao to lớn của thầy cô giáo và việc làm thiết thực của bản thân để tỏ lòng biết ơn thầy cô. II. Yêu cầu cụ thể: 1. hình thức: xác định đúng thể loại, trình bày mạch lạc, lời lẽ trang trọng, chân thực. 2. nội dung: cần có một số ý cơ bản: - Nêu đúng ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam( từ ý nghĩa ngày Hiến chương nhà giáo đến Ngày Nhà giáo Việt Nam đó được CT.N ĐBT( nay là thủ tướng chính phủ)ban hành bằng quyết định năm 1982). Đó là ngày hội lớn của ngành giáo dục, thể hiện đạo lí của dân tộc “ Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện truyền thống “ tôn sư trọng đạo” của nhân dân ta. * Nêu đúng vị trí, vai trò của thầy cô giáo trong xã hội: - “ Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong những nghề cao quí”; “ cơm cha áo mẹ chữ thầy” và chứng minh trong lịch sử dân tộc; nghề dạy học, vị trí người thầy luôn được xã hội tôn vinh . - Thầy cô giáo có nhiệm vụ nặng nề: trồng người( vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người), là kỉ sư tâm hồn, là người dẫn dắt từng bước đi của học sinh, trang bị kiến thức cho học sinh, giáo dục học sinh nên người. “ Nên thợ, nên thầy” đều phải học * Công lao của thầy cô giáo ( trọng tâm) - thầy cô giáo hết lòng, hết sức với công việc, khắc phục mọi khú khăn của cuộc sống, tận tụy với học sinh, lo lắng chăm sóc từng li, từng tí cho học sinh, như chăm lo cho con cái của mình. - Nghề dạy học là nghề tốn nhiều công sức nhất trong mọi nghề( có dẫn chứng, cụ thể, hợp lí) - Sản phẩm của giáo dục là con người mà con người có ích cho xã hội. đó là sản phẩm tốt, không có phế phẩm. thầy giáo đào tạo học sinh hết thế hệ này đến thế hệ khác. Thầy luôn nghiên cứu, học tập không ngừng, tận tụy với việc làm, thức khuya dậy sớm, trăn trở với từng trang giáo án, từng bài học hay( có dẫn chứng kèm theo). * Tỏ lòng biết ơn bằng những việc làm cụ thể: - biết ơn thầy, cô là phải chăm học, xứng đáng con ngoan, trò giỏi, biết vâng lời thầy cô, biết rèn luyện, khắc phục những sai lầm, khuyết điểm trong học tập, tu dưỡng( có dẫn chứng cụ thể về bản thân, về lớp, về phong trào rèn luyện của trường ) - phong trào học tập, rèn luyện của lớp, của trường trong tháng( tuần lễ học tốt chào mừng ngày 20 – 11 .