Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 29: Kiểm tra 45 phút

docx 3 trang thaodu 3510
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 29: Kiểm tra 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_8_tiet_29_kiem_tra_45_phut.docx

Nội dung text: Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 29: Kiểm tra 45 phút

  1. Ngày soạn: Tuần: 15 Ngày giảng: 8A: Tiết: 29 8B KIỂM TRA 45 PHÚT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá việc nhận thức của học sinh khi học xong các bài đã học phần II gia công cơ khí. 2. Kĩ năng: Kiểm tra kĩ năng vận dụng được các kiến thức vào thực tế, làm bài tập. 3. Thái độ: Tính nghiêm túc, trung thực và tích cực làm bài. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: 1.1 Ma trận: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tên chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Phương pháp gia công cơ Biết các phương pháp khí gia công cơ khí Số câu hỏi 1 1 Số điểm 0,5đ 0,5đ Phân biệt và hiểu được Vật liệu cơ khí các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. Số câu hỏi 1 (C2) 1 Số điểm 3đ 3đ Hiểu được mối ghép Nhận biết được các Chi tiết máy động, mối ghép cố chi tiết máy, các loại và lắp ghép định, lấy ví dụ về các mối ghép mối ghép. Số câu hỏi 2 1 3 Số điểm 1đ 2đ 3đ Vận dụng Biết để tìm mối được Truyền và liên quan cấu tạo biến đổi giữa các của bộ chuyển động thông số truyền của bộ động truyền
  2. chuyển động Số câu hỏi 1 1 2 Số điểm 0,5đ 3đ 3,5đ TS câu hỏi 4 2 1 7 TS điểm 2 5 3 10 1. 2 Đề kiểm tra: I. Trắc nghiệm (2đ) Chọn đáp án đúng trong các câu hỏi sau: 1. Dũa có công dụng gì? a. Tạo độ nhẵn, phẳng b. Làm đứt vật c. Tạo lỗ trên bề mặt vật d. Cả A, B, C đều đúng 2. Các phần tử sau đây, phần tử nào không phải là chi tiết máy? a. Vòng bi b. Lò xo c. Mảnh vỡ máy d. Khung xe đạp 3. Mối ghép nào sau đây là mối ghép tháo được? a. Mối ghép bằng ren b. Mối ghép bằng then c. Mối ghép bằng chốt d. Cả a, b, và c 4. Trong hai vật nối với nhau bằng khớp động, người ta gọi vật truyền chuyển động cho vật khác là: a. Vật dẫn b. Vật bị dẫn c. Vật trung gian d. Cả A, B, C đều đúng. II. Tự luận: Câu 1. (3đ) Có mấy loại vật liệu cơ khí phổ biến? Lấy ví dụ. Hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. Câu 2. (2đ) Thế nào là mối ghép động, mối ghép cố định? Lấy ví dụ. Câu 3. (3đ) Đĩa xích của xe đạp có 45 răng, líp xe đạp có 15 răng, đĩa líp quay 60 vòng/phút. a/Tính tỉ số truyền i? b/ Tính tốc độ quay của đĩa xích? c/ Cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn? Tại sao? 1.3 Đáp án-biểu điểm Câu 1. + Có hai loại vật liệu cơ khí phổ biến: vật liệu kim loại (sắt, thép ) và vật liệu phi kim loại (cao su, nhựa ). 1đ + Các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí là: - Tính chất cơ học : dẻo, cứng, bền 0,5đ - Tính vật lí : tính dẫn nhiệt,dẫn điện 0,5đ - Tính hóa học : chịu axít và muối, chống ăn mòn 0,5đ
  3. - Tính công nghệ : tính đúc, rèn, hàn, khả năng gia công cắt gọt 0,5đ Câu 2 - Mối ghép động là những mối ghép, mà các chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn, và ăn khớp với nhau. Ví dụ: bản lề 1đ - Mối ghép cố định là những mối ghép, mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau. VD: mối ghép đinh tán, ốc vít 1đ Câu 3 a/Tính tỉ số truyền i= Z2/Z1= 45/15=3 1đ b/ Tính tốc độ quay của đĩa xích n1 = n2/i= 60/3 = 20 vòng/ phút 1đ c/ Líp xe đạp quay nhanh hơn vì líp xe đạp có ít răng hơn. 1đ 2. Học sinh: Kiến thức các nội dung đã ôn tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: LỚP: 8A: 8B: 2. Kiểm tra: - GV nêu mục tiêu bài kiểm tra, các yêu cầu đối với HS trong giờ kiểm tra - GV phát đề kiểm tra, đọc lại đề một lượt cho HS soát lại đề KT - GV thu bài kiểm tra - Nhận xét chung về giờ kiểm tra. 3. Hướng dẫn tự học: - Đọc trước bài 32 “ Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống”