Giáo án dạy thêm Toán Lớp 6 (Sách Kết nối tri thức) - Chuyên đề 16: Tam giác đều, hình vuông, lục giác đều - Năm học 2022-2023

docx 17 trang Hàn Vy 03/03/2023 3703
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy thêm Toán Lớp 6 (Sách Kết nối tri thức) - Chuyên đề 16: Tam giác đều, hình vuông, lục giác đều - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_day_them_toan_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_chuyen_de.docx

Nội dung text: Giáo án dạy thêm Toán Lớp 6 (Sách Kết nối tri thức) - Chuyên đề 16: Tam giác đều, hình vuông, lục giác đều - Năm học 2022-2023

  1. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / Chuyên đề 16. TAM GIÁC ĐỀU, HÌNH VUÔNG, LỤC GIÁC ĐỀU I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Củng cố khái niệm tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều. - Nhận dạng được các dạng bài tập và phương pháp giải tương ứng. - Biết giải và trình bày lời giải các bài toán. - HS có kĩ năng vẽ hình thành thạo. - Vận dụng các kiến thức đã học vào giải bài toán cụ thể và bài toán thực tiễn. 2. Về năng lực * Năng lực chung: - Năng lực tự học: HS tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. * Năng lực đặc thù: - Năng lực giao tiếp toán học: trình bày được lời giải trước tập thể lớp, trả lời được các câu hỏi đặt ra của bạn học và của giáo viên - Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán: Sử dụng thước thẳng, compa. - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học để nêu được phương pháp giải các dạng bài tập và từ đó áp dụng để giải một số dạng bài tập cụ thể. 3. Về phẩm chất - Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực. - Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá. - Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, bảng phụ, phấn màu, 2. Học sinh: SGK, bảng nhóm, bút dạ. III. TIỀN TRÌNH BÀI DẠY Tiết 1. A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: - HS làm được các bài tập trắc nghiệm đầu giờ. - Học sinh nhắc lại được các lý thuyết đã học về khái niệm hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều. b) Nội dung:
  2. - Trả lời câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi lý thuyết về tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều. c) Sản phẩm: - HS vẽ thành thạo hình và biết trình bày lời giải bài toán một cách chặt chẽ. d) Tổ chức thực hiện: Kiểm tra trắc nghiệm – Hình thức giơ bảng kết quả của học sinh (cá nhân). Kiểm tra lý thuyết bằng trả lời miệng (cá nhân) BÀI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM ĐẦU GIỜ Câu 1. Trong các hình dưới đây, hình nào là tam giác đều? (4) (1) (2) (3) A. Hình (1). B. Hình (2).C. Hình (3). D. Hình (4). Đáp án: C Câu 2. Trong các hình dưới đây, hình nào là hình vuông? (1) (2) (3) (4) A. Hình (1). B. Hình (2).C. Hình (3). D. Hình (4). Đáp án: D Câu 3. Trong các hình dưới đây, hình nào là hình lục giác đều? (1) (2) (3) (4)
  3. A. Hình (1). B. Hình (2).C. Hình (3). D. Hình (4). Đáp án: B Câu 4. Chọn hình ảnh xuất hiện tam giác đều: (1) (2) (3) (4) A. Hình (1). B. Hình (2).C. Hình (3). D. Hình (4). Đáp án: A Câu 5. Trong hình gạch lát dưới đây, người ta đã sử dụng các loại gạch hình: A. Hình tam giác đều, hình vuông. B. Hình vuông, hình lục giác đều. C. Hình lục giác đều, hình tam giác đều. D. Hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều. Đáp án: D
  4. Hoạt động của GV và HS Sản phẩm cần đạt Bước 1:GV giao nhiệm vụ: NV1: Hoàn thành bài tập trắc nghiệm đầu Kết quả trắc nghiệm giờ. NV2: Em hãy nêu nhận xét về các cạnh C1 C2 C3 C4 C5 và góc trong tam giác đều. C D B A D NV3: Em hãy nêu nhận xét về các cạnh, góc và đường chéo trong hình vuông. NV4: Em hãy nêu nhận xét về các cạnh, I. Nhắc lại lý thuyết góc và đường chéo của hình lục giác đều. a) Tam giác đều Bước 2: Thực hiên nhiệm vụ: - Hoạt động cá nhân trả lời. Trong tam giác đều: Bước 3: Báo cáo kết quả +)3 cạnh bằng nhau. NV1: HS giơ bảng kết quả trắc nghiệm. 0 +)3 góc bằng nhau và bằng 60 . (Yêu cầu 2 bạn ngồi cạnh kiểm tra kết quả của nhau) b) Hình vuông D C NV2, 3,4: HS đứng tại chỗ báo cáo Trong hình vuông: A B + Bốn cạnh bằng nhau. Bước 4: Đánh giá nhận xét kết quả + Bốn góc bằng nhau và bằng 900. - GV cho HS khác nhận xét câu trả lời và chốt lại kiến thức. + Hai đường chéo bằng nhau. c) Hình lục giác đều Hình lục giác đều ABCDEF Hình lục giác đều có:
  5. + Sáu cạnh bằng nhau. - GV yêu cầu HS ghi chép kiến thức vào + Sáu góc bằng nhau, mỗi góc bằng vở 1200. + Ba đường chéo chính bằng nhau. B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Dạng 1: Bài toán nhận biết hình, đếm hình a) Mục tiêu: Học sinh nhận biết được các hình: Tam giác đều, hình vuông, lục giác đều Vận dụng quy tắc nhân hai phân số, chia hai phân số để thực hiện phép tính b) Nội dung: Bài 1; 2; 3; 4 c) Sản phẩm: Tìm được kết quả của các bài toán. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm cần đạt Bước 1: Giao nhiệm vụ 1 Bài 1: - GV cho HS đọc đề bài 1. a) Trong các hình sau, hình nào là tam Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài giác đều, cho biết tên của hình tam giác Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ đều đó? - HS đọc đề bài , thực hiện yêu cầu bài toán. Bước 3: Báo cáo kết quả - 2 HS đứng tại chỗ trả lời và các HS b) Trong các hình sau, hình nào là hình khác lắng nghe, xem lại bài trong vở. vuông, hình lục giác đều, cho biết tên Bước 4: Đánh giá kết quả các hình đó? - GV cho HS nhận xét bài làm của HS và chốt lại cách làm dạng bài tập. - Dựa vào định nghĩa hình tam giác đều, Giải: hình vuông, hình lục giác đều; sử dụng a) Hình 2 là hình tam giác đều.Tên hình các dụng cụ đo cạnh, đo góc nhận biết được hình nào là tam giác đều, hình tam giác đều đó là DFE . vuông, hình lục giác đều. b) Hình 3 là hình vuông. Tên hình vuông đó là EHGF . Hình 2 là hình lục giác đều. Tên hình lục giác đều đó là MLKJIN .
  6. Bài 2: trong các hình sau hình nào là Bước 1: Giao nhiệm vụ hình tam giác đều, hình vuông, hình - GV cho HS đọc đề bài bài 2. lục giác đều? Yêu cầu: - HS thực hiện cá nhân - HS so sánh kết quả với bạn bên cạnh Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Giải - HS đọc đề bài, làm bài cá nhân và thảo Hình 2 là hình tam giác đều. luận cặp đôi theo bàn trả lời câu hỏi . Bước 3: Báo cáo kết quả Hình 4 là hình vuông. - HS tại chỗ nêu kết quả của mình. Hình 3 là hình lục giác đều. Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét bài làm của các bạn. Bài 3: Trong hình sau có bao nhiêu hình Bước 1: Giao nhiệm vụ tam giác đều? Nêu độ dài các cạnh của - GV cho HS đọc đề bài bài 3. hình đó. Yêu cầu: - HS thực hiện làm bài cá nhân - HS so sánh kết quả với bạn bên cạnh Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc đề bài, làm bài cá nhân và thảo luận cặp đôi theo bàn trả lời câu hỏi . Giải Bước 3: Báo cáo kết quả Trong hình có 13 tam giác đều, trong đó - HS hoạt động cá nhân, đại diện 3 hs lần có 9 tam giác đều có cạnh 1cm , 3 tam lượt nêu kết quả bài làm của mình. giác đều có cạnh 2cm và 1 tam giác đều Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét chéo bài làm của có cạnh 3cm. các bạn. Bước 1: Giao nhiệm vụ Bài 4: Cho 1 hình vuông. Nối các điểm - GV cho HS đọc đề bài bài 4. chính giữa mỗi cạnh của hình vuông đó Yêu cầu: thì được hình vuông thứ hai; nối các - HS thực hiện cặp đôi điểm chính giữa mỗi cạnh của hình vuông thứ hai ta được hình vuông thứ 3; Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ tiếp tục vẽ như thế. Hỏi:
  7. - HS đọc đề bài, hoạt động cặp đôi giải a) Có tất cả bao nhiêu hình vuông khi ta toán vẽ đến hình vuông thứ 50? b) Vẽ đến hình vuông thứ bao nhiêu thì Bước 3: Báo cáo kết quả ta được 100 hình tam giác? - 3 đại diện cặp đôi lên bảng trình bày kết quả Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét chéo bài làm của các bạn và chốt lại một lần nữa cách làm của dạng bài tập. Giải: a)Vẽ hình vuông thứ nhất ta được 1 hình vuông. Vẽ hình vuông thứ hai ta được 2 hình vuông. Vẽ hình vuông thứ ba ta được 3 hình vuông. Vẽ hình vuông thứ một trăm ta được 100 hình vuông. b)Vẽ hình vuông thứ nhất ta được 4.0 = 0hình tam giác. Vẽ hình vuông thứ hai ta được 4.1 = 4 hình tam giác. Vẽ hình vuông thứ ba ta được 4.2 = 6 hình tam giác. Vẽ hình vuông thứ n ta được 4.(n - 1) hình tam giác. Theo bài ra: 4.(n - 1) = 100
  8. n - 1 = 100 : 4 = 25 n = 25 + 1 = 26 Vậy vẽ đến hình vuông thứ 26 ta sẽ được 100 hình tam giác. Tiết 2: Dạng toán: Bài toán vẽ hình a) Mục tiêu: HS nắm chắc các bước vẽ và có kĩ năng vẽ hình một cách thành thạo. b) Nội dung: Bài 1; 2; 3; 4 c) Sản phẩm: Thực hiện đúng các bước và vẽ chính xác các hình. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm cần đạt Bước 1: Giao nhiệm vụ Bài 1: Vẽ tam giác đều ABC có cạnh bằng - GV cho HS đọc đề bài bài 1. 3cm. Yêu cầu: Giải: - HS thực hiện theo nhóm Cách 1: - HS chú ý nêu đầy đủ các bước vẽ. Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc đề bài, hoạt động giải bài toán theo nhóm. Bước 2: Dùng ê ke có góc vẽ góc BAx 0 HS phân nhiệm vụ và trình bày bài tập bằng 60 . vào bảng nhóm Bước 3: Báo cáo kết quả - HS trưng kết quả nhóm - 1 đại diện nhóm trình bày cách làm - HS phản biện và đại diện nhóm trả lời Bước 4: Đánh giá kết quả Bước 3: Vẽ góc ABy bằng 600 . Hai tia Ax - GV cho HS nhận xét chéo bài làm và By cắt nhau tại C, ta được tam giác đều của nhóm. GV chốt lại cách làm. ABC + Để vẽ hình tam giác đều khi biết độ dài cạnh, ta dựa vào nhận xét: Tam
  9. giác đều có 3 cạnh bằng nhau hoặc có 3 góc bằng nhau (bằng 60° ). Cách 2: Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm Bước 2: Dùng ê ke có góc vẽ góc BAx bằng 600 . Bước 3: Trên Ax vẽ đoạn thẳng AC = 3 cm Bước 4: Nối C với B ta được hình tam giác đều ABC Cách 3: Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm Bước 2: Vẽ cung tròn tâm A bán kính AB
  10. Bước 3: Vẽ cung tròn tâm B bán kính AB . Hai cung tròn cắt nhau tại C . Bước 4: Nối C với A và B ta được tam giác đều ABC Bước 1: Giao nhiệm vụ Bài 2: Vẽ hình vuông ABCD có cạnh 3cm. - GV cho HS đọc đề bài bài 2. Giải Yêu cầu hs nêu các bước vẽ một hình Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm . vuông Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 2: Dùng ê ke vẽ góc vuông BAx bằng - HS đứng tại chỗ trả lời 90° . Trên Ax vẽ điểm D sao cho - HS vẽ hình vào vở AD = 3 cm Bước 3: Báo cáo kết quả - HS làm việc cá nhân dưới lớp Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét bài làm của bạn. GV chốt lại kết quả và các bước giải + Để vẽ hình vuông khi biết độ dài Bước 3: Dùng ê ke vẽ góc vuông ABy cạnh, ta dựa vào nhận xét: Hình vuông bằng 90° .Trên By vẽ điểm C sao cho
  11. có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc bằng BC = 3 cm nhau (bằng 90° ) Bước 4: Nối D với C ta được hình vuông ABCD . Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài bài 3. Bài 3: Vẽ hình lục giác đều có cạnh 2cm Yêu cầu hs nêu rõ các bước vẽ hình Giải Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc đề bài, hoạt động giải bài Bước 1: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 2cm . Vẽ toán theo cặp đôi. trung điểmO của đoạn thẳng đó. HS phân nhiệm vụ và trình bày bài tập Bước 3: Báo cáo kết quả - Yêu cầu 2 đại diện nhóm trình bày Bước 2: Vẽ đường tròn tâmO đường kính kết quả trên bảng (mỗi đại diện 1 ý) 4cm - Đại diện nhóm trình bày cách làm - HS phản biện và đại diện nhóm trả lời Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét chéo bài làm của nhóm. Bước 3: Vẽ đường kính thứ hai tạo với GV chốt lại kết quả và cách làm bài đường kính thứ nhất góc 60° . + Để vẽ hình lục giác đều khi biết độ dài cạnh, ta dựa vào nhận xét: Hình lục giác đều được ghép bởi 6 hình tam giác đều giống nhau, 6 hình đó có chung tên 1 đỉnh là giao của 3 đường
  12. chéo chính vì vậy cạnh của hình lục Bước 4: Vẽ đường kính thứ ba tạo với 1 đường kính thứ nhất góc 60° . giác đều bằng đường chéo chính 2 Bước 5: Đánh dấu giao điểm của các đường kính với đường tròn là các điểm A,B,C,D,E,F. Bước 6: Nối lần lượt các điểm A,B,C,D,E,F ta được hình lục giác đều ABCDEF. Bài 4: Một cái ao hình vuông. Bốn góc ao Bước 1: Giao nhiệm vụ có 4 cây nhãn quý. Nay chủ nhà muốn mở - GV cho HS đọc đề bài bài 4. rộng để tăng diện tích ao lên gấp đôi mà vẫn giữ ao là hình vuông, đồng thời không phải Yêu cầu: chặt bỏ bất cứ 1 cây nhãn nào, cũng không - HS làm bài tập 4 cá nhân để gốc cây nào bị ngâm nước. Em hãy nêu cách giúp chủ nhà? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Giải - HS nêu cách làm, GV chốt cách làm đúng. - HS dưới lớp làm vào vở Bước 3: Báo cáo kết quả - HS làm việc cá nhân dưới lớp Bước 4: Đánh giá kết quả
  13. - GV cho HS nhận xét bài làm của +Vẽ cái ao ban đầu chính là hình vuông bạn. HGFE , 4 cây nhãn quý ở vị trí 4 điểm - Yêu cầu HS ghi nhớ các bước làm, H,G,F,E. +Vẽ hai đường chéo HF,GE của hình vuông này. + Tại các đỉnh ao, kẻ các đường thẳng vuông góc với đường chéo của ao. Các đường thẳng này cắt nhau tại các điểm KMNT.Hình vuông KMNT là ao khi được mở rộng. Tiết 3: Dạng toán: Bài toán về cắt, ghép hình. a) Mục tiêu: - Có kĩ năng cắt ghép hình để thực hiện được yêu cầu bài. b) Nội dung: Bài 1; 2; 3; 4, 5, 6 c) Sản phẩm: Tìm được kết quả của các bài toán. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm cần đạt Bước 1: Giao nhiệm vụ Bài 1: Cắt hình chữ nhật sau thành 3 mảnh - GV cho HS đọc đề bài bài 1. để ghép lại thành một hình vuông Yêu cầu: - Đề toán cho biết gì, cần tìm gì? - HS suy nghĩ và thực hiện cách cắt ghép cá nhân. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện giải bài tập cá nhân, Giải trao đổi kết quả theo cặp Cắt hình chữ nhật theo đường nét đứt được Bước 3: Báo cáo kết quả - 1 HS lên bảng trình bày ý tưởng 3 mảnh (1), (2), (3)và ghép lại như hình HS dưới lớp lắng nghe, nhận xét bài vẽ. làm Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét phần cắt ghép hình của bạn.
  14. - GV nhận xét cách làm và chốt kiến thức Bước 1: Giao nhiệm vụ Bài 2: Cắt hình chữ nhật sau thành 2 mảnh - GV cho HS đọc đề bài bài 2. để ghép lại thành một hình vuông. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc đề bài, hoạt động giải bài toán theo nhóm HS suy nghĩ và giải toán Giải Bước 3: Báo cáo kết quả Cắt hình chữ nhật theo đường nét đứt được - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết 2 mảnh (1), (2)và ghép lại như hình vẽ. quả - Đại diện nhóm trình bày cách làm - HS phản biện và đại diện nhóm trả lời Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét chéo bài làm của nhóm. GV chốt lại kết quả và cách làm bài, khen thưởng nhóm có ý tưởng hay, nhanh và chính xác. Bước 1: Giao nhiệm vụ Bài 3: Hình vẽ sau có mấy hình vuông? Là - GV cho HS đọc đề bài bài 3. các hình nào? Hãy cắt riêng hình (2)và tìm Đặt câu hỏi hướng dẫn cách ghép với hình (1)để tạo thành một - Quan sát và cho biết trong hình vẽ hình chữ nhật. có mấy hình vuông. - Hãy chỉ ra tên các hình vuông. - HS giải toán theo cá nhân và trao đổi kết quả cặp đôi Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
  15. - HS thực hiện giải bài tập cá nhân, trao đổi kết quả theo cặp Bước 3: Báo cáo kết quả - 1 HS lên bảng trình bày bài HS dưới lớp quan sát, nhận xét bài làm Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét kết quả và chốt kiến Giải thức + Hình vẽ có 2 hình vuông là các hình ABCD và AMNH. + Ta cắt hình (2)và ghép như hình vẽ sau: Bước 1: Giao nhiệm vụ Bài 4: Cắt hình chữ thập sau thành 5 mảnh - GV cho HS đọc đề bài bài 4. và ghép lại thành một hình vuông. - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân giải toán Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - 1 HS lên bảng nêu cách làm. Bước 3: Báo cáo kết quả - 1 HS lên bảng trình bày cách làm HS dưới lớp quan sát, nhận xét bài làm Giải Bước 4: Đánh giá kết quả Ta cắt theo đường nét đứt và ghép lại - GV cho HS nhận xét bài làm của bạn. như sau: - GV nhận xét kết quả và chốt kiến thức GV tóm tắt kiến thức toàn buổi dạy
  16. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Yêu cầu HS học thuộc khái niệm hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều và nắm chắc các dạng toán và phương pháp giải các dạng toán đó. - Hoàn thành các bài tập Bài 1. Trong các hình sau, hình nào là hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều? Bài 2. Người ta muốn mở rộng một cái sân hình vuông về cả 4 phía, mỗi phía thêm 2m. . Em hãy nêu cách vẽ để thi công? Bài 3. Trên một mảnh đất hình vuông người ta đào 1 cái hình vuông sao cho cạnh của ao song song với cạnh mảnh đất và đều cách cạnh mảnh đất 2m.Phần đất còn lại là bờ ao. Em hãy vẽ hình minh họa và chia phần bờ ao thành 4 phần có diện tích bằng nhau? Bài 4. Cắt hình chữ nhật sau thành 3 mảnh để ghép lại thành một hình vuông. Bài 5. Một hình chữ nhật có chiều dài gấp 5 lần chiều rộng. Em hãy cắt hình đó thành 5 mảnh rồi xếp lại theo cách nào đó để được 3 hình vuông. Bài 6. Cho hình vuông. Em hãy cắt hình vuông ấy bằng 4 nhát kéo, rồi ghép các mảnh ấy thành 3 hình vuông, trong đó có 2 hình vuông giống nhau.