Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 11: Tự Lập
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 11: Tự Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_11_tu_lap.doc
Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 11: Tự Lập
- Tiết 11 - Bài 10 TỰ LẬP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Về kiến thức: - Hiểu được thế nào là tự lập - Nêu được những biểu hiện của người có tính tự lập. - Hiểu được ý ngĩa của tự lập 2. Về kỹ năng: Biết tự giải quyết, tự làm những công việc hằng ngày của bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt. 3. Về thái độ: - Ưa cuộc sống tự lập, không dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác. - Cảm phục và tự giác học hỏi những người bạn, người xung quanh biết sống tự lập. II. KĨ NĂNG SỐNG, PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TRONG BÀI 1. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài - Kĩ năng xác định giá trị. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng. - Kĩ năng thể hiện sự tự tin - Kĩ năng đặt mục tiêu; đảm nhận trách nhiệm. 2. Các phương pháp / Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong bài - Thuyết trình. - Đàm thoại. - Nêu vấn đề. - Giải quyết tình huống điển hình. 3. Phương tiện dạy học - SGK và SGV Giáo dục công dân 8 - Sách Giáo dục kĩ năng sống trong môn Giáo dục công dân ở trường THCS - Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng môn Giáo dục công dân ở trường THCS III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi (tình huống): Dịp cuối năm, nhà trường phát động phong trào quyên góp, ủng hộ Tết vì người nghèo. Trong giờ sinh hoạt, khi cô giáo phát động trên lớp, Hùng quay sang nói với Nam: “Việc quyên góp, ủng hộ n thì người lón phải làm chứ, họ mới có tiền, học sinh như chúng mình đã làm ra tiền đâu mà ủng hộ. Em có tán thành quan niệm của Hùng không ?Vì sao? 1
- Nếu em là Nam, em sẽ nói với Hùng như thế nào ? Gợi ý trả lời: Không đồng ý với quan niệm của Hùng vì tuổi nhỏ vẫn có thể tham gia được bằng nhiều cách như trích phần tiền ăn sáng, lập kế hoạch nhỏ để quyên tiền, tuyên truyền cho người thân để tham gia cuộc vận động. 3. Giúp HS lĩnh hội kiến thức bài mới. 3.1 Giới thiệu bài GV dẫn dắt để kết nối vào nôi dung của bài học: Trong cuộc đời của mỗi con người, không phải lúc nào chúng ta cũng được người khác giúp đỡ mà chính chúng ta phải tự lực để vươn lên trong cuộc sống. Bằng sức lao động chân chính, chúng ta sẽ cùng hòa mình vào dòng thác của cả xã hội trong việc tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân mình và cộng đồng. Và có như thế, thành quả của chúng ta làm ra mới có giá trị. Từ đây, việc rèn luyện cho mình đức tính tự lập là hết sức quan trọng nhằm giúp chúng ta có một thói quen dựa vào sức mình là chính. Bài học hôm nay của chúng ta sẽ bàn về chủ đề: đức tính tự lập 3.2. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học Hoạt động 1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM VÀ 1. Đặt vấn đề BIỂU HIỆN TỰ LẬP QUA PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ (Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh) * Mục tiêu: - HS thấy được tấm gương biết sống tự lập của Bác Hồ kính yêu. - Phương pháp: Đàm thoại, - Kĩ năng xác định giá trị và trình bày suy nghĩ, ý tưởng. * Cách tiến hành: GV mời một học sinh đọc truyện về Bác Hồ và đặt những câu hỏi để khai thác ý nghĩa truyện đọc HS đọc tuyện và trả lời câu hỏi dưới sự dẫn dắt của GV: Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước mặc dù chỉ với hai bàn tay không? Bởi vì Bác đã tự trang bị được cho mình đức tính tự lập để vượt qua biết bao gian khổ, hi sinh tìm ra đường cứu nước cho dân tộc. Em thử nêu những công việc mà Bác đã từng làm để nuôi sống bản thân mình trong suốt quá trình tìm đường cứu nước. - Phụ bếp - Đốt lò 2
- - Quét tuyết. - Chụp ảnh. - Thợ sửa đồng hồ. - Rửa chén bát, GV dẫn dắt: như vậy Bác Hồ của chúng ta đã tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu mà không dựa dẫm vào một ai khác. Bác Hồ đã để lại một tấm gương sáng về đức tính tự lập. Vậy em hiểu tự lập là gì? GV kết luận và ghi bảng 2. Nội dung bài học a. Khái niệm Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyêt công việc, tự lo liệu tạo dựng cuộc sống, không trông chờ ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. b. Biểu hiện: - Tự tin, dám đương đầu với khó khăn. - Có ý chí vươn lên trong học tập và cuộc Hoạt động 2: TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA sống TỰ LẬP * Mục tiêu: - HS thấy được tầm quan trọng của đức tính tự lập đối với mỗi cá nhân. - Phương pháp: Nêu vấn đề, - Kĩ năng xác định giá trị và trình bày suy nghĩ, ý tưởng. * Cách tiến hành: Gv lần lượt nêu những vấn đề sau ? Ở mối vấn đề, GV tổ chức cho HS toàn lớp thảo luận. Sau đó kết luận ở từng vấn đề a. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập; HS trả lời và bổ sung a. Không tán thành. Bởi vì bất cứ ai cũng những khó khăn, thử thách trong cuộc sống mà mỗi người phải biết tự lực vượt qua. b. Những thành công chỉ do nhờ sự nâng đỡ, 3
- bao che của người khác thì không thể bền vững; b. Tán thành. Bởi vì những thành công ấy không do chính mình giành được bằng sức lực của mình nên sẽ dễ gặp thất bại tiếp theo. c. Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng; c. Tán thành. Bởi vì đức tính này cần phải rèn luyện thường xuyên với lòng quyết tâm cao. d. Những người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống, mặc dù phải trải qua nhiều gian khổ, khó khăn; d. Tán thành. Bởi vì đức tính này sẽ giúp họ luôn luôn phấn đấu để vượt qua khó khăn, thử thách trong quá trình thực hiện mục tiêu của mình cho đến lúc thành công. Từ kết quả trả lời tình huống GV giúp HS rút ra kết luận và ghi bảng c. Ý nghĩa - Giúp gặt hái được nhiều thành công - Được mọi người Hoạt động 3: LIÊN HỆ CÁCH THỨC RÈN kính trọng. LUYỆN CỦA HS * Mục tiêu: - HS thấy được những biểu hiện của đức tính tự lập trong cuộc sống phù hợp với HS. - Phương pháp: Tình huống điển hình - Kĩ năng thể hiện sự tự tin và đặt mục tiêu; đảm nhận trách nhiệm. * Cách tiến hành: GV đưa ra tình huống sau: Nhà Hoa ở ngay gần trường nhưng rất hay đi học muộn. Khi lớp trưởng hỏi lí do thì bạn bảo bố mẹ không gọi dậy đúng giờ. Lớp góp ý cho Hoa rằng cần tự đặt đồng hồ báo thức nhưng Hoa không tán thành vì theo bạn khi còn ở với bố mẹ thì bố mẹ có trách nhiệm lo cho mình tất Quan điểm của là sai vì đó là cả mọi việc. việc mình có thể tự làm được. Em suy nghĩ gì về quan điểm của Hoa ? Nếu cứ dựa dẫm bố mẹ thì sau này khi ra đời sẽ rất khó khăn 4
- một khi bố mẹ không thể giúp được nữa Từ kết quả trả lời, GV nhấn mạnh d. Rèn luyện HS cần và có thể rèn luyện đức tính tự lập khi còn đi học với những việc làm vừa sức, phù hợp. Gv yêu cầu HS liên hệ với một số câu ca dao, tục ngữ đề cao hoặc chế trách liên quan đến chủ đề bài học - Nên thợ nên thầy nhờ có học/ No ăn no mặt bởi hay làm. - Há miệng chờ sung - Có làm thì mới có ăn/ Không dưng ai dễ đem phần đến cho. - Muốn ăn phải lăn vô bếp - Muốn được người cứu thì trước hết phải tự cứu mình, 3.3. Củng cố Hoạt động 4: CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG NỘI DUNG BÀI HỌC * Mục tiêu: - HS thấy được những biểu hiện của lối sông tự lập trong thực tế cuộc sống. - Phương pháp: Nêu vấn đề - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng và đặt mục tiêu; đảm nhận trách nhiệm. * Cách tiến hành: GV nêu vấn đề sau đây: Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến dưới đây? Vì sao? Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự nỗ lực phấn đấu của bản thân. Gợi ý trả lời: Tán thành. Bởi vì bên cạnh nổ lực cá nhân, chúng ta cần tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng. Tuy nhiên, nỗ lực phấn đấu của bản thân là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công. Từ đây GV nhấn mạnh cả hai ý của bài học: một là phải biết tự lực cánh sinh nhưng cũng cần biết nhờ cậy khi gặp khó khăn không thể vượt qua. 3.4. Dặn dò GV yêu cầu HS: - Hoàn thành các bài tập còn lại ở SGK. 5
- - Hãy nêu những việc làm cụ thể mà em có thể làm để thể hiện tính tự lập. - Đọc trước bài “Lao động tự giác và sáng tạo” 6