Bộ đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 8

doc 19 trang thaodu 17852
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8.doc

Nội dung text: Bộ đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 8

  1. ĐỀ 1 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI Môn: GDCD - Lớp 8 (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2 điểm) Tệ nạn xã hội là gì?. Hãy kể tên một số TNXH mà em biết? Vì sao phải phòng chống các TNXH?. Câu 2: (3 điểm) - Theo em, vì sao phải phòng chống nhiễm HIV/ AIDS? - Em hiểu câu “Đừng chết vì thiếu hiểu biết AIDS” như thế nào? -Mọi người có thể phòng, tránh HIV/ AIDS được không? Em hãy nêu những biện pháp phòng, tránh mà em biết? Câu 3: (3 điểm) - Do có việc gấp, chị Hoa đem chiếc xe đạp của mình ra hàng cầm đồ để vay tiền. Đến hẹn, chị mang tiền đến trả để lấy lại chiếc xe nhưng chiếc xe của chị đã bị Hà - con trai của ông chủ cửa hàng đem sử dụng làm gãy khung. - Theo em, Hà có được quyền sử dụng chiếc xe đó không? Vì sao? Ông chủ cửa hàng có những quyền gì đối với chiếc xe của chị Hoa, căn cứ vào đâu ? - Chị Hoa có quyền đòi bồi thường chiếc xe bị hỏng không? Ai sẽ phải bồi thường? Câu 4: (2 điểm) Nhân dân ta có câu : “ Có làm thì mới có ăn Không dưng ai dễ mang phần đến cho” - Câu tục ngữ trên khuyên dạy chúng ta về đức tính gì? - Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào?
  2. Đề 1 Đáp án + Hướng dẫn chấm bài Câu 1: (2 điểm) Câu1 Nội dung đáp án Điểm Tệ nạn xã hội là gì? Là hiện tượng xã hội bao gồm hành vi sai lệch chuẩn mực xã a hội, vi phạm đạo đức, pháp luật, gây hậu qủa xấu về mọi mặt 0.5đ đối với văn hoá, có nhiều tệ nạn nhưng nguy hiểm nhất là cờ bạc, ma tuý, mại dâm. - Đánh bạc, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý. Mại dâm, dụ dỗ mại dâm - Lôi kéo trẻ em đánh bạc, uống rượu, hút thuốc, dùng chất b kích thích, Dụ dỗ dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán và cho trẻ em 0.5đ Câu 1 2 những văn hoá phẩm đồi truỵ. Đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển của trẻ em. Phòng chống tệ nạn xã hội là vì - Ảnh hưởng sức khoẻ. - Ảnh hưởng tinh thần. c - Gia đình tan nát, ảnh hưởng kinh tế. 1đ - Ảnh hưởng trật tự xã hội, suy thoái giống nòi. - Gây đại dịch AIDS, dẫn đến cái chết. Câu 2: (3 điểm) *Mọi người phải phòng, tránh HIV/ AIDS vì: (1 điểm) - Là đại dịch của thế giới và Việt Nam - Làm ảnh hưởng kinh tế xã hội. - Ảnh hưởng nòi giống. - Ảnh hưởng sức khoẻ. - Gia đình tan nát, Đi tù, Chết người. *HS giải thích câu “Đừng chết vì thiếu hiểu biết về AIDS” hợp lý cho điểm tối đa (1đ) - Đáp án: Mặc dù là căn bệnh thế kỷ nhưng hoàn toàn có thể tránh được nếu chúng ta hiểu biết các biện pháp phòng tránh.Mọi người đều có thể phòng, tránh được HIV/ AIDS. *Biện pháp: (1 điểm) + Phải hiểu biết đầy đủ về HIV/ AIDS. + Không mua bán dâm, tiêm trích ma tuý. + Không dùng chung bơm kim tiêm. + Tránh tiếp xúc với máu của người bị nhiễm HIV/ AIDS.
  3. Câu 3: ( 2điểm) - Hà không được quyền sử dụng chiếc xe. - Vì: Chiếc xe không phải của Hà nên Hà không có quyền sử dụng. (1điểm) - Ông chủ cửa hàng chỉ có quyền coi giữ,bảo quản xe. Căn cứ vào điều 175 Bé luật dân sự thì Hà đã xâm phạm tài sản của người khác. (1 điểm) - Chị Hoa có quyền đòi bồi thường chiếc xe bị hỏng, vì đó là tài sản của chị. Bố con ông chủ cửa hàng phải có trách nhiệm bồi thường chiếc xe cho chị Hoa. (1 điểm) Câu 4: (2điểm) - Câu tục ngữ khuyên dạy chúng ta đức tính : Tự lập(0,5 điểm) - Giải thích: + Nghĩa đen: Phải làm thì mới có sản phẩm phục vụ cho bản thân, không lãm sẽ không có ai mang cho ta ăn mãi.(0,5 điểm) + Nghĩa bóng: Làm việc gì cũng nên tự lập, tự bản thân, không nên trông chờ vào người khác mới mong thành công. (0,5 điểm) + HS lấy ví dụ minh họa. (0,5 điểm) .
  4. Đề 2 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN : GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 Thời gian: 90 phút(Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (1điểm) Giải thích vì sao nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân? Câu 2: (2 điểm) Phân biệt sự giống, khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân. Câu 3: (2,5 điểm) Ca dao có câu: Mẹ già ở túp lều tranh Sớm thăm tối viếng cho đành dạ con. Lời ca dao là bài học thấm thía về bổn phận trách nhiệm của con cháu đối với ông bà cha mẹ. Hãy viết một văn bản ngắn (một trang giấy thi) thể hiện suy nghĩ của em về vấn đề trên. Câu 4: (2 điểm) Vì sao xã hội cần phải có pháp luật? Vì sao mọi người phải nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật? Câu 5: (2,5 đ) Tình huống: H năm nay 18 tuổi. H đã đi làm nên đã có thu nhập riêng. Bố H mất sớm. Mẹ H hơn 50 tuổi thường xuyên đau ốm, không làm được việc nặng, lại phải nuôi em H đang học lớp 9. Cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn. a/ H có nghĩa vụ đóng góp để nuôi mẹ và em không? b/ pháp luật quy định như thế nào về nghĩa vụ này? HẾT
  5. ĐỀ 2 HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG MÔN : GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 CÂ ĐÁP ÁN ĐIỂM U 1 * Giải thích: - Nhà nước của dân: Nhà nước ta được thành lập là thành quả cách mạng của nhân dân ta. (0,25đ) - Nhà nước do dân : Trong mọi hoàn cảnh nhân dân ta luôn chăm lo xây dựng và củng cố nhà nước của mình, mọi hoạt động của nhà 01 điểm nước là do có sự đóng góp của nhân dân. (0,5đ) - Nhà nước vì dân: Mọi hoạt động của nhà nước ta luôn chăm lo xây dựng đời sống mới của nhân dân. (0,25đ) HS phân biệt sự giống- khác nhau giữa quyền khiếu nại- quyền tố cáo. -Giống: + Đều là những quyền chính trị cơ bản của CD được quy định trong Hiến pháp 1992 + Tạo cơ sở pháp lí cho CD giám sát các hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước. 0,5 điểm + Tạo cơ sở pháp lí cho CD bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm. + Ngăn ngừa, đấu tranh, phòng chống tội phạm. -Khác nhau: Thứ tự Khiếu nại Tố cáo Đối - Là các quyết định - Là hành vi vi phạm pháp tượng hành chính, hành vi luật gây thiệt hại hoặc đe hành chính doạ gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ 0,25 điểm quan, tổ chức. Cơ sở - Là quyền, lợi ích hợp - Là tất cả các hành vi vi pháp của bản th n phạm pháp luật gây thiệt hại 2 người khiếu nại khi bị hoặc đe doạ gây thiệt hại 0,25 điểm xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Mục - Là để khôi phục - Là nhằm phát giác, ngăn đích quyền và lợi ích hợp chặn, hạn chế kịp thời mọi pháp của ngư i khiếu hành vi vi phạm pháp luật nại đã bị xâm phạm xâm phạm đến lợi ích nhà hoặc bị thiệt hại nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức 0,5 điểm
  6. Người - Phải có năng lực hành -Là mọi công dân, bất cứ ai, khiếu vi dân sự đầy đủ (từ 18 không phân biệt tuổi tác, nại và tuổi trở lên, không bị nghề nghiệp cũng đều có tố cáo mất năng lực hành vi). quyề tố cáo trước cơ quan, Người chưa có năng lực tổ chức, cá nhân có thẩm hành vi đầy đủ có thể quyền về việc làm vi phạm thực hiện quyền khiếu pháp luật của bất cứ người 0,5 điểm nại thông qua người đại nào, tổ chức, cơ quan nào, diện. gây t iệt hại cho lợi ích của - Người khiếu nại phải nhà nước, tập thể và của là người có quyền, lợi công dân ích hợp pháp có liên quan trực tiếp đến quyết định, hành vi mình khiếu nại. a/ Đặt vấn đề: Ca dao có câu: Mẹ già ở túp lều tranh Sớm thăm, tối viếng cho đành dạ con. 0,5 điểm Lời ca dao là bài học thấm thía về bổn phận trách nhiệm của con cháu đối với ông bà cha mẹ. b/ Giải quyết vấn đề: - Hành vi sớm thăm tối viếng thể hiện sự quan tâm, chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ khi về già của người con hiếu thảo. 0,25 điểm - Hành vi ấy phù hợp với quy định của pháp luật- Điều 64 – Hiến pháp 1992 quy định: “ Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà cha mẹ.” Điều ấy có nghĩa là: 1 điểm + Con cháu có nghĩa vụ yêu quý, kính trọng ông bà, cha mẹ; lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của ông bà, cha mẹ. Nghĩa vụ 3 này của con cháu được thể hiện ở tình cảm và thái độ lễ phép đối với ông bà, cha mẹ; ở sự cảm thông với người Mẹ già ở túp lều tranh; ở sự ân cần chăm sóc ông bà, cha mẹ khi gặp khó khăn, buồn phiền, đau yếu. + Con cháu có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ, đặc biệt khi ông bà, cha mẹ ốm đau, già yếu, bệnh tật: Sớm thăm tối viếng cho đành dạ con. - Lời ca dao khiến ta liên tưởng tới một lời ca dao khác không kém phần cảm động: Đói lòng ăn hột chà là Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng. - Tuy nhiên trong thực tế, vì ích kỷ cá nhân mà không ít người con 0,25 điểm quên mất bổn phận làm con của mình. (Ví dụ cụ thể )Hành vi đó thật đáng lên án. c/ Kết thúc vấn đề: - Lời ca dao thôi thúc ta thực hiện bổn phận làm con trong gia đình. 0,5 - Tuy nhiên không phải đợi đến khi mẹ già mà ngay từ bây Điểm giờ, học sinh cũng có thể làm tốt bổn phận kính yêu và chăm sóc ông bà, cha mẹ của mình (học sinh tự liên hệ ) 4 a/Học sinh giải thích được: Xã hội cần phải có pháp luật vì: 1,5 - Các quy định cả pháp luật nhằm điều chỉnh các mối quan hệ Điểm
  7. xã hội trong moị lĩnh vực của đời sống, giúp xã hội tồn tại và phát triển bình thường. - Nhà nước dùng pháp luật để đảm bảo sao cho mọi hành động của công dân trong xã hội diễn ra trong vòng trật tự. Bất cứ ai vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh. - Pháp luật là phương tiện quản lý nhà nước, quản ký xã hội, là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nếu không có pháp luật, xã hội sẽ bị rối loạn, tính mạng mỗi người dân sẽ bị đe dọa, xã hội ấy sẽ không thể tồn tại được. b/ Mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật vì khi chúng ta nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật không những ta đảm bảo 0,5 quyền lợi cho mình và mọi người mà đồng thời góp phần làm cho điểm xã hội ngày càng ổn định và phát triển. 5 Tình huống a/ Xét cả về tình cảm, đạo đức và pháp lý thì H có nghĩa vụ đóng 0,5 điểm góp một phần thu nhập của mình để nuôi mẹ và các em, thực hiện đạo lý và nghĩa vụ của người con cũng như trách nhiệm của một thành viên trong gia đình b/ Nghiã vụ trên được quy định trong khoản 2 Điều 36 và khoản 2 Điều 44 Luật hôn nhân và gia đình, thể hiện ở 2 nội dung sau: - Con có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ đau ốm, già yếu, bệnh tật. 2 điểm - Con từ đủ 15 tuổi trở lên còn sống chung với gia đình có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; nếu có thu nhập thì đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình.
  8. ĐỀ 3 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN Môn thi: GDCD 8 Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1: (1,5 điểm) Ca dao Việt Nam có câu: " Người sao một hẹn thì nên Người sao chín hẹn thì quên cả mười". a/ Em hiểu gì về ý nghĩa của câu ca dao trên? b/ Câu ca dao trên liên quan đến những phẩm chất đạo đức nào mà em đã được học? Câu 2: ( 2,0 điểm) a/ Em hiểu thế nào là tình bạn trong sáng, lành mạnh? b/ Là học sinh cấp THCS, em hãy cho biết tình bạn trong sáng lành mạnh đã giúp gì cho em trong học tập, rèn luyện và trong cuộc sống? Câu 3: (3,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: " Nếp sống kỷ luật làm cho con người gò bó, mất tự do". Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Câu 4: (3,5 điểm) Bài tập tình huống: Trên đường đi học, Hoa và Hồng phát hiện một thanh niên đang định đổ một xô nước nhờn có màu khác lạ và mùi nồng nặc, khó chịu xuống một hồ nước. a/ Theo em, Hoa và Hồng có thể có những cách ứng xử như thế nào? Hãy nêu mặt lợi, mặt hại và cảm xúc của từng cách ứng xử. b/ Nếu ở trong tình huống của Hoa và Hồng, em sẽ chọn cách ứng xử nào? Vì sao em chọn cách ứng xử đó? Hết
  9. ĐỀ 3 HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN ( Hướng dẫn và biểu điểm gồm 2 trang) Câu Nội dung Điểm Ca dao Việt Nam có câu: " Người sao một hẹn thì nên Người sao chín hẹn thì quên cả mười". 1 a/ Em hiểu gì về ý nghĩa của câu ca dao trên? 2,0đ b/ Câu ca dao trên liên quan đến những phẩm chất đạo đức nào mà em đã được học? a Ca ngợi những người biết giữ lời hứa 0,5 Phê phán những người không biết giữ lời hứa 0,5 Giữ chữ tín; 0,25 b Tự trọng; 0,25 Trung thực; 0,25 Tôn trọng người khác. 0,25 a/ Em hiểu thế nào là tình bạn trong sáng, lành mạnh? 2 b/ Là học sinh cấp trung học cơ sở, em hãy cho biết tình 2đ bạn trong sáng lành mạnh đã giúp gì cho em trong học tập, rèn luyện và trong cuộc sống? Phù hợp với nhau về quan niệm sống; 0,25 a Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau; 0,25 Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm đối với nhau; 0,25 Thông cảm và đồng cảm sâu sắc với nhau. 0,25 Cùng tiến bộ trong học tập và rèn luyện 0,5 b Cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu cuộc sống, biết hoàn thiện 0,5 mình để sống tốt hơn Có ý kiến cho rằng: " Nếp sống kỷ luật làm cho con người 3 gò bó, mất tự do". 3đ Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Không tán thành ý kiến đó 0,5 Giải thích: + Kỷ luật không làm cho con người mất tự do, vì khi con người biết tôn trọng kỷ luật thì sẽ tự nguyện, tự giác chấp hành những quy định chung, không bị ai ép buộc nên sẽ không cảm thấy gò bó, trái lại sẽ cảm thấy vui vẻ, thanh thản 1,25 + Nếu sống không có kỷ luật thì người này sẽ xâm phạm quyền tự do của người khác; sống trong tâm trạng lo lắng, bất an 1,25 Bài tập tình huống: 4 Trên đường đi học, Hoa và Hồng phát hiện một 3,đ thanh niên đang định đổ một xô nước nhờn có màu khác lạ và mùi nồng nặc, khó chịu xuống một hồ nước.
  10. a/ Theo em, Hoa và Hồng có thể có những cách ứng xử như thế nào? Hãy nêu mặt lợi, mặt hại và cảm xúc của từng cách ứng xử. b/ Nếu ở trong tình huống của Hoa và Hồng, em sẽ chọn cách ứng xử nào? Vì sao em chọn cách ứng xử đó? a Có nhiều cách ứng xử khác nhau: + Lờ đi coi như không biết; 0,25 + Ngăn cản không cho người thanh niên đổ nước bẩn xuống hồ và giải thích cho họ hiểu tác hại của việc làm 0,25 của mình sẽ làm ô nhiễm môi trường nếu không được sẽ báo cho người có trách nhiệm. + Báo cho người có trách nhiệm hoặc một người lớn tuổi 0,25 hơn ở gần đó biết; TT cách ứng Mặt lợi Mặt hại Cảm xúc xử 1 Lờ đi coi Không mất Ảnh Ân hận như không thời gian, hưởng môi 0,5 biết. không có trường mâu thuẫn sống 2 Ngăn cản Có thể bảo Mất thời Vui nếu không cho vệ được gian, có ngăn người thanh môi trường thể không chặn 0,5 niên đổ họ hiểu ngăn cản được; nước bẩn được tác hại được hoặc thanh xuống hồ. của việc bị trả thù thản hạnh làm đó phúc 3 Báo cho Ngăn chặn, Mất thời Thanh người có xử lý kịp gian thản, trách nhiệm thời hành vi hạnh 0,5 hoặc một vi phạm phúc khi người lớn làm được tuổi hơn ở việc có gần đó biết. ích b - Chọn cách 2 0,25 - Vì mặt lợi nhiều hơn 0,5 Hết
  11. ĐỀ 4 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 Thời gian làm bài: 120 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (6 điểm) Tự lập là gì? Em hãy nêu những biểu hiện của tính tự lập trong học tập và trong cuộc sống? Hãy giới thiệu một tấm gương học sinh nhờ tự lập đã vươn lên trong học tập và cuộc sống? Câu 2: (6 điểm) Hãy trình bày: - Khái niệm HIV/AIDS? - Các con đường lây truyền HIV/AIDS. - Hãy nhận xét về tình hình lây nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay và đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng đó? Câu 3: ( 4 điểm) Trình bày khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật? Câu 4: (4 điểm) Hãy so sánh sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về: cơ sở hình thành, hình thức thể hiện, biện pháp bảo đảm thực hiện? Hết Cán bộ coi thi không giải thích thêm
  12. ĐỀ 4 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Câu 1: ( 6 điểm) Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau: 6đ - Khái niệm tự lập: Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của 1đ mình, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. 2,5đ - Biểu hiện của tự lập: 1,5đ + Trong học tập: 0,5đ Tích cực suy nghĩ giải quyết khó khăn trong học tập. 0,5đ Tìm tòi ra phương hướng học tập tốt. 0,5đ Chủ động học hỏi, tìm hiểu những kiến thức trong học tập. + Trong cuộc sống: 1đ Không lùi bước trước khó khăn gian khổ. 0,5đ Tự mình tìm cách phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. 0,5đ -Nêu tấm gương học sinh: 2,5đ Nêu được tấm gương phù hợp với yêu cầu của đề, diễn đạt mạch lạc, cảm xúc . Câu 2:( 6 điểm). Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau: - Khái niệm HIV/AIDS: 1,0đ + HIV là tên của một loại vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người. AIDS là giai 0,5đ đoạn cuối của sự nhiễm HIV, thể hiện triệu chứng của các bệnh khác nhau, đe dọa tính mạng con người. + HIV/AIDS đang là một đại dịch của thế giới và Việt Nam. Đó là căn bệnh vô 0,5đ cùng nguy hiểm đối với sức khỏe, tính mạng của con người và tương lai nòi giống của dân tộc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội đất nước. 1,0đ - Các con đường lây nhiễm: 0,25đ * Dùng chung bơm kim tiêm. 0,25đ
  13. * Truyền máu. 0,25đ * Quan hệ tình dục không lành mạnh và an toàn. 0,25đ * Mẹ truyền sang con . 4,0đ - Nhận xét tình hình nhiễm HIV/AIDS và đề ra giải pháp: 2,0đ + Nhận xét tình hình: * Hiện nay tình hình nhiễm HIV/AIDS ở nước ta ngày càng gia tăng với cấp độ 0,5đ nhanh và diễn biến phức tạp 0,5đ * Năm 1990: Phát hiện người nhiễm HIV/AIDS đầu tiên ở Thành phố Hồ Chí 0,5đ Minh. * Tháng 8 năm 2003 có 70780 người nhiễm HIV được phát hiện, 10840 bệnh 0,5đ nhân AIDS và 6065 người chết do AIDS. 2,0đ * Năm 2008 có trên 200000 người nhiễm HIV/AIDS. 0,5đ - Đề xuất giải pháp. 0,5đ + Đẩy mạnh tuyên truyền cho mọi người nâng cao hiểu biết về HIV/AIDS. 0,5đ + Đưa giáo dục HIV/AIDS vào trong trường học. 0,5đ + Xử lý nghiêm các hành vi làm lây truyền HIV/ AIDS. + Không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ; tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS Câu 3: (4 điểm): Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau: 4,0đ - Khái niệm: 1,0đ Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục hoặc cưỡng chế. 2,0đ - Đặc điểm của pháp luật: 0,5đ + Tính quy phạm phổ biến: Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu, những quy tắc sử xự chung mang tính phổ biến. 0,75đ + Tính xác định chặt chẽ: Các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt
  14. chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật. + Tính bắt buộc( tính cưỡng chế): Pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính 0,75đ quyênf lực nhà nước, bắt buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lý theo quy định. 1,0đ - Vai trò của pháp luật: Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lý của nhà nước, quản lý kinh tế, văn hóa xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo công bằng xã hội Câu 4( 4 điểm) Học sinh trình bày được các ý sau: Đạo đức Pháp luật Cơ sở hình thành Đúc kết từ thực tế cuộc ( 1đ) sống và nguyện vọng của Do Nhà nước ban hành nhân dân qua nhiều thế hệ. Các câu ca dao, tục ngữ, Các văn bản pháp luật như bộ cáccâu châm ngôn luật, luật .trong đó quy định Hình thức thể hiện các quyền, nghĩa vụ của công ( 1,5đ) dân, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước Tự giác, thông qua tác Bằng sự tác động của Nhà Biện pháp bảo đảm thực động của dư luận xã hội nước thông qua tuyên truyền, hiện lên án, khuyến khích, khen, giáo dục, thuyết phục hoặc (1,5đ) chê . răn đe, cưỡng chế và xử lí các vi phạm pháp luật
  15. ĐỀ 5 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN GDCD - lớp 8 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian phát đề) Câu 1:( 2 điểm) Hãy trình bày sự hiểu biết của em về ( khái niệm,đặc điểm,bản chất, vai trò) của pháp luật Việt Nam? Câu 2: (3điểm) Bằng hiểu biết của bản thân em hãy cho biết: Tác hại của việc sử dụng trái phép chất cháy,chất nổ và các chất độc hại? Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại, pháp luật nước ta nghiêm cấm các hành vi nào? Theo em học sinh cần phải làm gì để phòng ngừa cho bản thân và góp phần phòng ngừa cho người khác? Câu 3:( 3điểm) Phân biệt pháp luật và kỉ luật? Là học sinh em cần phải làm gì để thực hiện tốt pháp luật và kỉ luật? Em hãy cho một vài ví dụ cụ thể? Câu 4:(2đ) Giải quyết tình huống: Hòa nhặt được chiếc ví trong đó có giấy tờ và một số tiền. Hòa đã vứt các giấy tờ đi, còn tiền thì Hòa giữ lại để đóng học phí. Vận dụng hiểu biết của em về quyền sở hữu của công dân. Em hãy cho biết hành vi của Hòa là đúng hay sai? Vì sao? Nếu em là hòa em sẽ làm gì? Hết
  16. ĐÁP ÁN ĐỀ 5 NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1:( 2đ) - Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành,được nhà Nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. (0,5đ) - Đặc điểm của pháp luật: + Tính quy phạm phổ biến, (0,5đ) + Tính xác định chặt chẽ, + Tính bắt buộc ( tính cưỡng chế) - Bản chất của pháp luật: Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội( chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ) (0,5đ) - Vai trò: Pháp luật là công cụ để quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội,giữ vững chính trị, an toàn xã hội, là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội. (0,5đ) Câu 2: - Tác hại: Gây tổn thất lớn về người, về của, ảnh hưởng tới cá nhân, gia đình và xã hội như:( mất tài sản, bị thương, tàn phế, tử vong), gây ô (1đ) nhiễm môi trường nặng nề. - Đê phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại, pháp luật nước ta đã ban hành những quy định: (1đ) + Cấm tàng trữ, buôn bán, vận chuyển, sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và độc hại. + Người được chuyên chở phải có chuyên môn, phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn. + Chỉ cơ quan, tổ chức cá nhân có nhiệm vụ mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và độc hại. - Nêu được nhiệm vụ của học sinh: + Tự giác tìm hiểu và nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về phòng (1đ) ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và chất độc hại + Tuyên truyền vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt những quy định trên. Câu 3:(3đ) - Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban (0,5đ) hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
  17. - Kỉ luật là những quy định, quy ước của một tập thể, một cộng đồng về những hành vi cần tuân thủ theo, nhằm bảo đảm sự phối hợp hành động thống nhất chặt chẽ của mội người. (0,5đ) - Những quy định của một tập thể phải tuân theo những quy định của pháp luật, không trái pháp luật. (0,5đ) - Những quy định của pháp luật và kỉ luật giúp cho mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hành động. Pháp luật và kỉ luật tạo điều kiện cho mỗi cá nhân và toàn xã hội phát triển theo một định hướng chung. (0,5đ) - Ví dụ: Thực hiện đúng nội quy, quy định của trường đề ra (1đ) Câu 4:(2đ) a) Hành vi của Hòa là sai. (0,25đ) * Giải thích: Quyền sở hữu của công dân gồm có ba quyền cụ thể là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Vậy Hòa không là chủ sở hữu (0,5đ) của chiếc ví nên Hòa không có quyền gì, cụ thể là không có quyền sử dụng và định đoạt với chiếc ví. Nghĩa vụ của công dân là phải tôn trọng tài sản của người khác. (0,25đ) b) Nếu em là Hòa, em sẽ giữ nguyên chiếc ví và tìm cách trả lại cho người mất ví bằng cách: (0,25đ) + Nếu có điều kiện theo địa chỉ tìm đến trao tận tay người bị mất. + Nhờ thầy cô chuyển cho người bị mất. (0,25đ) + Nộp cho cơ quan công an. (0,25đ) (0,25đ)
  18. ĐỀ 6 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI Môn :GDCD Lớp 8 Câu 1:2 điểm - Em hiểu thế nào là lẽ phải ?cho VD minh họa ?theo em ,để trở thành một người biết tôn trọng lẽ phải,chúng ta phải làm gì? Câu 2 :2 điểm - Người pháp có câu ngạn ngữ : ” Hãy nói cho tôi biết bạn của anh là ai,tôi sẽ kết luận anh là người như thế nào”. Em hiểu câu ngạn ngữ đó như thế nào? Câu 3 : 3 điểm - Nghe được thông tin là anh H-người cùng thôn đã bị nhiễm HIV.Ông D trường thôn đến nhà anh H và yêu cầu anh phải báo cáo rõ về tinh hình bệnh tật của mình.Ông cũng yêu cầu gia đình anh H có các biện pháp để cách ly anh H với cộng đồng xung quanh nhằm tránh lây bệnh cho mọi người .Anh H và gia đình đã từ chối yêu cầu của ông D .Em có đồng ý với cách làm của ông D hay không ? Tại sao ? Câu 4 :3 điểm Bị các cơ quan chức năng nhiều lần phát hiện và bắt giữ khi đang tụ tập đua xe trái phép nên A và B đã phải ra kiểm điểm trước tổ dân phố. Sau khi nghe A và B đọc bản tự kiểm điểm, tổ dân phố nhắc nhở, đại diện tổ dân phố mời phụ huynh của A và B phát biểu. Bà C mẹ của A cho rằng con bà “ chỉ là do hiếu kỳ chạy theo xem nhóm đua xe mà bị bắt oan, việc kiểm điểm A trước tổ dân phố là không đúng “. Bố của B lại cho rằng : “ có con bị kiểm điểm tôi rất đau lòng nhưng dù sao tôi cũng xin cảm ơn việc xử lí của cơ quan công an và những đóng góp, giáo dục của mọi người” . Em đồng ý với thái độ của phụ huynh nào? Tại sao?
  19. ĐỀ 6 ĐÁP ÁN Câu 1: 2 điểm Lẽ phải là những điều đúng đắn ,phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội .VD:Con cái phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ;trong cuộc sống phải biết yêu thương đùm bộc nhau Để trở thành một người biết tôn trọng lẽ phải, chúng ta phải biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải; biết tôn trọng sự thật,đồng tình và ủng hộ những ý kiến quan điểm việc làm đúng; có thái độ phê phán đối với những ý kiến, quan điểm, việc làm sai trái Câu 2 :2 điểm Câu ngạn ngữ nói lên rằng ,có thể đánh giá được một người thông qua bè bạn của người đó.Bởi vì trong quá trình xây dựng tình bạn ,các thành viên thường có những diểm chung về tính cách ,quan diểm ,lý tưởng .Qua đây ,câu ngạn ngữ khuyên chúng ta phải biết chọn lựa bạn tốt để mà kết giao. Câu 3 :3 điểm Em không đồng ý với cách làm của ông D .Bởi vì người nhiễm HIV có quyền được chăm sóc tại gia đình và sống hòa nhập với cộng đồng .Ngoài ra, anh H không có nghĩa vụ phải báo cáo về bệnh tật của mình với trưởng thôn .Cảm thông gần gũi và tạo điều kiện để người nhiễm HIVhòa nhập với cộng đồng mới chính là biện pháp tốt để góp phần ngăn chận đại dịch này. Câu 4 : 3 điểm Trong trường hợp trên, em đồng ý với thái độ của bố B bởi vì hành vi của B là vi phạm pháp luật. Vì thế, việc đưa B ra tổ dân phố để kiểm điểm và nhắc nhở là đúng. Đồng thời thái độ của bố B cho thấy ông đã nhận thấy lỗi của mình và thấy cần có trách nhiệm với việc giáo dục con cái