Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 3: Sự điện li

docx 4 trang thaodu 5080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 3: Sự điện li", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_3_su_dien_li.docx

Nội dung text: Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 3: Sự điện li

  1. GIÁO ÁN HOÁ HỌC 11 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Thầy cô có nhu cầu giao lưu xin liên hệ email: ch_luuthanhdu@yahoo.com Khối 10: 400K; khối 11 400K; khối 12: 400K Thầy cô giao lưu cả 3 khối 900K ĐT/Zalo: 0919.064.357 Chương 1: SỰ ĐIỆN LI Bài 1 (Tiết 3): SỰ ĐIỆN LI I/ MỤC TIÊU: 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng a) Kiến thức: HS biết được - Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li. b) Kỹ năng: - Làm và quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li. - Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu. - Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu. c) Thái độ: - Xây dựng thái độ học tập tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch. - Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh. d) Tích hợp: Môn Vật lí, hóa học 11 2. Mục tiêu phát triển năng lực Định hướng các năng lực được hình thành: - Năng lực tự học. - Năng lực hợp tác - quản lý - Năng lực đề xuất và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. - Năng lực thực hành hóa học. - Năng lực sáng tạo. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN - Kĩ năng lắng nghe tích cực. - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên -Dụng cụ, hóa chất để HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm: cốc đựng nước cất, dd saccarozơ, dd NaOH, dd NaCl, dd CH3COOH 0,1M, dd HCl 0,1M, dụng cụ thử điện, khay đựng hóa chất và dụng cụ. -Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm, giấy A0, bút lông. -Bảng tính tan, phiếu học tập. -Trình chiếu Powerpoint. 2. Học sinh - Sách giáo khoa hóa 11. - Chuẩn bị theo các yêu cầu của GV. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Phát hiện và giải quyết vấn đề. - Học theo góc, học tập hợp tác. - Kỹ thuật khăn trải bàn, thảo luận nhóm. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. KTBC: Không KT Trang 1
  2. GIÁO ÁN HOÁ HỌC 11 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 3. Khám phá: Ở học kì I lớp 11 này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các kiến thức của phần hóa vô cơ. Đặc biệt, chương I của chúng ta sẽ liên quan đến những kiến thức về phần nguyên tử của lớp 10. 4. Kết nối: Chúng ta thấy rằng nước cất thì không dẫn điện nhưng nước tự nhiên: ao hồ, nước mưa thì có? Để tìm hiểu về điều này chúng ta sẽ tìm hiểu qua Bài 1: Sự điện li. Hoạt động 1. Khởi động. Thời Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Năng lực hình thành gian cho HS 5’ - Ổn định tổ chức. - Ngồi theo nhóm. - Năng lực tự học - Giới thiệu các góc và các nhiệm - Quan sát và lắng nghe - Năng lực sử dụng vụ cụ thể ở mỗi góc (4 góc) - Nghiên cứu các nhiệm ngôn ngữ hóa học. - Hướng dẫn HS nghiên cứu và lựa vụ cụ thể và lựa chọn chọn các góc góc theo tổ Hoạt động 2. Tổ chức học tập theo các góc. (Tìm hiểu hiện tượng điện li và phân loại các chất điện li) Thời Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Năng lực hình thành gian cho HS 25’ - Yêu cầu các tổ thực hiện nhiệm- Thực hiện nhiệm vụ theo - Năng lực tự học. vụ ở các góc, mỗi góc trong nhóm tại các góc học tập. - Năng lực hợp tác - thời gian 5’ rồi luân chuyển Sử dụng kỹ thuật “khăn quản lý sang các góc khác trải bàn”. - Thứ tự luân chuyển các góc - Năng lực thực hành như sau: hóa học. - 1→2→3→4 - Năng lực sử dụng - 2→1→4→3 ngôn ngữ hóa học. - 3→4→1→2 - Năng lực đề xuất và - 4→3→2→1 giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. Hoạt động 3. Trưng bày sản phẩm và tổng kết. Thời Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Năng lực hình thành cho gian HS 10’ - Hướng dẫn các tổ thực hiện - Trưng bày sản phẩm- - Năng lực sử dụng ngôn nhiệm vụ và trưng bày sản của nhóm lên bảng. ngữ hóa học. phẩm - Tổng kết lại cho HS Góc 1: Góc trải nghiệm 1 HS tiến hành thí nghiệm về “Hiện tượng điện li” theo nhóm, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét cần thiết. Dưới đây là phiếu học tập cho góc trải nghiệm PHIẾU HỌC TẬP: GÓC TRẢI NGHIỆM 1 Trang 2
  3. GIÁO ÁN HOÁ HỌC 11 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Tiến hành TN: Tính dẫn điện của nước cất, dung dịch đường saccarozơ, dung dịch NaOH, dung dịch HCl, dung dịch muối ăn (NaCl) Cho 5 cốc đã chuẩn bị sẵn và dán nhãn là: nước cất, dung dịch saccarozơ, dung dịch NaOH, dung dịch HCl, dung dịch NaCl. Cho dụng cụ thử điện lần lượt vào các cốc. Quan sát bóng đèn của dụng cụ thử điện ở mỗi cốc. Cốc đựng dung dịch nào làm bóng đèn sáng? Cốc đựng dung dịch nào không làm đèn sáng? Từ đó rút ra kết luận về khả năng dẫn điện của các dung dịch trong cốc? Góc 2: Góc phân tích 1 HS đọc tài liệu SGK về “Hiện tượng điện li” và tài liệu tham khảo để trả lời câu hỏi và rút ra kiến thức mới cần lĩnh hội. PHIẾU HỌC TẬP: GÓC PHÂN TÍCH 1 Nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: - Vận dụng kiến thức dòng điện đã học lớp 9 và SGK. Giải thích nguyên nhân tính dẫn điện của các dd axit, bazơ, muối? → Rút ra khái niệm sự điện li, chất điện li? - Vận dụng kiến thức về ion (Hóa học 10). Hãy biểu diễn sự điện li của dung dịch NaOH, dung dịch HCl, dung dịch NaCl bằng phương trình điện li? Góc 3: Góc trải nghiệm 2 HS tiến hành thí nghiệm về “Phân loại các chất điện li” theo nhóm, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét cần thiết. Dưới đây là phiếu học tập cho góc trải nghiệm PHIẾU HỌC TẬP: GÓC TRẢI NGHIỆM 2 Tiến hành TN: Khả năng dẫn điện của dung dịch CH3COOH 0,1M, dung dịch HCl 0,1M Cho 2 cốc đựng dung dịch axit đã chuẩn bị sẵn và dán nhãn là: dung dịch CH3COOH 0,1M, dung dịch HCl 0,1M. Cho dụng cụ thử điện lần lượt vào các cốc. Nhận xét độ sáng của đèn ở mỗi cốc đựng dung dịch? Từ đó cho biết khả năng dẫn điện của dung dịch nào tốt hơn? Nồng độ ion trong dung dịch nào lớn hơn (HCl 0,1M hay CH3COOH 0,1M) ? Rút ra kết luận gì về số phân tử phân li ra ion của dung dịch HCl và CH3COOH khi cùng nồng độ là 0,1M? Góc 4: Góc phân tích 2 HS đọc tài liệu SGK về “Phân loại các chất điện li” và tài liệu tham khảo để trả lời câu hỏi và rút ra kiến thức mới cần lĩnh hội. PHIẾU HỌC TẬP: GÓC PHÂN TÍCH 2 Nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: - Dựa vào khả năng phân li ra ion, người ta chia chất điện li thành những loại nào? - Nêu khái niệm chất điện li mạnh và chất điện li yếu - Sắp xếp các dd sau vào nhóm chất điện li mạnh và yếu: HCl, CH3COOH, Mg(OH)2, KOH, KCl, HgCl2. Sau đó biểu diễn sự điện li của các chất theo từng nhóm bằng phương trình điện li? TỔNG KẾT I. HIỆN TƯỢNG ĐIỆN LI. 1. Thí nghiệm: - Nước cất, dd saccarozơ không dẫn điện. - Dung dịch HCl, dd NaOH, dd NaCl dẫn điện. 2. Nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ và muối trong nước: - Do trong dung dịch axit, bazơ, muối có chứa các ion chuyển động tự do. * Định nghĩa: - Quá trình phân li các chất trong nước ra ion là sự điện li. Những chất tan trong nước phân li ra ion được gọi là những chất điện li. * Sự điện li được biểu diễn bằng phương trình điện li. VD: NaCl Na+ + Cl- NaOH Na+ + OH- HCl H+ + Cl- Trang 3
  4. GIÁO ÁN HOÁ HỌC 11 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH * Chú ý: Nhiều chất mặc dù không tan trong nước nhưng khi nóng chảy vẫn phân li ra ion, nên ở trạng thái nóng chảy chúng vẫn dẫn điện được. II. PHÂN LOẠI CÁC CHẤT ĐIỆN LI 1. Thí nghiệm: SGK Đèn ở cốc đựng dung dịch HCl 0,1 M sáng mạnh hơn đèn ở cốc đựng dung dịch CH3COOH 0,1M. 2. Chất điện li mạnh và chất điện li yếu: a. Chất điện li mạnh: - Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra ion. - Những chất điện li mạnh là: + Các axit mạnh HCl, HNO3, H2SO4, HClO4 + Các bazơ mạnh NaOH, KOH, Ba(OH)2 + Hầu hết các muối. - Phương trình điện li: dùng dấu “ ” VD: HCl H+ + Cl- b. Chất điện li yếu: - Là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hoà tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dd. - Những chất điện li yếu: + Các axit yếu: CH3COOH, H2SO3, HF . + Các bazơ yếu: Bi(OH)3, Mg(OH)2 + Muối của Hg: HgCl2, Hg(CN)2 - Phương trình điện li: dùng dấu “⇌ ” VD: - + CH3COOH CH3COO + H - Quá trình phân li của chất điện li yếu là quá trình cân bằng động, tuân theo nguyên lí Lơ Satơliê. VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH Câu 1: Trường hợp nào dưới đây dẫn được điện? A. NaF rắn, khan B. DD glucozơ C. Nước biển D. DD ancol etylic Hãy giải thích câu hỏi đặt ra ở đầu bài? Khác với nước nguyên chất không dẫn điện thì nước ao, hồ, sông, biển thường hòa tan các ion và các muối khoáng trong đất nên có khả năng phân li ra ion. Vì vậy, chúng dẫn điện được. Câu 2: Chất nào sau đây không dẫn điện được? A. CaCl2 nóng chảy B. NaOH nóng chảy C. HBr hòa tan trong nước D. KCl rắn, khan Câu 3: Dãy nào dưới dây chỉ gồm chất điện li mạnh? A. HBr, Na2S, Mg(OH)2, Na2CO3 B. HNO3, H2SO4, KOH, K2SO3 C. H2SO4, NaOH, Ag3PO4, HF D. Ca(OH) 2, KOH, CH3COOH, NaCl Câu 4: Trong dung dịch axit axetic (CH3COOH) có những phần tử nào? + - + - A. CH3COOH, H , CH3COO , H2O B. H , CH3COO + - - + C. H , CH3COO , H2O D. CH3COOH, CH3COO , H VII. Dặn dò: - Chép lại bài vào vở và học bài - Làm các bài tập SGK/7 - Đọc trước bài mới để trả lời vấn đề gợi mở Trang 4