Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_10_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2019_2020.docx
Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020
- Ngày soạn: 24/08/2019 Tiết 1,2 - Đọc văn TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM A. Mức độ cần đạt: Giúp học sinh: - Thấy được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: Văn học dân gian và văn học viết. - Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết. - Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học. Trọng tâm: 1. Kiến thức: Những bộ phận hợp thành, tiến trình phát triển của văn học Việt Nam và tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam trong văn học. 2. Kĩ năng: Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc. 3. Thái độ: Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học được học. Từ đó, có lòng say mê với văn học nước nhà. Tích hợp BVMT: Con người Việt Nam qua văn học: Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo tồn môi trường văn hoá, xây dựng môi trường xã hội tốt đẹp. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Thiết bị dạy học: Bảng phụ. - Học liệu: Phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: - HS đọc lại bài tổng kết văn học Việt Nam trong Ngữ văn 9, tập hai. - HS đọc Ngữ văn 10, tập một và soạn bài ở nhà, rút ra các hệ thống luận điểm, sử dụng kiến thức về tác giả, tác phẩm cụ thể đã được học trong chương trình THPT để minh hoạ cho các luận điểm. C. Tổ chức các hoạt động học tập: 1. Ổn định lớp: (2 phút) Kiểm tra sĩ số HS ( có mặt vắng mặt )
- 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5phút) Kiểm tra vở soạn của HS ( 3 - 5 HS). 3. Tiến trình bài học: Tiết 1 Hoạt động 1: Tạo tâm thế (2 phút) GV dẫn vào bài mới: Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu tổng quan văn học Việt Nam. Hoạt động 2: Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam (15 phút) - GV sử dụng phương pháp vấn đáp. - Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân. Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt các bộ phận hợp thành của văn học Nam: Việt Nam. Văn học dân gian và văn học viết. GV: Văn học Việt Nam được hình thành bởi những bộ phận nào? HS làm việc cá nhân và trả lời. Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn học dân gian. 1. Văn học dân gian: GV: Văn học dân gian do ai sáng - Văn học dân gian là những sáng tác tập thể và tác, bao gồm những thể loại nào, có truyền miệng của nhân dân lao động. những đặc trưng gì tiêu biểu? - Văn học dân gian bao gồm các thể loại: Thần HS làm việc cá nhân, trình bày. thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao-dân ca, vè, truyện thơ, chèo - Đặc trưng tiêu biểu: Tính truyền miệng; Tính tập thể và sự gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng (Tính thực hành) 2. Văn học viết: Bước 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu Văn học viết là sáng tác của tri thức, được ghi
- văn học dân gian. lại bằng chữ viết. Là sáng tạo của cá nhân, tác phẩm văn học viết mang dấu ấn của tác giả. GV: Văn học viết do ai sáng tác, được tồn tại bằng những dạng chữ a. Chữ viết: viết nào? bao gồm những thể loại Văn học viết Việt Nam từ xưa đến nay được nào? viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. HS làm việc cá nhân, trình bày. b. Hệ thống thể loại: - Thời kì trung đại: Trong văn học chữ Hán: Văn xuôi (Truyện kí, tiểu thuyết chương hồi), văn biền ngẫu (phú, cáo, văn tế), thơ (cổ phong, Đường luật, từ khúc ). Trong văn học chữ Nôm: phần lớn là các thể loại thơ (Thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói) và văn biền ngẫu. - Thời kì hiện đại: Giữa loại hình và loại thể có sự phân cách tương đối rõ ràng. Loại hình tự sự có: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí. Loại hình trữ tình có thơ trữ tình, trường ca. Loại hình kịch có: kịch nói, kịch thơ Hoạt động 3: Quá trình phát triển của nền văn học viết Việt Nam (21 phút) - GV sử dụng phương pháp vấn đáp, gợi mở. - Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân. Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm II. Quá trình phát triển của nền văn học viết hiểu về quá trình phát triển của Việt Nam: văn học: Văn học trung đại. 1. Văn học trung đại (Từ thế kỷ X đến thế kỷ GV: Trình bày đặc điểm của văn XIX). học trung đại ? (Về hoàn cảnh, - Hoàn cảnh: Xã hội phong kiến hình thành và văn tự, sự ảnh hưởng của các học
- thuyết, tác giả, thể loại, thi pháp, suy thoái, công cuộc dựng nước và giữ nước của thành tựu tiêu biểu) dân tộc. HS hoạt động cá nhân, trả lời. - Văn tự: Chữ hán và chữ nôm. - Chịu ảnh hưởng của các học thuyết lớn: Nho, phật, tư tưởng Lão – Trang. - Tác giả: Chủ yếu là nhà nho. - Thể loại: Tiếp nhận từ văn học Trung Quốc. Ngoài ra còn các thể loại sáng tạo của dân tộc: thơ lục bát, hát nói - Thi pháp: lối viết ước lệ, sùng cổ, phi ngã. - Thành tựu: Thơ văn yêu nước và thơ thiền Lí - trần, thơ văn Nguyễn Trãi 2. Văn học hiện đại (Từ thế kỷ XX đến nay). Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về văn học hiện đại. - Hoàn cảnh: Công cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước GV: Văn học hiện đại có đặc và sự nghiệp đổi mới từ năm 1986 đến nay dưới điểm gì khác so với văn học trung sự lãnh đạo của Đảng. đại? ( Hoàn cảnh, văn tự, tác giả, đời sống văn học, thể loại, thi - Văn tự: Chủ yếu chữ quốc ngữ. pháp, thành tựu văn học). - Giao lưu quốc tế rộng rãi hơn. HS làm việc cá nhân và trả lời. - Về tác giả: Đã xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, sáng tác thơ làm nghề nghiệp. - Về đời sống văn học: Nhờ có báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đi vào đời sống nhanh hơn, mối quan hệ qua lại giữa độc giả và tác giả mật thiết hơn, đời sống văn học sôi nổi, năng động hơn. - Về thể loại: Thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói dần thay thế hệ thống thể loại cũ, tuy một vài thể loại của văn học trung đại vẫn còn, song không đóng vai trò chủ đạo. - Về thi pháp: Theo lối viết hiện thực, đề cao cá
- tính sáng tạo, đề cao cái tôi cá nhân (cái tôi cá nhân dần được khẳng định) - Thành tựu: Thơ mới, tiểu thuyết tự lực văn đoàn văn học hiện thực phê phán. => Tóm lại, văn học viết Việt Nam từ khi ra đời đã không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể gắn liền với các tên tuổi: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Xuân Diệu, Tố Hữu, Hồ Chí Minh, Nguyên Ngọc, Tô Hoài GV: Em có nhận xét gì về sự phát triển của văn học viết Việt Nam? HS khái quát, trả lời. Tiết 2 Hoạt động 4: Con người Việt Nam qua văn học (42 phút) - GV sử dụng phương pháp nêu vấn đề. - Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân. Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: GV hưóng dẫn HS tìm III. CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA VĂN hiểu con người Việt Nam qua văn HỌC: học: Con người Việt Nam trong 1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế quan hệ với thế giới tự nhiên. giới tự nhiên: GV: Văn học thể hiện như thế - Tình yêu thiên nhiên là một trong những nội nào về mối quan hệ của con dung quan trọng của văn học Việt Nam: người đối với thế giới tự nhiên? + Trong VHDG: Những hình ảnh như: núi sông, HS hoạt động cá nhân trả lời. đồng lúa, cánh cò, ánh trăng, dòng suối, gió mây, cây đa, bến nước thường xuyên xuất
- hiện. + Trong VHTĐ: Hình tượng thiên nhiên gắn liền với những tư tưởng đạo đức, thẩm mĩ, gắn liền với những nhân cách cao đẹp, lí tưởng thanh cao không màng danh lợi của các nhà nho. + Trong VHHĐ: Hình tượng thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, đặc biệt là tình yêu lứa đôi. 2. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia Bước 2: GV hưóng dẫn HS tìm dân tộc: hiểu con người Việt Nam trong - Văn học thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự quan hệ quốc gia dân tộc. hào dân tộc của con người Việt Nam. Đây là một GV nêu vấn đề: Văn học thể hiện đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam. như thế nào về mối quan hệ của + VHDG: Tình yêu làng xóm, quê cha đất tổ, con người đối với quốc gia, dân nơi chôn nhau cắt rốn, sự căm ghét các thế lực tộc? xâm lược (Làng ta phong cảnh ) HS trả lời. + VHTĐ: Ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc. Ví dụ: Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo + VHHĐ: Gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giai cấp và lí tưởng XHCN. Ví dụ: Đất nước đứng lên, Vợ chồng A Phủ =>Tóm lại, lòng yêu nước trong văn học Việt Nam thể hiện qua tình yêu quê hương, niềm tự hào về truyền thống văn hoá dân tộc, về lịch sử dựng nước và giữ nước, đặc biệt qua ý chí căm thù quân xâm lược và tinh thầm dám hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. 3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội: - Nhìn thẳng vào thực tại với tinh thần nhận thức, phê phán và cải tạo xã hội là yếu tố thể hiện mối quan hệ của con người Việt Nam đối với xã hội. Bước 3: GV hưóng dẫn HS tìm - Văn học thể hiện sự mong muốn của con người
- hiểu con người Việt Nam trong về một xã hội tốt đẹp, đó là xã hội công bằng, quan hệ xã hội. không có người bóc lột người và con người sống với nhau trong tình yêu thương nhân ái. GV nêu vấn đề: Văn học thể hiện như thế nào về con người trong + VHDG: Xuất hiện hình ảnh ông tiên, ông bụt, mối quan hệ với xã hội? những chàng hoàng tử giàu lòng thương người HS trả lời. + VHTĐ: Đó là ước mơ về một xã hội Nghiêu- Thuấn (Chừng nào thánh đế ân soi thấu. Một trận mưa nhuần rửa núi sông). + VHHĐ: Khát vọng giải phóng dân tộc và ước mơ xây dựng cuộc sống mới. - Trong mối quan hệ ấy, văn học đã phê phán, đả kích, lên án cái xấu, sự bất công trong xã hội, luôn bênh vực những người nghèo khổ, những con người bất hạnh và ca ngợi cái đẹp, cái Chân- Thiện - Mĩ trong xã hội. Đó chính là giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của văn học Việt Nam. 4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân: - Tuỳ từng thời kì lịch sử khác nhau, con người GV phát vấn: Trong mối quan hệ xuất hiện trong văn học có ý thức về bản thân ấy văn học đã thể hiện điều gì? khác nhau: HS trả lời. + Trong hoàn cảnh đấu tranh chống ngoại xâm và cải tạo thiên nhiên, con người đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân, thể hiện tinh thần hi sinh cái tôi cá nhân, xem thường mọi cám dỗ vật chất, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ chính nghĩa, coi cái chết nhẹ như lông hồng. Bước 4: GV hưóng dẫn HS tìm + Trong những hoàn cảnh khác, con người cá hiểu con người Việt Nam và ý nhân lại được đề cao, đã có ý thức về quyền thức về bản thân sống cá nhân, quyền được hưởng hạnh phúc và tình yêu, ý nghĩa của cuộc sống trần thế đích GV nêu vấn đề: Trong văn học, thực nhưng không cực đoan. con người ý thức về bản thân mình như thế nào? HS trả lời.
- D. Tổng kết và hướng dẫn học tập (3 phút) 1. Tổng kết: - Văn học Việt Nam có hai bộ phận lớn: văn học dân gian và văn học viết. - Văn học viết VN gồm văn học trung đại và văn học hiện đại, phát triển qua ba thời kì, thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người VN. - VHVN thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm chính trị, văn hoá, đạo đức, thẩm mĩ gia dân tộc, quan hệ xã hội và trong ý thức bản thân. 2. Hướng dẫn học tập: - Học bài và soạn bài mới: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. - Nhớ đề mục, các luận điểm chính bài tổng quan văn học VN. - Sơ đồ hoá các bộ phận của văn học VN. - Anh (chị) hãy chọn một số tác phẩm được học trong chương trình THCS để minh hoạ cho các nhận định về con người VN qua văn học. - Đọc thêm một số tài liệu: kĩ năng đọc hiểu ngữ văn 10. F. Bổ sung, rút kinh nghiệm:
- Ngày soạn: 26/08/2 Tiết 3 - Tiếng Việt HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ A. Mức độ cần đạt: Giúp học sinh: - Nắm được những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ( bản chất, về các nhân tố giao tiếp, hai quá trình) - Nâng cao những kĩ năng trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở cả hai quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản, trong đó có kĩ năng sử dụng và lĩnh hội các phương tiện ngôn ngữ. Trọng tâm: 1. Kiến thức: - Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: mục đích (trao đổi thông tin về nhận thức, tư tưởng, tình cảm ) và phương tiện (ngôn ngữ). - Hai quá trình hoạt đông giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản (nói hoặc viết) và lĩnh hội văn bản (nghe hoặc đọc). - Các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp. 2. Kĩ năng: - Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp. - Những kĩ năng trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu. 3. Thái độ: Có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Kĩ năng sống: - Kĩ năng giao tiếp. - Kĩ năng ra quyết định. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên:
- - Giáo án, TLTK. - Học liệu: Phiếu học tập. Giấy Ao. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, tài liệu tham khảo: Giúp em tự học ngữ văn 10 (NXBGD, 2007). C. Tổ chức các hoạt động học tập: 1. Ổn định lớp: (2 phút) Kiểm tra sĩ số HS ( có mặt vắng mặt ) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Con người VN trong quan hệ với thế giới tự nhiên được biểu hiện như thế nào trong văn học? - Tình yêu thiên nhiên là một trong những nội dung quan trọng của văn học Việt Nam: + Trong VHDG: Những hình ảnh như: núi sông, đồng lúa, cánh cò, ánh trăng, dòng suối, gió mây, cây đa, bến nước + Trong VHTĐ: Hình tượng thiên nhiên gắn liền với những tư tưởng đạo đức, thẩm mĩ, gắn liền với những nhân cách cao đẹp, lí tưởng thanh cao không màng danh lợi của các nhà nho. + Trong VHHĐ: Hình tượng thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, đặc biệt là tình yêu lứa đôi 3. Tiến trình bài học: Hoạt động 1: Tạo tâm thế (2 phút) GV dẫn vào bài mới: Trong cuộc sống hàng ngày, con người giao tiếp với nhau bằng phương tiện vô cùng quan trọng. Đó là ngôn ngữ, không có ngôn ngữ thì không thể có kết quả cao của bất cứ hoàn cảnh giao tiếp nào. Bởi vì giao tiếp luôn luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh và nhân vật giao tiếp. Để thấy được điều đó, chúng ta tìm hiểu bài học hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Hoạt động 2: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (20 phút) - GV sử dụng phương pháp vấn đáp. - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: GV hướng dẫn HS làm I. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn bài 1. ngữ:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu 1. Bài 1: cầu HS đọc văn bản “ Hội nghị a. Nhân vật giao tiếp: Vua Trần và các bô lão. Diên Hồng”, lần lượt tìm hiểu câu hỏi và yêu cầu HS trả lời. - Vua là người lãnh đạo tối cao của đất nước, các bô lão là người đại diện cho nhân dân. HS thảo luận theo nhóm và trình bày. - Mối quan hệ: Vua - tôi. b. Hoạt động đổi vai: - Khi Vua là người nói, khi Vua lại là người nghe và ngược lại các bô lão khi là người nghe và khi là người nói. - Người nói (vua) hỏi: Khi giặc đến thì nên làm gì? Người nghe (các bô lão) tranh nhau nói => Giữa vua và các bô lão đã có sự đổi vai. c. Hoàn cảnh giao tiếp: diễn ra tại điện Diên Hồng, đời nhà Trần. Lúc này đất nước ta đang trong hoàn cảnh sắp có giặc Nguyên Mông xâm lược và thế lực của chúng rất mạnh. d. Nội dung giao tiếp: Thảo luận về tình hình đất nước bị gịăc ngoại xâm đe doạ và bàn bạc về sách lược đối phó. e. Mục đích giao tiếp: Bàn bạc để tìm ra và thống nhất sách lược đối phó với quân giặc. Cuộc giao tiếp ấy đã đạt được mục đích (thống nhất): Đánh. d. Phương tiện và cách thức giao tiếp: Ngôn ngữ nói và nói rất rõ ràng, dõng dạc. 2. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? - Hoạt động giao tiếp: là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu hành chủ yếu ở phương tiện ngôn ngữ (nói và thế nào là hoạt động giao tiếp viết) nhằm thực hiện những mục đích về nhận bằng ngôn ngữ? thức, tình cảm và hành động
- GV: Từ tìm hiểu ngữ liệu trên, - Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình: Tạo hãy cho biết thế nào là hoạt động lập văn bản (do người nói, viết thực hiện) và lĩnh giao tiếp bằng ngôn ngữ? Hoạt hội văn bản (do người nghe, người đọc thực động giao tiếp gồm mấy quá hiện). Hai quá trình này diễn ra trong quá trình trình? Các nhân tố của hoạt động tương tác lẫn nhau. giao tiếp? - Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của HS thảo luận theo nhóm, trả lời. các nhân tố: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp. . Hoạt động 3: Luyện tập (13 phút) - GV sử dụng phương pháp vấn đáp. - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: GV hướng dẫn HS luyện Luyện tập. tập. Nhân vật giao tiếp. a. Nhân vật giao tiếp: GV gợi dẫn để HS nhớ lại văn - Người viết: tác giả SGK có lứa tuổi cao hơn, bản vừa học: tổng quan văn học có nghề nghiệp là nghiên cứu và giảng dạy văn VN. GV nêu câu hỏi trong SGK học. để HS trả lời. - Người đọc: HS lớp 10, lứa tuổi thấp hơn, vốn HS thảo luận theo nhóm và trả sống, trình độ văn hoá thấp hơn. lời. Bước 2: Hoạt động giao tiếp. GV nêu câu hỏi trong SGK để HS trả lời. b. Hoạt động giao tiếp được tiến hành trong hoàn cảnh của nền giáo dục VN, trong nhà HS thảo luận theo nhóm và trả trường ở thời điểm xã hội VN hiện nay. Đó là lời. hoàn cảnh giao tiếp quy thức: có kế hoạch, có tổ chức, theo nội dung chương trình đào tạo nhà trường. Bước 3: Nội dung giao tiếp. c. Nội dung giao tiếp: Thuộc lĩnh vực văn học. GV nêu câu hỏi trong SGK để HS Nội dung đó là: trả lời. - Các bộ phận hợp thành của văn học VN. HS thảo luận theo nhóm và trả
- lời. - Quá trình phát triển của văn học VN. Bước 4: Mục đích. - Con người VN qua văn học. GV nêu câu hỏi trong SGK để d. Mục đích: HS trả lời. - Người viết trình bày một cách tổng quan một HS thảo luận theo nhóm và trả số vấn đề cơ bản về văn học VN cho HS lớp 10. lời. - HS tiếp nhận, lĩnh hội những kiến thức cơ bản về VHVN đồng thời có thể rèn luyện và nâng cao kĩ năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng văn học, kĩ năng xây dựng và tạo lập văn bản văn học. Bước 5: Phương tiện và cách e. Phương tiện và cách thức tổ chức văn bản. thức tổ chức văn bản. - Dùng số lượng thuật ngữ văn học lớn. GV nêu câu hỏi trong SGK để HS - Câu văn mang đặc điểm của văn bản khoa học: trả lời. cấu tạo phức tạp, nhiều thành phần, nhiều vế HS thảo luận theo nhóm và trả nhưng mạch lạc. lời. - Kết cấu văn bản rõ ràng: Hệ thống đề mục lớn nhỏ, hệ thống luận điểm chặt chẽ, dùng các chữ số đánh dấu đề mục D. Tổng kết và hướng dẫn học tập: (3 phút) 1. Tổng kết: - Hoạt động giao tiếp: là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu ở phương tiện ngôn ngữ (nói và viết) nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm và hành động - Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình: Tạo lập văn bản (do người nói, viết thực hiện) và lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện). Hai quá trình này diễn ra trong quá trình tương tác lẫn nhau. - Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp. 2. Hướng dẫn học tập: - Học bài và soạn bài mới: Khái quát văn học dân gian.
- Ngày soạn: 30/08/2019 Tiết 4 - Đọc văn KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM A. Mức độ cần đạt: Giúp học sinh: - Nắm được những nét khái quát về văn học dân gian Việt Nam cùng với những giá trị to lớn, nhiều mặt của bộ phận văn học này. - Biết yêu mến, giữ gìn, trân trọng, phát huy văn học dân gian. Trọng tâm: 1. Kiến thức: - Khái niệm văn học dân gian. - Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. - Những thể loại chính của văn học dân gian. - Những giá trị chủ yếu của văn học dân gian. 2. Kĩ năng: - Nhận thức khái quát về văn học dân gian. - Có cái nhìn tổng quát về văn học dân gian Việt Nam. 3. Thái độ: Biết yêu mến, giữ gìn, trân trọng, phát huy văn học dân gian. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án, TLTK. - Học liệu: Phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc lại các bài “Ôn tập văn học dân gian” “Ôn tập ca dao” trong chương trình ngữ văn THCS.
- - HS đọc ngữ văn 10 tập một và soạn bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi SGK. - Sưu tầm một số tranh, ảnh về lễ hội truyền thống và ca hát dân gian. C. Tổ chức các hoạt động học tập: 1. Ổn định lớp: (2 phút) Kiểm tra sĩ số HS ( có mặt vắng mặt ) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Mỗi hoạt động giao tiếp gồm mấy quá trình? Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố nào? - Hoạt động giao tiếp: là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu ở phương tiện ngôn ngữ (nói và viết) nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm và hành động - Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình: Tạo lập văn bản (do người nói, viết thực hiện) và lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện). Hai quá trình này diễn ra trong quá trình tương tác lẫn nhau. - Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp. 3. Tiến trình bài học: Hoạt động 1: Tạo tâm thế (2 phút) GV dẫn vào bài mới: Ở THCS, chúng ta mới được học các tác phẩm văn học dân gian đơn lẻ và cụ thể, mới được ôn tập, hệ thống hoá bước đầu ở các tiết ôn tập từng thể loại. Ở tiết học này, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu một số vấn đề khái quát, cơ bản nhất của bộ phận văn học dân gian Việt Nam. Hoạt động 2: Đặc trưng cơ bản của VHDG Việt Nam (10 phút) - GV sử dụng phương pháp vấn đáp. - Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân. Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm I. Đặc trưng cơ bản của VHDG Việt Nam hiểu đặc trưng cơ bản của VHDG 1. VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn Việt Nam. VHDG có tính truyền từ truyền miệng (tính truyền miệng) miệng. - Không lưu hành bằng chữ viết, truyền từ người HS trả lời. này sang người kia, nơi này sang nơi nọ, đời này GV: Em hiểu như thế nào là tính
- truyền miệng? qua đời khác. Quá trình truyền miệng của - Quá trình truyền miệng được thể hiện qua hình VHDG được biểu hiện qua hình thức diễn xướng. Đó là nói, hát kể, diễn tác thức nào? Tính truyền miệng có phẩm VHDG. vai trò như thế nào đối với sự - Tính truyền miệng làm nên sự phong phú, đa phát triển của VHDG? dạng, nhiều vẻ của VHDG, nó tạo nên nhiều dị HS hoạt động cá nhân, trả lời. bản. Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn học dân gian là sản phẩm của 2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình quá trình sáng tác tập thể (tính tập sáng tác tập thể (tính tập thể) thể) - Nó không phải do một cá nhân sáng tạo ra mà GV: VHDG là sản phẩm của quá là do tập thể nhân dân sáng tạo ra trong quá trình trình sáng tác tập thể? Theo em lao động. quá trình sáng tạo tập thể diễn ra như thế nào? - Quá trính sáng tạo tập thể: Cá nhân khởi xướng, tập thể hưởng ứng tham gia, truyền HS hoạt động cá nhân, trả lời. miệng trong dân gian. Quá trình truyền miệng lại được chỉnh sửa, thêm bớt cho hoàn chỉnh => VHDG mang đậm tính tập thể. GV: Hai đặc trưng nói trên có vai trò như thế nào trong quá trình => Đây là hai đặc trưng cơ bản của VHDG, chi sáng tác và lưu truyền VHDG? phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền HS trả lời. tác phẩm, thể hiện sự gắn bó mật thiết VHDG với các sinh hoạt khác nhau trong đs. Hoạt động 3: Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam (10 phút) - GV sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề. - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm II. Hệ thống thể loại của văn học dân gian hiểu hệ thống thể loại của văn Việt Nam:
- học dân gian Việt Nam. 1. Thần thoại GV tổ chức HS học tập theo 2. Sử thi nhóm, chia lớp thành 4 nhóm. 3. Truyền thuyết Yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã 4. Cổ tích học tìm các ví dụ cho từng thể loại. 5. Ngụ ngôn HS liệt kê những thể loại văn học 6. Truyện cười dân gian đã biết sau đó đại diện 7. Tục ngữ nhóm trình bày. 8. Câu đố Bước 2: So sánh các thể loại. 9. Ca dao GV nêu vấn đề: Thần thoại khác truyện thơ, sử thi như thế nào? 10. Vè truyện cổ tích khác truyện ngụ ngôn như thế nào, tục ngữ khác 11. Truyện thơ ca dao thế nào? 12. Chèo HS tiếp tục làm việc theo nhóm, so sánh để nhận diện đặc trưng thể loại. Hoạt động 4: Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam (13 phút) - GV sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề. - Tổ chức HS hoạt động cá nhân. Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm III. Những giá trị cơ bản của văn học dân hiểu những giá trị cơ bản của văn gian Việt Nam: học dân gian Việt Nam. GV: Tri thức trong VHDG là 1. Là kho tri thức vô cùng phong phú về đời những tri thức về lĩnh vực nào? sống các dân tộc. Vốn tri thức ấy do đâu mà có? Lấy ví dụ? - Vốn tri thức thuộc về lĩnh vực: Tự nhiên, xã hội và con người. (HS tự lấy ví dụ) HS hoạt động cá nhân, trả lời. - Vốn tri thức ấy chính là kinh nghiệm lâu đời
- của nhân dân lao động rút ra từ trong cuộc sống. Bước 2: VHDG có giá trị sâu sắc 2. VHDG có giá trị sâu sắc về đạo lí làm người: về đạo lí làm người. - Nó giáo dục con người về tinh thần nhân đạo GV: Vì sao nói VHDG có giá trị và lạc quan, yêu đời. sâu sắc về đạo lí làm người? - Góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp HS hoạt động cá nhân, trả lời của con người: lòng yêu đất nước, quê hương, tinh thần bất khuất, kiên trung và vị tha, tính cần kiệm, óc thực tiễn 3. VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần Bước 3: VHDG có giá trị thẩm quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn mĩ to lớn, góp phần quan trọng học dân tộc: tạo nên bản sắc riêng cho nền văn Vì nó được chắt lọc, mài giũa qua không gian học dân tộc. và thời gian - > trở thành những viên ngọc quý, GV: Vì sao nói VHDG có giá trị nó là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học thẩm mĩ to lớn, góp phần quan viết. trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc? HS hoạt động cá nhân, trả lời. D. Tổng kết và hướng dẫn học tập: (3 phút) 1. Tổng kết: - GV yêu cầu HS đọc to, rõ phần ghi nhớ. - GV yêu cầu HS gấp sách vở, trong 1 phút HS nhớ lại kiến thức bài học, gọi 1 HS trình bày lại các đặc trưng cơ bản và giá trị của văn học dân gian. 2. Hướng dẫn học tập: - Học bài và soạn bài mới: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. - Đọc kĩ phần ghi nhớ và nắm vững kiến thức đã học. - Nhớ lại những câu chuyện, lời ru của bà, của mẹ mà anh ( chị ) từng nghe. - Tập hát một điệu dân ca quen thuộc. - Từ nội dung bài học nêu cách hiểu của mình về khái niệm văn học dân gian. - Tại sao có thể nói văn học dân gian là pho sách giáo huấn bề thế và cao đẹp về tâm hồn, đạo lí làm người.
- Ngày soạn: 3/09/2019 Tiết 5 - Tiếng Việt HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ A. Mức độ cần đạt: Giúp học sinh: - Nắm được những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ( bản chất, về các nhân tố giao tiếp, hai quá trình) - Nâng cao những kĩ năng trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở cả hai quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản, trong đó có kĩ năng sử dụng và lĩnh hội các phương tiện ngôn ngữ. Trọng tâm: 1. Kiến thức: - Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: mục đích ( trao đổi thông tin về nhận thức, tư tưởng, tình cảm ) và phương tiện (ngôn ngữ). - Hai quá trình hoạt đông giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản ( nói hoặc viết) và lĩnh hội văn bản ( nghe hoặc đọc). - Các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp. 2. Kĩ năng: - Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp. - Những kĩ năng trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu. 3. Thái độ: Có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Kĩ năng sống: - Kĩ năng giao tiếp. - Kĩ năng ra quyết định. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án, TLTK 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, tài liệu tham khảo: Giúp em tự học ngữ văn 10 (NXBGD, 2007). C. Tổ chức các hoạt động học tập: 1. Ổn định lớp: (2 phút) Kiểm tra sĩ số HS ( có mặt vắng mặt ) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Trình bày những giá trị cơ bản của văn học dân gian? - Là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc. Vốn tri thức thuộc về lĩnh vực: Tự nhiên, xã hội và con người. - VHDG có giá trị sâu sắc về đạo lí làm người: Nó giáo dục con người về tinh thần nhân đạo và lạc quan, yêu đời - VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc. 3. Tiến trình bài học: Hoạt động 1: Tạo tâm thế (2 phút) GV dẫn vào bài mới: Trong cuộc sống hàng ngày, con người giao tiếp với nhau bằng phương tiện vô cùng quan trọng. Đó là ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ thì không thể có kết quả cao của bất cứ hoàn cảnh giao tiếp nào. Bởi vì giao tiếp luôn luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh và nhân vật giao tiếp. Để thấy được điều đó, chúng ta tìm hiểu bài học hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Hoạt động 2: Luyện tập (33 phút) - GV sử dụng phương pháp vấn đáp. - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Hướng dẫn HS luyện tập, Luyện tập: làm bài tập 1. 1. Bài tập 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu - Nhân vật giao tiếp là chàng trai và cô gái HS đọc văn bản, lần lượt tìm hiểu đang ở lứa tuổi yêu đương. câu hỏi: Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào? (về lứa - Hoàn cảnh giao tiếp: Đêm trăng sáng và tuổi, giới tính). Hoạt động giao tiếp thanh vắng. Hoàn cảnh ấy thích hợp với những này diễn ra vào thời điểm nào?
- Thời điểm đó thường thích hợp với câu chuyện tâm tình của đôi lứa yêu nhau. những cuộc trò chuyện như thế - Nội dung: Nhân vật anh dùng cách nói hình nào? Nhân vật anh nói điều gì? tượng, bóng bẩy: tre non, đủ lá, đan sàng => Nhằm mục đích gì? ngụ ý nói đến chuyện kết hôn giữa hai người Cách nói của nhân vật anh có phù - Cách nói của nhân vật anh rất phù hợp với hợp với nội dung và mục đích giao nội dung và mục đích giao tiếp: vừa tế nhị, vừa tiếp không? đủ rõ để nàng hiểu. HS thảo luận theo nhóm và đại 2. Bài tập 2: diện nhóm trình bày. - Các nhân vật đã thể hiện hành động giao tiếp Bước 2: GV hướng dẫn làm bài 2. cụ thể là: Chào, chào đáp lại, khen, hỏi, trả lời. GV: Trong cuộc giao tiếp trên, các Mục đích cuộc giao tiếp là thể hiện tình cảm và nhân vật đã thực hiện bằng ngôn trao đổi thông tin. ngữ những hoạt động nói cụ thể - Cả ba câu của ông già chỉ có một câu dùng để nào? Nhằm mục đích gì? Cả ba câu hỏi, các câu còn lại dùng để chào và khen. trong lời nói của ông già đều có hình thức là câu hỏi nhưng có phải - Lời nói của hai nhân vật giao tiếp bộc lộ tình tất cả các câu đều dùng để hỏi cảm giữa ông và cháu. Cháu tỏ thái độ kính không hay để thực hiện mục đích mến qua các từ thưa ạ, còn ông là tình cảm giao tiếp khác? Nêu mục đích giao quý yêu, trìu mến đối với cháu. tiếp của mỗi câu. Lời nói của các 3. Bài tập 3: nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ giao tiếp như thế nào? - HXH đã miêu tả, giới thiệu bánh trôi nước với mọi người. Mục đích là giới thiệu chính HS thảo luận và trình bày. mình. Bước 3: GV hướng dẫn làm bài 3. - Được diễn tả bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh GV: Khi làm bài thơ này HXH đã (trắng, tròn, bảy nổi, ba chìm, lòng son) giao tiếp với người đọc về vấn đề - Căn cứ vào cuộc đời của HXH- là người có gì? Nhằm mục đích gì? Bằng các tài nhưng số phận lại trớ trêu, bất hạnh. Nhưng phương tiện từ ngữ, hình ảnh như dù trong hoàn cảnh nào HXH vẫn giữ được thế nào? Người đọc căn cứ vào đâu phẩm chất của mình để tìm hiểu và cảm nhận bài thơ (lĩnh hội bài thơ)? 4. Bài 5: HS thảo luận và trình bày. - Thư viết cho học sinh nhân ngày khai trường. Người viết là chủ tịch nước, là lãnh đạo tối cao Bước 4: GV hướng dẫn làm bài 5. của cả dân tộc, là người lớn tuổi hơn so với các GV: Thư viết cho ai? Người viết có em học sinh. quan hệ như thế ào với người
- nhận? Hoàn cảnh cụ thể của người - Đất nước giành được độc lập, học sinh lần viết và người nhận thư khi đó như đầu tiên được đón nhận một nền giáo dục hoàn thế nào? toàn của Việt Nam. Vì vậy, người viết giao nhiệm vụ, khẳng định quyền lợi của học sinh. Thư viết về vấn đề gì? Thư viết để làm gì? Viết thư như thế nào? - Bức thư thể hiện nội dung: HS thảo luận và trình bày. + Bộc lộ niềm vui sướng vì học sinh thế hệ tương lai được hưởng cuộc sống độc lập. + Nhiệm vụ và trách nhiệm của học sinh đối với đất nước. + Sau cùng là lời chúc của Bác đối với học sinh. - Chúc mừng học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của đất nước. Từ đó xác định nhiệm vụ thật nặng nề nhưng vinh quang của học sinh. - Ngắn gọn, lời lẽ chân tình, ấm áp, thể hiện sự gần gũi, chăm lo, song lời lẽ trong bức thư cũng rất nghiêm túc khi xác định trách nhiệm cho học sinh. D. Tổng kết và hướng dẫn học tập (3 phút) 1. Tổng kết: GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức của bài học trước về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. 2. Hướng dẫn học tập: - Yêu cầu HS làm bài 4, xem lại bài học và soạn bài mới: Văn bản. - Xem lại phần ghi nhớ và nắm vững khái niệm, hai quá trình và các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. - Tìm thêm những hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ khác trong đời thường và trong tác phẩm văn học. F. Bổ sung, rút kinh nghiệm:
- Ngày soạn: 6/09/2019 Tiết 6 - Làm văn VĂN BẢN - RA ĐỀ BÀI LÀM VĂN SỐ 1 (Học sinh làm ở nhà) A. Mức độ cần đạt: Giúp học sinh: - Hiểu khái quát về văn bản, các đặc điểm cơ bản và các loại văn bản. - Vận dụng những kiến thức về văn bản vào việc phân tích và thực hành tạo lập văn bản. Trọng tâm: 1. Kiến thức: - Khái niệm và đặc điểm của văn bản. - Cách phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt, theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp. 2. Kĩ năng: - Biết so sánh để nhận ra một số nét cơ bản của mỗi loại văn bản. - Bước đầu biết tạo lập một văn bản theo một hình thức trình bày nhất định, triển khai một chủ đề cho trước hoặc tự xác định. - Vận dụng vào việc đọc - hiểu văn bản được giới thiệu trong phần văn học. 3. Thái độ: Có thái độ đúng đắn khi sử dụng văn bản trong quá trình giao tiếp B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Thiết bị dạy học: Bảng phụ. - Học liệu: Phiếu học tập, giấy Ao. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, tài liệu tham khảo: Giúp em tự học ngữ văn 10 (NXBGD, 2007). C. Tổ chức các hoạt động học tập:
- 1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số HS ( có mặt vắng mặt ) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Kiểm tra vở soạn của HS ( 3 -5 HS) 3. Tiến trình bài học: Hoạt động 1: Tạo tâm thế (2 phút) GV dẫn vào bài mới: Văn bản là gì, văn bản có đặc điểm gì, văn bản gồm những loại nào? Bài học hôm nay giúp các em hiểu điều đó. Hoạt động 2: Khái niệm, đặc điểm (17 phút) - GV sử dụng phương pháp vấn đáp. - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu I. Khái niệm, đặc điểm: khái niệm, đặc điểm văn bản. 1. Mỗi văn bản được người nói (người viết) GV: HS đọc văn bản và trả lời câu trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. hỏi: trong SGK và yêu cầu trả lời các Đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin giữa các câu hỏi sau: Các văn bản trên được đối tượng giao tiếp. người nói, (người viết) tạo ra trong - Dung lượng số câu trong văn bản không loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu giống nhau: có thể bao gồm một câu, nhiều cầu gì? Dung lượng (số câu) trong câu, có thể bằng văn xuôi hoặc thơ. văn bản có giống nhau không? HS thảo luận theo nhóm và đại diện nhóm trình bày. 2. Các văn bản thể hiện các nội dung sau: Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội - Văn bản 1: Đề cập đến một kinh nghiệm dung của văn bản. sống. GV: Các văn bản trên đề cập đến - Văn bản 2: Nói đến số phận của người phụ vấn đề gì? Các vần đề đó được triển nữ trong xã hội phong kiến. khai nhất quán trong văn bản như thế - Văn bản 3: Xoay quanh chủ đề kêu gọi toàn nào? dân Việt Nam đứng lên kháng chiến chống HS thảo luận theo nhóm và đại diện Pháp. nhóm trình bày. -> Các văn bản đều đặt ra từng vấn đề cụ thể và triển khai nhất quán trong mỗi văn bản. 3. Các câu trong văn bản 2,3 đều có quan
- Bước 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu chủ hệ nhất quán và cùng thể hiện một chủ đề. đề, mối quan hệ của văn bản. Các câu đó có quan hệ ý nghĩa rõ ràng và được liên kết với nhau một cách chặt chẽ. GV: Ở những văn bản có nhiều câu (văn bản 2,3), nội dung của văn bản - Văn bản 2: Là lời than thân của cô gái. Cô được triển khai qua từng câu, từng gái trong xã hội cũ như hạt mưa rơi xuống đoạn như thế nào? Ở văn bản ba bất kì chỗ nào cũng phải cam chịu. Tự mình được tổ chức như thế nào? cô gái không thể quyết định được. HS thảo luận theo nhóm và đại diện - Văn bản 3: Là lời kêu gọi toàn quốc kháng nhóm trình bày. chiến, văn bản thể hiện: + Lập trường chính nghĩa của ta và dã tâm của thực dân Pháp. + Nêu chân lí đời sống dân tộc: thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. + Kêu gọi mọi người đứng lên đánh giặc bằng tất cả vũ khí có trong tay. Đã là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh Pháp. + Kêu gọi binh sĩ, tự vệ, dân quân(lực lượng chủ chốt). + Sau cùng khẳng định nước Việt Nam độc lập, thắng lợị nhất định về ta. - Được tổ chức theo bố cục rất rõ ràng: + Mở bài: “Hỡi đồng bào toàn quốc” + Thân bài: “chúng ta muốn hoà bình về dân tộc ta” Bước 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu + Kết bài: Phần còn lại. hình thức của văn bản. 4. Mở đầu và kết thúc của văn bản 3 có dấu GV: Về hình thức, văn bản 3 có dấu hiệu hình thức riêng. hiệu mở đầu và kết thúc như thế nào? - Mở đầu: Tiêu đề (lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến) và hô ngữ hướng tới nhân vật HS thảo luận, trình bày. giao tiếp (hỡi đồng báo cả nước). - Kết bài: Ngày tháng năm và kí tên.
- Bước 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu 5. Mục đích của các văn bản: mục đích của văn bản. - Văn bản 1: Truyền đạt kinh nghiệm sống. GV: Các văn bản trên được tạo ra - Văn bản 2: lời than than để gọi sự hiểu biết nhằm mục đích gì? và cảm thông của mọi người với số phận của HS thảo luận và đại diện nhóm trình người phụ nữ. bày. - Văn bản 3: Kêu gọi, khích lệ, thể hiện quyết tâm của mọi người trong kháng chiến chống thực dân Pháp. => Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao GV: Qua việc phân tích các văn bản tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, trên, em hãy cho biết: Văn bản là gì? nhiều đoạn và có những đặc điểm cơ bản sau: Có những đặc điểm nào? - Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề HS thảo luận và trả lời. và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn. - Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc. - Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung, trọn vẹn về hình thức. - Mỗi văn bản nhằm thể hiện một hoặc một số mục đích giao tiếp nhất định. Hoạt động 3: Các loại văn bản (15 phút) - GV sử dụng phương pháp vấn đáp. - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu các II. Các loại văn bản loại văn bản. So sánh. 1. So sánh: GV: So sánh các văn bản 1,2,3 về - Văn bản 1: Đề cập đến một kinh nghiệm các phương diện sau: sống. Vấn đề được đề cập trong mỗi văn - Văn bản 2: Nói đến số phận của người phụ
- bản là gì? Thuộc lĩnh vực nào trong nữ trong xã hội phong kiến. cuộc sống? Từ ngữ được sử dụng - Văn bản 3: Xoay quanh chủ đề kêu gọi toàn trong mỗi văn bản thuộc loại nào (từ dân Việt Nam đứng lên kháng chiến chống ngữ thông thường trong cuộc sống Pháp. hay từ ngữ thuộc lĩnh vực chính trị)? - Ở văn bản 1,2 thuộc lĩnh vực nghệ thuật, Cách thức thể hiện nội dung như thế văn bản 3 thuộc lĩnh vực chính trị nào(thông qua hình ảnh hay thể hiện trực tiếp bằng lí lẽ, lập luận)? - Văn bản 1,2 dùng các từ ngữ thông thường, văn bản 3 dùng nhiều từ ngữ thuộc về lĩnh HS thảo luận, trả lời. vực chính trị - xã hội. - Văn bản 1,2 thể hiện nội dung thông qua những hình ảnh cụ thể, do đó có tính hình tượng. Văn bản 3 dùng lí lẽ và lập luận để khẳng định rằng cần phải kháng chiến để chống Pháp. Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu 2. Phạm vi sử dụng: phạm vi sử dụng của văn bản. - Văn bản 2 dùng trong lĩnh vực giao tiếp có GV: Các loại văn bản giấy tờ trên tính nghệ thuật. được sử dụng nhằm mục đích gì? - Văn bản 3 dùng trong lĩnh vực giao tiếp về Lớp từ ngữ riêng được sử dụng trong chính trị. mỗi loại văn bản như thế nào? - Các văn bản trong SGK dùng trong lĩnh vực Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại giao tiếp khoa học. văn bản ra sao? - Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh là những HS thảo luận, trả lời. văn bản dùng trong lĩnh vực giao tiếp hành chính. * Mục đích giao tiếp: - Văn bản 2 nhằm bộc lộ cảm xúc. - Văn bản 3 nhằm kêu gọi toàn quốc kháng chiến. - Các văn bản trong SGK nhằm truyền thụ kiến thức khoa học. - Đơn và giấy khai sinh nhằm trình bày ý kiến, nguyện vọng hoặc ghi nhận sự việc,
- hiện tượng trong đời sống hay quan hệ giữa cá nhân và tổ chức hành chính. * Từ ngữ: - Văn bản 2 dùng những từ ngữ thông thường và giàu hình ảnh. - Văn bản 3 dùng nhiều từ ngữ chính trị. - Văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ khoa học. - Đơn và giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính. * Kết cấu: - Văn bản 2 có kết cấu của ca dao, thể thơ lục bát. - Văn bản 3 có kết cấu 3 phần rõ ràng, mạch lạc. - Văn bản trong SGK cũng mạch lạc, chặt chẽ. - Đơn và giấy khai sinh có mẫu hoặc in sẵn, chỉ cần điền nội dung cụ thể. => Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, người ta phân chia thành các loại văn bản như sau: - Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ SH. GV: Từ việc so sánh các phương diện trên, em hãy cho biết có những - Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ NT. loại văn bản nào? - Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ KH. HS thảo luận, trả lời. - Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ HC. - Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ CL. - Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ BC.
- Hoạt động 4: Ra đề kiểm tra, bài số 1, làm ở nhà (3 phút) - GV ra đề cho HS về nhà làm bài. - HS về nhà làm và nộp theo đúng thời gian quy định. I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh về phương thức biểu đạt, nội dung, biện pháp tu từ, những hiểu biết về đời sống xã hội; đạo đức, lối sống được quy định trong chương trình Ngữ văn lớp 10 đến thời điểm kiểm tra. 2. Kĩ năng và năng lực: - Đọc hiểu văn bản. - Tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội và văn tự sự) 3. Thái độ: Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Tự luận (90 phút, làm ở nhà) III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ cần đạt Tổng Nội dung Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng số cao I. Đọc hiểu - Nhận biết - Hiểu được Rút ra suy - Ngữ liệu: Văn phương thức vai trò, tác nghĩ của bản bản nghệ thuật. biểu đạt trong dụng của thân để vận - Tiêu chí lựa biện pháp dụng trong đoạn thơ. chọn ngữ liệu: tu từ được thực tiễn/ 1 đoạn có độ dài sử dụng Rút ra bài khoảng 15 dòng. trong văn học quan bản. trọng nhất đối với bản - Nội dung thân. của đoạn thơ. Số câu: 1 2 1 4 Số điểm: 1,0 2,0 1,0 4
- Tỉ lệ: 10% 20% 10% 40% II. Câu 1: Viết đoạn Làm Nghị luận văn nghị văn xã hội luận xã hội. - Khoảng 120 chữ - Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản đọc hiểu ở phần I. Câu 2: Viết bài Văn tự sự. văn tự sự. Tổng Số câu: 1 1 2 Số điểm: 2,0 4,0 6,0 Tỉ lệ: 20% 40% 60% Tổng Số câu: 1 2 2 1 6 cộng Số điểm: 1,0 2,0 3,0 4,0 10,0 Tỉ lệ: 10% 20% 30% 40% 100% V. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau: “ Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người” (Trích "Quê hương"- Đỗ Trung Quân, rút trong tập thơ “Cỏ hoa cần gặp” in 1991)
- Câu 1 (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. Câu 2 (1.0 điểm): Nêu nội dung của đoạn thơ. Câu 3 (1.0 điểm): Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ: “Quê hương mỗi người chỉ một. Như là chỉ một mẹ thôi”. Câu 4 (1.0 điểm): Anh/chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn thơ trên. II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Từ đoạn thơ ở phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 120 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tình yêu quê hương, đất nước. A - HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Yêu cầu chung: - Phần đọc hiểu: Trả lời ngắn gọn, đúng vấn đề. - Phần làm văn: + Bài văn nghị luận xã hội: số lượng chữ phù hợp; đảm bảo thể thức của một bài văn; xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai hợp lý nội dung bài văn trên cơ sở vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng. + Bài làm rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, thuyết phục; hành văn trôi chảy; đảm bảo chuẩn về chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 2. Lưu ý: - Do đặc trưng của môn Ngữ văn, giám khảo cần đánh giá tổng quát, đầy đủ, chính xác kiến thức và kỹ năng trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm; vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. - Thí sinh có thể trình bày theo bố cục khác nhưng vẫn đảm bảo tính logic thì giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể để cho điểm một cách hợp lí. - Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải lập luận chặt chẽ, thuyết phục; diễn đạt lưu loát, có cảm xúc; đảm bảo chuẩn về chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. - Cần trừ điểm đối với những lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp và diễn đạt. - Đặc biệt khuyến khích những bài làm sáng tạo (có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận). B - HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
- Câu Yêu cầu cần đạt Điểm I. ĐỌC - HIỂU 4.0 Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. 1.0 Nội dung của đoạn thơ: Quê hương là những gì gần gũi, giản dị gắn bó với đời sống và tâm hồn của mỗi con người. Câu 2 Qua đó bộc lộ tình yêu quê hương da diết, niềm tự hào của 1.0 tác giả và lời nhắn nhủ ý nghĩa của quê hương đối với mỗi người. Biện pháp so sánh –>Tác dụng: tạo nhịp điệu nhịp nhàng; Câu 3 1.0 nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao của quê hương. Học sinh có thể rút ra thông điệp sau: quê hương là cội Câu 4 nguồn, là sự gắn bó máu thịt với chúng ta, nêu ai quên quê 1.0 hương mình thì không thể trưởng thành. II. LÀM VĂN 6.0 Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau: 1. Giải thích: - Tình yêu quê hương đất nước là tình yêu của mỗi chúng ta đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không 1.5 ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. - Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước của mình. Câu 1 2. Bàn luận: a. Biểu hiện của tình yêu quê hương, đất nước: - Thời kì chiến tranh: + Các chiến sĩ đã không ngại gian khổ hiểm nguy đã cầm súng di chống giặc và giành lại độc lập cho đất nước. 4.5 + Những người ở hậu phương không ngừng tăng gia sản xuất để cung cấp lương thực thực phẩm cho tiền tuyến - Thời kì hòa bình hiện nay: + Mọi người dân đang cố gắng xây dựng đất nước hướng
- Câu Yêu cầu cần đạt Điểm tới xã hội chủ nghĩa. + Hoàn thành tốt côn việc của bản thân góp phần xây dựng đất nước. b. Vai trò của lòng yêu quê hương đất nước: - Là chỗ dựa tinh thần cho con người: như cảm hứng sáng tác nghê thuật, con người luôn hướng về cội nguồn, - Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước c. Trách nhiệm của chúng ta với quê hương đất nước: - Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài để xây dựng quê hương đất nước. - Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu D. Tổng kết và hướng dẫn học tập: (2 phút) 1. Tổng kết: HS đọc phần ghi nhớ và tổng kết. 2. Hướng dẫn học tập: - Học bài và soạn bài mới: Chiến thắng Mtao Mxây. - Tìm hiểu thêm các văn bản để nhận diện các văn bản theo phong cách biểu đạt. - Vận dụng những kiến thức về văn bản vào việc đọc - hiểu các văn bản được giới thiệu trong phần văn học. F. Bổ sung, rút kinh nghiệm:
- Ngày soạn: 10/09 Tiết 7,8- Đọc văn CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY (Trích sử thi “Đăm Săn”- Tây Nguyên) A. Mức độ cần đạt: Giúp học sinh: - Hiểu được cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng của cộng đồng là niềm vui, lẽ sống của người anh hùng thời xưa. - Thấy được nghệ thuật miêu tả, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật thường dùng trong sử thi. Trọng tâm: 1. Kiến thức: - Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đăm Săn: vì danh dự, hạnh phúc và thiết tha với cuộc sống bình yên, thịnh vượng của cộng đồng được thể hiện trong cuộc chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. - Đặc điểm nghệ thuật của thể loại sử thi: xây dựng thành công nhân vật anh hùng, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu, phép so sánh, phóng đại. 2. Kĩ năng: - Đọc (kể) diễn cảm tác phẩm sử thi. - Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ: Nhận thức được lí tưởng cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh, phấn đấu vì danh dự và hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng. Kĩ năng sống: - Kĩ năng tự nhận thức về mục đích - Kĩ năng giao tiếp, trình bày, suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của cá nhân. - Kĩ năng tư duy sáng tạo. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, TLTK 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, tài liệu tham khảo: Giúp em tự học ngữ văn 10 (NXBGD, 2007). C. Tổ chức các hoạt động học tập: 1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số HS (có mặt vắng mặt ) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Văn bản là gì? Đặc điểm của văn bản? - Văn bản: là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn và có những đặc điểm cơ bản sau: - Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề. Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, kết cấu mạch lạc. Hoàn chỉnh về nội dung, trọn vẹn về hình thức. Mỗi văn bản nhằm thể hiện một hoặc một số mục đích giao tiếp nhất định. 3. Tiến trình bài học: Tiết 7 Hoạt động 1: Tạo tâm thế (2 phút) GV dẫn vào bài mới: Đến với người Mường ở Hoà Bình, Thanh Hoá trong những ngày lễ hội hoặc những lần gia đình đồng bào có đám tang ta được nghe thầy cúng kể trước đám đông hoặc linh hồn người chết Mo “Đẻ đất đẻ nước”. Đồng bào Tây Nguyên lại say mê kể trong nhà Rông sử thi Xinh Nhã, Đăm Di Đáng tự hào nhất với đồng bào Ê - Đê Tây Nguyên là sử thi Đăm Săn. Để thấy rõ sử thi Đăm Săn như thế nào? chúng ta tìm hiểu đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”. Hoạt động 2: Tìm hiểu chung ( 5 phút) - GV sử dụng phương phát vấn đáp. - Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân. Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu I. Tìm hiểu chung: chung về sử thi. 1. Giới thiệu về sử thi: Sử thi gồm hai loại: GV: Sử thi được chia thành mấy - Sử thi anh hùng: Miêu tả chiến công của người loại? Đặc điểm của từng loại? anh hùng, chiến công ấy có ý nghĩa đối với cả
- HS làm việc cá nhân, trả lời. cộng đồng. - Sử thi thần thoại: Phản ánh đề tài như thần thoại. Đó là sự hình thành vũ trụ và muôn loài, nguồn gốc dân tộc, sáng tạo văn hoá. 2. Tóm tắt sử thi: Bước 2: Hướng dẫn HS tóm tắt - SGK. sử thi. - Tác phẩm tuy kể về cuộc đời của cá nhân GV yêu cầu HS tóm tắt sử thi người tù trưởng Đăm Săn nhưng qua đó chúng “Đăm Săn”. ta nhận ra hình ảnh của cả cộng đồng thị tộc Ê- Học sinh tóm tắt trong SGK. đê trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động ở sử thi anh hùng. GV: Qua việc tóm tắt tác phẩm đã cho ta biết được những gì về sử thi Đăm Săn? HS: làm việc cá nhân, trả lời. 3. Đoạn trích: kể chuỵên Đăm Săn đánh Mtao Bước 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu Mxây để cứu vợ mình. nội dung của văn bản. GV: Đoạn trích trong SGK kể về nội dung gì? HS làm việc cá nhân, trả lời. Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản (32 phút) - GV sử dụng phương phát vấn đáp, gợi mở, nêu vấn đề. - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Hướng dẫn HS đọc hiểu I. Đọc - hiểu văn bản: văn bản. GV gọi HS đọc văn bản. Đoạn trích có thể chia thành mấy phần? Nội dung chính? HS đọc và xác định. Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu trận đánh giữa Đăm Săn và Mtao
- Mxây. 1. Trận đánh giữa Đăm Săn và Mtao Mxây: GV: Trước khi vào cuộc chiến a. Khiêu chiến: giữa Đăm Săn và Mtao Mxây đã - Đăm Săn: làm gì? Thái độ, hành động, lời nói của hai bên như thế nào? Qua + Đến nhà Mtao Mxây khiêu chiến. đó cho thấy Đăm Săn và Mtao + Xưng hô giễu cợt. Mxây là người như thế nào? + Thái độ rất quyết liệt buộc Mtao Mxây phải đọ HS thảo luận theo nhóm, đại diện dao với mình. trình bày. + Khinh miệt, không thèm đánh lén. GV: Cuộc chiến giữa hai người diễn ra mấy hiệp? Hiệp thứ nhất -> Đăm Săn là người anh hùng trọng danh dự và được miêu tả như thế nào?( Chú ý có bản lĩnh, khí phách, tinh thần thượng võ, luôn hành động, thái độ, lời nói của chủ động, kiên quyết tấn công để bảo vệ hạnh các nhân vật). Đăm Săn và Mtao phúc gia đình, danh dự bản thân. Mxây là người như thế nào? - Mtao Mxây: HS thảo luận theo nhóm, đại diện trình bày. + Bắt chước, xưng hô giễu cợt. + Chọc tức Đăm Săn. + Bị đe doạ, buộc phải xuống đấu sợ bị đâm lén. + Trang bị đầy mình mà đã tỏ ra tần ngần, do dự, đắn đo). -> Mtao Mxây là kẻ hèn nhát, sợ chết. b. Vào cuộc chiến: Cuộc chiến giữa hai người diễn ra ba hiệp: * Hiệp thứ nhất: Cả hai bên đều lần lượt múa khiên: - Mtao Mxây múa trước: tỏ ra kém cỏi (khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô) nhưng vẫn huyênh hoang, khoác lác. Còn ĐS giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên, mỉa mai hắn là “múa chơi”-> Mtao Mxây bất tài, hoảng sợ trước đối GV: Hiệp thứ hai được miêu tả thủ. như thế nào?( Chú ý hành động, - Đăm Săn múa sau: tỏ ra tài giỏi hơn hẳn (một lời nói của các nhân vật). Đăm lần xốc tới vun vút qua phía tây). Còn Mtao
- Săn và Mtao Mxây là người như Mxây bước thấp, bước cao chạy sang bãi đông, thế nào? bãi tây. Vung dao chém ĐS nhưng không thủng Bộc lộ bản lĩnh của người anh hùng sử thi: HS thảo luận theo nhóm, đại diện không sợ bất cứ một kẻ thù nào. trình bày. * Hiệp thứ hai: - Đăm Săn: + Được miếng trầu của Hơ Nhị, sức khoẻ càng tăng lên gấp bội. + Chàng múa khiên đuổi theo đánh Mtao Mxây + Động tác múa khiên của chàng rất đẹp, rất dũng mãnh (chàng múa bay tung) nhưng không giết được kẻ thù. -> Tài năng, dũng mãnh của Đăm Săn. - Mtao Mxây: + Cầu cứu sức mạnh từ Hơ Nhị. + Bị đâm vào người. -> Bất lực, thất bại trước tài năng của Đăm Săn. * Hiệp thứ ba: GV: Hiệp thứ ba được miêu tả như thế nào?( Chú ý hành động, - Đăm Săn đã thấm mệt nhưng được thần linh lời nói của các nhân vật). Đăm cho bí quyết vùng đuổi và giết kẻ thù. Săn và Mtao Mxây là người như -> Ý chí, hành động quyết liệt của người anh thế nào? hùng. HS thảo luận theo nhóm, đại diện - Mtao Mxây trốn chạy vào nơi bẩn thỉu của súc trình bày. vật, ngã, cầu xin tha chết cuối cùng bị giết. -> Quá hèn kém. GV: Qua trận chiến với Mtao => Đăm Săn là người anh hùng có bản lĩnh, chí Mxây, Đăm Săn hiện ra với vẻ khí, tài năng, sức mạnh phi thường. đẹp gì? HS nhận xét, trả lời. GV: Qua cuộc đọ sức giữa Đăm Săn và Mtao Mxây em có nhận - NT: Miêu tả hành động của Đăm Săn bằng so
- xét gì về cách miêu tả nhân vật sánh và phóng đại: Múa trên cao như gió. Múa anh hùng của sử thi Tây Nguyên? dưới thấp như lốc. Khi múa chạy nước kiệu quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung. HS trả lời. => Trí tưởng tượng và cách phóng đại là đặc trưng tiêu biểu của sử thi Tây Nguyên. Tiết 8. Hoạt động 4: Đọc - hiểu văn bản (40 phút) - GV sử dụng phương phát vấn đáp, gợi mở, nêu vấn đề. - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu 2. Đăm Săn cùng nô lệ trở về sau chiến thắng: cảnh Đăm Săn cùng nô lệ trở về * Cuộc đối thoại của Đăm Săn với dân làng: sau chiến thắng. - Đăm Săn: GV: Cuộc đối thoại giữa Đăm Săn và nô lệ diễn ra như thế nào? + Gõ của từng nhà, kêu gọi mọi người theo (Chú ý lời nói, hành động) nhằm mình, không ép buộc. mục đích gì? - Lời nói: “Các ngươi không” rất thân thiện HS thảo luận theo nhóm, đại diện như đang nói với dân làng mình. trình bày. -> Khát vọng tha thiết về sự hoà bình, yên ấm của thị tộc. - Những người nô lệ: + Dù ĐS giết tù trưởng của họ nhưng họ vẫn một lòng mến phục, hưởng ứng, xem ĐS là anh hùng. + Lời nói: “Không đi sao được” tô đậm lòng GV: Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ trung thành tuyệt đối của họ với ĐS. trở về được diễn tả như thế nào? * Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ trở về: có ý nghĩa gì? - Đông và vui như hội. HS thảo luận theo nhóm, đại diện trình bày. - Ý nghĩa: + ĐS giàu có lại giàu có hơn, hùng mạnh lại càng hùng mạnh hơn.
- + Thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân anh hùng với quyền lợi, khát vọng của cộng đồng (người thắng và kẻ thua đều cùng một cộng đồng, trước cuộc chiến họ sống rời rạc thành hai nhóm, nay họ sống hoà hợp trong cùng một nhóm đông hơn, giàu hơn, mạnh hơn). + Nó thể hiện lòng yêu mến, sự tuân phục của cả cộng đồng đối với cá nhân anh hùng. Qua đó sử thi muốn nói đến ý chí thống nhất của toàn thể cộng đồng Ê- đê một biểu hiện quan trọng của ý thức cộng đồng. 3. Cảnh ăn mừng chiến thắng: - ĐS ra lệnh làm lễ cúng thần và mở tiệc ăn mừng chiến thắng -> Ngôn ngữ trang trọng, uy Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nghiêm, cấu trúc câu trùng điệp thể hiện niềm cảnh ăn mừng chiến thắng. vui hân hoan chiến thắng, sự đoàn kết, thống nhất, giàu có của ĐS. GV: Khi trở về ĐS làm gì? ( Chú ý nội dung lời nói của ĐS ở phần - Quang cảnh nhà Đăm Săn: Nhà Đăm Săn đông đầu đoạn 3). Nhận xét về lời nói nghịt khách, tù trưởng tôi tớ đến chật ních cả đó? nhà -> quang cảnh thật sôi động và vui vẻ, náo nhiệt thể hiện một niềm vui chiến thắng, sự sống HS thảo luận theo nhóm, đại diện hạnh phúc của cả cộng đồng. trình bày. - Đăm Săn hiện lên phi thường, đẹp đẽ: GV: Lễ ăn mừng chiến thắng được miêu tả như thế nào? + Ăn mừng: Chàng ăn không biết no, uống (quang cảnh, con người, lời nói)? không biết say và nói chuyện không biết chán. HS thảo luận theo nhóm, đại diện + Sức vóc, diện mạo: Chàng nằm trên võng, tóc trình bày. thả trên sàn, hứng tóc chàng là một cái nong hoa, ngực chàng quấn chéo một tấm mền chiên, mình GV: ĐS hiện lên như thế nào? khoắc áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh Những chi tiết nào cho biết điều ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt đó? chim ghếch ăn hoa tre. Bắp chân to bằng cây xà ngang xà dọc HS thảo luận theo nhóm, đại diện trình bày. + Chàng còn được ca ngợi ở tinh thần thuợng võ, dũng cảm vô song.
- -> Đăm Săn trở thành trung tâm bức tranh hoành tráng trong cảnh ăn mừng. Cảnh ăn mừng hiện lên hoàn thiện vẻ đẹp người anh hùng dân tộc Ê - đê trong buổi đầu xây dựng bộ tộc. - NT: Khi miêu tả nhân vật Đăm Săn, sử thi đã dùng cách nói phóng đại để tạo ấn tượng với người nghe, người đọc. Điều này cho thấy: + Nói đến sử thi là nói đến quá khứ anh hùng của cả cộng đồng + Thế giới sử thi là thế giới lí tưởng hoá. GV: Tác giả đã sử dụng thủ pháp + Âm điệu sử thi là âm điệu hùng tráng. nghệ thuật gì khi miêu tả nhân vật Đăm Săn? Điều đó cho chúng ta thấy được gì về sử thi Tây Nguyên? HS thảo luận theo nhóm, đại diện trình bày. D. Tổng kết và hướng dẫn học tập (5 phút) 1. Tổng kết: - Đoạn trích khẳng định sức mạnh, ca ngợi vẻ đẹp người anh hùng Đăm Săn - một người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn thịnh của cộng đồng xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân tộc Ê - đê thời cổ đại. - Xây dựng thành công nhân vật anh hùng, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu, phép so sánh, phóng đại. 2. Hướng dẫn học tập: - Học nội dung bài, khắc sâu kiến thức, soạn bài mới “Văn bản”. - Về nhà: Tìm trong đoạn trích những câu văn sử dụng biện pháp so sánh, phóng đại và phân tích để làm rõ hiệu quả nghệ thuật của chúng. F. Bổ sung, rút kinh nghiệm:
- Ngày soạn: 12/09/201 Tiết 9 - Làm văn VĂN BẢN A. Mức độ cần đạt: Giúp học sinh: - Hiểu khái quát về văn bản, các đặc điểm cơ bản và các loại văn bản. - Vận dụng những kiến thức về văn bản vào việc phân tích và thực hành tạo lập văn bản. Trọng tâm: 1. Kiến thức: - Khái niệm và đặc điểm của văn bản. - Cách phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt, theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp. 2. Kĩ năng: - Biết so sánh để nhận ra một số nét cơ bản của mỗi loại văn bản. - Bước đầu biết tạo lập một văn bản theo một hình thức trình bày nhất định, triển khai một chủ đề cho trước hoặc tự xác định. - Vận dụng vào việc đọc - hiểu văn bản được giới thiệu trong phần văn học. 3. Thái độ: Có thái độ đúng đắn khi sử dụng văn bản trong quá trình giao tiếp. Tích hợp bảo vệ môi trường: - Bài tập 1: Kĩ năng phân tích chủ đề, sự thống nhất chủ đề của đoạn văn. Kĩ năng phân tích sự phát triển của chủ đề: triển khai ý nhỏ để cụ thể hoá ý lớn. Kĩ năng khái quát: đặt tên cho đoạn văn. - Bài tập 3: Kĩ năng tìm hiểu thông tin, lập ý: hiểu môi trường sống của con người bị huỷ hoại. Sắp xếp các ý, viết đoạn văn. Đặt tên cho đoạn văn. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, TLTK
- 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, tài liệu tham khảo: Giúp em tự học ngữ văn 10 (NXBGD, 2007). C. Tổ chức các hoạt động học tập: 1. Ổn định lớp: (2 phút) Kiểm tra sĩ số HS ( có mặt vắng mặt ) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”? - Đoạn trích khẳng định sức mạnh, ca ngợi vẻ đẹp người anh hùng Đăm Săn - một người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn thịnh của cộng đồng xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân tộc Ê - đê thời cổ đại. - Xây dựng thành công nhân vật anh hùng, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu, phép so sánh, phóng đại. 3. Tiến trình bài học: Hoạt động 1: Tạo tâm thế (2 phút) GV dẫn vào bài mới: Ở tiết học trước các em đã hiểu văn bản là gì, văn bản có đặc điểm gì, văn bản gồm những loại nào? Bài học hôm nay giúp các em luyện tập để củng cố kiến thức và hiểu sâu hơn. Hoạt động 2: Luyện tập (33 phút) - GV sử dụng phương pháp vấn đáp. - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu 1. Bài tập 1: bài tập 1. - Đoạn văn có một chủ đề thống nhất, câu chốt GV yêu cầu HS đọc văn bản đứng ở đầu đoạn: Giữa cơ thể và môi trường có trong SGK. ảnh hưởng qua lại với nhau -> Câu chốt được làm rõ bằng các câu tiếp theo. GV: Đoạn văn có một chủ đề thống nhất như thế nào? Các câu + Môi trường có ảnh hưởng đến mọi đặc tính trong đoạn văn có quan hệ với của cơ thể. nhau như thế nào để phát triển + So sánh các lá mọc trong môi trường khác chủ đề chung? Theo em ý chung nhau. của đoạn văn được triển khai rõ
- chưa? Đặt tiêu đề cho đoạn văn? - Ý chung của đoạn (câu chốt) đã được triển khai rất rõ ràng. HS thảo luận, trả lời. - Nhan đề: Môi trường và cơ thể sống. Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài tập 2. 2. Bài tập 2: GV: Sắp xếp các câu trong SGK - Sắp xếp: (1) => (3) => (5) => (2) => (4) thành văn bản hoàn chỉnh và đặt - Nhan đề: Bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu. tên cho văn bản đó? HS thảo luận, trả lời. Bước 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài tập 3. GV: Viết một số câu khác tiếp 3. Bài tập 3: theo câu văn trong SGK và đặt - Viết đoạn văn: “Môi trường sống của loài nhan đề cho đoạn văn ấy? người hiện nay đang bị huỷ hoại ngày càng HS viết đoạn văn và trình bày. nghiêm trọng. Cùng với sự ra đời và phát triển của các nhà máy, xí nghiệp, các công xưởng thì sự ô nhiễm của môi trường cũng không ngừng gia tăng. Hàng ngày chất thải và khói từ các nhà máy thải ra môi trường và không khí rất lớn. Trong khi đó chúng ta chưa có cơ sở và biện pháp xử li chất thải một cách thích hợp. Chính vì vậy mà nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người”. - Nhan đề: Sự ảnh hưởng của môi trường đến đời sống của con người. D. Tổng kết và hướng dẫn học tập (3 phút) 1. Tổng kết: a. Văn bản: là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn và có những đặc điểm cơ bản sau: - Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
- - Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc. - Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung, trọn vẹn về hình thức. - Mỗi văn bản nhằm thể hiện một hoặc một số mục đích giao tiếp nhất định. b. Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, người ta phân chia thành các loại văn bản như sau: Văn bản thuộc ngôn ngữ sinh hoạt, nghệ thuật, khoa học, hành chính, chính luận, báo chí. 2. Hướng dẫn học tập: - Học bài và soạn bài mới: Truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ. - Tìm hiểu thêm các văn bản để nhận diện các văn bản theo phong cách biểu đạt. - Vận dụng những kiến thức về văn bản vào việc đọc - hiểu các văn bản được giới thiệu trong phần văn học. F. Bổ sung, rút kinh nghiệm:
- Ngày soạn: 15/09/201 Tiết 10,11 - Đọc văn TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU TRỌNG THUỶ A. Mức độ cần đạt: Giúp học sinh: - Hiểu được bài học giữ nước, nguyên nhân mất nước mà người xưa gửi gắm trong câu chuyện về thành Cổ Loa và mối tình Mị Châu, Trọng Thuỷ. - Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết. Trọng tâm: 1. Kiến thức: - Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ được phản ánh trong tác phẩm. - Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù, cách xử lí đúng đắn các mối quan hệ giữa riêng chung, cá nhân và cộng đồng. - Sự kết hợp hài hoà giữa cốt lõi lịch sử với tưởng tượng, hư cấu. 2. Kĩ năng: - Đọc (kể) diễn cảm truyền thuyết dân gian. - Phân tích văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ: Giáo dục con người lòng yêu nước, tinh thần cảnh giác trước kẻ thù, cần đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Kĩ năng sống: - Kĩ năng tự nhận thức về bài học tinh thần cảnh giác. - Kĩ năng tư duy sáng tạo. - Kĩ năng giao tiếp, trình bày, suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của cá nhân. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án, TLTK. 2. Chuẩn bị của học sinh: - HS sưu tầm và đọc truyện tranh, một số bài thơ về truyện Mị Châu, Trọng Thuỷ, về An Dương Vương. - SGK, tài liệu tham khảo: Giúp em học tốt ngữ văn 10 (NXBGD, 2007). C. Tổ chức các hoạt động học tập: 1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số HS ( có mặt vắng mặt ) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Kiểm tra vở soạn của HS (3 - 5 HS) 3. Tiến trình bài học: Tiết 10 Hoạt động 1: Tạo tâm thế (3 phút) GV dẫn vào bài mới: Ca dao cổ Hà Nội có câu: Ai về qua huyện Đông Anh Ghé thăm phong cảnh Loa thành, Thục Vương Cổ Loa - thành ốc khác thường. Trải bao năm tháng thăng trầm trong lịch sử, vẫn còn đây sừng sững những dấu tích của một triều đại, của một đoạn sử bi hùng (Đền Thượng, giếng ngọc, đoạn thành ốc.) gắn liền với những truyền thuyết mà mỗi người Việt Nam đều thuộc: Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ. Hoạt động 2: Tìm hiểu chung (5 phút) - GV sử dụng phương pháp vấn đáp. - Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân. Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu I. Tìm hiểu chung : về đặc trưng cơ bản của truyền 1. Đặc trưng cơ bản: thuyết. - Là loại truyện dân gian kể về sự kiện có ảnh GV: Trình bày đặc trưng của hưởng lớn đến lịch sử dân tộc. truyền thuyết? - Nó không phải lịch sử mà chỉ liên quan đến
- HS làm việc cá nhân, trả lời. lịch sử, phản ánh lịch sử. Những câu chuyện trong lịch sử được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ để rồi kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật độc đáo, nhuốm màu sắc thần kì và thẫm đẫm cảm xúc đời thường. - Để hiểu đúng, hiểu sâu truyền thuyết ở trên hai lĩnh vực nội dung và nghệ thuật cần đặt tác phẩm trong mối quan hệ với lịch sử và đời sống. Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu 2. Giới thiệu di tích lịch sử Cổ Loa: SGK di tích Cổ Loa. GV giới thiệu di tích lịch sử Cổ Loa bằng máy chiếu. HS xem và tóm tắt nội dung. Bước 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu xuất xứ văn bản. 3. Xuất xứ: Văn bản trích từ “truyện Rùa Vàng” trong “Lĩnh Nam chích quái” – một sưu tập GV: Nêu xuất xứ của văn bản? truyện dân gian ra đời cuối thế kỉ XV. HS làm việc cá nhân, trả lời. Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản (31 phút) - GV sử dụng phương pháp gợi mở, nêu vấn đề. - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Hướng dẫn HS đọc - I. Đọc - hiểu văn bản: hiểu văn bản. 1. An Dương Vương xây thành, chế nỏ bảo vệ GV gọi HS đọc văn bản và tóm đất nước: tắt nội dung của văn bản (theo hai phần lớn) - Thành đắp tới đâu bị lở tới đó. - Quá trình An Dương Vương xây thành và chế tạo nỏ thành công - Lập đàn trai giới để cầu đảo bách thần. nhờ sự giúp đỡ của rùa vàng. - Nhờ cụ già mách bảo, sứ Thanh Giang giúp đỡ, - Nguyên nhân khiến cơ đồ nước nhà vua đã xây xong thành trong vòng nửa mất nhà tan và mối tình Mị Châu, tháng.
- Trọng Thuỷ. -> Sự giúp đỡ thần kì đó tác giả muốn khẳng định, đề cao tính đúng đắn của việc xây dựng Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu thành của nhà vua đó là việc làm thuận lòng trời, An Dương Vương xây thành, chế hợp ý dân. nỏ bảo vệ đất nước. - Sự giúp đỡ của Rùa Vàng nhằm: GV: Khi xây thành An Dương Vương đã gặp khó khăn như thế + Lí tưởng hoá việc xây thành nào? Trước khó khăn đó, nhà vua + Tổ tiên cha ông đời trước luôn ngầm giúp đỡ đã làm gì? Việc làm của An đời sau. Con cháu nhờ có cha ông mà trở nên Dương Vương có được giúp đỡ hiển hách, cha ông nhờ có con cháu mà rạng rỡ không? Tìm chi tiết để chứng anh hùng. Đó là nét đẹp truyền thống của dân minh? tộc Việt Nam. HS thảo luận, trình bày. GV: Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, - An Dương Vương băn khoăn: “Nhờ ơn ” -> Ý thái độ của tác giả dân gian đối thức, trách nhiệm của người cầm đầu đất nước. với nhà vua như thế nào? Bởi lẽ dựng nước đã khó, giữ nước càng khó HS thảo luận, trả lời. hơn. Hơn nữa, xưa nay dựng nước đi liền với giữ nước. Nỏ thần rất linh nghiệm, An Dương GV: Sự giúp đỡ của Rùa vàng là Vương bảo toàn được đất nước. một sự thần kì. Vậy theo em yếu tố thần kì đó có ý nghĩa như thế => Với quá trình xây thành, chế nỏ tác giả đã nào? ca ngợi công lao to lớn của ADV trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước. HS thảo luận, trả lời. GV: Khi xây thành xong An Dương Vương băn khoăn điều gì? Em có suy nghĩ gì về chi tiết này? HS thảo luận, trả lời. Tiết 11
- Hoạt động 4: Đọc - hiểu văn bản (42 phút) - GV sử dụng phương pháp gợi mở, nêu vấn đề. - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu 2. Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình bi kịch nước mất nhà tan. yêu tan vỡ: GV: ADV xây thành, có nỏ thần * Bi kịch nước mất nhà tan: nhưng vì sao lại nhanh chóng thất - An Dương Vương mất cảnh giác: bại trước Triệu Đà? Sự mất cảnh giác của An Dương Vương được + Nhận lời cầu hôn của Triệu Đà, gả con gái cho thể hiện qua chi tiết nào? Em có kẻ thù. suy nghĩ gì về sự mất cảnh giác + Cho Trọng Thuỷ ở rể. đó? -> Sự mất cảnh giác trầm trọng tạo điều kiện HS thảo luận, trả lời. thuận lợi cho kẻ thù xâm nhập, khám phá bí mật quốc gia. + Triệu Đà quay lại xâm lược lần hai, ADV thản nhiên đánh cờ, ỷ vào sức mạnh nỏ thần không chuẩn bị phòng thủ. -> Đây là sai lầm nghiêm trọng của nhà vua không phân biệt được đâu là bạn, đâu là thù. Sự chủ quan khinh địch đã dẫn đến cảnh nước mất nhà tan. Đó là bài học đau đớn, cay đắng về việc mất cảnh giác trước kẻ thù xâm lược. - An Dương Vương thất bại: GV: Sau khi thất bại, ADV đã + Đưa con chạy theo mình. Chạy đến bờ biển làm gì? Khi chạy đến bờ biển cùng đường -> Bế tắc về đường đi. cùng đường, ADV kêu rằng: + ADV kêu rằng: “Trời hại ta” -> Bế tắc trong “Trời hại ta” phản ánh điều gì tư tưởng: Nghĩ trời hại nhưng thực tế do người trong tư tưởng của nhà vua? hại. Lời kết tội của Rùa Vàng có ý + Lời kết tội của Rùa Vàng là lời kết tội của nghĩa gì? Khi nghe Rùa Vàng kết công lí, nhân dân trước hành động vô tình phản tội, ADV đã hành động như thế quốc của Mị Châu. nào? Hành động đó có ý nghĩa
- gì? + Hành động: Chém con gái -> thể hiện sự dứt khoát, quyết liệt đứng về phía công lí, nhân dân HS thảo luận, trả lời. để trừng trị kẻ có tội với non sông dù là thân thích và đó là sự tỉnh ngộ muộn màng của nhà vua. * Bi kịch về tình yêu: - Mị Châu quá tin yêu chồng: Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bi kịch về tình yêu. + Cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần -> tiết lộ bí mật quốc gia. GV: Bi kịch tình yêu được thể hiện qua những chi tiết nào? + Khi đất nước lâm nguy, rắc lông ngỗng để Trọng Thuỷ tìm được mình -> chỉ nghĩ đến hạnh HS thảo luận, trả lời. phúc cá nhân mà không nghĩ đến hậu quả nên trở thành kẻ có tội với non sông, đất nước và bị chém đầu. - Trọng Thuỷ là một tên gián điệp đội lốt con rể: + Thời gian đầu: Giả vờ yêu để tìm hiểu bí mật quốc gia. + Song trước người vợ xinh đẹp và chân thành như Mị Châu, Trọng Thuỷ đã đem lòng yêu mến vợ thực sự. Nhưng trong hai việc: trọng trách của quốc gia và vợ hiền Trọng Thuỷ không thể thực hiện được cả hai điều ấy và kết cục phải tự vẫn. -> Mối tình tan vỡ bởi âm mưu xâm lược của Triệu Đà. Cái chết của Mị Châu, Trọng Thuỷ là kết cục bi thảm của mối tình éo le luôn bị chi phối, tác động của chiến tranh. Đó là bài học thấm thía,cay đắng khi không dung hoà được mối quan hệ riêng - chung, tình yêu và chiến tranh. 3. Thái độ của tác giả dân gian đối với từng nhân vật được thể hiện qua các chi tiết kì ảo. Bước 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu - An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc cùng rùa vàng xuống nước đi vào thế giới vĩnh cửu thái độ của tác giả dân gian đối của thần linh -> Lòng kính trọng, sự bao dung,
- với từng nhân vật được thể hiện thương tiếc, biết ơn đối với nhà vua có công xây qua các chi tiết kì ảo. dựng đất nước. GV: Thái độ của tác giả dân gian - Trọng Thuỷ thương tiếc Mị Châu khi đi tắm đã đối với từng nhân vật được thể lao đầu xuống giếng mà chết -> Trọng Thuỷ đã hiện như thế nào? gây ra nhiều tội ác đối với nhân dân Âu Lạc, đặc biệt là với người vợ yêu quý của mình nên đành HS thảo luận, trả lời. phải chết. - Máu Mị Châu chảy xuống biển trai sò ăn vào biến thành ngọc châu, đem ngọc ấy về rửa ở giếng Trọng Thuỷ thì sáng thêm -> Chi tiết này chứng minh Mị Châu là một người nhẹ dạ cả tin nên bị lừa dối. - Chi tiết “ngọc trai - giếng nước” không phải khẳng định tình yêu chung thuỷ mà điều đó thể hiện oan tình của Mị Châu đã được hoá giải. => Qua đây ông cha ta muốn khuyên nhủ con GV: Theo em, chi tiết “Ngọc trai cháu: Trong quan hệ tình cảm, nhất là tình riêng - giếng nước” có phải khẳng định phải nên đặt quan hệ riêng chung cho đúng tình yêu chung thuỷ không? Qua mực. Đừng nặng nề về tình riêng mà quên cái những chi tiết vừa nêu ông cha ta chung. Có những cái chung đòi hỏi con người muốn khuyên nhủ con cháu điều phải hy sinh cái riêng để giữ cho trọn vẹn nghĩa gì? vụ và trách nhiệm của mình. HS thảo luận, trả lời. D. Tổng kết và hướng dẫn học tập: (3 phút) 1. Tổng kết: - Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù, cách xử lí đúng đắn các mối quan hệ giữa riêng chung, cá nhân và cộng đồng. - Sự kết hợp hài hoà giữa cốt lõi lịch sử với tưởng tượng, hư cấu. 2. Hướng dẫn học tập: - Học bài và soạn bài mới: Lập dàn ý bài văn tự sự. - Chỉ ra những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết và phân tích ý nghĩa của chúng. - Lập dàn ý cho bài văn.