Giáo án Vật lý 11 học kỳ 1 theo phương pháp mới

docx 112 trang xuanha23 07/01/2023 2000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 11 học kỳ 1 theo phương pháp mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_11_hoc_ky_1_theo_phuong_phap_moi.docx

Nội dung text: Giáo án Vật lý 11 học kỳ 1 theo phương pháp mới

  1. CHỦ ĐỀ ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ a) Kiến thức - Nêu được các cách nhiễm điện một vật cọ xát. Điện tích, hai loại điện tích. - Phát biểu được định luật Cu-lông và chỉ ra đặc điểm của lực tương tác điện giữa hai điện tích điểm b) Kĩ năng - Xác định phương chiều của lực Cu-lông tương tác giữa các điện tích điểm. - Giải bài toán về cân bằng của hệ điện tích. c) Thái độ - Quan tâm đến các sự kiện, hiện tượng liên quan đến lực tương tác tĩnh điện. - Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học. 2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo. - Năng lực tự học, đọc hiểu. - Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm. - Năng lực tính toán, Năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác và cách bố trí thí nghiệm. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Video lực đẩy giữa hai điện tích điểm Bài tập vận dụng 2. Học sinh - SGK, vở ghi bài, giấy nháp - Ôn lại một số kiến thức về điện tích ở cấp THCS. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 1. Hướng dẫn chung Từ việc quan sát video thí nghiệm, yêu cầu học sinh dự đoán hiện tượng vật lý xảy ra Thông qua thí nghiệm, đặt vấn đề vào bài mới giải quyết vấn đề đặc điểm của lực tương tác này gồm: phương, chiều và độ lớn của lực tương tác. Chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau: Thời lượng dự Các bước Hoạt động Tên hoạt động kiến Tạo tình huống và phát biểu vấn đề về lực 5 phút Khởi động Hoạt động 1 tương tác giữa hai điện tích điểm. Hình thành Hoạt động 2 - Nội dung và biểu thức định luật Cu - Lông. kiến thức 25 phút
  2. - Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính. Hằng số điện môi. Hệ thống hóa kiến thức. Bài tập về lực tương Luyện tập Hoạt động 3 5 phút tác giữa hai điện tích điểm. Áp dụng các kiến thức đã học về định luật Cu Vận dụng Hoạt động 4 10 phút - Lông, giải bài tập. Nghiên cứu bài toán cân bằng điện tích do Tìm tòi mở Ở nhà, Hoạt động 5 chịu nhiều lực tác dụng. Tìm hiểu ứng dụng rộng định luật Cu - Lông để sơn tĩnh điện. 30 phút ở lớp 2. Tổ chức từng hoạt động Hoạt động 1 (Khởi động): Tạo tình huống xuất phát. a) Mục tiêu: - Kiểm tra sự chuẩn bị kiến thức cũ GV đã giao về nhà. - Tìm hiểu Lực tương tác giữa hai điện tích điểm. b) Nội dung: + Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh bằng phiếu trả lời câu hỏi của GV. + Quan sát thí nghiệm lực đẩy hai điện tích điểm c) Tổ chức hoạt động: - GV phát phiếu kiểm tra cho các nhóm ( mỗi HS 1 tờ giấy có đánh số thứ tự từ 1 đến 10). YC HS ghi các phương án lựa chọn của mình vào phiếu khi GV đọc câu hỏi từ 1 đến 10. Nội dung ôn tập: nhiễm điện do cọ xát, các loại điện tích, tương tác giữa hai điện tích và điện tích điểm. - GV cho HS quan sát một đoạn video thí nghiệm lực đẩy giữa hai điện tích điểm. - Yêu cầu HS thảo luận xác định vấn đề nghiên cứu. HS dự đoán lực này có đặc điểm như thế nào ? - Tổ chức HS báo cáo kết quả trước lớp và dẫn dắt HS giải quyết vấn đề cần xác định. d) Sản phẩm mong đợi: Ý kiến của các nhóm và nội dung ghi của học sinh. - Đặc điểm lực tương tác : phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm, độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. e) Đánh giá: - GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. Hoạt động 2 (Hình thành kiến thức): I. Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện a) Mục tiêu: + Cách làm vật nhiễm điện do cọ xát; + Nhận biết hai loại điện tích và tương tác điện giữa hai loại điện tích. Điện tích điểm.
  3. b) Nội dung: - GV tổ chức cho HS ôn tập kiến thức điện THCS Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các nhóm thực hiện theo những yêu cầu sau: + Làm thế nào để vật nhiễm điện? + Điện tích là gì ? + Có những loại điện tích nào? Tương tác điện giữa các điện tích xảy ra như thế nào ? + Điện tích điểm là gì ? c) Tổ chức hoạt động: F r F - Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, 21 12 thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm q1 q F 2 việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. 21 - Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ học tập. d) Sản phẩm mong đợi: - Một vật có thể bị nhiễm điện do cọ xát lên vật khác. - Vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện, vật tích điện hay là một điện tích. - Có hai loại điện tích, điện tích âm và điện tích dương. Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau; Các điện tích khác dấu thì hút nhau. - Một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm xét gọi là điện tích điểm. e) Đánh giá: - GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). II. Định luật Cu - Lông. Hằng số điện môi a) Mục tiêu: - Phát biểu được định luật Cu-lông và chỉ ra đặc điểm của lực điện giữa hai điện tích điểm. - Hằng số điện môi. b) Nội dung: - Dựa vào lịch sử cân xoắn Cu - Lông, sự hướng dẫn của GV, các nhóm thực hiện xác định biểu thức định luật Cu - Lông. c) Tổ chức hoạt động: Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các nhóm thực hiện theo những yêu cầu sau: + Quan sát và mô tả cấu tạo cân xoắn. + Trình bày các kết quả thực nghiệm để dẫn đến kết quả định luật. + Phát biểu nội dung định luật Cu - Lông. + Hãy nêu đơn vị các đại lượng trong biểu thức định luật Cu - Lông. + Điện môi là gì ? + Trong môi trường điện môi đồng tính Định luật Cu-Lông được viết như thế nào ? d) Sản phẩm mong đợi: q q - Định luật Cu-lông: F k. 1 2 r2
  4. - Công thức Định luật Culông trong trường hợp lực tương tác giữa 2 điện tích điểm đặt trong môi q q trường đồng tính : F k. 1 2 .r2 -Hằng số điện môi:  ( 1) đặc trưng cho tính chất điện của 1 chất cách điện. F21 F12 FR- q2 - Đối với chân không (không khí): =1 q1 21 3 e) Đánh giá: - GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. Hoạt động 3 (Luyện tập): Hệ thống hóa kiến thức. Giải bài tập. a) Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức và vận dụng giải bài tập cơ bản về định luật Cu - Lông. b) Nội dung: - Học sinh làm việc nhóm, tóm tắt kiến thức và biểu diễn lực điện giữa hai điện tích điểm khác dấu. - Học sinh làm việc nhóm, trả lời các câu hỏi và bài tập cơ bản về định luật Cu - Lông. c) Tổ chức hoạt động: - GV chuyển giao nhiệm vụ. Bài 1: Hai điện tích điểm q 1 = +3  C và q2 = -3  C, đặt trong dầu (  = 2) cách nhau một khoảng 3cm. a. Lực tương tác giữa hai điện tích đó là lực hút hay lực đẩy và có độ lớn bằng bao nhiêu? b. Biểu diễn lực tương tác trên. - Yêu cầu làm việc nhóm, trả trả lời các câu hỏi và bài tập cơ bản về định luật Cu - Lông. - Học sinh giới thiệu sản phẩm của nhóm trước lớp và thảo luận. - GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức. d) Sản phẩm mong đợi: a. Lực tương tác này là lực hút có độ lớn : F = 45N. b. e) Đánh giá: - GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép).
  5. - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. Hoạt động 4 (Vận dụng): Giải bài tập chuyển động định luật Cu - Lông. a) Mục tiêu: - Giải được các bài tập đơn giản về định luật Cu - Lông. b) Nội dung: - GV chiếu bài tập có mô phỏng với các dữ kiện có sẵn. - Học sinh làm việc cá nhân vào vở và làm việc nhóm nội dụng GV yêu cầu. c) Tổ chức hoạt động: - Các nhóm thảo luận kết quả và trình bày trên bảng. - Yêu cầu cả lớp giải các bài tập SGK . e) Đánh giá: - GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. c) Sản phẩm mong đợi: - Bài giải của học sinh. Hoạt động 5 (Tìm tòi mở rộng): Yêu cầu HS xem mục “Em có biết” về Sơn tĩnh điện, bài toán nguyên lý chồng chất điện. a) Mục tiêu: - Biết được ứng dụng lực hút tĩnh điện để sơn tĩnh điện. - Viết được biểu thức lực tổng hợp tác dụng vào một điện tích. b) Nội dung: - Tìm hiểu : + Phương pháp sơn tĩnh điện thực hiện như thế nào? + Trường hợp điện tích chịu nhiều lực điện tác dụng thì lực điện tổng hợp được xác định như thế nào? c) Tổ chức hoạt động: - GV đặt vấn đề chuyển giao nhiệm vụ để thực hiện ngoài lớp học. HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở. Sau đó về nhà tìm hiểu để thực hiện về nhiệm vụ này. - HS báo cáo kết quả và thảo luận về nhiệm vụ được giao.
  6. - GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức. d) Sản phẩm mong đợi: Bài làm của học sinh. - Lực tương tác của nhiều điện tích điểm lên một điện tích điểm lên một điện tích điểm khác : F F1 F2 Fn     + Biểu diễn các các lực F1 , F2 , F3 Fn bằng các vecto, gốc tại điểm xét. + Vẽ các véc tơ hợp lực theo quy tắc hình bình hành. + Tính độ lớn của lực tổng hợp dựa vào phương pháp hình học hoặc định lí hàm số cosin. 2 2 2 *Trường hợp hai lực : F F1 F2 2F1F2cos ; (F1, F2 ) F  F F F F . 1 2 1 2 - Các trường hợp đăc biệt: F1  F2 F F1 F2 . 2 2 E1  E2 F F1 F2 e) Đánh giá: Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá chủ đề 1. Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. q1> 0 và q2 0. C. q1.q2 > 0. D. q1.q2 < 0. 2. Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích. B. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích. C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích. D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích. 3. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong không khí cách nhau 12cm, lực tương tác giữa chúng bằng 10N. Các điện tích đó bằng: A. ± 2μC B. ± 3μC C. ± 4μC D. ± 5μC 4. Khoảng cách giữa một prôton và một êlectron là r = 5.10 -9 (cm), coi rằng prôton và êlectron là các điện tích điểm. Lực tương tác giữa chúng là: A. lực hút với F = 9,216.10-12 (N). B. lực đẩy với F = 9,216.10-12 (N). C. lực hút với F = 9,216.10-8 (N). D. lực đẩy với F = 9,216.10-8 (N). 5. Hai điện tích điểm giống nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F = 1,6.10-4 (N). Độ lớn của hai điện tích đó là:
  7. A. 2,67.10-9 (μC). B. 2,67.10-7 (μC). C. 2,67.10-9 (C). D. 2,67.10-7 (C). 6. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 2 (cm). Lực đẩy -4 -4 giữa chúng là F1 = 1,6.10 (N). Để lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F 2 = 2,5.10 (N) thì khoảng cách giữa chúng là: A. r2 = 1,6 (m). B. r2 = 1,6 (cm). C. r2 = 1,28 (m). D. r2 = 1,28 (cm). 7. Hai điện tích điểm bằng nhau được đặt trong nước (ε = 81) cách nhau 3 (cm). Lực đẩy giữa chúng bằng 0,2.10-5 (N). Hai điện tích đó A. trái dấu, độ lớn là 4,472.10-2 (μC). B. cùng dấu, độ lớn là 4,472.10-10 (μC). C. trái dấu, độ lớn là 4,025.10-9 (μC). D. cùng dấu, độ lớn là 4,025.10-3 (μC). 8. Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10 -7 (C) và 4.10-7 (C), tương tác với nhau một lực 0,1 (N) trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là: A. r = 0,6 (cm). B. r = 0,6 (m). C. r = 6 (m). D. r = 6 (cm). -6 -6 9. Có hai điện tích q1 = + 2.10 (C), q2 = - 2.10 (C), đặt tại hai điểm A, B trong chân không và -6 cách nhau một khoảng 6 (cm). Một điện tích q 3 = + 2.10 (C), đặt trên đương trung trực của AB, cách AB một khoảng 4 (cm). Độ lớn của lực điện do hai điện tích q1 và q2 tác dụng lên điện tích q3 là: A. F = 14,40 (N). B. F = 17,28 (N). C. F = 20,36 (N). D. F = 28,80 (N). 10. Hai quả cầu nhỏ giống nhau, có cùng khối lượng 2,5g, điện tích 5.10-7C được treo tại cùng một điểm bằng hai dây mảnh. Do lực đẩy tĩnh điện hai quả cầu tách ra xa nhau một đoạn 60cm, lấy g=10m/s2. Góc lệch của dây so với phương thẳng đứng là A. 140.B. 30 0.C. 45 0.D. 60 0. V. Phụ lục Tiêu chí đánh giá sản phẩm học tập Bài 2: THUYẾT ELECTRON – ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ 1) Kiến thức: - Hiểu được nội dung cơ bản của thuyết electron. - Trình bày được cấu tạo sơ lược của nguyên tử về phương diện điện. - Nắm được các cách làm cho vật nhiễm điện và lấy được ví dụ minh họa. 2) Kỹ năng: - Vận dụng thuyết electron để giải thích các hiện tượng nhiễm điện.
  8. - Rèn kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tế. - Giải được bài toán về tương tác tĩnh điện. - Phát triển ở học sinh kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp để thu nhận kiến thức. - Học sinh cần vận dụng linh hoạt kiến thức bài học để từ đó giải được một số bài tập liên quan và giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến hiện tượng nhiễm điện, thuyết electron. - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm cũng như tương tác với giáo viên. - Vận dụng được các biểu thức để làm các bài tập đơn giản về sóng cơ trong SGK và SBT Vật lý 11. - Tự làm các thí nghiệm về nhiễm điện do cọ xát như trong SGK. - Quan sát và phân tích cũng như rút ra nhận xét từ thí nghiệm. c) Thái độ - Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học. - Có ý thức quan tâm đến các hiện tượng nhiễm điện, thuyết electron. - Có hứng thú trong học tập, có ý thức tìm hiểu và đam mê khoa học. - Có ý thức học tập, có tác phong làm việc nghiêm túc. 2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề. - Năng lực tìm tòi, chọn lọc, xử lí và tổng hợp thông tin từ các nguồn khác nhau (sách, báo, truyền hình, internet, ) - Năng lực hợp tác nhóm. - Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin. - Năng lực thực hành thí nghiệm. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên - Giáo án word, bài giảng điện tử powerpoint, máy vi tính, máy chiếu; bảng phụ, bút lông, phấn trắng và các thiết bị hỗ trợ khác. - Đồ dùng dạy học: bộ thí nghiệm SGK hình 1.1. - Hình ảnh, video clip để minh họa các nội dung. - Phiếu học tập. 2. Học sinh - Sách giáo khoa, vở ghi, bút, giấy nháp, bảng phụ, phấn trắng, bút lông, nam châm dính bảng. - Đọc SGK 7 và Hóa 10 để biết học sinh đã được học gì về cấu tạo nguyên tử. - Đọc trước bài và các tài liệu có liên quan. - Chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm cần thiết (nếu có): (Điện nghiệm, thanh nhựa, vải dạ, ) - Một số câu hỏi và câu trắc nghiệm theo từng chủ đề của bài. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Hướng dẫn chung Chủ đề này thực hiện trong thời gian 01 tiết. Chủ đề gồm các hoạt động: Khởi động Hình thành kiến thức Luyện tập - củng cố - vận dụng. Bước vận dụng - tìm tòi - mở rộng được giáo viên giao cho học sinh tự tìm hiểu ở nhà và nộp bài cho GV sau. Có thể mô tả chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau: Các bước Hoạt động Tên hoạt động Thời gian Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ 3 phút Khởi động Hoạt động 2 Tạo tình huống học tập 5 phút
  9. Hoạt động 3 Tìm hiểu Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích 8 phút Hình thành nguyên tố kiến thức 10 phút Hoạt động 4 Tìm hiểu Thuyết electron 10 phút Hoạt động 5 Vận dụng Thuyết electron 5 phút Hoạt động 6 Tìm hiểu định luật bảo toàn điện tích Luyện tập Hoạt động 7 Luyện tập, củng cố bài học 5 phút Tìm tòi, mở Hoạt động 8 Tìm hiểu thêm về mật độ năng lượng của sóng cơ 4 phút dặn rộng dò 2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động: 2.1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ a) Mục tiêu hoạt động: Kiểm tra việc học sinh ôn tập kiến thức đã học để làm cơ sở chuẩn bị cho bài mới. b) Gợi ý tổ chức hoạt động: Câu hỏi 1: Nêu một vài ví dụ về sự nhiễm điện của các vật, các khái niệm điện tích, điện tích điểm. Câu hỏi 2: Phát biểu định luật CU-LÔNG. c) Sản phẩm hoạt động: Kiến thức bài 1. 2.2. Hoạt động 2 (Khởi động): Tạo tình huống học tập về sự nhiễm điện của các vật a) Mục tiêu hoạt động: Làm xuất hiện vấn đề cần nghiên cứu trong tiết học. b) Nội dung: Mâu thuẫn nhận thức dẫn đến nhiệm vụ học tập của học sinh. c) Gợi ý tổ chức hoạt động: Giáo viên mô tả và hướng dẫn 4 nhóm học sinh làm thí nghiệm biểu diễn như SGK (hình 1.1). Thí nghiệm cho thấy, sau khi cọ xát thủy tinh vào dạ thì thủy tinh có thể hút được các vật nhẹ như mẫu xốp, tức là nó bị nhiễm điện. Như vậy, có sự di chuyển điện tích trong quá trình cọ xát ? Từ tình huống, giáo viên đặt ra hai câu hỏi có vấn đề: - Hiện tượng này được giải thích dựa trên cơ sở khoa học nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời những câu hỏi trên. d) Sản phẩm mong đợi: Thí nghiệm và kiến của 4 nhóm và nội dung ghi của học sinh. e) Đánh giá: - GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. 2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố a) Mục tiêu: + Nắm được cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố b) Nội dung: GV cho 4 nhóm học sinh tự thảo luận 2 nội dung Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện và Điện tích nguyên tố rồi trình bày trước lớp. c) Tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản I. Thuyết electron
  10. 1. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố -Yêu cầu học sinh nêu cấu tạo - Nếu cấu tạo nguyên tử. -Gồm: hạt nhân mang điện tích của nguyên tư về phương diện dương nằm ở trung tâm và các điện. electron mang điện tích âm Lắng nghe ghi nhận - Nhận xét câu trả lời của học chuyển động xung quanh. sinh và chính xác hoá. -Hạt nhân cấu tạo bởi hai loại hạt là nơtron không mang điện và prôtôn mang điện dương. -Electron là điện tích nguyên tố -Giới thiệu điện tích, khối -Ghi nhận điện tích, khối âm có điện tích là -1,6.10-19C và lượng của electron, prôtôn và lượng của electron, prôtôn và khối lượng là 9,1.10-31kg. nơtron. nơtron. -Prôtôn là điện tích nguyên tố dương có điện tích là +1,6.10 - 19C và khối lượng là 1,67.10- 27kg. Khối lượng của nơtron xấp xĩ bằng khối lượng của prôtôn. -Số prôtôn trong hạt nhân bằng -bình thường thì nguyên tử -Suy nghĩ tìm câu trả lời số electron quay quanh hạt trung hoà về điện theo em vì nhân nên bình thường thì sao ?. nguyên tử trung hoà về điện. -Giới thiệu điện tích nguyên tố. -Ghi nhận điện tích nguyên tố. 2. e d) Sản phẩm mong đợi: Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố e) Đánh giá: - GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. 2.4. Hoạt động 4: Tìm hiểu Thuyết electron a) Mục tiêu: Nắm được Thuyết electron b) Nội dung: GV cho 4 nhóm học sinh tự thảo luận 2 nội dung Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện và Điện tích nguyên tố rồi trình bày trước lớp. c) Tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
  11. - Giới thiệu sơ lược thuyết - Ghi nhận thuyết electron. 2. Thuyết electron electron. -Thực hiện Y/C của GV và trả Thuyết electron là thuyết dựa -Y/C HS đọc SGK để nắm lời các câu hỏi trên sụ cư trú và di chuyển của thêm kiến thức về thuyết các điện tích để giải thích các +Khi nào nguyên tử mang điện Electron và đặt các câu hỏi hiện tượng điện , các tính chất tích dương và điện tích âm(sự kiểm tra sự tiếp thu kiến thức điện của các vật hình thành ion dương và iôn của HS âm) * Nội dung :(SGK) - Yêu cầu học sinh thực hiện -Thực hiện C1. C1. d) Sản phẩm mong đợi: + Nắm được nội dung thuyết electron + vận dụng trả lời câu C1 SGK e) Đánh giá: - GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. 2.5. Hoạt động 5: Vận dụng Thuyết electron a) Mục tiêu: + Nắm được các khái niệm vật dấn điện, vật cách điện, phân biệt và giải thích được các loại nhiễm điện dựa vào thuyết electron. + vận dụng trả lời câu C2,C3,C4,C5 SGK b) Nội dung: GV cho 4 nhóm học sinh tự thảo luận rồi trình bày trước lớp. c) Tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản -nhắc lại khái niệm vật(chất)dẫn (cách) điện -Nhớ lại kiến thức cũ trả II. Vận dụng ở THCS ? lời 1. Vật dẫn điện và -GV dựa vào khái niệm điện tích tự do đưa vật cách điện khái niệm mới về vật (chất) dẫn điện , cách -HS lắng nghe ghi nhớ Vật dẫn điện là vật điện . có chứa các điện tích -Cho HS thảo luận và tìm ra cách phát biểu tự do. khác về vật (chất) dẫn điện và cách điện Vật cách điện là vật -Chân không dẫn điện hay cách điện ? tại -HS thảo luận đưa ra cách không chứa các sao ? phát biểu khác về vật đãn electron tự do. điện và vật (chất) cách -GV thông báo : Mọi quá trình nhiễm điện Sự phân biệt vật điện đều là những quá trình tách các điện tích dẫn điện và vật cách dương và âm và phân bố lại cac sđiện tích -Suy nghĩ tìm câu trả lời điện chỉ là tương đối.
  12. đó trong cac svật hoặc trong các phần của 1 -Lắng nghe ghi nhớ 2. Sự nhiễm điện do vật . tiếp xúc -GV tiến hành thí nghiệm : Cho 1 vật nhiễm Nếu cho một vật -Quan sát GV làm thí điện âm tiếp xúc với 1 ống nhôm nhẹ treo tiếp xúc với một vật nghiệm trên sợi dây mảnh thì thấy ống nhôm và nhiễm điện thì nó sẽ thước tách ra xa nhau . -HS rút ra nhận xét về kết nhiễm điện cùng dấu quả thí nghiệm .thảo luận với vật đó. -Y/C HS quan sát nhận xét kết quả thí giải thích hiện tượng xảy nghiệm . Kết quả thí nghiệm đó chứng tỏ 3. Sự nhiễm diện do ra điều gì ? giải thích ? hưởng ứng -HS : Khi cho 1 vật chưa -Qua thí nghiệm trên ta rút ra được kết luận Đưa một quả cầu A nhiễm điện tiếp xúc với gì ? nhiễm điện dương vật nhiễm điện thì nó sẽ lại gần đầu M của -GV tến hành thí nghiệm về sự nhiếm điện nhiễm điện cùng dấu với một thanh kim loại do hưởng ứng : Đưa1 thước nhựa nhiễm vật đó MN trung hoà về điện âm lại gần 1 ống nhôm nhẹ được treo -Quan sát GV làm thí điện thì đầu M trên 1 sợi dây mảnh thì thấy ống nhôm bị nghiệm nhiễm điện âm còn hút về phía thước nhựa .Đưa thước ra xa thì đầu N nhiễm điện thấy ống nhôm trở lại vị trí ban đầu . -HS rút ra nhận xét về kết dương. quả thí nghiệm .thảo luận -Y/C HS quan sát nhận xét hiện tượng xẩy giải thích hiện tượng ra .Thảo luận Giải thích nguyên nhân làm cho thước nhựa có thể hút được ống nhôm? -lắng nghe và ghi nhớ -Gv nhận xét và chính xác hoá câu trả lời của HS d) Sản phẩm mong đợi: + Nắm được các khái niệm vật dấn điện, vật cách điện, phân biệt và giải thích được các loại nhiễm điện dựa vào thuyết electron. + vận dụng trả lời câu C2,C3,C4,C5 SGK e) Đánh giá: - GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. 2.6. Hoạt động 6: Tìm hiểu định luật bảo toàn điện tích a) Mục tiêu: + Nắm được định luật bảo toàn điện tích. + Vận dụng giải được các bài tập. b) Nội dung: GV cho 4 nhóm học sinh tự thảo luận rồi trình bày trước lớp. c) Tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
  13. -GV đặt vấn đề : Xét 1 hệ vật -HS lắng nghe nhận thức III. Định luật bảo toàn điện trong đó chỉ có sự trao đổi điện vấn đề . thảo luận trả lời tích tích giữa cac svật trong hệ với câu hỏi của GV Trong một hệ vật cô lập về nhau mà không có liên hệ với điện điện, tổng đại số các điện tích tích bên ngoài .Hệ thoả mãn ĐK là không đổi. đó được gọi là hệ cô lập .Vậy trong hệ cô lập về điện thì điện tích hệ có đặc điểm gì ?Vì sao? -GV chính xác hoá nội dung ĐL -Lắng nghe ghi nhớ bảo toàn điện tích . 2.7. Hoạt động 7: Luyện tập, củng cố và vận dụng a) Mục tiêu Hệ thống hóa kiến thức và vận dụng làm bài tập b) Nội dung: Học sinh hệ thống hóa kiến thức bài học và hoàn thành các bài tập được giao trong phiếu học tập. GV cho 4 nhóm học sinh tự thảo luận để đưa ra đáp án và báo cáo. c) Tổ chức hoạt động: Giáo viên yêu cầu làm việc nhóm, tóm tắt các kiến thức. Yêu cầu học sinh hoàn thành các bài tập trong phiếu học tập theo nhóm. đ) Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung ghi vở của học sinh. e) Đánh giá: - GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. 2.7. Hoạt động 7: (Vận dụng - tìm tòi mở rộng): Tìm hiểu về sự thay đổi điện tích ở các loại nhiễm điện. a) Mục tiêu Nắm được sự thay đổi điện tích ở các loại nhiễm điện. b) Nội dung: GV cho học sinh tìm hiểu nội dung này theo từng cá nhân. c) Tổ chức hoạt động: Yêu cầu học sinh: Làm việc ở nhà, nộp báo cáo kết quả ở tiết tự chọn. đ) Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung ghi vở của học sinh e) Đánh giá: - GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).
  14. - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. PHIẾU HỌC TẬP Bài 2: THUYẾT ELECTRON – ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH Nhóm: Danh sách các thành viên trong nhóm: Hãy hoàn thành những bài tập sau đây theo nhóm Câu 1. Hạt nhân của một nguyên tử oxi có 8 proton và 9 notron, số electron của nguyên tử oxi là A. 9. B. 16. C. 17. D. 8. Câu 2. Tổng số proton và electron của một nguyên tử có thể là số nào sau đây? A. 11. B. 13. C. 15. D. 16. Câu 3. Nếu nguyên tử đang thừa – 1,6.10-19 C điện lượng mà nó nhận được thêm 2 electron thì nó A. sẽ là ion dương. B. vẫn là 1 ion âm. C. trung hoà về điện. D. có điện tích không xác định được. Câu 4. Nếu nguyên tử oxi bị mất hết electron nó mang điện tích A. + 1,6.10-19 C. B. – 1,6.10-19 C. C. + 12,8.10-19 C. D. - 12,8.10-19 C. Câu 5. Điều kiện để 1 vật dẫn điện là A. vật phải ở nhiệt độ phòng. B. có chứa các điện tích tự do. C. vật nhất thiết phải làm bằng kim loại. D. vật phải mang điện tích. Câu 6. Vật bị nhiễm điện do cọ xát vì khi cọ xát A. eletron chuyển từ vật này sang vật khác. B. vật bị nóng lên. C. các điện tích tự do được tạo ra trong vật. D. các điện tích bị mất đi. Câu 7. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng là hiện tượng A. Đầu thanh kim loại bị nhiễm điện khi đặt gần 1 quả cầu mang điện. B. Thanh thước nhựa sau khi mài lên tóc hút được các vụn giấy. C. Mùa hanh khô, khi mặc quần vải tổng hợp thường thấy vải bị dính vào người.
  15. D. Quả cầu kim loại bị nhiễm điện do nó chạm vào thanh nhựa vừa cọ xát vào len dạ. Câu 8. Cho 3 quả cầu kim loại tích điện lần lượt tích điện là + 3 C, - 7 C và – 4 C. Khi cho chúng được tiếp xúc với nhau thì điện tích của hệ là: A. – 8 C. B. – 11 C. C. + 14 C. D. + 3 C. CHỦ ĐỀ: ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG. ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ a) Kiến thức - Trình bày được khái niệm điện trường. - Phát biểu được định nghĩa và nêu được đặc điểm của vectơ cường độ điện trường. - Biết cách tổng hợp các vectơ cường độ điện trường thành phần tại mỗi điểm. - Nêu được khái niệm đường sức điện và các đặc điểm của đường sức điện. b) Kĩ năng - Xác định được phương chiều của cường độ điện trường tại mỗi điểm do điện tích điểm gây ra. - Vận dụng quy tắc hình bình hành xác định được phương chiều của vectơ cường độ điện trường tổng hợp. - Giải được các bài tập về điện trường. - Quan sát và làm thí nghiệm đơn giản về điện trường. c) Thái độ - Quan tâm đến các sự kiện, hiện tượng liên quan đến điện trường. - Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học. - Nhanh nhẹn, năng động. Hợp tác nhóm hiệu quả. 2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo. - Năng lực tự học, đọc hiểu. - Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả. - Năng lực tính toán, năng lực thực hành thí nghiệm. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa. - Dụng cụ thí nghiệm gồm: thanh nhựa, lụa, các mẩu giấy vụn. - Phiếu học tập. - Hình vẽ các đường sức điện. - Chia lớp thành 8 nhóm, nhỏ mỗi nhóm gồm 4 đến 5 học sinh. 2. Học sinh - SGK, vở ghi bài, giấy nháp III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
  16. Thời lượng Các bước Hoạt động Tên hoạt động dự kiến Khởi động Hoạt động 1 Tạo tình huống có vấn đề về điện trường 8 phút - Điện trường Hình thành Hoạt động 2 - Cường độ điện trường 60 phút kiến thức - Đường sức điện Luyện tập Hoạt động 3 Hệ thống hóa kiến thức và luyện tập 15 phút Vận dụng. - Tìm hiểu điện trường gần mặt đất Tìm tòi mở Hoạt động 4 7 phút rộng - Tìm hiểu ống phóng điện tử A. KHỞI ĐỘNG Hoạt động 1: Tạo tình huống có vấn đề về điện trường a) Mục tiêu Thông qua thí nghiệm học sinh có nhu cầu tìm hiểu hai điện tích trong không khí không tiếp xúc với nhau nhưng vẫn hút nhau hoặc đẩy nhau, chúng tác dụng lực lên nhau bằng cách nào và tạo ra tình huống có vấn đề để hình thành kiến thức về điện trường. b) Nội dung - Học sinh tiến hành thí nghiệm cọ xát thanh thủy tinh vào lụa rồi đưa lại gần các mẩu giấy vụn. Sau đó quan sát thí nghiệm và trả lời các câu lệnh sau: Câu 1: Thanh thủy tinh và các mẩu giấy vụn có tác dụng lực lên nhau không? Đó là lực gì? Câu 2: Thanh thủy tinh và các mẩu giấy vụn trong không khí không tiếp xúc với nhau. Vậy chúng tác dụng lực lên nhau bằng cách nào? (Môi trường nào truyền tương tác điện giữa chúng?) c) Tổ chức hoạt động - Giáo viên yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm và quan sát thí nghiệm. - Học sinh ghi nhiệm vụ chuyển giao vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình. Sau đó thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở của mình. Thảo luận nhóm để đưa ra câu trả lời. - Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. - Tổ chức học sinh báo cáo kết quả trước lớp và dẫn dắt học sinh giải quyết vấn đề cần xác định. d) Sản phẩm mong đợi Báo cáo kết quả của nhóm và vở ghi của học sinh. e) Đánh giá - Giáo viên theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của học sinh trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).
  17. - Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, giáo viên đánh giá được sự tiến bộ của học sinh, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2: Điện trường. Cường độ điện trường. Đường sức điện I. Điện trường a) Mục tiêu + Khái niệm điện trường. + Tính chất cơ bản của điện trường. + Trả lời được các câu hỏi phần khởi động. b) Nội dung Câu 1: Điện trường là gì? Câu 2: Nêu các tính chất cơ bản của điện trường. Câu 3: (Câu hỏi phần khởi động) Môi trường nào truyền tương tác điện giữa thanh thủy tinh và các mẩu giấy vụn? c) Tổ chức hoạt động - Giáo viên hướng dẫn các em đọc sách giáo khoa và suy nghĩ để thực hiện nhiệm vụ học tập. - Học sinh ghi nhiệm vụ chuyển giao vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình. Sau đó thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở của mình.Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự đoán này.Thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở. - Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. d) Sản phẩm mong đợi Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của học sinh. - Điện trường là một dạng vật chất (môi trường) bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích. - Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó. e) Đánh giá - Giáo viên theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của học sinh trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, giáo viên đánh giá được sự tiến bộ của học sinh, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. II. Cường độ điện trường a) Mục tiêu - Định nghĩa cường độ điện trường. - Biểu thức cường độ điện trường.
  18. - Đơn vị cường độ điện trường. - Đặc điểm của vectơ cường độ điện trường. - Nguyên lí chồng chất điện trường. b) Nội dung - Dựa vào SGK và sự hướng dẫn của GV, các nhóm trả lời các câu hỏi sau Câu 1: Cường độ điện trường là gì? Câu 2: Hãy viết biểu thức cường độ điện trường. Câu 3: Nêu đặc điểm của vectơ cường độ điện trường. Câu 4: Nêu đơn vị của cường độ điện trường. Câu 5: Phát biểu nguyên lí chồng chất điện trường. c) Tổ chức hoạt động - Học sinh ghi nhiệm vụ chuyển giao của giáo viên vào vở, ghi ý kiến của mình vào vở. Sau đó thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở mình.Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo, thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở cá nhân ý kiến của nhóm. - Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hổ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. d) Sản phẩm mong đợi Báo cáo kết quả của nhóm và vở ghi của học sinh. - Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q. F - Biểu thức cường độ điện trường: E . q F - Vectơ cường độ điện trường: E có q + phương và chiều trùng với phương và chiều của lực điện tác dụng lên điện tích thử q dương. + chiều dài (môđun) biểu diễn độ lớn của cường độ điện trường theo một tỉ xích nào đó. - Đơn vị đo cường độ điện trường: vôn trên mét (kí hiệu là V/m). - Nguyên lí chồng chất điện trường: Vectơ cường độ điện trường E của điện trường tổng hợp là E E1 E2 . e) Đánh giá - Giáo viên theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của học sinh trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép).
  19. - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, giáo viên đánh giá được sự tiến bộ của học sinh, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. III. Đường sức điện a) Mục tiêu - Định nghĩa đường sức điện. Các đặc điểm của đường sức điện. - Hình dạng đường sức của một số điện trường. - Điện trường đều. b) Nội dung - Giáo viên cho học sinh quan sát các hình dạng đường sức của một số điện trường. ĐườngĐường sức sức điện điện của của điện điện trường trườngcủa điệncủa điện tích tíchđiểm điểm dương âm ĐườngĐường sức sức điện điện của của điện điện trườngtrường củacủa hệhệ haihai điệnđiện tích tíchđiểm điểm có âmđộ lớnbằng bằng nhau nhau - Dựa vàonhưng SGK trái và dấu sự hướng dẫn của GV, các nhóm trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Nêu định nghĩa đường sức điện. Câu 2: Nêu các đặc điểm của đường sức điện. Câu 3: Nêu định nghĩa điện trường đều. c) Tổ chức hoạt động - Giáo viên hướng dẫn các em đọc sách giáo khoa và suy nghĩ để thực hiện nhiệm vụ học tập. - Học sinh ghi nhiệm vụ chuyển giao của giáo viên vào vở, ghi ý kiến của mình vào vở. Sau đó thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở mình. Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo, thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở cá nhân ý kiến của nhóm. - Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hổ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. d) Sản phẩm mong đợi Báo cáo kết quả của nhóm và vở ghi của học sinh.
  20. - Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó. Nói cách khác, đường sức điện là đường mà lực điện tác dụng dọc theo đó. - Đường sức điện có các đặc điểm sau: + Qua mỗi điểm trong điện trường có một đường sức điện và chỉ một mà thôi. + Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó. + Đường sức điện của điện trường tĩnh điệnvlà đường không khép kín. Nó đi ra từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm. + Tuy các đường sức điện là dày đặc, nhưng người ta chỉ vẽ một số ít đường theo quy ước sau: Số đường sức đi qua một diện tích nhất định đặt vuông góc với đường sức điện tại điểm mà ta xét thì tỉ lệ với cường độ điện trường tại điểm đó. - Điện trường đều: Hai bản kim loại tích điện bằng nhau về độ lớn nhưng trái dấu, đặt song song cách điện với nhau, khoảng cách giữa hai bản nhỏ hơn nhiều so với kích thước hai bản. Khi đó điện trường trong vùng không gian giữa hai bản là điện trường đều. Các vectơ cường độ điện trường tại mọi điểm trong không gian giữa hai bản là như nhau. Đường sức điện của điện trường đều là những đường thẳng song song cách đều nhau. e) Đánh giá - Giáo viên theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của học sinh trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, giáo viên đánh giá được sự tiến bộ của học sinh, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. C. LUYỆN TẬP Hoạt động 3: Hệ thống hóa kiến thức và luyện tập a) Mục tiêu Hệ thống hóa kiến thức và luyện tập. b) Nội dung Giao cho học sinh luyện tập một số bài tập đã biên soạn trên phiếu học tập.
  21. c) Tổ chức hoạt động - Giáo viên đặt vấn chuyển giao nhiệm vụ. - Học sinh ghi nhiệm vụ vào vở trao đổi thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở của mình. Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những nhiệm vụ này, thống nhất cách trình bày kết quả bài tập thảo luận nhóm, ghi vào vở các ý kiến của nhóm. - Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hổ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.Hướng dẫn học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau. Sau cùng, giáo viên hệ thống và cùng học sinh chốt kiến thức. d) Sản phẩm mong đợi Báo cáo kết quả của nhóm và vở ghi của học sinh. e) Đánh giá - Giáo viên theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của học sinh trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, giáo viên đánh giá được sự tiến bộ của học sinh, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. D. VẬN DỤNG. TÌM TÒI MỞ RỘNG Hoạt động 4: Vận dụng. Tìm tòi mở rộng a) Mục tiêu Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tuỳ theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau. b) Nội dung - Chọn các câu hỏi và bài tập để tìm hiểu một phần trong lớp (nếu đủ thời gian) và phần còn lại tự tìm hiểu ở ngoài lớp học. GV yêu cầu HS Câu 1: Thực nghiệm cho thấy, trên bề mặt Trái đất luôn luôn tồn tại một điện trường hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới, có cường độ vào khoảng từ 100 V/m đến 200 V/m. Như vậy, con người luôn luôn sống trong một không gian có điện trường, từ trường và trọng trường. Không biết, khi đi du hành vũ trụ dài ngày, trong con tàu không còn các trường đó nữa thì cuộc sống của nhà du hành sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Câu 2: Mô tả chuyển động của điện tích trong điện trường của ống phóng điện tử (máy thu hình). c) Tổ chức hoạt động
  22. - GV đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ để HS thực hiện một phần tại lớp học và phần còn lại ở ngoài lớp học. - HS ghi nhiệm vụ vào vở. Sau đó thảo luận nhóm để đưa ra cách thực hiện về những nhiệm vụ này một phần tại lớp học và phần còn lại ở ngoài lớp học. - GV ghi kết quả cam kết của cá nhân hoặc nhóm HS, hướng dẫn, gợi ý cách thực hiện cho HS, hướng dẫn HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau. d) Sản phầm mong đợi Bài làm của học sinh. e) Đánh giá Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
  23. PHIẾU HỌC TẬP CHỦ ĐỀ: ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG. ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN A. KHỞI ĐỘNG Hoạt động 1. Tạo tình huống có vấn đề về điện trường Sau khi tiến hành thí nghiệm với thanh thủy tinh, lụa và các mẩu giấy vụn. Em hãy đưa ra câu trả lời hoặc dự đoán câu trả lời cho 2 câu hỏi sau: Câu 1: Thanh thủy tinh và các mẩu giấy vụn có tác dụng lực lên nhau không? Đó là lực gì? Trả lời (hoặc dự đoán): Câu 2: Thanh thủy tinh và các mẩu giấy vụn trong không khí không tiếp xúc với nhau. Vậy chúng tác dụng lực lên nhau bằng cách nào? (Môi trường nào truyền tương tác điện giữa chúng?) Trả lời (hoặc dự đoán): B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2. Điện trường. Cường độ điện trường. Đường sức điện I. Điện trường Câu 1: Điện trường là gì? Trả lời : Câu 2: Nêu các tính chất cơ bản của điện trường? Trả lời : Câu 3: (Câu hỏi phần khởi động) Môi trường nào truyền tương tác điện giữa thanh thủy tinh và các mẩu giấy vụn? Trả lời : II. Cường độ điện trường Câu 1: Cường độ điện trường là gì? Trả lời : Câu 2: Hãy viết biểu thức cường độ điện trường. Trả lời : Câu 3: Nêu đặc điểm của vectơ cường độ điện trường. Trả lời : Câu 4: Nêu đơn vị của cường độ điện trường.
  24. Trả lời : Câu 5: Phát biểu nguyên lí chồng chất điện trường. Trả lời : III. Đường sức điện Câu 1: Nêu định nghĩa đường sức điện. Trả lời : Câu 2: Nêu các đặc điểm của đường sức điện. Trả lời : Câu 3: Nêu định nghĩa điện trường đều. Trả lời : C. LUYỆN TẬP Hoạt động 3. Hệ thống hóa kiến thức và luyện tập I. Trắc nghiệm Câu 1: Tại A có điện tích điểm q1 , tại B có điện tích điểm q2 . Gọi M là điểm mà tại đó điện trường tổng hợp của do q1 và q2 gây ra bằng không. Biết M nằm trên đoạn thẳng AB và nằm gần A hơn B. Có thể nói được gì về dấu và độ lớn của các điện tích q1 , q2 ? A. q1 , q2 cùng dấu và q1 q2 .B. q1 , q2 cùng dấu và q1 q2 . C. q1 , q2 khác dấu và q1 q2 .D. q1 , q2 khác dấu và q1 q2 . Câu 2: Điện trường trong khí quyển ở gần mặt đất có cường độ cỡ 200 V/m và hướng thẳng đứng từ trên xuống. Một electron ở trong điện trường này sẽ chịu tác dụng của lực điện có độ lớn bằng bao nhiêu, có hướng như thế nào? A. 3,2.10-21 N, thẳng đứng từ trên xuống. B. 3,2.10 -21 N, thẳng đứng từ dưới lên. C. 3,2.10-17 N, thẳng đứng từ trên xuống. D. 3,2.10-17 N, thẳng đứng từ dưới lên. Câu 3: Hình bên vẽ một số đường sức điện của điện trường của hệ hai điện tích điểm q1 và q2 . Dấu của q1 , q2 lần lượt là A. q1 0 , q2 0 .B. q1 0 , q2 0 . C. q1 0 , q2 0 .D. q1 0 , q2 0 . II. Tự luận Bài 1. Trong không khí, tại hai điểm A và B cách nhau AB 6 cm lần lượt đặt hai điện tích điểm 8 8 q1 10 C và q2 10 C . Vectơ cường độ điện trường tổng hợp do q1 và q2 gây ra tại điểm C với AC BC 3 cm có hướng nào, có độ lớn bằng bao nhiêu?
  25. Bài giải: Bài 2. Trong không khí, tại hai điểm A và B cách nhau AB 4 cm lần lượt đặt hai điện tích điểm 8 8 q1 2.10 C, q2 8.10 C . Tìm vị trí điểm C mà tại đó cường độ điện trường tổng hợp do q1 và q2 gây ra bằng không. Bài giải: Bài 3. Một quả cầu nhỏ có khối lượng m 0,1 g , có điện tích q 10 6 C , được treo bằng một sợi dây nhẹ không dãn và không dẫn điện, được đặt vào trong điện trường đều có phương nằm ngang và có cường độ E 103 V/m . Lấy gia tốc rơi tự do g 10 m/s2 . Tính góc hợp bởi dây treo so với phương thẳng đứng khi quả cầu ở trạng thái cân bằng. Bài giải: D. VẬN DỤNG. TÌM TÒI MỞ RỘNG Hoạt động 4. Tìm hiểu điện trường gần mặt đất. Tìm hiểu ống phóng điện tử Tìm hiểu điện trường gần mặt đất Câu 1: Thực nghiệm cho thấy, trên bề mặt Trái đất luôn luôn tồn tại một điện trường hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới, có cường độ vào khoảng từ 100 V/m đến 200 V/m. Như vậy, con người luôn luôn sống trong một không gian có điện trường, từ trường và trọng trường. Không biết, khi đi du hành vũ trụ dài ngày, trong con tàu không còn các trường đó nữa thì cuộc sống của nhà du hành sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Trả lời :
  26. Tìm hiểu ống phóng điện tử Câu 2: Mô tả chuyển động của điện tích trong điện trường của ống phóng điện tử (máy thu hình). Trả lời : Bài 4: CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ a) Kiến thức - Nêu được đặc điểm lực tác dụng lên điện tích trong điện trường đều. - Lập được biểu thức tính công của lực điện trong điện trường đều. - Phát biểu được đặc điểm của công dịch chuyển điện tích trong điện trường bất kì. - Trình bày được khái niệm, biểu thức, đặc điểm của thế năng của điện tích trong điện trường, quan hệ giữa công của lực điện trường và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường. b) Kĩ năng - Tính được công của lực điện. - Giải được các bài toán liên quan đến công của lực điện. c) Thái độ - Quan tâm đến các sự kiện, hiện tượng liên quan đến công của lực điện trường, thế năng của điện tích trong điện trường - Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học. - Nhanh nhẹn, năng động. Hợp tác nhóm hiệu quả. 2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo. - Năng lực tự học, đọc hiểu. - Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm. - Năng lực tính toán, - Năng lực giải thích hiện tượng vật lý
  27. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Chuẩn bị kế hoạch bài học, - Video, máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa, - Phiếu học tập, - Chia lớp thành 8 nhóm, nhỏ mỗi nhóm gồm 4 đến 5 học sinh. 2. Học sinh - SGK, vở ghi bài, giấy nháp - Mỗi nhóm 05 quả bóng nhựa loại nhỏ. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 1. Hướng dẫn chung Chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau: Thời lượng Các bước Hoạt động Tên hoạt động dự kiến Tạo tình huống có vấn đề về công của lực 5 phút Khởi động Hoạt động 1 điện - Công của lực điện Hình thành Hoạt động 2 25 phút kiến thức - Thế năng của một điện tích trong điện trường Hệ thống hóa kiến thức. Bài tập về công của Luyện tập Hoạt động 3 10 phút lực điện Vận dụng và Áp dụng các kiến thức đã học về công của 5 phút ở lớp, tìm tòi mở Hoạt động 4 lực điện và thế năng của một điện tích trong còn lại ở nhà rộng điện trường để giải bài tập 2. Tổ chức từng hoạt động Hoạt động 1 (Khởi động): Tạo tình huống xuất phát. a) Mục tiêu Thông qua tình huống đặt vấn đề, học sinh có nhu cầu tìm hiểu bài học. b) Nội dung Thông qua các video về tương tác tĩnh điện và tương tác hấp dẫn. Sau đó giao cho học sinh 2 câu hỏi sau: Câu 1: Nêu những điểm giống nhau giữa tương tác hấp dẫn với tương tác tĩnh điện. Câu 2: Tính chất công của lực điện có giống tính chất công của trọng lực hay không? Câu 3: Trường hấp dẫn là trường thế. Trường tĩnh điện có phải trường thế không? c) Tổ chức hoạt động - Giáo viên chiếu các video về tương tác tĩnh điện và tương tác hấp dẫn cho học sinh cem. Sau đó giao cho học sinh 2 câu hỏi trên. - Học sinh xem video và ghi nhiệm vụ chuyển giao vào vở. Tiến hành. Ghi vào vở ý kiến của mình. Sau đó thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở của mình. Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự đoán này. Thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở.
  28. - Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. d) Sản phẩm mong đợi: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS. - Đều là tương tác xa. - Công của lực điện có tính chất giống công của trọng. - Trường tĩnh điện là trường thế. e) Đánh giá - Giáo viên theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của học sinh trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, giáo viên đánh giá được sự tiến bộ của học sinh, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. Hoạt động 2 (Hình thành kiến thức): I. Công của lực điện a) Mục tiêu • Đặc điểm của lực điện tác dụng lên một điện tích đặt trong điện trường đều • Công của lực điện trong điện trường đều • Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường bất kì b) Nội dung Giáo viên đặt vấn đề về bài toán: xét một điện tích dương q di chuyển trong điện trường đều từ M đến N và giao các nhiệm vụ sau: Câu 1: Nêu đặc điểm của lực điện tác dụng lên một điện tích đặt trong điện trường đều và trong quá trình điện tích di chuyển từ M đến N. Câu 2: Tính công của lực điện trường khi điện tích q di chuyển từ M đến N. Từ đó rút ra nhận xét về công của lực điện. Câu 3: Nêu nhận xét về công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường bất kì. Từ đó hãy trả lời câu 1 ở hoạt động 1. c) Tổ chức hoạt động - Giáo viên giới thiệu bài toán: xét một điện tích dương q di chuyển trong điện trường đều từ M đến N. Sau đó giao nhiệm vụ là 3 câu hỏi trên. - Học sinh ghi nhiệm vụ chuyển giao vào vở. Tiến hành đọc sách giáo khoa (phần I trang 22 và 23). Ghi vào vở ý kiến của mình. Sau đó thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở của mình. Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự đoán này. Thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở. - Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. d) Sản phẩm mong đợi: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS. - Đặc điểm của lực điện tác dụng lên một điện tích đặt trong điện trường đều F qE • F song song với E
  29. • Do E không đổi nên F không đổi - Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích q trong điện trường đều có cường độ điện trường E, từ M đến N là AMN qEd Trong đó d M ' N ' là độ dài đại số, với M ' và N' là hình chiếu của M, N trên cùng một đường sức điện:  • M ' N ' 0 nếu M ' N '  E  • M ' N ' 0 nếu M ' N '  E • M ' N ' 0 nếu M '  N' Nhận xét: Công của lực điện trường không phụ thuộc vào dạng quỹ đạo mà chỉ phụ thuộc vào vị trí của M và N. - Nhận xét trên cũng đúng cho điện trường tĩnh bất kỳ. Trường tĩnh điện là một trường thế. e) Đánh giá - Giáo viên theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của học sinh trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, giáo viên đánh giá được sự tiến bộ của học sinh, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. II. Thế năng của một điện tích trong điện trường a) Mục tiêu • Khái niệm về thế năng của một điện tích trong điện trường • Sự phụ thuộc của thế năng WM vào điện tích q • Công của lực điện và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường b) Nội dung Dựa vào kết luận trường tĩnh điện là một trường thế. Giao cho học sinh các nhiệm vụ sau: Câu 1: Nêu khái niệm về thế năng của một điện tích trong điện trường. Câu 2: Nêu sự phụ thuộc của thế năng WM vào điện tích q. Câu 3: Nêu mối quan hệ giữa công của lực điện và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường. c) Tổ chức hoạt động - Dựa vào kết luận trường tĩnh điện là một trường thế. Dựa vào sự tương tự giữa trường tĩnh điện với trọng trường, đồng thời đọc sách giáo khoa Vật lý 11 (trang 23 và 24) để trả lời 3 câu hỏi trên - Học sinh ghi nhiệm vụ chuyển giao vào vở. Tiến hành đọc sách giáo khoa. Ghi vào vở ý kiến của mình. Sau đó thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở của mình. Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự đoán này. Thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở. - Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.
  30. d) Sản phẩm mong đợi: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS. - Thế năng của điện tích đặt tại một điểm trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt điện tích tại điểm đó. - Thế năng của điện tích q tại điểm M trong điện trường bằng công của lực điện trường khi q di chuyển từ M ra vô cùng WM AM - Công của lực điện và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường AMN = WM WN e) Đánh giá - Giáo viên theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của học sinh trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, giáo viên đánh giá được sự tiến bộ của học sinh, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. Hoạt động 3 (Luyện tập): Hệ thống hóa kiến thức. Giải bài tập a) Mục tiêu Hệ thống hóa kiến thức và luyện tập. b) Nội dung Giao cho học sinh luyện tập một số bài tập đã biên soạn trên phiếu học tập sau: PHIẾU HỌC TẬP (Hoạt động 3: Hệ thống hóa kiến thức. Giải bài tập) I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Công của lực điện không phụ thuộc vào A. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi. B. cường độ của điện trường. C. hình dạng của đường đi. D. độ lớn điện tích bị dịch chuyển. Câu 2: Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho A. khả năng tác dụng lực của điện trường. B. phương chiều của cường độ điện trường. C. khả năng sinh công của điện trường. D. độ rộng của không gian có điện trường.
  31. Câu 3: Công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích chuyển động từ M đến N sẽ A. càng lớn nếu đoạn đường đi càng lớn. B. phụ thuộc vào dạng quỹ đạo C. phụ thuộc vào vị trí các điểm M và N. D. chỉ phụ thuộc vào vị trí M Câu 4: Khi điện tích dich chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu quãng đường dịch chuyển tăng 2 lần thì công của lực điện trường A. tăng 4 lần.B. tăng 2 lần.C. không đổi. D. giảm 2 lần. Câu 5: Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ 150 V/m thì công của lực điện trường là 60.10-3 J. Nếu cường độ điện trường là 200 V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là A. 80 J.B. 40 J.C. 40.10 -3 J. D. 80.10-3 J. II. TỰ LUẬN Bài 1: Ba điểm A, B và C cùng nằm trong một điện trường đều có   B C cường độ điện trường E 105 V/m, với BC  E và AB  E như Hình 0 0 0 E 1 và AB BC 3cm. 0 A a) Xác định lực điện tác dụng lên điện tích q 10 8 C khi đặt nó tại A. Hình 1 b) Xác định công của lực điện trường thực hiện khi điện tích 8 q1 10 C di chuyển từ A đến B; từ B đến C; từ A đến C; và theo đường khép kín ABCA. 8 c) Xác định công của lực điện trường thực hiện khi điện tích q2 10 C di chuyển từ A đến B; từ B đến C; từ A đến C; và theo đường khép kín ABCA. BÀI GIẢI . . . . . . . . c) Tổ chức hoạt động - Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh
  32. - Học sinh nhận phiếu học tập, tự trả lời câu hỏi trắc nghiệm và làm bài tập tự luận. Sau đó so sánh kết quả với bạn bên cạnh và các bạn trong nhóm. Thảo luận những nội dung chưa haonf thành được. - Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hổ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. Hướng dẫn học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau. Sau cùng, giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả. d) Sản phẩm mong đợi Báo cáo kết quả của nhóm và vở ghi của học sinh. e) Đánh giá - Giáo viên theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát câu trả lời của học sinh trong phiếu học tập. Phát hiện khó khăn của học sinh trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, giáo viên đánh giá được sự tiến bộ của học sinh, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. Hoạt động 4: Vận dụng. Tìm tòi mở rộng a) Mục tiêu Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tuỳ theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau. b) Nội dung - Chọn các câu hỏi và bài tập để tìm hiểu một phần trong lớp (nếu đủ thời gian) và phần còn lại tự tìm hiểu ở ngoài lớp học. GV yêu cầu HS Xét một điện tích điểm q dương di chuyển trong một điện trường tĩnh của điện tích Q đặt tại O, từ A đến B theo quỹ đạo (L) bất kỳ. Hãy tính công của lực điện trường. A O B Q
  33. c) Tổ chức hoạt động - GV đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ để HS thực hiện một phần tại lớp học và phần còn lại ở ngoài lớp học. - HS ghi nhiệm vụ vào vở. Sau đó thảo luận nhóm để đưa ra cách thực hiện về những nhiệm vụ này một phần tại lớp học và phần còn lại ở ngoài lớp học. - GV ghi kết quả cam kết của cá nhân hoặc nhóm HS, hướng dẫn, gợi ý cách thực hiện cho HS, hướng dẫn HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau. d) Sản phầm mong đợi Bài làm của học sinh. e) Đánh giá Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. Hết CHỦ ĐỀ ĐIỆN THẾ. HIỆU ĐIỆN THẾ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ a) Kiến thức - Phát biểu được định nghĩa hiệu điện thế giữa hai điểm của điện trường và nêu được đơn vị đo hiệu điện thế. - Nêu được mối quan hệ giữa cường độ điện trường đều và hiệu điện thế giữa hai điểm của điện trường đó. Nhận biết được đơn vị đo cường độ điện trường. b) Kĩ năng - Giải được bài tập về chuyển động của một điện tích dọc theo đường sức của một điện trường đều. c) Thái độ - Quan tâm đến các sự kiện, hiện tượng liên quan đến ứng dụng tĩnh điện trong đời sống. - Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học. 2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo. - Năng lực tự học, đọc hiểu. - Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm. - Năng lực tính toán, năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác và cách bố trí thí nghiệm. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên a) Thí nghiệm đo hiệu điện thế bằng tĩnh điện kế. b) Các bài tập chuyển động của một điện tích dọc theo đường sức. 2. Học sinh - SGK, vở ghi bài, giấy nháp III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 1. Hướng dẫn chung Từ việc trả lời các câu hỏi dẫn dắt của GV, yêu cầu học sinh dự đoán và kích thích sự tò của mò HS về đại lượng mới.
  34. Thông qua các câu hỏi đặt vấn đề vào bài mới giải quyết bài toán về đại lượng mới, từ đó hình thành nên kiến thức mới. Chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau: Thời lượng dự Các bước Hoạt động Tên hoạt động kiến Tạo tình huống và phát biểu vấn đề về điện 5 phút Khởi động Hoạt động 1 thế, hiệu điện thế. - Phát biểu định nghĩa hiệu điện thế và đo hiệu Hình thành điện thế bằng tĩnh điện kế. Hoạt động 2 25 phút kiến thức - Trình bày mối quan hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường. Hệ thống hóa kiến thức. Bài tập về chuyển Luyện tập Hoạt động 3 động của điện tích dọc theo đường sức của 8 phút điện trường đều. Vận dụng Hoạt động 4 Áp dụng các kiến thức đã học về hiệu điện thế. 7 phút Mở rộng và tìm hiểu các ứng dụng của tĩnh Tìm tòi mở Ở nhà, Hoạt động 5 điện trong đời sống: thiết bị lọc bụi bằng tĩnh rộng điện, 2. Tổ chức từng hoạt động Hoạt động 1 (Khởi động): Tạo tình huống xuất phát a) Mục tiêu: - Kiểm tra sự chuẩn bị kiến thức cũ GV đã giao về nhà. - Đặt câu hỏi mới lạ? b) Nội dung: + Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh bằng sự vấn đáp giữa GV và HS. c) Tổ chức hoạt động: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi liên quan đến kiến thức cũ: + Đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của lực điện tác dụng lên điện tích q? + Đại lượng đó phụ thuộc vào yếu tố nào? - Tạo mâu thuẫn trong kiến thức cũ bằng câu hỏi đặt ra: + Có đại lượng nào đặc trưng riêng cho khả năng sinh công của điện trường mà không phụ thuộc vào điện tích q? - Yêu cầu HS thảo luận xác định vấn đề nghiên cứu. HS suy nghĩ về đại lượng đặc trưng riêng cho khả năng thực hiện công của điện trường mà không phụ thuộc và điện tích q như công. - Tổ chức HS báo cáo kết quả trước lớp và dẫn dắt HS giải quyết vấn đề cần xác định. d) Sản phẩm mong đợi: Ý kiến của các nhóm và nội dung ghi của học sinh. e) Đánh giá:
  35. - GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. Hoạt động 2 (Hình thành kiến thức): I. Tìm hiểu hiệu điện thế. a) Mục tiêu: + Định nghĩa được điện thế, đơn vị của điện thế. + Định nghĩa được hiệu điện thế và biết cách đo điện thế bằng tĩnh điện kế. b) Nội dung: - GV đặc câu hỏi cho HS trả lời. - Học sinh được hướng dẫn để trả lời các câu hỏi. - GV tổ chức cho HS trả lời và đưa ra định nghĩa đại lượng cần tìm. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các nhóm thực hiện theo những yêu cầu sau: + Viết công thức tính thế năng của một điện tích q tại một điểm trong điện trường. + Định nghĩa điện thế và đơn vị của điện thế? + Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi C1? c) Tổ chức hoạt động: - HS đọc tài liệu để trả lời các câu hỏi của GV. - GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và dẫn dắt đến vấn đề cần tìm. - GV chuyển giao nhiệm vụ: Khi di chuyển điện tích q từ điểm M đến điểm N thì điện trường sinh công. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là hiệu điện thế giữa M và N: + Viết biểu thức hiệu điện thế giữa M và N. + Định nghĩa về hiệu điện thế + Tổ chức cho các nhóm đo hiệu điện thế bằng tĩnh điện kế. - Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. - Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ học tập. d) Sản phẩm mong đợi: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS. + Định nghĩa hiệu điện thế. + Biết cách đo hiệu điện thế bằng tĩnh điện kế. e) Đánh giá: - GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. II. Xác định mối quan hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường a) Mục tiêu: - Viết được biểu thức liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường. b) Nội dung: - Dựa vào công thức tính công và công thức hiệu điện thế để suy ra biểu thức.
  36. c) Tổ chức hoạt động: - GV chuyển giao nhiệm vụ: + Viết công thức tính công của một điện tích di chuyển dọc theo đường sức của điện trường. + Viết công thức tính hiệu điện thế. Từ đó suy ra mối quan hệ giữa hiệu điện thế và điện trường. - GV tổ chức cho học sinh làm việc nhóm và lên bảng báo cáo. d) Sản phẩm mong đợi: - Công thức tính công: AMN = qEd . A - Công thức tính hiệu điện thế: U = MN = Ed . MN q U U - Mối liên hệ: E = MN = d d e) Đánh giá: - GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. Hoạt động 3 (Luyện tập): Hệ thống hóa kiến thức. Giải bài tập. a) Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức và vận dụng giải bài tập cơ bản về chuyển động của điện tích dọc theo đường sức điện trường đều. b) Nội dung: - Học sinh tóm tắt kiến thức về điện thế và hiệu điện thế. - Học sinh làm việc nhóm, trả lời các câu hỏi và bài tập cơ bản về chuyển động của điện tích dọc theo điện trường đều. c) Tổ chức hoạt động: - GV chuyển giao nhiệm vụ. HS ghi nhiệm vụ vào vở. - Yêu cầu làm việc nhóm trả lời các câu hỏi và bài tập cơ bản về hiệu điện thế. - Học sinh giới thiệu sản phẩm của nhóm trước lớp và thảo luận. - GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức. d) Sản phẩm mong đợi: - Bảng báo cáo của nhóm và các phương án trả lời của học sinh. e) Đánh giá: - GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép).
  37. - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. Hoạt động 4 (Vận dụng): Giải bài tập chuyển động của điện tích dọc theo đường sức trong điện trường đều. a) Mục tiêu: - Giải được các bài tập đơn giản về chuyển động của điện tích dọc theo đường sức trong điện trường đều. b) Nội dung: - GV chiếu bài tập có mô phỏng với các dữ kiện có sẵn. - Học sinh làm việc cá nhân vào vở và làm việc nhóm nội dụng GV yêu cầu. c) Tổ chức hoạt động: - Các nhóm thảo luận kết quả và trình bày trên bảng. - Yêu cầu cả lớp giải các bài tập 5, 6, 7, 8, 9- trang 29 SGK . e) Đánh giá: - GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải bài tập. c) Sản phẩm mong đợi: - Bài giải của học sinh. Hoạt động 5 (Tìm tòi mở rộng): Yêu cầu HS xem mục “Em có biết”. Khảo sát thiết bị lọc bụi tĩnh điện. a) Mục tiêu: - Các ứng dụng của tĩnh điện trong đời sống: thiết bị lọc bụi tĩnh điện. b) Nội dung: - Tìm hiểu để giải thích : + Ứng dụng tĩnh điện trong thiết bị lọc bụi như thế nào? - Tìm hiểu các ứng dụng của tĩnh điện qua tài liệu, Internet. c) Tổ chức hoạt động: - GV đặt vấn đề chuyển giao nhiệm vụ để thực hiện ngoài lớp học. HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở. Sau đó về nhà tìm hiểu để thực hiện về nhiệm vụ này. - HS báo cáo kết quả và thảo luận về nhiệm vụ được giao.
  38. - GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức. d) Sản phầm mong đợi: Bài làm của học sinh. e) Đánh giá: Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá chủ đề Câu 1. Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là UMN, khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây không đúng? A. UMN = VM – VN. B. AMN = q.UMN. C. UMN = E.d. D. E = UMN.d. Câu 2. Trong một điện trường đều, nếu trên một đường sức, giữa hai điểm cách nhau 4 cm có hiệu điện thế 10 V, giữa hai điểm cách nhau 6 cm có hiệu điện thế là A. 8 V. B. 10 V. C. 15 V. D. 22,5 V. Câu 3. Trong một điện trường đều, điểm A cách điểm B 1 m, cách điểm C 2 m. Nếu U AB = 10 V thì UAC bằng A. = 20 V. B. = 40 V. C. = 5 V. D. chưa đủ dữ kiện để xác định. Câu 4. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 2 μC từ A đến B là 4 mJ. Tính UAB? A. 2 V. B. 2000 V. C. – 8 V. D. – 2000 V. Câu 5. Một electron chuyển động không vận tốc đầu từ A đến B trong điện trường đều. Biết U AB = 45,5V. Vận tốc của electron tại B là bao nhiêu? A. 106 m/s. B. 1,5.106 m/s. C. 4.106 m/s. D. Một giá trị khác. Câu 6. Khi bay từ điểm M đến điểm N trong điện trường, electron tăng tốc, động năng tăng thêm 250 eV. Tính hiệu điện thế UMN? A. -250 V. B. -125 V. C. 250 V. D. Kết quả khác. CHỦ ĐỀ TỤ ĐIỆN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ a) Kiến thức - Nêu được nguyên tắc cấu tạo của tụ điện. Nhận dạng được các tụ điện thường dùng. - Phát biểu định nghĩa điện dung của tụ điện và nhận biết được đơn vị đo điện dung. b) Kĩ năng - Nêu được ý nghĩa các số ghi trên mỗi tụ điện. - Giải được các bài tập đơn giản về tụ điện.
  39. c) Thái độ - Quan tâm đến các loại tụ điện có trong đời sống. - Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học. 2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo. - Năng lực tự học, đọc hiểu, quan sát. - Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận. - Năng lực tính toán. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên a) Một số loại tụ điện, bản vi mạch điện tử có tụ điện. b) Các video thí nghiệm tích điện cho tụ điện. 2. Học sinh - SGK, vở ghi bài, giấy nháp - Một số loại tụ điện. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 1. Hướng dẫn chung Từ việc quan sát một số loại tụ điện và các bản vị mạch điện tử chứa tụ điện, yêu cầu học sinh dự đoán về cấu tạo và có các loại tụ điện nào? Thông qua quan sát các loại tụ điện đặt vấn đề vào bài mới, giải quyết các thắc mắc về cấu tạo và nhận dạng các loại tụ điện thường gặp, từ đó hình thành nên đại lượng đặc trưng của tụ điện. Chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau: Thời lượng dự Các bước Hoạt động Tên hoạt động kiến Khởi động Hoạt động 1 Tạo tình huống và phát biểu vấn đề về tụ điện. 8 phút - Tìm hiểu cấu tạo và nhận dạng các loại tụ Hình thành điện. Hoạt động 2 25 phút kiến thức - Định nghĩa điện dung và nhận biết đơn vị đo điện dung của tụ điện. Luyện tập Hoạt động 3 Hệ thống hóa kiến thức. Bài tập về tụ điện. 5 phút Áp dụng các kiến thức đã học về tụ điện, giải Vận dụng Hoạt động 4 7 phút bài tập. Tìm hiểu các ứng dụng quan trọng của tụ điện Tìm tòi mở trong công nghiệp và đời sống: máy bơm, máy Ở nhà, Hoạt động 5 rộng tính, vi mạch điện tử, vô tuyến truyền thông, 30 phút ở lớp 2. Tổ chức từng hoạt động Hoạt động 1 (Khởi động): Tạo tình huống xuất phát. a) Mục tiêu: - Kiểm tra sự chuẩn bị kiến thức cũ GV đã giao về nhà.
  40. - Tìm hiểu các loại tụ điện có sẵn và trong vi mạch điện tử. b) Nội dung: + Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh bằng phiếu trả lời câu hỏi của GV. + Quan sát một số loại tụ điện. c) Tổ chức hoạt động: - GV phát phiếu kiểm tra cho các nhóm. Yêu cầu HS ghi các phương án của mình vào phiếu. - GV cho HS quan sát một số loại tụ điện và bản vi mạch điện tử. - Yêu cầu HS thảo luận xác định vấn đề nghiên cứu. HS mô tả cấu tạo của tụ điện? phân loại tụ điện? - Tổ chức HS báo cáo kết quả trước lớp và dẫn dắt HS giải quyết vấn đề cần xác định. d) Sản phẩm mong đợi: Ý kiến của các nhóm và nội dung ghi của học sinh. - Tụ điện là hệ vật dẫn đặt gần nhau, ngăn cách nhau bằng lớp cách điện. - Một số loại tụ điện: tụ giấy, tụ mica, tụ sứ, e) Đánh giá: - GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. Hoạt động 2 (Hình thành kiến thức): I. Khảo sát cấu tạo, nhận dạng các loại tụ điện. a) Mục tiêu: + Trình bày được cấu tạo của tụ điện + Nhận dạng được các loại tụ điện và đọc các số đo trên tụ điện b) Nội dung: - GV cho HS quan sát các loại tụ điện, hình vẽ ký hiệu của tụ điện. Từ đó nêu được cấu tạo của tụ điện. - Học sinh được hướng dẫn đọc sách để biết công dụng của tụ điện. - GV cho HS xem video mô phỏng về cách tích điện cho tụ điện Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các nhóm thực hiện theo những yêu cầu sau: + Phân loại các tụ điện khác nhau? + Đọc các số chỉ trên tụ điện? + Tìm hiểu về tụ xoay? c) Tổ chức hoạt động: - Các nhóm quan sát các loại tụ điện và hình ảnh ký hiệu tụ điện để nêu được cấu tạo của tụ điện. - GV cho HS quan sát mô phỏng cách tích điện cho tụ điện. Từ đó tìm hiểu đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện. - GV chuyển giao nhiệm vụ: Khảo sát tụ điện: + Phân loại tụ điện. + Đọc số chỉ trên tụ điện. - Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. - Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
  41. d) Sản phẩm mong đợi: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS. + Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. + Có các loại tụ điện: tụ không khí, tụ giấy, tụ mica, tụ sứ, tụ gốm, Hiệu điện thế định mức trên tụ. e) Đánh giá: - GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. II. Định nghĩa điện dung của tụ điện và đơn vị đo điện dung. a) Mục tiêu: - Định nghĩa được điện dung của tụ điện. - Nêu được các đơn vị đo điện dung. b) Nội dung: - Dựa vào số chỉ trên tụ điện, và sự hướng dẫn của GV, các nhóm định nghĩa điện dung của tụ điện. c) Tổ chức hoạt động: - GV chuyển giao nhiệm vụ: Khảo sát số liệu trên tụ điện + Đọc số chỉ trên tụ điện, số chỉ đó có ý nghĩa gì? và đơn vị trên số chỉ đó là gì?. d) Sản phẩm mong đợi: - Đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ. e) Đánh giá: - GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. Hoạt động 3 (Luyện tập): Hệ thống hóa kiến thức. Giải bài tập. a) Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức và vận dụng giải bài tập cơ bản về tụ điện. b) Nội dung: - Học sinh tóm tắt kiến thức về tụ điện. - Học sinh làm việc nhóm, trả lời các câu hỏi và bài tập cơ bản về tụ điện. c) Tổ chức hoạt động: - GV chuyển giao nhiệm vụ. HS ghi nhiệm vụ vào vở. - Yêu cầu làm việc nhóm, trả lời các câu hỏi và bài tập cơ bản về tụ điện. - Học sinh giới thiệu sản phẩm của nhóm trước lớp và thảo luận.
  42. - GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức. d) Sản phẩm mong đợi: - Bảng báo cáo của nhóm và các phương án trả lời của học sinh. e) Đánh giá: - GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. Hoạt động 4 (Vận dụng): Giải bài tập về tụ điện. a) Mục tiêu: - Giải được các bài tập đơn giản về tụ điện. b) Nội dung: - GV chiếu bài tập có mô phỏng với các dữ kiện có sẵn. - Học sinh làm việc cá nhân vào vở và làm việc nhóm nội dụng GV yêu cầu. c) Tổ chức hoạt động: - Các nhóm thảo luận kết quả và trình bày trên bảng. - Yêu cầu cả lớp giải các bài tập 5, 6, 7, 8- trang 33 SGK . e) Đánh giá: - GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. c) Sản phẩm mong đợi: - Bài giải của học sinh. Hoạt động 5 (Tìm tòi mở rộng): Yêu cầu HS tìm hiểu các ứng dụng của tụ điện trong đời sống và kỹ thuật. a) Mục tiêu: - Nêu được các ứng dụng của tụ điện trong đời sống và kỹ thuật. b) Nội dung: - Tìm hiểu các ứng dụng của tụ điện. c) Tổ chức hoạt động: - GV đặt vấn đề chuyển giao nhiệm vụ để thực hiện ngoài lớp học.
  43. HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở. Sau đó về nhà tìm hiểu để thực hiện về nhiệm vụ này. - HS báo cáo kết quả và thảo luận về nhiệm vụ được giao. - GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức. d) Sản phầm mong đợi: Bài làm của học sinh. e) Đánh giá: Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá chủ đề Câu 1. Trong trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện? A. Hai tấm gỗ khô đặt cách nhau một khoảng trong không khí. B. Hai tấm nhôm đặt cách nhau một khoảng trong nước nguyên chất. C. Hai tấm kẽm ngâm trong dung dịch axit. D. Hai tấm nhựa phủ ngoài một lá nhôm. Câu 2. Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhận xét nào sau đây là không đúng? A. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ. B. Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F). C. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn. D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn. Câu 3. Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào A. Hình dạng và kích thước của 2 bản tụ. B. Khoảng cách giữa 2 bản tụ. C. Bản chất của 2 bản tụ. D. Chất điện môi giữa 2 bản tụ. Câu 4. Trong các công thức sau, công thức không phải để tính năng lượng điện trường trong tụ điện là A. W = Q2/2C. B. W = QU/2. C. W = CU2/2. D. W = C2/2Q. Câu 5. Với một tụ điện xác định, nếu muốn năng lượng điện trường của tụ tăng 4 lần thì phải tăng điện tích của tụ? A. tăng 16 lần.B. tăng 4 lần. C. tăng 2 lần.D. không đổi. Câu 6. Có 2 phát biểu: I: "Hai bản tụ điện là hai vật dẫn điện'' nên II: "Dòng điện một chiều đi qua được tụ điện'' A. Phát biểu I đúng, phát biểu II đúng, hai phát biểu có tương quan.
  44. B. Phát biểu I đúng, phát biểu II đúng, hai phát biểu không tương quan. C. Phát biểu I đúng, phát biểu II sai. D. Phát biểu I sai, phát biểu II đúng. Câu 7. Chọn câu sai? A. Tụ điện là một hệ 2 vật dẫn đặt gần nhau nhưng không tiếp xúc nhau. Mỗi vật đó gọi là một bản tụ điện. B. Tụ điện phẳng là tụ điện có 2 bản là 2 tấm kim loại phẳng có kích thước đặt đối diện với nhau. C. Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện và được đo bằng thương số giữa điện tích của tụ điện với hiệu điện thế giữa 2 bản tụ điện. D. Hiệu điện thế giới hạn là hiệu điện thế lớn nhất đặt vào 2 bản tụ điện làm lớp điện môi của tụ điện bị đánh thủng. Câu 8. Bốn tụ điện giống nhau có điện dung C được ghép nối tiếp với nhau thành một bộ tụ điện. Điện dung của bộ tụ điện đó bằng A. 4C. B. C/4. C. 2C. D. C/2. Câu 9. Một tụ có điện dung 2μF. Khi đặt hiệu điện thế 4V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là A. 2.10-6 C. B. 16.10-6 C. C. 4.10-6 C. D. 8.10-6 C. Câu 10. Bộ tụ điện gồm 2 tụ điện C1 = 20 F và C2 = 30 F mắc song song nhau rồi mắc vào 2 cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 60V. Điện tích của mỗi tụ điện là -4 -4 -3 -3 A. Q1 = 7,2.10 C và Q2 = 7,2.10 C. B. Q1 = 1,8.10 C và Q2 = 1,2.10 C. -3 -3 -3 -3 C. Q1 = 1,2.10 C và Q2 = 1,8.10 C. D. Q1 = 3.10 C và Q2 = 3.10 C. V. Phụ lục Tiêu chí đánh giá sản phẩm học tập Bài 7: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN (tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được thế nào là dòng điện, dòng điện không đổi? - Phát biểu được định nghĩa cường độ dòng điện và viết được công thức thể hiện định nghĩa này. 2. Kỹ năng
  45. q q - Giải được các bài toán có liên quan đến các hệ thức : I = ; I = t t 3. Thái độ - Nhanh nhẹn, năng động. Hợp tác nhóm hiệu quả - Tạo sự hứng thú trong buổi học cho học sinh. 4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua các câu lệnh mà giáo viên đặt ra, tóm tắt các thông tin liên quan từ nhiều nguồn gốc khác nhau. - Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã chọn thông qua việc tự nghiên cứu và vận dụng kiến thức về dòng điện không đổi, nguồn điện để ứng dụng được chúng trong thực tiễn đời sống. - Năng lực hợp tác nhóm : trao đổi, thảo luận, trình bày kết quả được giao - Năng lực thực nghiệm: mắc mạch điện, thực hiện các thí nghiệm và nhận xét kết quả. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa. - 8 bộ dụng cụ thí nghiệm, mỗi bộ gồm: 1 tụ (1000  F- 3V) đã được tích điện với hiệu điện thế 3V, một pin 3V, 1biến áp 220V/ 3V, dây dẫn, khóa K, đèn( 3V-3W) Phiếu học tập và các dụng cụ hỗ trợ. - Chia lớp thành 8 nhóm nhỏ mỗi nhóm gồm 5 học sinh. 2. Học sinh - Sách giáo khoa, vở, bút ghi, thước kẻ . - Các kiến thức đã học về dòng điện không đổi. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN( tiết 1) Thời lượng dự Các bước Hoạt động Tên hoạt động kiến Tạo tình huống có vấn đề về dòng điện, Khởi động Hoạt động 1 7 phút dòng điện không đổi 13 phút Hoạt động 2 Tìm hiểu về dòng điện. Hình thành Tìm hiểu cường độ dòng điện, dòng điện 15phút kiến thức Hoạt động 3 không đổi. Luyện tập Hoạt động 4 Hệ thống hoá kiến thức và bài tập 7 phút Hoạt động 5 : Vận dụng. Tìm tòi mở rộng 3phút A. KHỞI ĐỘNG Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập về nguồn điện a. Mục tiêu - Thông qua thí nghiệm học sinh có nhu cầu tìm hiểu về dòng điện, dòng điện không đổi Nội dung:
  46. - GV phát cho mỗi nhóm HS bộ dụng cụ gồm: 1 tụ (1000  F- 3V) đã được tích điện với hiệu điện thế 3V , một pin 3V, 1biến áp 220V/ 3V, dây dẫn, khóa K, 2 đèn( 3V-3W) - Yêu cầu các nhóm mắc mạch điện như sơ đồ hình 1 và 2. Sau đó quan sát thí nghiệm khi đóng khóa K và trả lời các câu lệnh sau: \ Câu 1: Em hãy nhận xét độ sáng của đèn theo thời gian trong 2 trường hợp? Câu 2: Theo em, dòng điện chạy qua đèn trong mỗi trường hợp trên có tên gọi là gi? Công thức tính cường độ dòng điện trong mỗi trường hợp này? b. Gợi ý tổ chức hoạt động - HS tiến hành thí nghiệm như 2 sơ đồ bên và quan sát thí nghiệm - Học sinh ghi nhiệm vụ chuyển giao vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình. Sau đó thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở của mình. Thảo luận nhóm để đưa ra câu trả lời. - Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. - Tổ chức HS báo cáo kết quả trước lớp và dẫn dắt HS giải quyết vấn đề cần xác định. c. Sản phẩm hoạt động - Báo cáo kết quả của nhóm và vở ghi của học sinh. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2: Tìm hiểu về dòng điện. a. Mục tiêu - Ôn lại những kiến thức về dòng điện mà học sinh đã học ở THCS Nội dung: Câu 1 : Nhớ lại kiến thức ờ THCS, trả lời các câu hỏi nêu ra ở mục 1 đến mục 5 phần I sgk Câu 2: Tác dụng nào là tác dụng đặc trưng của dòng điện? Vì sao? b. Gợi ý tổ chức hoạt động - Giáo viên hướng dẫn các em suy nghĩ nhớ lại kiến thức đã học ở THCS để trả lời câu hỏi trong PHT. - Học sinh ghi nhiệm vụ chuyển giao vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình. Sau đó thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở của mình.Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm .Thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở. - Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. - GV trình chiếu slide hình ảnh tác các tác dụng của dòng điện. c. Sản phẩm hoạt động
  47. - Báo cáo kết quả của nhóm và vở ghi của học sinh. Hoạt động 3: Tìm hiểu cường độ dòng điện, dòng điện không đổi. a. Mục tiêu - Dựa vào hình vẻ 7.1 sgk thiết lập công thức cường độ dòng điện - Đọc sgk để hiểu thế nào là dòng điện không đổi, suy ra biểu thức cường độ dòng điện không đổi. - Phân biệt sự khác nhau giữa dòng điện không đổi, dòng điện có chiều không đổi và dòng điện xoau chiều. Nội dung: Câu 1 : Dựa vào hình vẻ 7.1 sgk thiết lập công thức cường độ dòng điện. Em hiểu thế nào về cường độ dòng điện tức thời? Câu 2 : Thế nào là dòng điện không đổi? Cho ví dụ? Công thức tính cường độ dòng điện không đổi? Phân biệt sự khác nhau giữa dòng điện không đổi, dòng điện có chiều không đổi và dòng điện xoau chiều Câu 3: Trả lời câu hỏi 2 ở phần khởi động. Câu 4 : Cho biết mối quan hệ giữa đơn vị cường độ dòng điện với đơn vị điện lượng và đơn vị thời gian? b. Gợi ý tổ chức hoạt động - Giáo viên hướng dẫn các em nhớ lại các kiến thức đã học kết hợp đọc sgk để trả lời các câu hỏi PHT. - Yêu cầu học sinh thực hiện câu C3, C4. - Học sinh ghi nhiệm vụ chuyển giao của giáo viên vào vở, ghi ý kiến của mình vào vở. Sau đó thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở mình.Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo, thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở cá nhân ý kiến của nhóm. - Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hổ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. c. Sản phẩm hoạt động - Báo cáo kết quả của nhóm và vở ghi của học sinh. C. LUYỆN TẬP Hoạt động 4: Hệ thống hoá kiến thức và bài tập a. Mục tiêu -Thảo luận nhóm để chuẩn hoá kiến thức và luyện tập. Nội dung: - Giao cho học sinh luyện tập một số bài tập đã biên soạn trên PHT. b. Gợi ý tổ chức hoạt động - Giáo viên đặt vấn đề chuyển giao nhiệm vụ - Học sinh ghi nhiệm vụ vào vở trao đổi thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở của mình.Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những nhiệm vụ này, thống nhất cách trình bày kết quả bài tập thảo luận nhóm, ghi vào vở các ý kiến của nhóm. - Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hổ trợ.Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.Hướng dẫn học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau.Sau cùng, giáo viên hệ thống và cùng học sinh chốt kiến thức.
  48. c. Sản phẩm hoạt động - Báo cáo kết quả của nhóm và vở ghi của học sinh. D. VẬN DỤNG. TÌM TÒI MỞ RỘNG Hoạt động 5: Vận dụng. Tìm tòi mở rộng a. Mục tiêu hoạt động - Giúp HS tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tuỳ theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau. - Nội dung: Chọn các câu hỏi và bài tập để tìm hiểu một phần trong lớp (nếu đủ thời gian) và phần còn lại tự tìm hiểu ở ngoài lớp học. ▪ GV yêu cầu HS: - Liệt kê các thiết bị điện có ứng dụng tác dụng của dòng điện sử dụng ở gia đình, địa phương mà em biết. Phân tích rõ tác dụng của dòng điện trong mỗi thiết bị điện đó là gì? - Kể tên một số dòng điện không đổi trong thực tế mà em biết. Mục đích của bài tập này là để HS hiểu được các ứng dụng về tác dụng của dòng điện, hiểu được dòng điện không đổi trong thực tế, kích thích HS có hứng thú tìm hiểu về về tác dụng của dòng điện cũng như hiểu được dòng điện không đổi trong thực tế cuộc sống. b. Gợi ý tổ chức hoạt động - GV đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ để HS thực hiện một phần tại lớp học và phần còn lại ở ngoài lớp học. - HS ghi nhiệm vụ vào vở. Sau đó thảo luận nhóm để đưa ra cách thực hiện về những nhiệm vụ này một phần tại lớp học và phần còn lại ở ngoài lớp học. - GV hướng dẫn, gợi ý cách thực hiện cho HS, hướng dẫn HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau. c. Sản phẩm hoạt động - Báo cáo kết quả của nhóm và vở ghi của học sinh. PHIẾU HỌC TẬP Bài 7: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN( tiết 1) A. KHỞI ĐỘNG Hoạt động 1 : Tạo tình huống có vấn đề về nguồn điện Sau khi tiến hành và quan sát thí nghiệm ở 2 mạch điện. Em hãy đưa ra câu trả lời hoặc dự đoán câu trả lời cho 2 câu hỏi sau: Câu 1: Em hãy nhận xét độ sáng của đèn theo thời gian trong 2 trường hợp? Trả lời (hoặc dự đoán): Câu 2: Theo em, dòng điện chạy qua đèn trong mỗi trường hợp trên có tên gọi là gi? Công thức tính cường độ dòng điện trong mỗi trường hợp này? Trả lời (hoặc dự đoán): B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2 : Tìm hiểu về dòng điện Câu 1 : Nhớ lại kiến thức ờ THCS, trả lời các câu hỏi nêu ra ở mục 1 đến mục 5 phần I sgk Trả lời :
  49. Câu 2: Tác dụng nào là tác dụng đặc trưng của dòng điện? Vì sao? Trả lời : Hoạt động 3: Tìm hiểu cường độ dòng điện. Dòng điện không đỗi. Câu 1 : Dựa vào hình vẻ 7.1 sgk thiết lập công thức cường độ dòng điện. Em hiểu thế nào về cường độ dòng điện tức thời? Trả lời : Câu 2 : Thế nào là dòng điện không đổi? Cho ví dụ? Công thức tính cường độ dòng điện không đổi? Phân biệt sự khác nhau giữa dòng điện không đổi, dòng điện có chiều không đổi và dòng điện xoau chiều Trả lời : Câu 3: Trả lời câu hỏi 2 ở phần khởi động. Trả lời : Câu 4 : Cho biết mối quan hệ giữa đơn vị cường độ dòng điện với đơn vị điện lượng và đơn vị thời gian? Trả lời : C. LUYỆN TẬP Hoạt động 4: Hệ thống hoá kiến thức 1.Trắc nghiệm: Câu1: 1. Dòng điện được định nghĩa là A. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích. B. dòng chuyển động của các điện tích. C. là dòng chuyển dời có hướng của electron. D. là dòng chuyển dời có hướng của ion dương. Câu 2: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của A. các ion dương. B. các electron. C. các ion âm. D. các nguyên tử. Câu 3: . Trong các nhận định dưới đây, nhận định không đúng về dòng điện là: A. Đơn vị của cường độ dòng điện là A. B. Cường độ dòng điện được đo bằng ampe kế. C. Cường độ dòng điện càng lớn thì trong một đơn vị thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn càng nhiều. D. Dòng điện không đổi là dòng điện chỉ có chiều không thay đổi theo thời gian. Câu 4: Nếu trong thời gian t = 0,1s đầu có điện lượng 0,5C và trong thời gian t / = 0,1s tiếp theo có điện lượng 0,1C chuyển qua tiết diện của vật dẫn thì cường dộ dòng điện trong cả hai khoảng thời gian đó là A. 6A. B. 3A. C. 4A. D. 2A
  50. Câu 5: Một dòng điện không đổi, sau 2 phút có một điện lượng 24 C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cường độ của dòng điện đó là A. 12 A. B. 1/12 A. C. 0,2 A. D.48A. 2. Tự luận : Bài 1: Trong dây dẫn kim loại có một dòng điện không đổi chạy qua có cường độ là 1,6 mA chạy qua. Trong một phút số lượng electron chuyển qua một tiết diện thẳng là bao nhiêu? Bài giải: Bài 2: Một tụ điện có điện dung 6 μC được tích điện bằng một hiệu điện thế 3V. Sau đó nối hai cực của bản tụ lại với nhau, thời gian điện tích trung hòa là 10 -4 s. Cường độ dòng điện trung bình chạy qua dây nối trong thời gian đó là bao nhiêu? Bài giải: D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG Hoạt động 5: Tìm hiểu nguồn điện trong đời sống và trong kĩ thuật - Liệt kê các thiết bị điện có ứng dụng tác dụng của dòng điện sử dụng ở gia đình, địa phương mà em biết. Phân tích rõ tác dụng của dòng điện trong mỗi thiết bị điện đó là gì? - Kể tên một số dòng điện không đổi trong thực tế mà em biết. Trả lời : Chương II. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI Tiết 12.Bài 7: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN ( tiết 2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được điều kiện để có dòng điện. - Phát biểu được suất điện động của nguồn điện và viết được công thức thể hiện định nghĩa này. 2. Kỹ năng - Giải thích được vì sao nguồn điện có thể duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nó. A - Giải được các bài toán có liên quan đến các hệ thức E = . q 3. Thái độ - Nhanh nhẹn, năng động. Hợp tác nhóm hiệu quả - Tạo sự hứng thú trong buổi học cho học sinh. 4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua các câu lệnh mà giáo viên đặt ra, tóm tắt các thông tin liên quan từ nhiều nguồn gốc khác nhau. - Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã chọn thông qua việc tự nghiên cứu và vận dụng kiến thức về dòng điện không đổi, nguồn điện để ứng dụng được chúng trong thực tiễn đời sống.
  51. - Năng lực hợp tác nhóm : trao đổi, thảo luận, trình bày kết quả được giao - Năng lực thực nghiệm: mắc mạch điện, thực hiện các thí nghiệm và nhận xét kết quả. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Phần máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa. - 8 bộ dụng cụ thí nghiệm, mỗi bộ gồm: 1 tụ (1000  F- 3V) đã được tích điện với hiệu điện thế 3V, một pin 3V, 1biến áp 220V/ 3V, dây dẫn, khóa K, đèn( 3V-3W) Phiếu học tập và các dụng cụ hỗ trợ. - Chia lớp thành 8 nhóm nhỏ mỗi nhóm gồm 5 học sinh. 2. Học sinh - Sách giáo khoa, vở, bút ghi, thước kẻ . - Các kiến thức đã học về dòng điện không đổi. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN( tiết 1) Thời lượng dự Các bước Hoạt động Tên hoạt động kiến Khởi động Hoạt động 1 Tạo tình huống có vấn đề về nguồn điện. 7 phút 15 phút Hình thành Tìm hiểu về nguồn điện. kiến thức Hoạt động 2 mới Tìm hiểu suất điện động của nguồn điện. 15 phút Hoạt động 3 Luyện tập Hoạt động 4 Hệ thống hoá kiến thức và bài tập 5 phút Hoạt động 5 : Vận dụng. Tìm tòi mở rộng 3 phút A. KHỞI ĐỘNG Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập về nguồn điện a. Mục tiêu - Thông qua thí nghiệm học sinh có nhu cầu tìm hiểu nguồn điện và những vấn đề xung quanh nguồn điện. Nội dung: - GV phát cho mỗi nhóm HS bộ dụng cụ gồm: 1 tụ (1000  F- 3V) đã được tích điện với hiệu điện thế 3V , một pin 3V, 1biến áp 220V/ 3V, dây dẫn, khóa K, 2 đèn( 3V-3W) - Yêu cầu các nhóm mắc mạch điện như sơ đồ hình 1 và 2. Sau đó quan sát thí nghiệm khi đóng khóa K và trả lời các câu lệnh sau: \ Câu 1: Em hãy nhận xét thời gian dòng có điện chạy qua đèn trong 2 trường hợp? Câu 2: Theo em, tích điện cho một tụ điện, sau đó ngắt tụ ra khỏi nguồn rồi đem sử dụng tụ điện ấy như một nguồn điện được hay không? Vì sao?
  52. b. Gợi ý tổ chức hoạt động - HS tiến hành thí nghiệm như 2 sơ đồ bên và quan sát thí nghiệm - Học sinh ghi nhiệm vụ chuyển giao vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình. Sau đó thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở của mình. Thảo luận nhóm để đưa ra câu trả lời. - Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. - Tổ chức HS báo cáo kết quả trước lớp và dẫn dắt HS giải quyết vấn đề cần xác định. c. Sản phẩm hoạt động - Báo cáo kết quả của nhóm và vở ghi của học sinh. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2: Tìm hiểu về nguồn điện. a. Mục tiêu: - Hiểu được điều kiện để có dòng điện. - Hiểu được tác dụng của nguồn điện và bản chất lực lạ bên trong nguồn điện Nội dung: Câu 1 : Điều kiện đề có dòng điện? Câu 2 : Kể tên một số nguồn điện thường dùng mà em biết? Tác dụng của nguồn điện? Để tạo ra và duy trì các điện cực của nguồn điện phải có lực nào? Bản chất ra sao? Câu 3 : Trả lời câu hỏi 2 ở phần khởi động? b. Gợi ý tổ chức hoạt động - Giáo viên hướng dẫn các em đọc sách giáo khoa và suy nghĩ để thực hiện nhiệm vụ học tập. - Yêu cầu học sinh thực hiện câu C8, C9. - Học sinh ghi nhiệm vụ chuyển giao của giáo viên vào vở, ghi ý kiến của mình vào vở. Sau đó thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở mình.Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo, thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở cá nhân ý kiến của nhóm. - Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hổ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. c. Sản phẩm hoạt động - Báo cáo kết quả của nhóm và vở ghi của học sinh. Hoạt động 3: Tìm hiểu suất điện động của nguồn điện. a. Mục tiêu - Dựa vào hình vẻ 7.4 sgk phân tích tác dụng của lực điện và tác dụng của lực lạ. Từ đó hiểu được công của nguồn điện là gì. - Định nghĩa, viết biểu thức, đơn vị của suất điện động của nguồn điện. Nội dung: Câu 1 : Các điện tích di chuyển trong mạch kín. Hãy chỉ ra lực nào tác dụng lên điện tích ở bên trong nguồn điện? ở bên ngoài nguồn điện? Công của nguồn điện là gì? Câu 2 : Định nghĩa suất điện động của nguồn? Đơn vị suất điện động?Số chỉ ghi trên mỗi nguồn cho biết giá trị của đại lượng nào? Điện trở trong của nguồn?