Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 28: Kiểm tra 1 tiết

doc 6 trang thaodu 3610
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 28: Kiểm tra 1 tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_7_tiet_28_kiem_tra_1_tiet.doc

Nội dung text: Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 28: Kiểm tra 1 tiết

  1. Lớp 7A. Tiết (TKB): Ngày dạy / / . Sĩ số Vắng . Lớp 7B. Tiết (TKB): Ngày dạy / / . Sĩ số Vắng . Tuần 28.Tiết 28 .(PPCT) KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA 1. Phạm vi kiến thức: Kiểm tra kiến thức trong chương trình Vật lý lớp 7 gồm từ tiết 20 đến tiết 27 theo phân phối chương trình Từ bài 17 đến bài 23/ SGK - Vật lý 7 2. Mục đích: Kiểm tra kiến thức của học sinh theo chuẩn kiến thức nằm trong chương trình học. - Đối với Học sinh: + Kiến thức:Học sinh nắm được hiện tượng nhiễm điện, dòng điện, nguồn điện, vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện, dòng điện trong kim loại, sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện, các tác dụng của dòng điện. + Kỹ năng:Vận dụng được những kiến thức trên để giải bài tập và giải thích một số hiện tượng. + Thái độ: Giúp học sinh có thái độ trung thực, độc lập, nghiêm túc, sáng tạo trong khi làm bài kiểm tra. - Đối với giáo viên: Thông qua bài kiểm tra đánh giá được kết quả học tập học sinh, từ đó có cơ sở để điều chỉnh cách dạy của GV và cách học của HS hợp thực tế. II. XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC ĐỂ KIỂM TRA - Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (30% TNKQ, 70% TL) - Học sinh kiểm tra trên lớp. III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA : *CHỦ ĐỀ: Hiện tượng nhiễm điện. Dòng điện. Nguồn điện.Vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện. Dòng điện trong kim loại. Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện. Các tác dụng của dòng điện 1. Phần bổ trợ cho các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra: a. Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình: Tỉ lệ thực dạy Trọng số LT VD LT VD Tổng số Lí Nội dung tiết Thuyết (Cấp (Cấp (Cấp (Cấp độ 1, 2) độ 3, độ 1, 2) độ 3, 4) 4) 1. Hiện tượng 2 2 1,4 0,6 17,5 7,5 nhiễm điện. 2.Dòng điện. Nguồn 1 1 0,7 0,3 8,75 3,75 điện 3.Vật liệu dẫn điện 1 1 0,7 0,3 8,75 3,75 và vật liệu cách 1
  2. điện. Dòng điện trong kim loại. 4.Sơ đồ mạch điện. 1 1 0,7 0,3 8,75 3,75 Chiều dòng điện 5.Các tác dụng của 3 2 1,4 1,6 17,5 20 dòng điện Tổng 8 7 4,9 3,1 61,25 38,75 b.Tính số câu hỏi và điểm số : Số lượng câu Nội dung (Chủ đề) Trọng số Điểm Tổng số Tr Nghiệm T luận 1. Hiện tượng 17,5 1,75 2 2 1 nhiễm điện. 7,5 0,75 1 1 1 2. Dòng điện. Nguồn 8,75 0,875 1 1 0,5 điện 3,75 0,375 0 3.Vật liệu dẫn điện 8,75 0,875 1 1 0,5 và vật liệu cách 3,75 0,375 0 điện. Dòng điện trong kim loại. 4.Sơ đồ mạch điện. 8,75 0,875 1 1 0,5 Chiều dòng điện 3,75 0,375 1 1 3 5.Các tác dụng của 17,5 1,75 1 1 0,5 dòng điện 20 2 2 2 3 Tổng 100 10 6 4 10 2. Thiết lập ma trận 2
  3. Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tên chủ đề Cộng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Hiện tượng 1. Biết được biểu 10. Vận dụng giải nhiễm điện. hiện của vật đã thích được một số nhiễm điện. hiện tượng thực tế 2. Biết được dấu liên quan tới sự nhiễm hiệu về tác dụng lực điện do cọ xát. chứng tỏ có hai loại điện tích Số câu hỏi C1.1 C10.10 3 C2.2 Số điểm 1 1 2 Tỉ lệ % 10 10 20 2. Dòng điện. 2. Biết được dòng Nguồn điện điện là dòng các hạt điện tích dịch chuyển có hướng. Số câu hỏi C3.3 1 Số điểm 0,5 0,5 Tỉ lệ % 5 5 3.Vật liệu dẫn 4. Biết được vật liệu điện và vật liệu dẫn điện là vật liệu cách điện. cho dòng điện đi Dòng điện qua và vật liệu cách trong kim loại. điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua. Số câu hỏi C4.4 1 Số điểm 0,5 0,5 Tỉ lệ % 5 5 4.Sơ đồ mạch 5. Biết được quy 9.Vẽ được sơ đồ của mạch điện 3
  4. điện. Chiều ước về chiều dòng đơn giản đã được mắc sẵn bằng dòng điện điện. các kí hiệu đã được quy ước. Mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho. Số câu hỏi C5.5 C9.9 2 Số điểm 0,5 3 3,5 Tỉ lệ % 5 30 35 5.Các tác dụng 6. Biết được tác 7. Giải thích được của dòng điện dụng từ của dòng dòng điện có tác dụng điện nhiệt và biểu hiện của tác dụng này. 8. Giải thích được dòng điện có tác dụng sinh lí và biểu hiện của tác dụng này. Số câu hỏi C6.6 C7.7 3 C8.8 Số điểm 0,5 3 3,5 Tỉ lệ % 5 30 35 6câu 2câu 1câu 1câu 10câu Tổng (3đ) (3đ) (3đ) (1đ) 10đ 30% 30% 30% 10% 100% 4
  5. IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN KIỂM TRA 1 TIẾT I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng. Câu 1. (0,5 điểm): Dùng mảnh vải khô cọ xát thước nhựa thì thước nhựa có thể hút được các vụn giấy. Vì sao ? A. Vì thước nhựa được làm sạch bề mặt. B. Vì thước nhựa nóng lên. C. Vì thước nhựa bị nhiễm điện. D. Vì thước nhựa có tính chất từ. Câu 2. (0,5 điểm): Hai mảnh pôliêtilen, nhiễm điện cùng loại khi đặt gần nhau thì chúng: A. Đẩy nhau. B. Nhiễm điện khác loại. C. Hút nhau. D. Mất hết điện tích. Câu 3. (0,5 điểm): Dòng điện là dòng các: A. điện tích dịch chuyển có hướng. B. điện tích dương chuyển động. C. điện tích âm chuyển động. D. nguyên tử dịch chuyển có hướng. Câu 4. (0,5 điểm): Trong số các chất dưới đây, chất nào không phải là chất cách điện ? A. Gỗ khô. B. Than chì. C. Nhựa. D. Cao su. Câu 5. (0,5 điểm): Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước như thế nào ? A. Cùng chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín. B. Ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín. C. Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. D. Chiều dịch chuyển của các điện tích âm và điện tích dương trong mạch điện kín. Câu 6. (0,5 điểm): Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút: A. các vụn giấy viết. B. các vụn đồng. C. các vụn nhôm. D. các vụn sắt. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm). Câu 7. (1,5 điểm). Người ta sử dụng ấm điện để đun sôi nước. Hãy cho biết: a.Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ của ấm cao nhất là bao nhiêu 0C ? b.Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì có sự cố gì xảy ra ? Vì sao ? Câu 8. (1,5 điểm). Vì sao nói dòng điện có tác dụng sinh lí ? Lấy ví dụ ứng dụng tác dụng sinh lí của dòng điện để chữa bệnh trong y học ? Câu 9: (3,0 điểm). Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 bóng đèn, 1 công tắc K, sử dụng hai pin, dùng mũi tên chỉ chiều dòng điện theo quy ước khi K đóng. Câu 10. (1,0 điểm). Giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi ? 5
  6. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM I. Trắc nghiệm (3,0 điểm). Mỗi câu đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C A A B C D II. Tự luận (7,0 điểm). Câu Đáp án Điểm Câu 7 a. Khi còn nước trong ấm, nhiệt độ của ấm cao nhất là 1000C 0,5 (1,5 điểm) (nhiệt độ của nước đang sôi) b. Ấm điện bị cháy, hỏng. Vì khi cạn hết nước, do tác dụng 1 nhiệt của dòng điện, nhiệt độ của ấm tăng lên rất cao. Dây nung nóng (ruột ấm) sẽ nóng chảy, không dùng được nữa. Một số vật để gần ấm có thể bắt cháy, gây hỏa hoạn. Câu 8 - Dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ làm các cơ của người bị 1 (1,5 điểm) co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. 0,5 - Ví dụ: Châm cứu dùng điện (điện châm). Câu 9 + - (3,0 điểm) K 3 Câu 10 Vì khi cánh quạt quay, cánh quạt cọ xát với không khí, cánh 1 (1,0 điểm) quạt bị nhiễm điện nên hút các hạt bụi bám vào cánh quạt. 6