Hệ thống kiến thức môn Hóa học 12 - Tài Dương

pdf 22 trang thaodu 5350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống kiến thức môn Hóa học 12 - Tài Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhe_thong_kien_thuc_mon_hoa_hoc_12_tai_duong.pdf

Nội dung text: Hệ thống kiến thức môn Hóa học 12 - Tài Dương

  1. Hệ thống kiến thức môn Hóa học lớp 12  HỆ THỐNG KIẾN THỨC MÔN HÓA HỌC 12 Dành cho đối tượng đang mất gốc hoặc thường hay nhầm lẫn kiến thức hóa học 12. Tài liệu này được biên tập lại dựa trên tài liệu ở đường link sau: Chúc các sĩ tử mùa thi 2017 ôn thi đạt kết quả thật cao! Chương 1: Este –lipit Chương 2: Cacbohidrat Chương 3: Amin, aminoaxit Chương 4: Polime Chương 5: Đại cương kim loại Chương 6: Kim loại kiềm kiềm thổ - Nhôm Chương 7: Sắt – Crom Chương 8: Nhận biết Chương 9: Hóa học với môi trường A. PHẦN HỮU CƠ Cần hệ thống kiến thức theo từng chủ đề. I. Các khái niệm cần nhớ: Đồng phân, danh pháp (tập trung este, amin). II. Tính chất vật lí: Trạng thái, so sánh nhiệt độ sôi, tính tan và ứng dụng. III. Tính chất hóa học (giới hạn trong chương trình lớp 12). 1. Những chất phản ứng với Na (K) giải phóng H2 là: Ancol, phenol, axit , H2O. 2. Những chất phản ứng dung dịch NaOH (KOH) là: phenol, axit , muối amoni, aminoaxit. 3. Những chất phản ứng với dung dịch NaOH (KOH) khi đun nóng: là este; dẫn xuất. 4. Những chất phản ứng với CaCO3, NaHCO3 giải phóng CO2 là: axit RCOOH. 5. Những chất phản ứng với dung dịch axit HCl, HBr là: ancol, amin, anilin, aminoaxit, muối amoni RCOONH4, muối của amin RNH3Cl. 6. Những chất có phản ứng với dung dịch AgNO3/ dd NH3 khi đun nóng có kết tủa Ag (phản ứng tráng bạc ): các chất có nhóm –CHO : RCHO , HCOOH , HCOOR , HCOONH4, glucozơ, fructozơ. 7. Những chất có phản ứng với Cu(OH)2/NaOH - Tạo thành muối, nước: là axit - Tạo thành dung dịch có màu xanh lam: các chất có nhiều nhóm OH kế cận: như etilen glycol ; glixerol , glucozơ; Fructozơ ; Saccarozơ. - Khi đun nóng tạo thành kết tủa có màu đỏ gạch Cu2O là : các chất có nhóm – CHO. 8. Những chất có phản ứng dung dịch nước brôm: - Làm mất màu dung dịch nước brôm: các chất không no có liên kết pi ( = ; ≡ ); andehit RCHO bị oxi hóa bới dung dịch Br2. - Tạo kết tủa trắng: phenol; anilin. 9. Những chất có phản ứng cộng H2 (Ni): các chất có liên kết pi: ( =; ≡ ); benzen; Sưu tầm Tài Dương 1
  2. Không học lý thuyết, không rèn luyện đề, không biết chắt chiu câu dễ. OK! Điểm kém! nhóm chức anđehit RCHO; nhóm chức Xeton RCOR; tạp chức: glucozơ, fructozơ. 10. Các chất có phản ứng thủy phân : Tinh bột; xenlulozơ; saccarozơ, peptit; protein, este, chất béo. 11. Các chất có phản ứng trùng hợp : những chất có liên kết đôi (C=C) hay vòng không bền. 12. Những chất có phản ứng trùng ngưng là : Các chất có nhiều nhóm chức. 13. Polime thiên nhiên: cao su thiên nhiên, tơ tằm, bông, xenlulozơ, tinh bột. 14. Polime nhân tạo (bán tổng hợp): tơ Visco, tơ axetat, xenlulozơ trinitrat. 15. Polime tổng hợp (điều chế từ phản ứng trùng hợp hay trùng ngưng): còn lại : PE, PVC, 16. Polime được điều chế từ phản ứng trùng ngưng: Nilon-6 , Nilon-7, Nilon-6,6, tơ lapsan, nhựa PPF 17. Polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp: (còn lại): PE, PVC , Caosubuna, Caosu buna-S, tơnitron . 18. Tơ có nguồn gốc xenlulozơ : sợi bông, tơ Visco, tơ axetat. 19. Tơ poliamit : Nilon-6 , Nilon-7 , Nilon-6,6 20. Tripeptit .polipeptit, protein, lòng trắng trứng: có phản ứng màu biure (phản ứng Cu(OH)2 có màu tím). IV. So sánh lực bazơ của các amin (amin no > NH3 > Amin thơm). V. Môi trường của dung dịch, pH (chú ý phenol, anilin, glixin không làm quỳ tím đổi màu) - Axit RCOOH: quỳ tím hóa đỏ. - Amin no: quỳ tím hóa xanh; aminoaxit (tùy vào số nhóm chức ). - Muối của axit mạnh bazơ yếu quỳ hóa đỏ; muối của axit yếu bazơ mạnh quỳ hóa xanh. VI. Nhận biết các chất hữu cơ - Nếu chỉ dùng 1 hoá chất nhận biết hợp chất hữu cơ thì hóa chất thường sử dụng là: • Quỳ tím (nếu thấy có amin, axit ) • Dung dịch brom (nếu thấy có Phenol , anilin, hợp chất không no ). • Phân biệt giữa Glucozơ và Fructozơ dùng dung dịch brom. • Cu(OH)2 ( nếu thấy có Glucozơ , Glixerol, anđehit, peptit ) • Phân biệt giữa đipeptit và các polipeptit khác dùng Cu(OH)2 (phản ứng màu biure) • Nhận biết protein (lòng trắng trứng ) : dùng Cu(OH)2 có màu tím xuất hiện hoặc dùng HNO3 có màu vàng. VII. Điều chế - Este (từ phản ứng este hóa : axit phản ứng với ancol) chú ý các este đặc biệt : vinyl axetat , phenyl axetat (điều chế riêng) - Glucozơ (từ tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ). - Ancol etylic (từ glucozơ bằng phương pháp lên men). - Anlin (từ nitrobenzen). - Các polime điều chế từ phản ứng trùng ngưng : (nilon -6, nilon-7, nilon-6,6 , tơ lapsan nhựa PPF). - Các polime điều chế từ phản ứng trùng hợp : (PE , PVC , PVA , cao su buna , tơ nitron ). B. PHẦN KIM LOẠI 1. Học thuộc cấu hình e: Na (z =11) [Ne]3s1 ; Mg (z =12) [Ne]3s2 ; Al(z =13) [Ne] 3s23p1 ; Fe (z=26) [Ar]3d64s2 ; Cr (z =24) [Ar]3d54s1 và suy ra vị trí trong bảng tuần hoàn. 2. Nhớ qui luật biến đổi tính chất trong nhóm A (từ trên xuống: tính kim loại tăng, bán kính nguyên tử tăng, năng lượng ion hóa giảm, độ âm điện giảm) Nhớ qui luật biến đổi tính chất trong chu kì (từ trái sang phải : tính kim loại giảm, bán kính nguyên tử giảm, năng lượng ion hóa tăng, độ âm điện tăng, tính phi kim tăng). 3. Tính chất vật lí chung của kim loại Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim. Các tính chất vật lí chung này là do các electron tự do trong kim loại gây ra. - Kim loại dẻo nhất là : Au. 2 Không gì tự đến, cũng chẳng gì tự đi!
  3. Hệ thống kiến thức môn Hóa học lớp 12 - Kim loại dẫn điện tốt nhất là: Ag. - Kim loại khối lượng riêng nhỏ nhất (nhẹ nhất) là : Li (D = 0,5 g/cm3). - Kim loại khối lượng riêng lớn nhất (nặng nhất) là: Os ( D= 22,6 g/ cm3). - Kim loại cứng nhất: Cr (độ cứng =9/10). - Kim loại mềm nhất: Cs (độ cứng = 0,2 ). - Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là: W ( 34100c) thấp nhất là : Hg(-390c). 4. Nhớ dãy điện hóa của kim loại và áp dụng: ( kiến thức trọng tâm) đặc biệt chú ý cặp Fe3+/Fe2+ 3+ 2+ 3+ - Kim loại trước cặp Fe /Fe phản ứng được với Fe . Ví dụ: Cu + 2FeCl3 CuCl2 + 2FeCl2. 5. Tính chất hóa học chung của kim loại : Tính khử: ( dễ bị oxi hóa) - Kim loại phản ứng với oxi : (trừ Ag , Pt , Au). - Kim loại phản ứng với HCl và H2SO4 loãng : (trừ Pb , Cu , Ag , Hg, Pt , Au). - Kim loại phản ứng với HNO3 và H2SO4 đặc : (trừ Pt , Au ). - Kim loại thụ động trong HNO3 đặc nguội hoặc H2SO4 đặc nguội : Al, Fe, Cr, - Kim loại phản ứng với nước ở đk thường : (có : nhóm IA , Ca, Sr , Ba). - Kim loại phản ứng dung dịch kiềm (NaOH , KOH , Ba(OH)2 ) nhớ nhất : Al , Zn. - Kim loại trước cặp Fe3+/Fe2+ phản ứng với Fe3+. 6. Điều chế kim loại - Nguyên tắc : khử ion kim loại trong các hợp chất thành kim loại tự do: Mn+ + ne M - Phương pháp điện phân nóng chảy : dùng điều chế kim loại nhóm IA , IIA , Al. - Phương pháp điện phân dung dịch muối : dùng điều chế kim loại sau nhôm. - Nhiệt luyện : dùng điều chế các kim loại : (Zn , Cr , Fe ). - Thủy luyện : thường nhất dùng điều chế các kim loại : (Cu , Ag ). 7. Sự ăn mòn kim loại Cần phân biệt giữa 2 loại ăn mòn - Ăn mòn hóa học (không làm phát sinh dòng điện) - Ăn mòn điện hóa (chú ý gợi ý của đề : có 2 kim loại, hợp kim gang, thép để trong dung dịch chất điện li HCl, dd muối, không khí ẩm ). - Chú ý kim loại có tính khử mạnh hơn thì đóng vai trò cực âm (anot) bị ăn mòn. Ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa. Dòng electron di chuyển từ cực âm sang cực dương tạo nên dòng điện ). Ví dụ hợp kim Zn- Cu để trong dung dịch HCl loãng bị ăn mòn điện hóa (Zn làm cực âm và bị ăn mòn). 8. Học thuôc hai loại hợp kim của sắt : Gang và thép a. Gang: là hợp kim của sắt và C (%C= 2-5%) và một số các nguyên tố : Si , S, Mn , P - Nguyên tắc sản suất : Dùng than cốc (CO) khử sắt oxit ở nhiệt độ cao. - Nguyên liệu : quặng sắt , than cốc , chất chảy (CaCO3 hay SiO2). b. Thép: là hợp kim của sắt và C (% C : 0,01-2%) và một lượng rất nhỏ các nguyên tố : Si , S, Mn , P - Nguyên tắc sản suất : Oxi hóa C , Si , S, P có trong gang để làm giảm hàm lượng của các nguyên tố này . - Nguyên liệu : gang trắng , không khí , chất chảy (CaCO3 hay SiO2) 9. Công thức một số chất cần nhớ và ứng dụng (đọc kĩ SGK) Chứa Ca, Mg Chứa Al Chứa Fe + CaCO3.MgCO3: đolomit. + Al2O3.2H2O boxit. + Fe2O3 hematit. + CaSO4.2H2O thạch cao sống. + Na3AlF6 : criolit. + Fe3O4 manhetit. + CaSO4.H2O thạch cao nung. + K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O : phèn + FeCO3 xiderit. + CaSO4.thạch cao khan. chua. + FeS2 pirit. + CaCO3: đá vôi. Sưu tầm Tài Dương 3
  4. Không học lý thuyết, không rèn luyện đề, không biết chắt chiu câu dễ. OK! Điểm kém! 10. Nước cứng nước mềm và các phương pháp làm mềm nước cứng - Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ hay Mg2+ - Nước mềm là nước chứa rất ít hay không chứa ion Ca2+ , Mg2+ - Nguyên tắc làm mềm nước : Làm giảm nồng độ các ion Ca2+ , Mg2+ trong nước cứng bằng cách chuyển các ion này thành các chất không tan. - Để làm mềm nước cứng tạm thời có thể dùng : đun sôi, dd NaOH, Ca(OH)2 vừa đủ, Na2CO3, Na3PO4. - Để làm mềm nước cứng vỉnh cữu hay toàn phần dùng : Na2CO3, hay Na3PO4. 11. Thuộc tên kim loại kiềm - Nhóm IA : Li, Na, , Rb, Cs, Fr: (là kim loại nhẹ, mềm, dễ nóng chảy, phản ứng được với H2O tạo dung dịch kiềm, oxit, hidroxit tan trong nước tạo dung dịch kiềm là baz mạnh). 12. Thuộc tên kim loại kiềm thổ - Nhóm IIA : Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra; chú ý Ca , Ba , Sr phản ứng với nước tạo dung dịch kiềm; CaO, BaO, SrO, Ca(OH)2, Ba(OH)2, Sr(OH)2 tan trong nước tạo dung dịch kiềm. 13. Phản ứng đặt trưng nhất bài Al là phản ứng với dung dịch kiềm  2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2  Al2O3, Al(OH)3 tan trong dung dịch kiềm và dung dịch axit mạnh. t0 - Cần nhớ phản ứng nhiệt nhôm : ví dụ : 2Al + Fe2O3  Al2O3 + 2Fe (ứng dụng để hàn kim loại) t0 2Al + Cr2O3  Al2O3 + 2Cr (ứng dụng để sản xuất crom). - Chú ý hiện tượng khi cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch muối AlCl3 (có kết tủa trắng, dư NaOH kết tủa tan dần). 14. Sắt - Chú ý! - Các trường hợp Sắt phản ứng tạo hợp chất sắt (II): sắt phản ứng với HCl; H2SO4 loãng; S; dung dịch muối. - Các trường hợp Sắt phản ứng tạo hợp chất sắt (III): sắt phản ứng với HNO3 dư, H2SO4 đặc nóng dư, Cl2, Br2, dung dịch AgNO3 dư. - Tính chất hóa học của hợp chất Sắt (III) Fe2O3 , FeCl3 .: là tính oxi hóa - Hợp chất Sắt (II) FeO, FeCl2: có thể là chất khử hay oxi hóa (tùy phản ứng). - Các oxit sắt , hidroxit sắt là bazơ. - Chú ý: Fe dư + Cl2 vẫn luôn cho FeCl3; FeS2 không phản ứng axit loại 1 (vd: HCl, H2SO4 loãng). 15. Crom - Chú ý! - Các trường hợp Crom phản ứng tạo hợp chất crom (II) : crom phản ứng với HCl, H2SO4 loãng - Các trường hợp Crom phản ứng tạo hợp chất crom (III) : crom phản ứng với HNO3 dư, H2SO4 đặc nóng dư, Cl2, Br2, O2, S. - Tính chất hóa học của hợp chất crom (IV) CrO3, K2Cr2O7 .: là tính oxi hóa. - Hợp chất Crom (III) Cr2O3, CrCl3: có thể là chất khử hay oxi hóa (tùy phản ứng). - Các oxit CrO, hidroxit Cr(OH)2 là bazơ. - Các oxit Cr2O3, hidroxit Cr(OH)3 lưỡng tính. - CrO3, H2CrO4, H2Cr2O7: là axit. 16. Các chất lưỡng tính cần nhớ +) Loại 1: oxit lưỡng tính Al2O3, Cr2O3, BeO, ZnO. +) Loại 2: Hiđroxit lưỡng tính Al(OH)3, Cr(OH)3, Zn(OH)2, Be(OH)2. - - - - - +) Loại 3: Các muối axit của axit yếu ví dụ: HSO3 , HS , HCO3 , HPO4 , H2PO3 +) Loại 4: Các muối tạo bởi axit yếu và bazơ yếu ví dụ: (NH4)2CO3; RCOONH4 +) Loại 5: Các aminoaxit, H2O. Chú ý: este RCOOR' không phải là chất lưỡng tính. 17. Biết phân biệt các chất vô cơ và các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. 18. Đọc sơ bài hóa học và môi trường liên hệ các kiến thức trong đời sống. 19. Ghi nhớ điều kiện phản ứng trao đổi ion trong dung dịch (sản phẩm có : kết tủa, hay chất khí, hay chất điện li yếu). 4 Không gì tự đến, cũng chẳng gì tự đi!
  5. Hệ thống kiến thức môn Hóa học lớp 12  ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC - SỐ 1 Thời gian: 5 phút đọc đề + 20 phút làm bài + 5 phút điền đáp án. Họ, tên học sinh: Người chấm: Điểm: TRÍCH ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT HÓA 2007, 2008. Điền đáp án vào bảng bên dưới. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50  Kiến thức vô cơ Câu 1: Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng bột nhôm đã phản ứng là A. 10,4gam. B. 2,7gam. C. 5,4gam. D. 16,2gam. Câu 2: Nguyên tử kim loại có cấu hình electron 1s22s2 2p63s1 là A. K (Z=19). B. Li (Z=3). C. Na (Z=11). D. Mg(Z=12). Câu 3: Cho 5,6 gam Fe tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được thể tích khí H2 (ở đktc) là A. 6,72 lít. B. 1,12lít. C. 2,24lít. D. 4,48 lít Câu 4: Để bảo quản narti, người ta phải ngâm natri trong. A. dầu hoả. B. phenol lỏng. C. nước. D. ancol etylic Câu 5: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion A. Al3+, Fe3+. B. Na+, K+. C. Cu2+, Fe3+. D. Ca2+, Mg2+. Câu 6: Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 0,336 lít khí hydro (ở đktc). Kim loại kiềm là A. Li. B. Rb. C. K. D. Na. Câu 7: Kim loại phản ứng được với dung dịch NaOH là A. Cu. B. Al. C. Ag. D. Fe. Câu 8: Chất chỉ có tính khử là A. FeCl3. B. Fe(OH)3. C. Fe2O3. D. Fe. Câu 9: Đồng (Cu) tác dụng được với dung dịch A. H2SO4 loãng. B. FeSO4. C. H2SO4 đặc, nóng. D. HCl. Câu 10: Dung dịch NaOH có phản ứng với dung dịch A. KCl. B. FeCl3. C. K2SO4. D. KNO3. Câu 11: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 8 gam NaOH, thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan có trong dung dịch X là A. 5,3gam. B. 10,6gam. C. 21,2gam. D. 15,9gam. Câu 12: Một kim loại phản ứng với dung dịch CuSO4 tạo ra Cu. Kim loại đó là A. Na. B. Ag. C. Cu. D. Fe. Câu 13: Chất có tính chất lưỡng tính là A. Al(OH)3. B. NaOH. C. AlCl3. D. NaCl Câu 14: Cho các hydroxit: NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3. Hidroxit có tính bazơ mạnh nhất là A. Al(OH)3. B. NaOH. C. Mg(OH)2. D. Fe(OH)3. Câu 15: Phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là Sưu tầm Tài Dương 5
  6. Không học lý thuyết, không rèn luyện đề, không biết chắt chiu câu dễ. OK! Điểm kém! A. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu. B. MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl. C. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O D. CaO + CO2 → CaCO3. Câu 16: Cặp chất không xảy ra phản ứng là: A. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2. B. Na2O và H2O. C. dung dịch AgNO3 và dung dịch KCl D. dung dịch NaOH và Al2O3. Câu 17: Cho sắt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ. Chất khí đó là: A. N2O B. NO2 C. N2 D. NH3 Câu 18: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là: A. quặng pirit B. quặmg manhetit C. quặng boxit D. quặng đôlômit. Câu 19: Phân huỷ Fe(NO3)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là: A. FeO B. Fe2O3 C. Fe(OH)2 D. Fe2O4 Câu 20: Kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là: A. Cu B. Ag C. Na D. Fe Câu 21: Cho dung dịch Ca(OH)2 vào cốc đựng dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có A. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần. B. kết tủa trắng xuất hiện. C. bọt khí bay ra. D. bọt khí và kết tủa trắng Câu 22: Cho phản ứng: a Fe + b HNO3 → c Fe(NO3)3 + d NO + H2O Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Thì tổng (a+b) bằng A. 6. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 23: Để bảo vệ võ tàu biển bằng thép người ta thường gắn vỏ tàu ( phần ngoài ngâm dưới nước) những tấm kim loại: A. Sn B. Zn C. Cu D. Pb. Câu 24: Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s22p6 là: A. Na+ B. Li+ C. Rb+ D. K+ Câu 25: Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là: A. Fe,Mg,Al B. Al,Mg,Fe C. Fe,Al,Mg. D. Mg,Fe,Al. Câu 26: Công thức chung của các oxit kim loại nhóm IIA là A. R2O. B. RO2. C. RO. D. R2O3. Câu 27: Oxit lưỡng tính là A. MgO. B.CaO. C. Cr2O3. D. CrO. Câu 28: Trung hoà 100ml dung dịch KOH 1M cần dùng V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là A. 400ml. B. 200ml. C. 300ml. D. 100ml. Câu 29: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ A. màu vàng sang màu da cam. B. không màu sang màu da cam. C. không màu sang màu vàng. D. màu da cam sang màu vàng. Câu 30: Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hoá hết 0,6 mol FeSO4 trong dung dịch có H2SO4 loãng làm môi trường là A. 29,4gam. B. 29,6gam. C. 59,2gam. D. 24,6gam.  Kiến thức hữu cơ Câu 31: Este etyl axetat có công thức là A. CH3COOC2H5. B. CH3COOH. C. CH3CHO. D. CH3CH2OH. Câu 32: Công thức cấu tạo của poli etilen là A. (-CF2-CF2-). B. (-CH2-CHCl-)n. C. (-CH2-CH=CH-CH2-)n. D. (-CH2-CH2-)n. + - Câu 33: Cho các phản ứng: H2N-CH2-COOH + HCl → H3N -CH2COOHCl . H2N-CH2-COOH + NaOH → H2N-CH2COONa + H2O. 6 Không gì tự đến, cũng chẳng gì tự đi!
  7. Hệ thống kiến thức môn Hóa học lớp 12 Hai phản ứng trên chứng tỏ axit amino axetic A. có tính chất lưỡng tính. B. chỉ có tính axit. C. chỉ có tính bazơ. D. vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử. Câu 34: Cho 4,5 gram etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCL. Khối lượng muối (C2H5NH3Cl ) thu được là : A. 8,15 gam B. 8,10 gam C. 0,85 gam. D. 7,65 gam. Câu 35: Anilin (C6H5NH2) có phản ứng với dung dịch: A. NaOH. B. Na2CO3 C. NaCl. D. HCl. Câu 36: Thuỷ phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và rượu etylic. Công thức của X là: A. C2H3COOC2H5 B. C2H5COOCH3 C. CH3COOC2H5 D. CH3COOCH3. Câu 37: Polivinyl clorua(PVC) được điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng: A. axit- bazơ B. trao đổi C. trùng hợp D. trùng ngưng. Câu 38: Thuỷ phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là: A. 360 gam B. 270 gam C. 250 gam D. 300 gam. Câu 39: Tơ được sản xuất từ xenlucozơ là: A. tơ tằm B. tơ capron. C. tơ nilon – 6,6 D. tơ visco. Câu 40: Saccarozơ và glucozơ đều có: A. phản ứng với dung dịch NaCl. B. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam. C. phản ứng với Ag2O trong dung dich5 NH3 đun nóng. D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit. Câu 41: Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là A. 92gam. B. 184gam. C. 138gam. D. 276gam. Câu 42: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là A. C6H5NH2. B. H2NCH2COOH. C. CH3NH2. D. C2H5OH. Câu 43: Chất làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh là A. C2H5OH. B. NaCl. C. C6H5NH2. D. CH3NH2. Câu 44: Một chất khi thuỷ phân trong môi trường axit đun nóng, không tạo ra glucozơ. Chất đó là A. xenlulozơ. B. saccarozơ. C. tinh bột. D. protit. Câu 45: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 46: Số đồng phân đi peptit tạo thành từ glyxin và alanin là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1 Câu 47: Khi xà phòng hoá tristearin ta thu được sản phẩm là A. C17H35COONa và glixerol. B. C15H31COOH và glixerol. C. C17H35COOH và glixerol. D. C15H31COONa và glixerol Câu 48: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino. B. chỉ chứa nhóm amino. C. chỉ chứa nhóm cacboxyl. D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon. Câu 49: Dung dịch metyl amin trong nước làm A. quì tím không đổi màu. B. quì tím hoá xanh. C. phenolphtalein hoá xanh. D. phenolphtalein không đổi màu Câu 50: Khi thuỷ phân lipit trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và A. phenol. B. glixerol. C. ancol đơn chức. D. este đơn chức. HẾT Sưu tầm Tài Dương 7
  8. Không học lý thuyết, không rèn luyện đề, không biết chắt chiu câu dễ. OK! Điểm kém! ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 1C 2C 3C 4A 5D 6D 7B 8D 9C 10B 11B 12D 13A 14B 15A 16A 17B 18C 19B 20C 21B 22C 23B 24A 25C 26C 27C 28D 29A 30A 31A 32D 33A 34A 35D 36C 37C 38B 39D 40B 41B 42B 43D 44D 45A 46A 47A 48A 49B 50B 8 Không gì tự đến, cũng chẳng gì tự đi!
  9. Hệ thống kiến thức môn Hóa học lớp 12  ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC - SỐ 2 Thời gian: 5 phút đọc đề + 30 phút làm bài + 5 phút điền đáp án. Họ, tên học sinh: Người chấm: Điểm: Sưu tầm một số bài tập từ thầy Nguyễn Minh Tuấn và nguồn internet khác. Điền đáp án vào bảng bên dưới. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 Dạng: câu hỏi số đếm về đại cương kim loại Câu 1: Cho các chất rắn Cu, Fe, Ag và các dung dịch CuSO4, FeSO4, Fe(NO3)3. Số cặp xảy ra phản ứng là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2: Trong các chất Na, Al2O3, CaO, Fe, Fe3O4 số chất tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 3: Cho các chất: Fe, Al, dung dịch AgNO3, dung dịch NaOH lần lượt tác dụng với nhau, có nhiều nhất bao nhiêu phản ứng oxi hóa – khử xảy ra? A. 3 B. 5 C. 6 D. 4 Câu 4: Cho các chất sau: Cl2 (1); I2 (2); dung dịch HNO3 loãng (3); dung dịch H2SO4 đặc, nguội (4); dung dịch AgNO3 (5); dung dịch NH4NO3 (6). Với hóa chất nào trong các hóa chất trên thì Fe tác dụng tạo ra sản phẩm là hợp chất Fe(III)? A. 1, 2, 3, 5, 6. B. 1, 3, 4, 5. C. 1, 3, 5. D. 1, 2, 4, 6. Câu 5: Phương trình hóa học nào sai trong các phản ứng sau? (1) Ba + FeSO4 (dd) BaSO4 + Fe (2) Fe dư + 3AgNO3 Fe(NO3)3 + 3Ag (3) 3Mg + 2AlCl3 3MgCl2 + 2Al (4) Cu + Fe2(SO4)3 CuSO4 + 2FeSO4 (5) 6Ag + O3 Ag2O (6) 2Ag + Cl2 2AgCl A. 2, 5, 6. B. 1, 2, 3, 5. C. 1, 3. D. 1, 4, 5. Câu 6: Cho các chất Na2O, Fe2O3, Cr2O3, Al2O3, CuO. Số oxit bị H2 khử khi nung nóng là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 7: Cho các muối Cu(NO3)2, AgNO3, NH4NO3, KNO3 số muối bị nhiệt phân tạo ra khí NO2 là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 8: Trong số các kim loại Ag, Hg, Cu, Pb, Au, Pt thì những kim loại nào không tác dụng với O2 A. Ag, Hg, Cu, Pb, Au, Pt. B. Au, Pt. C. Ag, Hg, Pt, Pb, Au. D. Ag, Hg, Au, Pt. Câu 9: Cho các kim loại sau: Al, Ag, Cu, Zn, Ni. Số kim loại đẩy được Fe ra khỏi muối Fe(III) là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 10: Tiến hành bốn thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3. - Thí nghiệm 2: nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Sưu tầm Tài Dương 9
  10. Không học lý thuyết, không rèn luyện đề, không biết chắt chiu câu dễ. OK! Điểm kém! - Thí nghiệm 3: nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3. - Thí nghiệm 4: cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 11: Trong các kim loại Mg, Al, Cu, Ag thì kim loại nào sau đây là đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối sắt (III)? A. Mg. B. Mg và Al. C. Al và Cu. D. Mg và Ag. Dạng: câu hỏi về điều chế kim loại, ăn mòn kim loại Câu 12: Khí CO và H2 không thể dùng làm chất khử để điều chế kim loại nào sau đây A. Fe B. Cu C. Al D. Sn Câu 13: Trường hợp nào sau đây là hiện tượng ăn mòn điện hóa? A. kẽm tan trong dung dịch H2SO4 loãng. B. kẽm tan trong dung dịch H2SO4 loãng có sẵn vài giọt dung dịch CuSO4. C. kẽm bị phá hủy trong khí clo. D. sắt cháy trong không khí. Câu 14: Điện phân dung dịch hỗn hợp AgNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)2. Các kim loại lần lượt xuất hiện tại catot theo thứ tự: A. Cu, Ag, Fe. B. Ag, Cu, Fe. C. Fe, Cu, Ag. D. Ag, Fe, Cu. Câu 15: Để điều chế Ca từ CaCl2 người ta sử dụng phương pháp nào sau đây? A. Nhiệt luyện B. Thủy luyện C. Điện phân nóng chảy D. Điện phân dung dịch Câu 16: Cho các chất Na2O, Fe2O3, Cr2O3, Al2O3, CuO. Số oxit bị H2 khử khi nung nóng là A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 17: Cho các muối Cu(NO3)2, AgNO3, NH4NO3, KNO3. Số muối bị nhiệt phân tạo ra khí NO2 là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 18: Quá trình nào sau đây không xảy ra sự ăn mòn điện hóa? A. vật bằng Al-Cu để trong không khí ẩm. B. cho vật bằng Fe vào dung dịch H2SO4 loãng cho thêm vài giọt dung dịch CuSO4. C. phần vỏ tàu bằng Fe nối tấm Zn để trong nước biển. D. nung vật bằng Fe rồi nhúng vào H2O. Dạng: câu hỏi về phản ứng đặc biệt của kim loại và hợp chất: số phản ứng tạo ra chất khí; số phản ứng tạo đơn chất; Câu 19: Khi cho lần lượt các chất sau: Al, Fe, FeO, Fe2O3 vào dung dịch HNO3 đặc, nguội. Chất có phản ứng, sản phẩm tạo ra khí bay lên là A. Al. B. Fe. C. FeO. D. Fe2O3.  Câu 20: Cho phương trình phản ứng: X + H2SO4 Fe2(SO4)3+ SO2 + H2O Có thể có bao nhiêu hợp chất là X chứa 2 nguyên tố? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 21: Thực hiện các thí nghiệm sau : (1) Nung NaHCO3 rắn . (2) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 đặc. (3) Cho CaOCl2 vào dung dịch HCl đặc . (4) Sục khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 (dư) (5) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. 10 Không gì tự đến, cũng chẳng gì tự đi!
  11. Hệ thống kiến thức môn Hóa học lớp 12 (6) Cho dung dịch KHSO4 và dung dịch NaHCO3. (7) Sục khí Cl2 vào dung dịch đựng KI. Số thí nghiệm sinh ra chất khí là A. 4 B. 5 C. 2 D. 6 Câu 22: Thực hiện các thí nghiệm sau (1) Sục H2S dư vào dung dịch Pb(NO3)2 (2) Sục H2S dư vào dung dịch KMnO4/ H2SO4 (3) Sục NH3 dư vào dung dịch AlCl3 (4) Cho NaF dư vào dung dịch AgNO3 (5) Sục CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2 (6) Cho SO3 dư vào dung dịch BaCl2 (7) Cho NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4] ) dư vào dung dịch HCl (8) Sục Cl2 dư vào dung dịch Na2CO3 (9) Sục CO2 dư vào dung dịch natri aluminat (10) Cho Fe(NO3)3 dư vào dung dịch AgNO3 Số thí nghiệm có kết tủa sau phản ứng là : A. 9 B. 7 C. 6 D. 5 Câu 23: Cho các thí nghiệm sau đây: (1) Nhiệt phân Ba(NO3)2 (2) Cho khí F2 tác dụng với H2O (3) H2O2 tác dụng với KNO2 (4) Cho khí O3 tác dụng với dung dịch KI (5) Điện phân NaOH nóng chảy (6) Dẫn hơi nước qua than nóng đỏ (7) Nhiệt phân KMnO4 Số thí nghiệm thu được khí oxi là A. 7 B. 5 C. 4 D. 6 Câu 24: Có 4 dung dịch loãng của các muối: BaCl2; ZnCl2; FeCl2; FeCl3 sục khí H2S dư vào các dd muối trên thì số trường hợp có pứ tạo kết tủa là? A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 25: Trong các phản ứng sau: (1) dung dịch BaS + dd H2SO4 (2) dung dịch Na2CO3 + dd FeCl3 (3) dung dịch Na2CO3 + dd CaCl2 (4) dung dịch Mg(HCO3)2 + dd HCl (5) dung dịch(NH4)2SO4 + dd KOH (6) dung dịch NH4HCO3 + dd Ba(OH)2 Các phản ứng sản phẩm tạo ra có đồng thời cả kết tủa và khí bay ra là: A. 1,2,6 B. 1,4,6 C. 3,4,5 D. 1,5,6 Câu 26: Hoà tan Fe3O4 trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau: Cu, NaOH, Br2, AgNO3, KMnO4, MgSO4, Mg(NO3)2, Al, H2S? A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 27: Cho các chất: FeS, Cu2S, FeSO4, H2S, Ag, Fe, KMnO4, Na2SO3, Fe(OH)2. Số chất có thể phản ứng với H2SO4 đặc nóng tạo ra SO2 là: A. 9 B. 8 C. 6 D. 7 Sưu tầm Tài Dương 11
  12. Không học lý thuyết, không rèn luyện đề, không biết chắt chiu câu dễ. OK! Điểm kém! Dạng: câu hỏi về dãy gồm các chất đều phản ứng với Câu 28: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch FeCl3 A. Na2CO3, NH3, KI, H2S. B. Fe, Cu, HCl, AgNO3. C. Br2, NH3, Fe, NaOH. D. NaNO3. Cu, KMnO4, H2S. Câu 29: Dãy các chất đều tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 A. AgNO3, NaOH, Cu. B. AgNO3, Br2, NH3. C. NaOH, Mg, KCl. D. KI, Br2, NH3. Câu 30: Dãy gồm các chất đều tác dụng với Cu: A. dung dịch AgNO3, O2, dung dịch H3PO4, Cl2. B. dung dịch FeCl3, Br2, dung dịch HCl hòa tan O2, dung dịch HNO3. C. dung dịch FeCl3, dung dịch HNO3, dung dịch HCl đặc, S. D. dung dịch FeSO4, dung dịch H2SO4 đặc, Cl2, O3. Câu 31: Cho Fe3O4 vào H2SO4 loãng, dư, được dd X. Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch X: A. KMnO4, Br2, Cu. B. Br2, KMnO4, HCl. C. Br2, Cu, Ag. D. Fe, NaOH, Na2SO4. Dạng: phản ứng của cation kim loại với dung dịch NH3 Câu 32: Khi cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 cho đến dư thì: A. không thấy kết tủa xuất hiện. B. có kết tủa keo xanh xuất hiện sau đó tan. C. có kết tủa keo xanh xuất hiện và không tan. D. sau một thời gian mới thấy xuất hiện kết tủa. Câu 33: Sẽ thu được kết tủa khi sục khí NH3 dư vào dung dịch muối: A. Zn(NO3)2. B. Cu(NO3)2. C. Fe(NO3)2. D. AgNO3. Câu 34: Công thức hóa học nào sau đây là của nước Svayde, dùng để hòa tan xenlulozơ, trong quá trình sản xuất tơ nhân tạo? A. [Cu(NH3)4](OH)2. B. [Zn(NH3)4](OH)2. C. [Cu(NH3)2](OH)2. D. [Zn(NH3)2](OH)2. - Dạng: câu hỏi phản ứng nhiệt phân (muối NO3 ) Câu 35: Khi nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp NaNO3, Fe(NO3)2 ta thu được chất rắn là A. FeO, NaNO2. B. Fe2O3, Na. C. Fe3O4, Na2O. D. Fe2O3, NaNO2. Câu 36: Cho Mg(NO3)2 tác dụng với dung dịch NaOH dư. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, sau đó đem nhiệt phân hoàn toàn thu được chất rắn là A. NaNO3. B. NaNO2. C. NaNO2, Na2O. D. NaNO2, NaOH. Dạng: nhận biết, phân biệt chất - Hiểu: nhận biết tức là có n chất phải tìm hóa chất để nhận biết được n chất. - Hiểu: phân biệt tức là n chất, thì chỉ cần tìm cách phân biệt (n – 1) chất là được. - Lưu ý: kiểu câu hỏi chỉ dùng hóa chất này để phân biệt (nhận biết) một dãy chất nào đó. Thì ta có quyền lấy chất đã nhận biết được đem nhận biết các chất còn lại. Câu 37: Có thể dùng dung dịch nào sau đây để tách Ag ra khỏi hỗn hợp chất rắn gồm: Fe, Pb, Cu, Ag mà không làm thay đổi khối lượng Ag. A. HCl B. NaOH C. AgNO3 D. Fe(NO3)3 12 Không gì tự đến, cũng chẳng gì tự đi!
  13. Hệ thống kiến thức môn Hóa học lớp 12 Câu 38: Để tách riêng các chất khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Al cần phải dùng các hóa chất nào sau đây là thích hợp nhất? A. dung dịch HCl và HNO3 B. dung dịch NaOH và HCl C. dung dịch HCl và CuCl2 D. H2O và dung dịch H2SO4 Câu 39: Chỉ dùng thêm chất nào sau đây có thể phân biệt được các oxit : Na2O, ZnO, CaO, MgO ? A. H2O B. C2H5OH C. H3PO4 D. CH3COOH Dạng: bài tập về sơ đồ chuyển hóa Câu 40: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: B NaOH D + G 0 Fe O2 ,t A HCl d­ C NaOH E + G Vậy A là chất nào sau đây? A. FeO. B. Fe3O4 C. Fe2O3. D. FeS. Câu 41: Cho sơ đồ phản ứng sau: (1) (2) (3) (4) (5) Al (A)  AlO2 3  (B)  (C)  Al(OH) 3 A, B, C lần lượt có thể là A. Al(NO3)3, NaAlO2, AlCl3. B. Al(NO3)3, Al(OH)3, AlCl3. C. AlCl3, Al2(SO4)3, NaAlO2. D. AlCl3, NaAlO2, Al2(SO4)3. Câu 42: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: (1) (2) (3) (4) (5) Cl2 (A)  (B)  (C)  (A)  Cl 2 Trong đó: B tan, C không tan trong nước. Các chất A, B, C lần lượt là A. NaCl, NaOH, Na2CO3. B. KCl, KOH, K2CO3. C. CaCl2, Ca(OH)2, CaCO3. D. MgCl2, Mg(OH)2, MgCO3. Câu 43: Cho sơ đồ biến hóa: ®iÖn ph©n mµng ng¨n X H2 O  A B  C  t0 BAXYHO  2 0 BCD  t Đốt cháy hợp chất X trên ngọn lửa đèn cồn thấy có ngọn lửa màu vàng. Các chất A, B, C, D, X, Y lần lượt là A. NaCl, NaOH, Cl2, H2, NaClO, HCl. B. NaOH, Cl2, H2, HCl, NaCl, NaClO3. C. NaOH, Cl2, H2, HCl, NaCl, NaClO2. D. NaOH, Cl2, H2, HCl, NaClO3, NaCl. Câu 44: Cho sơ đồ các phản ứng (xảy ra trong dung dịch) giữa sắt và hợp chất: Fe H2 SO 4 X  KMnO 4 H 2 SO 4 Y  Fe X  Z FeS Các chất X và Z lần lượt là A. Fe2(SO4)3 và S. B. FeSO4 và H2S. C. FeSO4 và CuS. D. FeSO4 và K2S. Sưu tầm Tài Dương 13
  14. Không học lý thuyết, không rèn luyện đề, không biết chắt chiu câu dễ. OK! Điểm kém! Dạng: câu hỏi tổng hợp, kết hợp đồ thị, hình vẽ thí nghiệm, Câu 45: Cho 3 thí nghiệm sau: (1) cho từ từ dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Fe(NO3)2. (2) cho từ từ AgNO3 vào dung dịch FeCl3. (3) cho bột sắt từ từ đến dư vào dung dịch FeCl3. Thí nghiệm nào ứng với sơ đồ sau: A. 1-b, 2-a, 3-c. B. 1-a, 2-b, 3-c. C. 1-c, 2-b, 3-a. D. 1-a, 2-c, 3-b. Câu 46: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế khí Z: Phương trình hoá học điều chế khí Z là to A. 4HCl (đặc) + MnO2  Cl2↑ + MnCl2 + 2H2O. B. 2HCl (dung dịch) + Zn  H2↑ + ZnCl2. C. H2SO4 (đặc) + Na2SO3 (rắn)  SO2↑ + Na2SO4 + H2O. to D. Ca(OH)2 (dung dịch) + 2NH4Cl (rắn)  2NH3↑ + CaCl2 + 2H2O. (Kỳ thi THPT Quốc Gia, năm 2016) Câu 47: Khí X được điều chế bằng cách cho axit phản ứng với kim loại hoặc muối và được thu vào ống nghiệm theo cách sau : Khí X được điều chế bằng phản ứng nào sau đây? A. Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2. B. CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + CO2 + H2O. C. 2KMnO4 + 16HCl  2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O. D. Cu + 4HNO3  Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O. (Đề thi thử THPT lần 3 – THPT chuyên KHTN Hà Nội, năm 2016) 14 Không gì tự đến, cũng chẳng gì tự đi!
  15. Hệ thống kiến thức môn Hóa học lớp 12 Câu 48: Cho mô hình thí nghiệm điều chế và thu khí như hình vẽ sau: Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với hình vẽ trên ? A. CaC2 + H2O  Ca(OH)2 + C2H2. B. CaCO3 + HCl  CaCl2 + CO2 + H2O. C. NH4Cl + NaNO2  NaCl + N2 + H2O. D. Al4C3 + 12H2O  4Al(OH)3 + 3CH4. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đô Lương 1 – Nghệ An, năm 2015) Câu 49: Cho hình vẽ biểu diễn thí nghiệm của oxi với Fe 1 3 2 Mẩu than Điền tên đúng cho các kí hiệu 1, 2, 3 đã cho: A. 1:dây sắt; 2:khí oxi; 3:lớp nước B. 1:mẩu than; 2:khí oxi; 3:lớp nước C. 1:khí oxi; 2:dây sắt; 3:lớp nước D. 1:Lớp nước; 2:khí oxi; 3:dây sắt Câu 50: Cho phản ứng của oxi với Na: Na Oxi Nước Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Na cháy trong oxi khi nung nóng. B. Lớp nước để bảo vệ đáy bình thuỷ tinh. C. Đưa ngay mẩu Na rắn vào bình phản ứng D. Hơ cho Na cháy ngoài không khí rồi mới đưa nhanh vào bình. Sưu tầm Tài Dương 15
  16. Không học lý thuyết, không rèn luyện đề, không biết chắt chiu câu dễ. OK! Điểm kém! ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Dạng: câu hỏi số đếm về đại cương kim loại Câu 1: Cho các chất rắn Cu, Fe, Ag và các dung dịch CuSO4, FeSO4, Fe(NO3)3. Số cặp xảy ra phản ứng là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Lưu ý: Dạng câu hỏi này thì tính cả các phản ứng giữa các dung dịch (nếu có). Câu 2: Trong các chất Na, Al2O3, CaO, Fe, Fe3O4 số chất tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 3: Cho các chất: Fe, Al, dung dịch AgNO3, dung dịch NaOH lần lượt tác dụng với nhau, có nhiều nhất bao nhiêu phản ứng oxi hóa – khử xảy ra? A. 3 B. 5 C. 6 D. 4 Lưu ý: Cặp oxi hóa – khử liên quan đến Fe và Ag. Cần nhớ phản ứng của Fe2+ với Ag+. Câu 4: Cho các chất sau: Cl2 (1); I2 (2); dung dịch HNO3 loãng (3); dung dịch H2SO4 đặc, nguội (4); dung dịch AgNO3 (5); dung dịch NH4NO3 (6). Với hóa chất nào trong các hóa chất trên thì Fe tác dụng tạo ra sản phẩm là hợp chất Fe(III)? A. 1, 2, 3, 5, 6. B. 1, 3, 4, 5. C. 1, 3, 5. D. 1, 2, 4, 6. Câu 5: Phương trình hóa học nào sai trong các phản ứng sau? (1) Ba + FeSO4 (dd) BaSO4 + Fe (2) Fe dư + 3AgNO3 Fe(NO3)3 + 3Ag (3) 3Mg + 2AlCl3 3MgCl2 + 2Al (4) Cu + Fe2(SO4)3 CuSO4 + 2FeSO4 (5) 6Ag + O3 Ag2O (6) 2Ag + Cl2 2AgCl A. 2, 5, 6. B. 1, 2, 3, 5. C. 1, 3. D. 1, 4, 5. Câu 6: Cho các chất Na2O, Fe2O3, Cr2O3, Al2O3, CuO. Số oxit bị H2 khử khi nung nóng là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 7: Cho các muối Cu(NO3)2, AgNO3, NH4NO3, KNO3 số muối bị nhiệt phân tạo ra khí NO2 là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 8: Trong số các kim loại Ag, Hg, Cu, Pb, Au, Pt thì những kim loại nào không tác dụng với O2 A. Ag, Hg, Cu, Pb, Au, Pt. B. Au, Pt. C. Ag, Hg, Pt, Pb, Au. D. Ag, Hg, Au, Pt. Câu 9: Cho các kim loại sau: Al, Ag, Cu, Zn, Ni. Số kim loại đẩy được Fe ra khỏi muối Fe(III) là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 10: Tiến hành bốn thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3. - Thí nghiệm 2: nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. - Thí nghiệm 3: nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3. - Thí nghiệm 4: cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 11: Trong các kim loại Mg, Al, Cu, Ag thì kim loại nào sau đây là đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối sắt (III)? A. Mg. B. Mg và Al. C. Al và Cu. D. Mg và Ag. Dạng: câu hỏi về điều chế kim loại, ăn mòn kim loại Câu 12: Khí CO và H2 không thể dùng làm chất khử để điều chế kim loại nào sau đây A. Fe B. Cu C. Al D. Sn Câu 13: Trường hợp nào sau đây là hiện tượng ăn mòn điện hóa? 16 Không gì tự đến, cũng chẳng gì tự đi!
  17. Hệ thống kiến thức môn Hóa học lớp 12 A. kẽm tan trong dung dịch H2SO4 loãng. B. kẽm tan trong dung dịch H2SO4 loãng có sẵn vài giọt dung dịch CuSO4. C. kẽm bị phá hủy trong khí clo. D. sắt cháy trong không khí. Câu 14: Điện phân dung dịch hỗn hợp AgNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)2. Các kim loại lần lượt xuất hiện tại catot theo thứ tự: A. Cu, Ag, Fe. B. Ag, Cu, Fe. C. Fe, Cu, Ag. D. Ag, Fe, Cu. Câu 15: Để điều chế Ca từ CaCl2 người ta sử dụng phương pháp nào sau đây? A. Nhiệt luyện B. Thủy luyện C. Điện phân nóng chảy D. Điện phân dung dịch Câu 16: Cho các chất Na2O, Fe2O3, Cr2O3, Al2O3, CuO. Số oxit bị H2 khử khi nung nóng là A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 17: Cho các muối Cu(NO3)2, AgNO3, NH4NO3, KNO3. Số muối bị nhiệt phân tạo ra khí NO2 là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Lưu ý: NH4NO3 nung ra được N2O và H2O; NH4NO2 nung được N2 và H2O. Câu 18: Quá trình nào sau đây không xảy ra sự ăn mòn điện hóa? A. vật bằng Al-Cu để trong không khí ẩm. B. cho vật bằng Fe vào dung dịch H2SO4 loãng cho thêm vài giọt dung dịch CuSO4. C. phần vỏ tàu bằng Fe nối tấm Zn để trong nước biển. D. nung vật bằng Fe rồi nhúng vào H2O. Lưu ý: nung sắt ở đây hiểu là không có không khí. Dạng: câu hỏi về phản ứng đặc biệt của kim loại và hợp chất: số phản ứng tạo ra chất khí; số phản ứng tạo đơn chất; Câu 19: Khi cho lần lượt các chất sau: Al, Fe, FeO, Fe2O3 vào dung dịch HNO3 đặc, nguội. Chất có phản ứng, sản phẩm tạo ra khí bay lên là A. Al. B. Fe. C. FeO. D. Fe2O3.  Câu 20: Cho phương trình phản ứng: X + H2SO4 Fe2(SO4)3+ SO2 + H2O Có thể có bao nhiêu hợp chất là X chứa 2 nguyên tố? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 21: Thực hiện các thí nghiệm sau : (1) Nung NaHCO3 rắn . (2) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 đặc. (3) Cho CaOCl2 vào dung dịch HCl đặc . (4) Sục khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 (dư) (5) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. (6) Cho dung dịch KHSO4 và dung dịch NaHCO3. (7) Sục khí Cl2 vào dung dịch đựng KI. Số thí nghiệm sinh ra chất khí là A. 4 B. 5 C. 2 D. 6 Câu 22: Thực hiện các thí nghiệm sau (1) Sục H2S dư vào dung dịch Pb(NO3)2 (2) Sục H2S dư vào dung dịch KMnO4/ H2SO4 (3) Sục NH3 dư vào dung dịch AlCl3 (4) Cho NaF dư vào dung dịch AgNO3 (5) Sục CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2 (6) Cho SO3 dư vào dung dịch BaCl2 (7) Cho NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4] ) dư vào dung dịch HCl Sưu tầm Tài Dương 17
  18. Không học lý thuyết, không rèn luyện đề, không biết chắt chiu câu dễ. OK! Điểm kém! (8) Sục Cl2 dư vào dung dịch Na2CO3 (9) Sục CO2 dư vào dung dịch natri aluminat (10) Cho Fe(NO3)3 dư vào dung dịch AgNO3 Số thí nghiệm có kết tủa sau phản ứng là : A. 9 B. 7 C. 6 D. 5 Câu 23: Cho các thí nghiệm sau đây: (1) Nhiệt phân Ba(NO3)2 (2) Cho khí F2 tác dụng với H2O (3) H2O2 tác dụng với KNO2 (4) Cho khí O3 tác dụng với dung dịch KI (5) Điện phân NaOH nóng chảy (6) Dẫn hơi nước qua than nóng đỏ (7) Nhiệt phân KMnO4 Số thí nghiệm thu được khí oxi là A. 7 B. 5 C. 4 D. 6 Câu 24: Có 4 dung dịch loãng của các muối: BaCl2; ZnCl2; FeCl2; FeCl3 sục khí H2S dư vào các dd muối trên thì số trường hợp có pứ tạo kết tủa là? A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 25: Trong các phản ứng sau: (1) dung dịch BaS + dd H2SO4 (2) dung dịch Na2CO3 + dd FeCl3 (3) dung dịch Na2CO3 + dd CaCl2 (4) dung dịch Mg(HCO3)2 + dd HCl (5) dung dịch(NH4)2SO4 + dd KOH (6) dung dịch NH4HCO3 + dd Ba(OH)2 Các phản ứng sản phẩm tạo ra có đồng thời cả kết tủa và khí bay ra là: A. 1,2,6 B. 1,4,6 C. 3,4,5 D. 1,5,6 Câu 26: Hoà tan Fe3O4 trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau: Cu, NaOH, Br2, AgNO3, KMnO4, MgSO4, Mg(NO3)2, Al, H2S? A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 27: Cho các chất: FeS, Cu2S, FeSO4, H2S, Ag, Fe, KMnO4, Na2SO3, Fe(OH)2. Số chất có thể phản ứng với H2SO4 đặc nóng tạo ra SO2 là: A. 9 B. 8 C. 6 D. 7 18 Không gì tự đến, cũng chẳng gì tự đi!
  19. Hệ thống kiến thức môn Hóa học lớp 12 Dạng: câu hỏi về dãy gồm các chất đều phản ứng với Câu 28: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch FeCl3 A. Na2CO3, NH3, KI, H2S. B. Fe, Cu, HCl, AgNO3. C. Br2, NH3, Fe, NaOH. D. NaNO3. Cu, KMnO4, H2S. Câu 29: Dãy các chất đều tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 A. AgNO3, NaOH, Cu. B. AgNO3, Br2, NH3. C. NaOH, Mg, KCl. D. KI, Br2, NH3. Câu 30: Dãy gồm các chất đều tác dụng với Cu: A. dung dịch AgNO3, O2, dung dịch H3PO4, Cl2. B. dung dịch FeCl3, Br2, dung dịch HCl hòa tan O2, dung dịch HNO3. C. dung dịch FeCl3, dung dịch HNO3, dung dịch HCl đặc, S. D. dung dịch FeSO4, dung dịch H2SO4 đặc, Cl2, O3. Câu 31: Cho Fe3O4 vào H2SO4 loãng, dư, được dd X. Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch X: A. KMnO4, Br2, Cu. B. Br2, KMnO4, HCl. C. Br2, Cu, Ag. D. Fe, NaOH, Na2SO4. Dạng: phản ứng của cation kim loại với dung dịch NH3 Câu 32: Khi cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 cho đến dư thì: A. không thấy kết tủa xuất hiện. B. có kết tủa keo xanh xuất hiện sau đó tan. C. có kết tủa keo xanh xuất hiện và không tan. D. sau một thời gian mới thấy xuất hiện kết tủa. Câu 33: Sẽ thu được kết tủa khi sục khí NH3 dư vào dung dịch muối: A. Zn(NO3)2. B. Cu(NO3)2. C. Fe(NO3)2. D. AgNO3. Câu 34: Công thức hóa học nào sau đây là của nước Svayde, dùng để hòa tan xenlulozơ, trong quá trình sản xuất tơ nhân tạo? A. [Cu(NH3)4](OH)2. B. [Zn(NH3)4](OH)2. C. [Cu(NH3)2](OH)2. D. [Zn(NH3)2](OH)2. - Dạng: câu hỏi phản ứng nhiệt phân (muối NO3 ) Câu 35: Khi nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp NaNO3, Fe(NO3)2 ta thu được chất rắn là A. FeO, NaNO2. B. Fe2O3, Na. C. Fe3O4, Na2O. D. Fe2O3, NaNO2. Câu 36: Cho Mg(NO3)2 tác dụng với dung dịch NaOH dư. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, sau đó đem nhiệt phân hoàn toàn thu được chất rắn là A. NaNO3. B. NaNO2. C. NaNO2, Na2O. D. NaNO2, NaOH. Dạng: nhận biết, phân biệt chất - Hiểu: nhận biết: tức là có n chất phải tìm hóa chất để nhận biết được n chất. - Hiểu: phân biệt: tức là n chất, thì chỉ cần tìm cách phân biệt (n – 1) chất là được. - Lưu ý: kiểu câu hỏi chỉ dùng hóa chất này để phân biệt (nhận biết) một dãy chất nào đó. Thì ta có quyền lấy chất đã nhận biết được đem nhận biết các chất còn lại. Câu 37: Có thể dùng dung dịch nào sau đây để tách Ag ra khỏi hỗn hợp chất rắn gồm: Fe, Pb, Cu, Ag mà không làm thay đổi khối lượng Ag. Sưu tầm Tài Dương 19
  20. Không học lý thuyết, không rèn luyện đề, không biết chắt chiu câu dễ. OK! Điểm kém! A. HCl B. NaOH C. AgNO3 D. Fe(NO3)3 Câu 38: Để tách riêng các chất khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Al cần phải dùng các hóa chất nào sau đây là thích hợp nhất? A. dung dịch HCl và HNO3 B. dung dịch NaOH và HCl C. dung dịch HCl và CuCl2 D. H2O và dung dịch H2SO4 Câu 39: Chỉ dùng thêm chất nào sau đây có thể phân biệt được các oxit : Na2O, ZnO, CaO, MgO ? A. H2O B. C2H5OH C. Dung dịch H3PO4 D. CH3COOH Dạng: bài tập về sơ đồ chuyển hóa Câu 40: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: B NaOH D + G 0 Fe O2 ,t A HCl d­ C NaOH E + G Vậy A là chất nào sau đây? A. FeO. B. Fe3O4 C. Fe2O3. D. FeS. Câu 41: Cho sơ đồ phản ứng sau: (1) (2) (3) (4) (5) Al (A)  AlO2 3  (B)  (C)  Al(OH) 3 A, B, C lần lượt có thể là A. Al(NO3)3, NaAlO2, AlCl3. B. Al(NO3)3, Al(OH)3, AlCl3. C. AlCl3, Al2(SO4)3, NaAlO2. D. AlCl3, NaAlO2, Al2(SO4)3. Câu 42: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: (1) (2) (3) (4) (5) Cl2 (A)  (B)  (C)  (A)  Cl 2 Trong đó: B tan, C không tan trong nước. Các chất A, B, C lần lượt là A. NaCl, NaOH, Na2CO3. B. KCl, KOH, K2CO3. C. CaCl2, Ca(OH)2, CaCO3. D. MgCl2, Mg(OH)2, MgCO3. Câu 43: Cho sơ đồ biến hóa: ®iÖn ph©n mµng ng¨n X H2 O  A B  C  t0 BAXYHO  2 0 BCD  t Đốt cháy hợp chất X trên ngọn lửa đèn cồn thấy có ngọn lửa màu vàng. Các chất A, B, C, D, X, Y lần lượt là A. NaCl, NaOH, Cl2, H2, NaClO, HCl. B. NaOH, Cl2, H2, HCl, NaCl, NaClO3. C. NaOH, Cl2, H2, HCl, NaCl, NaClO2. D. NaOH, Cl2, H2, HCl, NaClO3, NaCl. Câu 44: Cho sơ đồ các phản ứng (xảy ra trong dung dịch) giữa sắt và hợp chất: Fe H2 SO 4 X  KMnO 4 H 2 SO 4 Y  Fe X  Z FeS Các chất X và Z lần lượt là A. Fe2(SO4)3 và S. B. FeSO4 và H2S. C. FeSO4 và CuS. D. FeSO4 và K2S. 20 Không gì tự đến, cũng chẳng gì tự đi!
  21. Hệ thống kiến thức môn Hóa học lớp 12 Dạng: câu hỏi tổng hợp, kết hợp đồ thị, hình vẽ thí nghiệm, Câu 45: Cho 3 thí nghiệm sau: (1) cho từ từ dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Fe(NO3)2. (2) cho từ từ AgNO3 vào dung dịch FeCl3. (3) cho bột sắt từ từ đến dư vào dung dịch FeCl3. Thí nghiệm nào ứng với sơ đồ sau: A. 1-b, 2-a, 3-c. B. 1-a, 2-b, 3-c. C. 1-c, 2-b, 3-a. D. 1-a, 2-c, 3-b. Câu 46: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế khí Z: Phương trình hoá học điều chế khí Z là to A. 4HCl (đặc) + MnO2  Cl2↑ + MnCl2 + 2H2O. B. 2HCl (dung dịch) + Zn  H2↑ + ZnCl2. C. H2SO4 (đặc) + Na2SO3 (rắn)  SO2↑ + Na2SO4 + H2O. to D. Ca(OH)2 (dung dịch) + 2NH4Cl (rắn)  2NH3↑ + CaCl2 + 2H2O. (Kỳ thi THPT Quốc Gia, năm 2016) Câu 47: Khí X được điều chế bằng cách cho axit phản ứng với kim loại hoặc muối và được thu vào ống nghiệm theo cách sau : Khí X được điều chế bằng phản ứng nào sau đây? A. Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2. B. CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + CO2 + H2O. C. 2KMnO4 + 16HCl  2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O. D. Cu + 4HNO3  Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O. (Đề thi thử THPT lần 3 – THPT chuyên KHTN Hà Nội, năm 2016) Câu 48: Cho mô hình thí nghiệm điều chế và thu khí như hình vẽ sau: Sưu tầm Tài Dương 21
  22. Không học lý thuyết, không rèn luyện đề, không biết chắt chiu câu dễ. OK! Điểm kém! Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với hình vẽ trên ? A. CaC2 + H2O  Ca(OH)2 + C2H2. B. CaCO3 + HCl  CaCl2 + CO2 + H2O. C. NH4Cl + NaNO2  NaCl + N2 + H2O. D. Al4C3 + 12H2O  4Al(OH)3 + 3CH4. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đô Lương 1 – Nghệ An, năm 2015) Câu 49: Cho hình vẽ biểu diễn thí nghiệm của oxi với Fe 1 3 2 Mẩu than Điền tên đúng cho các kí hiệu 1, 2, 3 đã cho: A.1:dây sắt; 2:khí oxi; 3:lớp nước B.1:mẩu than; 2:khí oxi; 3:lớp nước C.1:khí oxi; 2:dây sắt; 3:lớp nước D.1:Lớp nước; 2:khí oxi; 3:dây sắt Câu 50: Cho phản ứng của oxi với Na: Na Oxi Nước Phát biểu nào sau đây không đúng? A.Na cháy trong oxi khi nung nóng. B.Lớp nước để bảo vệ đáy bình thuỷ tinh. C.Đưa ngay mẩu Na rắn vào bình phản ứng D.Hơ cho Na cháy ngoài không khí rồi mới đưa nhanh vào bình. CHÚC MỌI NGƯỜI TUẦN LÀM VIỆC TRÀN ĐẦY NĂNG LƯỢNG! 22 Không gì tự đến, cũng chẳng gì tự đi!