Học Toán 6 theo chuyên đề trọng tâm - Chương I: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên - Toán thầy Toàn

pdf 3 trang thaodu 4021
Bạn đang xem tài liệu "Học Toán 6 theo chuyên đề trọng tâm - Chương I: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên - Toán thầy Toàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhoc_toan_6_theo_chuyen_de_trong_tam_chuong_i_on_tap_va_bo_tu.pdf

Nội dung text: Học Toán 6 theo chuyên đề trọng tâm - Chương I: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên - Toán thầy Toàn

  1. TOÁN THẦY TOÀN CHƯƠNG I – ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN BÀI 1 - TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP I – TÓM TẮT LÝ THUYẾT - Tập hợp được ký hiệu bằng chữ cái in hoa và các phần tử được viết bên trong dấu ngoặc nhọn “{}”. - Mỗi đối tượng trong tập hợp là một phần tử trong tập hợp đó. + Ký hiệu: a ϵ A ( a thuộc A, hoặc a là phần tử của tập hợp A) b  A (b không thuộc A, hoặc b không phải là phần tử của tập hợp A) - Các phần tử trong một tập hợp được viết cách nhau bởi dấu “;” hoặc “,”. Trong trường hợp có phần tử tập hợp là số, ta thường dùng dấu “;” nhằm tránh nhầm lẫn giữa số tự nhiên và số thập phân. - Có hai cách biểu diễn một tập hợp: + Cách 1: Liệt kê các phẩn tử của tập hợp. Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý. + Cách 2: Chỉ ra các tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp. - Để viết các tập hợp có ít phần tử, ta thường sử dụng Cách 1, để viết các tập hợp có nhiều phần tử hoặc có vô số phần tử ta thường sử dụng Cách 2. - Tập hợp có thể được minh họa bởi một vòng kín, trong đó mỗi phần tử của tập hợp được biểu diễn bởi một dấu chấm bên trong vòng đó. Hình minh họa tập hợp như vậy được gọi là biểu đồ Ven. II – CÁC DẠNG BÀI TẬP TRỌNG TÂM Dạng 1: Biểu diễn một tập hợp cho trước A – PHƯƠNG PHÁP GIẢI - Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp. - Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp. B – BÀI TẬP 1/ Viết tập hợp các chữ cái trong từ “BICBANG” 2/ Viết tập hợp các số tự nhiên không lớn hơn 8 bằng hai cách. 3/ Viết tập hợp các số tự nhiên lẻ, lớn hơn 3 và nhỏ hơn 15 bằng hai cách. 4/ Viết tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số trong đó chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là 2. 5/ Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử: a. M  x N | 3 x 10 ; b. A  x N | 0 x 9 ; c. T  x N | 2 x 7 d. H  x N | 9 x 15 ; e. V  x N | 95 x 101 thaytoan.edu.vn HỌC TOÁN 6 THEO CHUYÊN ĐỀ TRỌNG TÂM
  2. TOÁN THẦY TOÀN 6/ Cho hai tập hợp A = {2; 5; 6} và B = {4; 8}. Viết các tập hợp trong đó mỗi tập hợp gồm: a. Một phần tử thuộc A và một phần tử thuộc B; b. Một phần tử thuộc A và hai phần tử thuộc B. 7/ Cho tập hợp A = {2; 5; 6}. Viết tập hợp các số có 2 chữ số khác nhau lấy từ tập hợp A. 8/ Nhìn các hình vẽ dưới đây, viết các tập hợp H, U, K, T, V H V .cat T . 12 0 . K U Dạng 2: Quan hệ giữa phần tử và tập hợp A- PHƯƠNG PHÁP GIẢI Để biểu diễn quan hệ giữa phần tử a và tập hợp A cho trước, ta sử dụng các ký hiệu sau: + aA : Phầ tử a thuộc tập hợp A; + aA : Phần tử a không thuộc tập hợp A. B – BÀI TẬP 9/ Cho hai tập hợp C = {1; 2; 3} và D = {1; 3}. Hãy điền ký hiệu thích hợp vào ô trống: 1 C; 1 D; 2 C; 2 D. 10/ Cho hai tập hợp A = {m, n, p} và B = {p, t}. Hãy điền ký hiệu thích hợp vào ô trống: m A; p A; n B; t B. Dạng 3: Minh họa tập hợp cho trước bằng biểu đồ Ven A – PHƯƠNG PHÁP GIẢI - Bước 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp; - Bước 2: Minh họa tập hợp bằng biểu đồ Ven B – BÀI TẬP 11/ Gọi V là tập hợp các số tự nhiên lẻ, lớn hơn 5 và nhỏ hơn 14. Hãy minh họa tập hợp V bằng hình vẽ. 12/ Gọi T là tập hợp các số tự nhiên chẵn, nhỏ hơn 15 và lớn hơn 4. Hãy minh họa T bằng hình vẽ. thaytoan.edu.vn HỌC TOÁN 6 THEO CHUYÊN ĐỀ TRỌNG TÂM
  3. TOÁN THẦY TOÀN III – BÀI TẬP RÈN LUYỆN 1/ Việt tập hợp các chữ cái trong từ “MINH HỌA”. 2/ Viết tập hợp G các số tự nhiên lớn hơn 9 và nhỏ hơn 20 bằng hai cách. 3/ Viết tập hợp các tháng có 30 ngày trong năm. 4/ Cho hai tập hợp A = {6; 3; 1; 0} và B = {3; 0}. Hãy điền ký hiệu thích hợp vào ô trống: 6 B; 1 A; 0 B; 2 A. 5/ Viết tập hợp E các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 20 và lớn hơn 11, sau đó điền ký hiệu thích hợp vào ô trống: 13 E; 19 E; 11 E; 21 E. 6/ Nhìn các hình vẽ dưới đây, viết các tập hợp A, B, C, D. D A điểm . 5 a . . góc . 9 C 30 . b . . tia B . cạnh 7/ Cho hai tập hợp T = {1; 0} và S = {1; 2; 3}. Viết các tập hợp gồm hai phần tử, trong đó một phần tử thuộc T, một phần tử thuộc S. 8/ Gọi A là tập hợp các số tự nhiên lẻ lớn hơn 13 và không lớn hơn 23. Hãy minh họa A bằng hình vẽ. 9/ Cho các tập hợp A = {cam, quýt, mít, dừa}, B = {mít, xoài, dừa, táo}. Viết tập hợp có các phần tử: a) Thuộc A và thuộc B; b) Thuộc A nhưng không thuộc B; c) Thuộc B nhưng không thuộc A. thaytoan.edu.vn HỌC TOÁN 6 THEO CHUYÊN ĐỀ TRỌNG TÂM