Hướng dẫn chấm Đề thi Olympic dành cho học sinh trung học lần thứ nhất môn Ngữ văn Lớp 7 năm 2017 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn chấm Đề thi Olympic dành cho học sinh trung học lần thứ nhất môn Ngữ văn Lớp 7 năm 2017 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- huong_dan_cham_de_thi_olympic_danh_cho_hoc_sinh_trung_hoc_la.docx
Nội dung text: Hướng dẫn chấm Đề thi Olympic dành cho học sinh trung học lần thứ nhất môn Ngữ văn Lớp 7 năm 2017 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định
- HƯỚNG DẪN CHẤM OLYMPIC DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC LẦN THỨ NHẤT - 2017 Môn: NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian làm bài: 100 phút Phần I. Tiếng Việt (2,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các văn bản: Văn bản 1. - nhân hoá mặt của, so sánh bằng: một mặt người bằng mười mặt của. Tác dụng: nhấn mạnh, khẳng định tư tưởng coi trọng con người, giá trị con người của nhân dân ta. (1,0 điểm) Văn bản 2. - điệp ngữ và đảo ngữ : đứng ngó, mênh mông, bát ngát trong 2 câu đầu. Tác dụng: : nhấn mạnh, gợi cảm xúc tự hào, sảng khoái trước cánh đồng rộng lớn, mênh mông, tràn ngập sức sống. (1,0 điểm) - so sánh thân em như chẽn lúa đòng đòng trong 2 câu sau. Tác dụng: gợi tả hình ảnh “em” với dáng vóc mảnh mai, trẻ trung, phơi phới căng tràn sức sống; đặc biệt, hình ảnh chẽn lúa đòng đòng lại được đặt trên nền đồng lúa bao la (gợi ra qua 2 câu đầu), dưới nắng hồng ban mai (ở câu 4) càng nổi bật vẻ đẹp mộc mạc, thuần phác, hồn hậu (1,0 điểm) Văn bản 3. - điệp ngữ: “lời ru” và so sánh: “lời ru là bóng mát” để nhấn mạnh ý nghĩa lời mẹ ru: luôn bên con mọi nơi, mọi lúc “đường xa, nắng gắt, núi thẳm, biển rộng”; che chở, vỗ về, làm dịu mát tâm hồn con. Có thể HS phát hiện thêm Lời ru chính là ẩn dụ của người mẹ, cho tình mẹ, (không bắt buộc). (1,0 điểm) Phần II. Đọc hiểu (6,0 điểm) Câu 1. CH mức biết: nhận ra thông tin quan trọng: họ thường đọc khi đi tàu, khi chờ xe bus; trong nhà chờ xe; dù tàu rung lắc, dù phải đứng chen kín, họ vẫn lặng lẽ đọc sách; bất cứ địa điểm công cộng nào cũng có một chiếc tủ nhỏ để đựng sách. (0,5 điểm) Câu 2. CH mức hiểu: hiểu ý nghĩa trực tiếp của các thông tin trong văn bản: văn hoá đọc là thói quen đọc sách ở mọi nơi, mọi lúc; là cách đưa sách đến gần với mọi người; là thái độ giữ gìn sách/nguyên tắc, kỉ luật, nội quy/quy định khi đọc sách nơi công cộng). Nếu HS chỉ trích dẫn nguyên văn những thông tin trong văn bản như “thường đọc khi đi tàu, khi chờ xe bus. Mặc nhà chờ đông chật người, mặc nắng chói hoặc tuyết rơi, mặc cho sự rung lắc của con tàu, họ vẫn mải miết đọc; Cho dù phải đứng chen kín, họ vẫn lặng lẽ đọc sách; bất cứ địa điểm công cộng nào cũng có một chiếc tủ nhỏ để đựng sách; phải đặt cuốn sách mình vừa lấy ra đọc vào đúng vị trí” mà không diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình, GV cũng chấp nhận. (1,0 điểm) Câu 3. CH mức vận dụng: kết nối thông tin trong văn bản với trải nghiệm của bản thân, rút ra ý kiến cá nhân và lí giải: Nếu chọn cách “sà váo giá sách chọn bất kì cuốn sách nào” có thể lí giải: vì như vậy sẽ có cái thú được sờ vào từng trang sách thơm mùi giấy, mịn màng, bóng loáng, được ngửi mùi thơm của giấy, mực , được mân mê bìa sách, được lật qua lật lại, nâng lên đặt xuống cuốn sách trên tay, mê mải vừa ngắm nghía vừa tưởng tượng về hình ảnh minh họa, Nếu chọn cách lên mạng Internet để đọc bất cứ thứ gì mình muốn có thể lí giả: đây là cách thuận tiện, nhanh và rẻ tiền. Chỉ cần một cái laptop, Ipad, hay smartphone có kết nối mạng; ở chỗ nào, lúc nào cũng có thể tìm hiểu mọi điều trên thế giới mà không cần phải đến thư viện, tủ sách lớp học, Hoặc chọn cả hai cách trên tùy tình huống cụ thể, điều kiện hoàn cảnh của bản thân. Mỗi cách có tiện lợi và đem lại thú vị khác nhau, trải nghiệm khác nhau về đọc sách. (1,5 điểm) 1
- Câu 4. CH mức vận dụng cao: đề xuất một ý tưởng của cá nhân từ việc đọc hiểu chính xác ý nghĩa trực tiếp của văn bản: trên cơ sở hiểu thế nào là văn hoá đọc, HS sẽ nêu ý tưởng về xây dựng văn hoá đọc cho mình /bạn bè: như xây dựng tủ sách, tạo thói quen đọc sách, tham gia hoặc tổ chức hoạt động cụ thể về sách Nêu các ý tưởng trên hoặc chỉ đi sâu vào một trong những ý tưởng đó đều được chấp nhận. (1,0 điểm) Phần III. Làm văn (10,0 điểm) Đây là một đề mở, chỉ nêu đề tài, chủ đề không yêu cầu cụ thể về phương thức biểu đạt. HS có thể chọn cách làm một bài thơ, sáng tác một câu chuyện hoặc viết bài nghị luận đảm bảo nội dung trả lời cho câu hỏi đặt ra: Điều gì sẽ xảy ra nếu như không có những cuốn sách? Thực chất, câu trả lời xoay quanh vấn đề vai trò của sách. Nhưng cách hỏi này khơi gợi được tư duy, trí tưởng tượng; phát huy sự sáng tạo của học sinh về một vấn đề quen thuộc. Biểu điểm: I. Các yêu cầu cụ thể STT Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Về kĩ năng tạo lập văn bản 1,0 1.1. Học sinh biết lựa chọn 1 phương thức biểu đạt chủ yếu để tạo lập văn bản (tự 0,5 sự, nghị luận, biểu cảm) và biết sử dụng kết hợp linh hoạt hiệu quả các phương thức biểu đạt trong một bài văn; bố cục bài viết mạch lạc, đảm bảo tính liên kết giữa các phần. 1.2. Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc; trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. 0,5 2. Về nội dung của bài viết 7,0 HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau, song cần thể hiện được các ý sau: 2.1. - Sách có thể bao gồm sách giáo khoa dùng trong nhà trường, sách văn học, sách dạy kĩ năng sống, sách giới thiệu các danh nhân, nhà khoa học, sách phổ 1,0 biến các kiến thức khoa học thường thức, về thế giới xung quanh ; sách giấy và sách điện tử. - Không có sách, tri thức của loài người trong quá trình hình thành, phát triển 1,0 sẽ không được lưu truyền cho các thế hệ. - Không có sách, không thể có những hiểu biết về khoa học xã hội và khoa học 2,0 tự nhiên; về văn hoá, xã hội, kinh tế và các lĩnh vực phong phú của đời sống; - Thiếu sách con người mất đi niềm vui sướng, hạnh phúc cao quý là được đọc 1,5 sách, được khám phá thế giới, khám phá chính mình qua mỗi trang sách; con người sẽ thiếu đi một người bạn, người thầy trong hành trình vươn đến Chân, Thiện, Mĩ. - Thiếu sách, con người thiếu đi một cánh cửa nhìn ra thế giới, thiếu cây cầu 1,5 kết nối, giao lưu các cá nhân, các cộng đồng, quốc gia, dân tộc; thiếu đi một con đường giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá mỗi quốc gia cũng như nền văn hoá nhân loại. 2.3 Về sự sáng tạo 2,0 Nội dung: Bài văn thể hiện sự trải nghiệm trong quá trình đọc sách của người 1,0 viết, nêu được tên một vài cuốn sách giá trị, phù hợp với lứa tuổi. Kĩ năng viết: Có hình thức độc đáo (dạng một câu chuyện hoặc lá thư, bài thơ, ); có những tìm tòi, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh; sử dụng đa dạng các kiểu 1,0 câu để thể hiện dụng ý của người viết (câu cảm thán, câu đặc biệt); sử dụng phù hợp, hiệu quả một số phép tu từ 2
- II. Hướng dẫn chấm điểm: - Điểm 9,0 - 10,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Bài viết có nội dung sâu sắc, thuyết phục. Có thể mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, chính tả. - Điểm 7,0 - 9,25: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên. Bài viết có nội dung khá sâu sắc, thuyết phục. Còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả. - Điểm 5,0 - 6,75: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên. Bài viết rõ trọng tâm nhưng chưa sâu sắc. Còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả. - Điểm 3,0- 4,75: Nội dung sơ sài, vận dụng chưa hợp lí các kĩ năng tạo lập văn bản. Còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả. - Điểm 0,25 - 2,75: Nội dung bài viết rất sơ sài, chưa biết sử dụng các kĩ năng tạo lập văn bản, diễn đạt lủng củng, tối nghĩa - Điểm 0: Không viết bài hoặc lạc đề Lưu ý: Giám khảo cần thảo luận kĩ về hướng dẫn chấm để vận dụng linh hoạt, phù hợp với thực tế làm bài của học sinh. Hết 3