Hướng dẫn chấm Đề thi Olympic dành cho học sinh trung học lần thứ nhất môn Ngữ văn Lớp 7 năm 2017 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định - Vòng 2

docx 2 trang thaodu 4040
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn chấm Đề thi Olympic dành cho học sinh trung học lần thứ nhất môn Ngữ văn Lớp 7 năm 2017 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định - Vòng 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxhuong_dan_cham_de_thi_olympic_danh_cho_hoc_sinh_trung_hoc_la.docx

Nội dung text: Hướng dẫn chấm Đề thi Olympic dành cho học sinh trung học lần thứ nhất môn Ngữ văn Lớp 7 năm 2017 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định - Vòng 2

  1. HƯỚNG DẪN CHẤM OLYMPIC DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC LẦN THỨ NHẤT – 2017 vòng 2 Môn: NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian làm bài: 100 phút Phần I. (10,0 điểm) Câu 1. CH ở mức độ nhận biết: căn cứ vào những từ ngữ quan trọng, gọi tên hoàn cảnh đặc biệt người con sinh ra, đó là hoàn cảnh chiến tranh. (0,25 điểm) Căn cứ vào những chi tiết, hình ảnh: bom rền, lửa cháy phố, làng ta; Quà của con là sắn là ngô/ Đồ chơi cũng làm theo hình súng đạn. Vành khuyên tập xuống hầm từ bé/Đội mũ rơm đến trường/Bao con vành khuyên giấu đèn trong ống nứa/Ít mơ thấy sắc màu hoa quả/Thường thấy quân thù, thấy súng và bom. (1,75 điểm) Câu 2. CH mức hiểu: Giải mã được ý nghĩa của hình ảnh thơ căn cứ vào ngữ cảnh xuất hiện cụ thể. Chim vành khuyên là hình ảnh ẩn dụ cho đứa con của mẹ; cho bao đứa trẻ khác sống thời chiến tranh. (1,0 điểm) Câu 3. CH mức hiểu: Diễn đạt ý hiểu về cảm xúc trữ tình trong đoạn thơ, đó là trạng lo âu, thương yêu, xót xa. (1,0 điểm) Câu 4.(2,0 điểm) CH mức hiểu: Giải mã hình thức cấu trúc câu thơ và cách sử dụng ngôn ngữ trong mối quan hệ với nội dung. Dùng câu giả thiết Nếu sẽ và biện pháp so sánh giấc mơ là ngôi nhà mở cửa có tác dụng diễn tả cụ thể, xúc động tình yêu thương sâu sắc, chân thành của người mẹ sinh con giữa lúc bom rơi đạn nổ, luôn âu lo, ao ước có thể che chở con mọi lúc, ngay cả trong giấc mơ. Câu 5. CH mức hiểu: Lí giải cách lựa chọn hình thức câu thơ trong việc thể hiện nội dung tình cảm đoạn thơ. Tác dụng: thể hiện nỗi lòng ngổn ngang, bộn bề: âu lo, thương yêu, thấp thỏm, xót xa và ước ao của người mẹ; rất phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình là người mẹ. Câu 6. CH mức vận dụng: Từ việc hiểu hai đoạn thơ cùng chủ đề tình cảm mẫu tử, nhận xét nét khác biệt của hai đoạn thơ. Cùng thể hiện tình mẫu tử sâu nặng, bao la, câu thơ của Chế Lan Viên có xu hướng khái quát hóa, mang màu sắc triết lí; câu thơ Xuân Quỳnh có cách nói cụ thể, giản dị, tự nhiên, giàu nữ tính. (1,5 điểm) Câu 7. CH vận dụng cao: Kết nối ý nghĩa văn bản với thực tiễn cuộc sống và trải nghiệm bản thân, nêu ý kiến cá nhân. (1,5 điểm) Thế giới vẫn còn chiến tranh, nên trẻ em vẫn còn phải mơ những giấc mơ màu xám, kinh hoàng. Vì trên thế giới vẫn còn chiến tranh sắc tộc, tôn giáo, nạn khủng bố Giấc mơ HS có thể chia sẻ sẽ phong phú, nhưng chỉ đánh giá cao những chia sẻ thể hiện sự phản hồi trực tiếp của người đọc về văn bản trên. Ví dụ: giấc mơ về một thế giới hòa bình, không tiếng súng (được diễn đạt khác nhau bằng những hình ảnh cụ thể phong phú, ), giấc mơ sống cuộc sống bình yên, hạnh phúc trong vòng tay gia đình, Phần II. (10,0 điểm) “Mỗi tuổi thơ gắn với một bóng cây”. Về một bóng cây tuổi thơ em. Yêu cầu chung: - Đây là một đề mở (có nhiều h ư ớng giải quyết khác nhau), tạo tình huống quen thuộc, gắn với trải nghiệm của HS, khơi gợi cảm xúc tươi mới, hồn nhiên phù hợp với lứa tuổi, phát huy được trí tưởng tư ợng và năng lực vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. - HS tự chọn một trong các phương thức biểu đạt đã học như tự sự, miêu tả, biểu cảm, Hướng thứ nhất, HS có thể chọn một bóng cây cụ thể (không phải là loài cây chung chung) mà bóng cây ấy gắn với tuổi thơ em. Khi viết về bóng cây ấy, dù chọn phương thức biểu đạt nào, HS cũng cần biết thể hiện tình cảm gắn bó của mình với bóng cây đó. Vì là “bóng cây” nên có thể chọn cây thuộc thân gỗ, có tán, toả bóng. 1
  2. Ví dụ: cây phượng vĩ, cây bàng, cây cơm nguội, cây xoài, cây sấu, cây nhãn, cây thị, cây xoan đào, cây xoan, Gắn với bóng cây ấy có thể là một kỉ niệm sâu sắc, khó quên; là những câu chuyện có ý nghĩa nhân văn, thiết thực. Hướng thứ hai, HS có thể hiểu “bóng cây” với nghĩa ẩn dụ, ngầm ví với một người thân thiết, gắn bó, làm dịu mát tâm hồn, che chở, nâng đỡ tinh thần cho bản thân trên hành trình ấu thơ. Ví dụ người bà, người ông, cha hay mẹ, thầy cô hoặc bạn bè I. Các yêu cầu cụ thể STT Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Về kĩ năng tạo lập văn bản 2,0 1.1. Học sinh biết lựa chọn 1 phương thức biểu đạt chủ yếu để tạo lập văn bản (tự sự, miêu 1,5 tả, biểu cảm) và biết sử dụng kết hợp linh hoạt hiệu quả các phương thức biểu đạt trong một bài văn; bố cục bài viết mạch lạc, đảm bảo tính liên kết giữa các phần: bài văn biểu cảm hoặc bài thơ: Nêu được cảm xúc chủ đạo, ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu, cô đọng, ; bài văn tự sự: Có chuyện để kể, có nhân vật, hoặc tình huống, chọn được ngôi kể và sử dụng ngôn ngữ kể chuyện phù hợp.Bài văn miêu tả: có các chi tiết cụ thể, giúp người đọc hình dung rõ về đối tượng miêu tả, sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, và các từ ngữ giàu cảm xúc, hình ảnh. 1.2. Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc; trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. 0,5 2. Về nội dung của bài viết 6,0 HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau, song các ý cần đáp ứng trả lời cho các câu hỏi sau: - Cây gì? Trồng ở đâu? Cây có dáng vẻ như thế nào? (Người đó là ai? Ngoại 2,0 hình, tính cách?) 1,5 - Vì sao cây đó/người đó gắn bó với tuổi thơ em? 1,5 - Tình cảm gắn bó ấy thể hiện như thế nào? 1,0 - Suy nghĩ gì sâu sắc về “bóng cây” ấy? 2.3 Về sự sáng tạo 2,0 Nội dung: Bài văn thể hiện sự chân thành, tự nhiên, có những ý mới mẻ, độc đáo 1,0 (chuyện kể, chi tiết miêu tả, cảm xúc gắn bó, ) phù hợp với lứa tuổi. Kĩ năng viết: Có hình thức độc đáo (dạng một câu chuyện hoặc lá thư, bài thơ, ); có 1,0 những tìm tòi, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh; sử dụng đa dạng các kiểu câu để thể hiện dụng ý của người viết (câu cảm thán, câu đặc biệt); sử dụng phù hợp, hiệu quả một số phép tu từ II. Hướng dẫn chấm điểm: - Điểm 9,0 - 10,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Bài viết có nội dung sâu sắc, thuyết phục. Có thể mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, chính tả. - Điểm 7,0 - 9,25: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên. Bài viết có nội dung khá sâu sắc, thuyết phục. Còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả. - Điểm 5,0 - 6,75: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên. Bài viết rõ trọng tâm nhưng chưa sâu sắc. Còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả. - Điểm 3,0- 4,75: Nội dung sơ sài, vận dụng chưa hợp lí các kĩ năng tạo lập văn bản. Còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả. - Điểm 0,25 - 2,75: Nội dung bài viết rất sơ sài, chưa biết sử dụng các kĩ năng tạo lập văn bản, diễn đạt lủng củng, tối nghĩa - Điểm 0: Không viết bài hoặc lạc đề Lưu ý: Giám khảo cần thảo luận kĩ về hướng dẫn chấm để vận dụng linh hoạt, phù hợp với thực tế làm bài của học sinh. Hết 2