Hướng dẫn chấm Đề thi Olympic dành cho học sinh trung học lần thứ nhất môn Ngữ văn Lớp 8 năm 2017 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định - Vòng 3

docx 2 trang thaodu 3700
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn chấm Đề thi Olympic dành cho học sinh trung học lần thứ nhất môn Ngữ văn Lớp 8 năm 2017 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định - Vòng 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxhuong_dan_cham_de_thi_olympic_danh_cho_hoc_sinh_trung_hoc_la.docx

Nội dung text: Hướng dẫn chấm Đề thi Olympic dành cho học sinh trung học lần thứ nhất môn Ngữ văn Lớp 8 năm 2017 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định - Vòng 3

  1. HƯỚNG DẪN CHẤM OLYMPIC DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC LẦN THỨ NHẤT - 2017 Môn: NGỮ VĂN LỚP 8 – vòng 3 Thời gian làm bài: 100 phút Phần I. (10,0 điểm) Câu 1. Bức tranh chiều thu được gợi tả bằng những hình ảnh thiên nhiên: mặt trời lặn, gió chẳng đuổi nhau, lá vẫn bay vàng sân giếng, nhà ai giã cốm, làn sương lam mỏng rung rinh, khoảng trời trong leo lẻo, thình lình hiện lên ngôi sao. (2,0 điểm) Câu 2. Các từ láy lúng liếng, rung rinh, leo lẻo vừa gợi tả chuyển động tinh tế của khói, sương, sắc trời trong veo, trong vắt không gợn mây đặc trưng của buổi chiều mùa thu vùng quê Bắc Bộ, vừa thổi vào cảnh vật một linh hồn người; đặc biệt cách dùng từ láy còn thể hiện nét tinh nghịch, hồn nhiên, nhí nhảnh trong tâm hồn thi sĩ khi quan sát, cảm nhận miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên. (3,0 điểm) Câu 3. Câu thơ “Thu sang rồi đấy! Thu sang!” như một tiếng reo, thể hiện niềm vui xốn xang, chộn rộn, niềm sung sướng, hạnh phúc khi được ngắm cảnh thu sang nơi làng quê tươi đẹp, êm đềm, thanh bình. (2,0 điểm) Câu 4. Vì Nguyễn Khuyến cũng viết về mùa thu. Ông nổi tiếng với chùm thơ thu về làng quê đồng bằng Bắc Bộ (Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm). (1,0 điểm) Câu 5. Có thể nêu suy nghĩ theo 1 trong những hướng cụ thể sau: + về nhà thơ Nguyễn Khuyến với tài năng thơ Nôm kiệt xuất, hồn thơ mộc mạc, gắn bó với cảnh quê, tình quê, + về nhà thơ Trần Đăng Khoa với nỗi nhớ cổ nhân, lòng tri ân và tri âm bậc tiền bối trong làng thơ Việt Nam, + về sáng tạo nghệ thuật của các thi nhân khi viết về đề tài mùa thu: cảnh chiều thu trong bài thơ của Trần Đăng Khoa sinh động, rộn ràng, thơ mộng, thanh bình; cảnh thu trong thơ Nguyễn Khuyến thường vắng lặng, thanh tĩnh, quạnh quẽ ẩn chứa nỗi buồn thế sự , (HS phải biết các bài thơ thu của Nguyễn Khuyến mới nêu được ý này, nên nếu HS nào nói được thưởng 0,5 điểm). (2,0 điểm) Phần II. (10,0 điểm) Yêu cầu: Đây là một đề mở, nêu vấn đề dưới dạng câu hỏi, gợi cho HS những hướng suy nghĩ đa chiều. Đồng ý hoàn toàn, không đồng ý hoặc đồng tình một phần. Thái độ quan điểm có thể được bày tỏ trực tiếp qua bài văn nghị luận, cũng có thể dưới hình thức bài thuyết minh, câu chuyện, hay bài thơ, hoặc bài văn biểu cảm. Quan trọng là qua bài văn, người đọc nhận ra quan điểm của người viết; cách giải quyết, thể hiện thuyết phục. Các yêu cầu cụ thể STT Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Về kĩ năng tạo lập văn bản 1,5 1.1. - Cần xác định một phương thức biểu đạt chủ yếu (tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết 0,5 minh ) và có thể kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong bài. - Đảm bảo bố cục bài văn gồm 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. 0,5 1.2. Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc; trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. 0,5 2. Về nội dung của bài viết 3,0 Cần đáp ứng trả lời các câu hỏi sau một cách thuyết phục: - Thiên nhiên là gì? Thiên nhiên là bạn của con người nghĩa là thế nào, biểu hiện cụ thể? ? - Khi nào thiên nhiên là bạn, khi nào là thù của con người? Vì sao? - Con người cần làm gì để thiên nhiên luôn là bạn của con người? 3 Về sự sáng tạo 0,5 Nội dung: Bài văn có những ý mới mẻ, độc đáo, sâu sắc, phù hợp với lứa tuổi 0,25 Kĩ năng viết: có hình thức độc đáo (lá thư, câu chuyện, bài thơ, ); có những tìm tòi, lựa 0,25 chọn từ ngữ, hình ảnh; sử dụng đa dạng các kiểu câu để thể hiện dụng ý của người viết (câu cảm thán, câu đặc biệt); 1
  2. II. Hướng dẫn chấm điểm: - Điểm 4,0 - 5,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Bài viết có nội dung sâu sắc, thuyết phục. Có thể mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, chính tả. - Điểm 2,5 - 3,75: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên. Bài viết có nội dung khá sâu sắc, thuyết phục. Còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả. - Điểm 1,0 - 2,25: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên hoặc bài viết rõ trọng tâm nhưng chưa sâu sắc. Còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả. - Điểm dưới 1,0: Nội dung sơ sài, vận dụng chưa hợp lí các kĩ năng tạo lập văn bản. Còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả. - Điểm 0: Không viết bài hoặc lạc đề. Câu 2. (5,0 điểm) Yêu cầu chung: HS đọc hiểu 2 đoạn thơ, từ đó biết nêu cảm nhận, suy nghĩ về vẻ đẹp riêng của hai văn bản cùng viết về mùa xuân. STT Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Về kĩ năng tạo lập văn bản 1,5 1.1. - Biết sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận là chủ yếu (có thể kết hợp với một số 0,5 phương thức biểu đạt khác trong bài) các phép lập luận đã học. - Đảm bảo bố cục bài văn gồm 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. 0,5 1.2. Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc; trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. 0,5 2. Về nội dung của bài viết 3,0 - - Giới thiệu Nguyễn Bính và Đoàn văn Cứ đều là hai tác giả trong phong trào Thơ mới 1932-1945; hai đoạn thơ cùng viết về mùa xuân. - - Đoạn 1: Cảnh thiên nhiên mùa xuân trên đồng lúa, nơi vườn quê với những hình ảnh gần gũi thân quen, đầy sức sống, mang hương sắc dân dã, bình dị của vùng quê Bắc bộ Việt Nam. Cảnh được gợi tả bằng những từ ngữ giàu hinh tượng, nhiều phép tu từ như so sánh, nhân hoá, đảo ngữ. Thể thơ thất ngôn truyền thống, cổ điển, mang âm điệu chậm rãi, nhịp điệu của cuộc sống bình yên nơi thôn quê hiền hoà - - Đoạn 2: Cảnh xuân về tết đến được khai thác ở những sinh hoạt văn hoá truyền thống (thơ phú, thư pháp), với những con người (thầy khoá, cụ đồ nho) mang nét dáng cổ xưa, l ưu giữ hồn dân tộc (mài nghiên mực, viết thơ xuân, đọc câu đối đỏ). Từ ngữ giản dị, bút pháp tả chân, Thể thơ 8 chữ, mang giọng kể, giọng nói, điệu thơ hiện đại. - - Mùa xuân là đề tài muôn thuở trong thi ca; mỗi thi nhân với phong cách riêng, tạo nên những bức tranh khác nhau về mùa xuân. Ẩn chứa sau mỗi bức tranh thiên nhiên, cuộc sống con người ấy đều là niềm yêu mến, gắn bó tha thiết; khát vọng lưu giữ vẻ đẹp truyền thống, hồn quê hương, dân tộc qua mỗi trang thơ. 3 Về sự sáng tạo 0,5 Nội dung: Bài văn có những ý mới mẻ, độc đáo, sâu sắc, trong cảm nhận vẻ đẹp riêng 0,25 của mùa xuân của ngôn ngữ thơ, hoặc những liên hệ mở rộng về sức hấp dẫn của nghệ thuật (cái riêng, sự sáng tạo ); có dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc và lời bình hay, sắc sảo Kĩ năng viết: Có cách kết bài, mở bài hay, độc đáo; có những tìm tòi, lựa chọn từ ngữ, 0,25 hình ảnh; sử dụng đa dạng các kiểu câu; có giọng điệu riêng , II. Hướng dẫn chấm điểm: Tương tự câu 1 phần II. Lưu ý: Giám khảo cần thảo luận kĩ về hướng dẫn chấm để vận dụng linh hoạt, phù hợp với thực tế làm bài của học sinh. Hết 2