Hướng dẫn tự học Hóa học Lớp 10 - Tiết 46+47: Ozôn - Lưu huỳnh – Hiđrosunfua - Năm học 2019-2020 - Bùi Đức Minh

doc 4 trang thaodu 3420
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn tự học Hóa học Lớp 10 - Tiết 46+47: Ozôn - Lưu huỳnh – Hiđrosunfua - Năm học 2019-2020 - Bùi Đức Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong_dan_tu_hoc_hoa_hoc_lop_10_tiet_4647_ozon_luu_huynh_hid.doc

Nội dung text: Hướng dẫn tự học Hóa học Lớp 10 - Tiết 46+47: Ozôn - Lưu huỳnh – Hiđrosunfua - Năm học 2019-2020 - Bùi Đức Minh

  1. Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT Họ và tên học sinh: Lớp: . HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TUẦN 24 THỜI GIAN NỘP BÀI: CHẬM NHẬT THỨ SÁU NGÀY 20/4/2020 TRÊN + Phần tự luận : chụp ảnh gửi file vào Bài tập tự luận tuần 24. + Phần trắc nghiệm: HS làm trực tiếp trên Shub Học sinh hoàn thành vào vở ghi phần tự luận: GVBM sẽ kiểm tra vở ghi khi đi học trở lại. Mã các lớp học như sau: HÓA 10 A1 : UZMLK HÓA 10B: NNRAL HÓA 10C: OYQLK HÓA 10D: HSWBQ Tiết: 46 – 47 OZÔN - LƯU HUỲNH – HIĐROSUNFUA A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: HS biết: Ozon là một dạng thù hình của oxi. Vị trí, cấu hình electron lớp electron ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh. Hai dạng thù hình phổ biến (,). Ứng dụng và sản xuất lưu huỳnh. HS hiểu: Tính oxi hóa mạnh của ozon Vì sao lưu huỳnh lại có nhiều số oxi hoá? Vì sao lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá và tính khử? Vì sao lưu huỳnh kém hoạt động ở điều kiện thường, nhưng tỏ ra hoạt động khi đun nóng? HS vận dụng: Viết các PTHH chứng mình tính ox ihoá mạnh của lưu huỳnh Giải thích được một số hiện tượng vật lý, hoá học lien quan đến lưu huỳnh. 2. Về kỹ năng: Viết thành thạo cấu hình electron của nguyên tử và ion. Dự đoán tính chất, kiểm tra. kết luận được về tính chất hoá học của lưu huỳnh. Luyện khả năng học tập, tư duy theo phương pháp quan sát, nhận xét, suy luận logic. Tính khổi lượng lưu huỳnh, hợp chất của lưu huỳnh tham gia và tạo thành trong phản ứng. B. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi bài, máy tính C. Nội dung kiến thức và yêu cầu cần thực hiện Các em hãy nghiên cứu mục B – bài 29, Bài 30, mục A bài 32 và hoàn thành các nội dung sau: Câu 1: Hoàn thành bảng so sánh sau NỘI DUNG SO SÁNH OZON LƯU HUỲNH CTPT Số oxi hóa Tính chất vật lí (màu sắc, mùi vị, tính tan) Dự đoán tính chất hóa học Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 1/4
  2. Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 Câu 2: Viết các phương trình phản ứng chứng minh OZON – LƯU HUỲNH PHẢN ỨNG CHỨNG MINH 1. ozon tính oxi hóa mạnh 2Ag + O3  (nhiệt độ thường) 2. Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi 2KI + O2 + H2O  2KI + O3 + H2O  3. Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa và tính khử t0 S O2  SO2 (S thể hiện tính ) 0 Fe + S t (S thể hiện tính ) 4. Hidrosunfua có tính axit yếu và tính khử Na2S + 2HCl → mạnh H2S + 4Cl2 + 4H2O  Câu 3: LƯU HUỲNH HIĐRO SUNFUA 0 t Na2S + 2HCl → H2 + S  (mùi trứng thối) t0 3F2 + S  2H2S + SO2  0 t t 0tthaáp Fe + S  2H2S + O2  o Hg + S  (t thường) H2S + 4Cl2 + 4H2O  1:1 S + O2 → H2S + NaOH  1:2 Al + S → H2S + 2NaOH  D. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ( CÁC EM LÀM TRÊN SHUB NHÉ) Câu 1. Nguyên tố lưu huỳnh có Z = 16. Công thức oxit cao nhất của lưu huỳnh là A. S2O5 B. SO4 C. SO2 D. SO3 Câu 2. Sự hình thành lớp ozon (O3) trên tầng bình lưu của khí quyển là do: A. Tia tử ngoại của mặt trời chuyển hoá các phân tử oxi B. Sự phóng điện (sét) trong khí quyển C. Sự oxi hoá một số hợp chất hữu cơ trên mặt đất D. A và B đều đúng. Câu 3. Cặp chất nào dưới đây được gọi là dạng thù hình của nhau? A. Ôxi lỏng và khí ôxi. B. Nitơ lỏng và khí nitơ. C. Ôxi và ôzôn. D. Iot tinh thể và hơi iot. Câu 4. Trong các hợp chất hóa học số oxi hóa thường gặp của lưu huỳnh là A. 1, 2, 6 B. -2, 0, +2, +4, +6 C. -2, 0, +4, +6 D. Kết quả khác Câu 5. Số oxi hoá của S trong các hợp chất sau: Cu2S, FeS2, NaHSO4, (NH4)2S2O8, Na2SO3 lần lựơt là A. -4, -2, +6, +7, +4. B. -4, -1, +6, +7, +4. C. -2, -1, +6, +6, +4. D. -2, -1, +6, +7, +4. Câu 6. Trong nhóm chất nào sau đây, số oxi hóa của S đều là +6. A. H2S, H2SO3, H2SO4. B. K2S, Na2SO3, K2SO4. C. H2SO4, H2S2O7, CuSO4. D. SO2, SO3, CaSO3. Câu 7. Chọn phương án sai về tính chất vật lý của lưu huỳnh? A. S là chất rắn không tan trong nước. B. S là chất dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. C. S là chất có nhiệt độ nóng chảy thấp. D. S là chất rắn màu vàng, mùi khét. DẠNG TÍNH CHẤT HÓA HỌC +Tính chất của đơn chất Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 2/4
  3. Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 Câu 8. Đơn chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là A. F2 B. O3 C. S D. O2 Câu 9. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về tính chất hóa học của O3? A. O3 oxi hóa được tất cả các kim loại kể cả Au và Pt. B. O3 oxi hóa Ag thành Ag2O. C. O3 kém bền hơn O2. - D. O3 oxi hóa ion I thành I2. Câu 10. Khi cho ozon tác dụng lên giấy có tẩm dung dịch kali iotua và hồ tinh bột thấy xuất hiện màu xanh. Hiện tượng này là do A. sự oxi hóa tinh bột. B. sự oxi hóa kali. C. sự oxi hóa iotua thành I2. D. sự oxi hóa ozon thành oxi. Câu 11. Chọn phương án sai: A. Khi tác dụng với kim loại, S là chất ôxi hoá. B. Khi tác dụng với phi kim, S là chất khử. C. Khi tác dụng với chất của oxi hóa, S là chất khử. D. Khi đun nóng S tác dụng với các phi kim trừ N2 và I2. Câu 12. Lưu huỳnh trong chất nào sau đây chỉ có tính khử? A. H2S B. SO2 C. Na2S2O3. D. H2SO4 (Đề thi thử THPT Quỳnh Lưu 1-Lần 2-2016) Câu 13. Trong hợp chất nào nguyên tố S không thể hiện tính oxi hóa? A. Na2SO4 B. SO2 C. Na2S D. H2SO4 Câu 14. Lưu huỳnh trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử? A. SO2. B. Na2SO4. C. H2S. D. H2SO4. (Đề thi thử THPT Đô Lương 1-Nghệ An-Lần 2-2016) Câu 15. Hơi thủy ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là A. vôi sống. B. lưu huỳnh. C. cát. D. muối ăn. Câu 16. Cho các phản ứng sau: (1) S + O2 → SO2 ; (2) S + H2 → H2S ; (3) S + 3F2 → SF6 ; (4) S + 2K → K2S. Số phản ứng mà S đóng vai trò chất khử là A. Chỉ (1). B. (2) và (4). C. chỉ (3). D. (1) và (3). Câu 17. Phản ứng nào sau đây S là chất oxi hóa ? A. S + O2 → SO2. B. S + 6HNO3 → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O. C. S + Mg → MgS. D. S + 6NaOH → 2Na2S + Na2SO3 + 3H2O. Câu 18. Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá trong phản ứng nào sau đây? A. S + 2Na → Na2S B. S + 6HNO3 (đặc) → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O. C. S + 3F2 → SF6.D. 4S + 6NaOH (đặc) → 2Na2S + Na2S2O3 + 3H2O. Trich đề Cao Đẳng-2010 Câu 19. Cho các phản ứng hóa học sau: t0 t0 (a) S + O2  SO2 (b) S + 3F2  SF6 t0 (c) S + Hg HgS (d) S + 6HNO3  H2SO4 + 6NO2 + 2H2O Số phản ứng trong đo S thể hiện tính khử là A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Trich đề Cao Đẳng-2014 Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 3/4
  4. Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 Câu 20. Cho phản ứng S + 2H2SO4 đặc,nóng → 3SO2 + 2H2O. Tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử: số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hoá là A. 1: 2 B. 1: 3 C. 3: 1 D. 2: 1 V. Thắc mắc cần giải đáp Trong bài em cần hiểu thêm điều gì liên hệ với thầy nhé: Thầy Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất - SĐT: 032.69.69.888 - Địa chỉ facebook: Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 4/4