Kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Đề 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Có đáp án)

doc 2 trang thaodu 4280
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Đề 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_chat_luong_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_de_1_nam_hoc.doc

Nội dung text: Kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Đề 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Có đáp án)

  1. Trường THCS Đoàn Thị Điểm KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017-2018 MÔN NGỮ VĂN 7 I. Trắc nghiệm: ( 3 điểm) Câu 1: Dòng nào sau đây nhận định không đúng về ca dao, dân ca? A. Là thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người B. Ca dao là những sáng tác kết hợp lời và nhạc; dân ca là lời thơ của ca dao C. Thường sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể D. Lặp lại ( lặp lại câu mở đầu, hình ảnh, ngôn ngữ) là đặc trưng của ca dao, dân ca. Câu 2: Dòng nào ghi lại đúng nhất các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Bạn đến chơi nhà ? A. Đề tài bình dị , dân dã ; ngôn ngữ mộc mạc, đa nghĩa ; sử dụng thành ngữ ; giọng thơ linh hoạt. B. Kết hợp miêu tả với biểu cảm ; dùng từ gợi tả, gợi cảm ; sử dụng phép đối, ẩn dụ , đảo ngữ. C. Lập ý bằng cách tạo ra tình huống khó xử; giọng thơ hóm hỉnh,dùng toàn từ ngữ thuần Việt, nôm na, gợi sự thân thiết, phóng túng, dân dã. Câu 3: Ai là tác giả bài tuỳ bút Mùa xuân của tôi ? A. Vũ Bằng B. Thạch Lam C. Minh Hương D. Xuân Quỳnh. Câu 4: Trong các dòng sau, dòng nào không phải là thành ngữ: A. Khôn nhà dại chợ. C. Học ăn, học nói, học gói, học mở. B.Trăm voi không được một bát nước xáo. D. Xanh vỏ đỏ lòng. Câu 5: Yếu tố “Thiên” nào sau đây không đồng nghĩa với các yếu tố còn lại ? A. Thiên đình. B. Thiên tử. C. Thiên thư. D. Thiên niên kỉ. Câu 6: : Dòng nào sau đây nói đúng về văn biểu cảm? A. Không có lí lẽ, lập luận. B. Chỉ thể hiện cảm xúc, không có yếu tố miêu tả, tự sự. C. Cảm xúc chỉ thể hiện trực tiếp. D. Cảm xúc có thể bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp II. Tự luận: ( 7 điểm) Bài 1( 1 điểm): Câu văn sau mắc lỗi nào trong các lỗi dùng từ ? Chỉ ra từ mắc lỗi và sửa lại cho đúng : Lý Bạch đã sáng chế bài thơ “Tĩnh dạ tứ” khi ông đang ở xa quê hương. Bài 2 ( 2 điểm): Cho đoạn trích sau: “ Tự nhiên như thế : ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió : ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con ; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân” ( Trích Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng) Hãy chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn trích trên và viết đoạn văn ngắn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ Bài 3( 4 điểm): Học sinh chọn một trong hai đề sau để làm : Đề 1 : Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. Đề 2 : Hà Nội của em (cảnh vật , bốn mùa , con người Hà Nội )
  2. ĐÁP ÁN I> Trắc nghiệm: Câu 1: B Câu 2: C Câu 3: A Câu 4: C Câu 5: D Câu 6: D II. Tự luận: Bài 1( 1 điểm): Chỉ ra lỗi sai trong câu văn : sử dụng từ không đúng nghĩa (0.5) – từ sai : sáng chế - > sáng tác (0,25) Bài 2 ( 2 điểm): - Chỉ rõ biện pháp tu từ : điệp ngữ - so sánh, đối chiếu (0,5đ) - Tác dụng: + Chữ thương được nhắc lại bốn lần, liên kết với chữ "yêu", "nhớ" đầy ấn tượng và rung động. Điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu đã tạo nhịp điệu cho lời văn thêm tha thiết, mềm mại theo dòng cảm xúc nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ như muốn tranh luận, biện bác với ai đó cốt để khẳng định cái quy luật tự nhiên, tất yếu của tình cảm con người. + So sánh, đối chiếu bằng cách đưa ra những mối quan hệ gắn bó trong tự nhiên và xã hội càng như để khẳng định tình cảm của con người với mùa xuân còn là một quy luật tự nhiên, tất yếu, không thể khác. Bài 3( 5 điểm): ĐỀ 1 - Viết thành bài văn, bố cục hoàn chỉnh: 1 điểm - Nội dung: Nêu được cảm nghĩ sau khi đọc bài thơ “Cảnh khuya” hoặc “Nguyên tiêu”. Không lạc sang diễn xuôi thơ, hoặc phân tích bài thơ. Hs có thể có nhiều cách trình bày nhưng cần đảm bảo những ý sau đây: * Giới thiệu được hoàn cảnh sáng tác và nội dung chính mỗi bài thơ: * Cảm nhận được vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cảnh rừng Việt Bắc trong đêm trăng( cảnh đêm rằm tháng giêng nơi chiến khu) qua cái nhìn tinh tế, tâm hồn nghệ sĩ của Hồ Chí Minh - Chú ý những chi tiết hình ảnh, từ ngữ hay: + So sánh, điệp ngữ ở bài “Cảnh khuya”" + Các từ “nguyệt chính viên”, điệp từ trong bài “Rằm tháng giêng” - Bút pháp miêu tả của tác giả * Cảm nhận được vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh hiện lên trong bài thơ: - Tâm hồn nghệ sĩ, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên, say mê cảnh đẹp - Phong thái ung dung, lạc quan, yêu nước, lo lắng cho vận nước ( Chú ý nghệ thuật: điệp ngữ ( cảnh khuya), hình ảnh thuyền chở trăng ( Nguyên tiêu) * Cảm nhận về phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh: Giản dị, hàm súc, vừa cổ điển, vừa hiện đại - Định hướng làm bài: + Phải thể hiện rõ cảm xúc của mình về bài thơ( hình ảnh, chi tiết, con người .) + Sử dụng hợp lí các thao tác : phân tích dẫn chứng, so sánh, liên tưởng, hình dung tưởng tượng + Diễn đạt trôi chảy, linh hoạt, biểu cảm - Đánh giá cao những bài viết thể hiện suy nghĩ riêng, vốn kiến văn rộng ĐỀ 2 ( em làm nhé)