Kiểm tra cuối học kì 1 Hóa học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có hướng dẫn chấm)

docx 6 trang Hàn Vy 02/03/2023 6833
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối học kì 1 Hóa học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2021_2022_so_gd.docx

Nội dung text: Kiểm tra cuối học kì 1 Hóa học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 QUẢNG NAM Môn: HÓA HỌC – Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ: A Cho nguyên tử khối: Na= 23, O=16, H=1, S=32, Ca=40, C=12, Fe=56. Họ và tên học sinh: Lớp: SBD: A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng rồi ghi ra giấy làm bài: Ví dụ: 1 - A, 2 - B, Câu 1. Chất nào sau đây là oxit axit? A. K2O.B. CO 2.C. Fe 2O3.D. MgO. Câu 2. Chất nào sau đây có tính bazơ? A. HNO3.B. Mg(OH) 2.C. Na.D. CO. Câu 3. Dung dịch CuSO4 phản ứng được với chất nào trong các chất sau? A. NaOH.B. ZnCl 2.C. HCl.D. Fe 2O3. Câu 4. Chất nào trong số các chất sau bị nhiệt phân hủy? A. H2SO4.B. ZnO.C. Fe(OH) 3.D. Al. Câu 5. Cặp chất nào sau đây không phản ứng được với nhau? A. K2CO3 và H2SO4.B. BaCl 2 và CuSO4. C. Na2SO4 và HCl.D. H 2SO4 và Cu(OH)2. Câu 6. Cho một mẩu kim loại đồng vào ống nghiệm chứa dung dịch H 2SO4 đặc (dư), đun nóng. Hiện tượng nào sau đây sai? A. Sủi bọt khí không màu. B. Dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh. C. Mẩu kim loại đồng tan dần. D. Khí thoát ra không mùi, không vị. Câu 7. Hỗn hợp X gồm CaO và CaCO3. Cho 16 gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lit khí CO2 (ở đktc). Phần trăm (%) khối lượng của CaCO3 trong X là A. 47,5.B. 37,5. C. 52,5.D. 62,5. Câu 8. Axit sunfuric có thể được điều chế trong công nghiệp từ quặng sắt pirit (chứa 75% FeS2) qua các giai đoạn như sau: FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4. Để sản xuất được 90 tấn dung dịch H2SO4 98% với hiệu suất của toàn bộ quá trình sản xuất đạt 100%, khối lượng (tấn) quặng pirit cần dùng là A. 54,0.B. 40,5. C. 144,0.D. 72,0. Câu 9. Kim loại nào hoạt động hóa học mạnh nhất trong số các kim loại sau? A. Cu.B. Al. C. Ag.D. Fe. Câu 10. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học? A. Cho kim loại Na vào nước.B. Cho Ag vào dung dịch HCl dư. C. Cho Zn vào dung dịch CuSO4.D. Để vôi sống (CaO) trong không khí. Câu 11. Cho các biện pháp sau:
  2. (1). Thường xuyên ngâm kim loại trong nước sạch. (2). Bôi dầu mỡ lên bề mặt kim loại. (3). Sản xuất các hợp kim dễ bị ăn mòn. (4). Bọc kim loại bằng giấy, vải thấm ướt. Có bao nhiêu biện pháp có tác dụng bảo vệ kim loại tránh bị ăn mòn? A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 12. Hiện tượng nào sau đây được mô tả đúng? A. Cho dây nhôm vào dung dịch HCl hay dung dịch NaOH đều sủi bọt khí màu trắng là H2. B. Ngâm mẩu nhôm trong dung dịch CuSO4, mẩu nhôm chuyển sang màu đỏ đồng. C. Ngâm mẩu sắt vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội, thấy sủi bọt khí không màu. D. Đinh sắt để trong bể cá có sục không khí thì khó bị gỉ hơn khi để trong bể cá không có sục không khí. Câu 13. Đặc điểm nào sau đây sai khi nói về tính chất của phi kim? A. Ở thể khí hoặc lỏng trong điều kiện thường.B. Một số có độc tính cao. C. Phần lớn có nhiệt độ nóng chảy thấp.D. Phần lớn không dẫn điện. Câu 14. Phản ứng giữa kim loại và phi kim (trừ oxi) tạo thành A. axit.B. bazơ.C. muối.D. oxit. Câu 15. Phương trình hóa học nào sau đây sai? A. Fe + S FeS.B. Fe + HCl → FeCl 2 + H2. C. Fe + Cl2 FeCl2.D. Fe + CuSO 4 → FeSO4 + Cu. B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) a. Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau, ghi rõ điều kiện (nếu có): Al Al2(SO4)3 Al(OH)3 AlCl3. b. Bạc (dạng bột) có lẫn tạp chất là bột đồng. Nêu phương pháp hóa học để thu được bạc tinh khiết. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. Câu 2. (2,0 điểm) Hòa tan hoàn toàn 9,3 gam Na2O vào nước, thu được 200 ml dung dịch X. a. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b. Tính nồng độ mol/lít của bazơ trong dung dịch X. c. Tính thể tích dung dịch H2SO4 20% (khối lượng riêng 1,14 g/ml) cần dùng để trung hòa hết lượng bazơ trong dung dịch X ở trên. Hết Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM
  3. QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Hóa học – Lớp 9 MÃ ĐỀ A A. Trắc nghiệm (5 điểm): 03 câu đúng được 1,0 điểm (nếu đúng thêm 01 câu cộng 0,3 điểm; đúng thêm 02 câu cộng 0,7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Trả lời B B A C C D D D B B A B A C C B. Tự luận (5 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) a. (1,5 điểm) (1) 2Al + 3H2SO4 Ạl2(SO4)3 + 3H2 (0,5 điểm) (2) Ạl2(SO4)3 + 6NaOH 2Al(OH)3 + 3Na2SO4 (0,5 điểm) (3) Al(OH)3 + 3HCl AlCl3 + 3H2O (0,5 điểm) Mỗi phương trình hóa học đúng được 0,5 điểm, cân bằng sai trừ 0,25 điểm/1 PT. (Học sinh làm theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa). b. (1,5 điểm) Cho hỗn hợp bạc (dạng bột) có lẫn tạp chất là bột đồng vào dung dịch AgNO 3 dư. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc lấy phần chất rắn không tan (Ag), sấy khô, thu được bạc tinh khiết. (1,0 điểm) Phương trình hóa học: Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag(0,5 điểm) Câu 2: (2,0 điểm) a. PTHH: Na2O + H2O 2NaOH (0,5 điểm) b. Số mol Na2O: 0,15 mol (0,25 điểm) Số mol NaOH: 0,3 mol (0,25 điểm) Nồng độ mol của NaOH: 1,5 M. (0,25 điểm) c. PTHH: 2NaOH + H2SO4 Na2SO4 + 2H2O (0,25 điểm) Số mol H2SO4: 0,15 mol Khối lượng H2SO4: 14,7 gam (0,25 điểm) Khối lượng dung dịch H2SO4 20%: 73,5 gam Thể tích dung dịch H2SO4 20%: 64,47 ml. (0,25 điểm) Lưu ý: Học sinh làm theo cách khác, nếu đúng, vẫn cho điểm tối đa.
  4. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 QUẢNG NAM Môn: HÓA HỌC – Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ: B Cho nguyên tử khối: Na= 23, O=16, H=1, S=32, Ca=40, C=12, Fe=56. Họ và tên học sinh: Lớp: SBD: A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng rồi ghi ra giấy làm bài: Ví dụ: 1 - A, 2 - B, Câu 1. Chất nào sau đây là oxit bazơ? A. CaO.B. P 2O5.C. SO 2.D. CO 2. Câu 2. Chất nào sau đây có tính axit? A. Mg(OH)2.B. CO.C. Cl 2.D. HNO 3. Câu 3. Dung dịch BaCl2 phản ứng được với chất nào trong các chất sau? A. NaNO3.B. KOH.C. H 2SO4.D. CuO. Câu 4. Chất nào trong số các chất sau bị nhiệt phân hủy? A. H2SO4.B. Cu(OH) 2. C. S.D. Na 2O. Câu 5. Cặp chất nào sau đây không phản ứng được với nhau? A. CaCO3 và H2SO4.B. CaCl 2 và Na2CO3. C. NaNO3 và HCl.D. HCl và Mg(OH) 2. Câu 6. Cho một mẩu kim loại đồng vào ống nghiệm chứa dung dịch H 2SO4 đặc (dư), đun nóng. Hiện tượng nào sau đây đúng? A. Xuất hiện các bọt khí màu trắng. B. Dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh. C. Xuất hiện chất rắn ở đáy ống nghiệm là CuSO4. D. Phản ứng tạo kết tủa màu đỏ đồng. Câu 7. Hỗn hợp X gồm CaO và CaCO3. Cho 16 gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí CO2 (ở đktc). Phần trăm (%) khối lượng của CaO trong X là A. 37,5.B. 47,5. C. 52,5.D. 62,5. Câu 8. Axit sunfuric có thể được điều chế trong công nghiệp từ quặng sắt pirit (chứa 75% FeS2) qua các giai đoạn như sau: FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4. Để sản xuất được 75 tấn dung dịch H2SO4 98% với hiệu suất của toàn bộ quá trình sản xuất đạt 100%, khối lượng (tấn) quặng pirit cần dùng là A. 45,0.B. 33,8. C. 120,0.D. 60,0. Câu 9. Kim loại nào hoạt động hóa học mạnh nhất trong số các kim loại sau? A. Cu.B. Fe. C. Au.D. Ag. Câu 10. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học? A. Cho kim loại K vào nước.B. Cho Cu vào dung dịch H 2SO4 loãng. C. Cho Fe vào dung dịch CuSO4. D. Để vôi tôi (Ca(OH)2) trong không khí. Câu 11. Cho các biện pháp sau:
  5. (1). Thường xuyên ngâm kim loại trong nước sạch. (2). Bôi dầu mỡ lên bề mặt kim loại. (3). Sản xuất các hợp kim dễ bị ăn mòn. (4). Bọc kim loại bằng giấy, vải thấm ướt. Có bao nhiêu biện pháp không có tác dụng bảo vệ kim loại tránh bị ăn mòn? A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 12. Hiện tượng nào sau đây được mô tả đúng? A. Cho dây nhôm vào dung dịch HCl hay dung dịch NaOH đều thấy sủi bọt khí màu trắng là H2. B. Ngâm mẩu nhôm trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội, thấy sủi bọt khí không màu là SO2. C. Ngâm một mẩu sắt trong dung dịch CuSO4, mẩu sắt chuyển sang màu xanh. D. Đinh sắt để trong bể cá có sục không khí thì dễ bị gỉ hơn khi để trong bể cá không có sục không khí. Câu 13. Đặc điểm nào sau đây sai khi nói về tính chất của phi kim? A. Phần lớn có nhiệt độ nóng chảy cao. B. Phần lớn dẫn nhiệt kém. C. Một số có độc tính cao. D. Một số tồn tại ở thể khí trong điều kiện thường. Câu 14. Phản ứng giữa oxi và phi kim tạo thành A. muối.B. axit. C. bazơ.D. oxit. Câu 15. Phương trình hóa học nào sau đây sai? A. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3.B. 2Fe + 6HCl → 2FeCl 3 + 3H2. C. Fe + S FeS. D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) a. Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau, ghi rõ điều kiện (nếu có): Fe FeCl3 Fe(OH)3 Fe2(SO4)3. b. Bạc (dạng bột) có lẫn tạp chất là bột kẽm. Nêu phương pháp hóa học để thu được bạc tinh khiết. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. Câu 2. (2,0 điểm) Hòa tan hoàn toàn 18,8 gam K2O vào nước, thu được 250 ml dung dịch X. a. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b. Tính nồng độ mol/lít của bazơ trong dung dịch X. c. Tính thể tích dung dịch H2SO4 20% (khối lượng riêng 1,14 g/ml) cần dùng để trung hòa hết lượng bazơ trong dung dịch X ở trên. Hết Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2021 - 2022
  6. Môn: Hóa học – Lớp 9 MÃ ĐỀ B A. Trắc nghiệm (5 điểm): 03 câu đúng được 1,0 điểm (nếu đúng thêm 01 câu cộng 0,3 điểm; đúng thêm 02 câu cộng 0,7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Trả lời A D C B C B A D B B C D A D B B. Tự luận (5 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) a. (1,5 điểm) t0 (1) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 (0,5 điểm) (2) FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl (0,5 điểm) (3) 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 6H2O (0,5 điểm) Mỗi phương trình hóa học đúng được 0,5 điểm, cân bằng sai hoặc thiếu điều kiện phản ứng trừ 0,25 điểm/1 PT. (Học sinh làm theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa). b. (1,5 điểm) Cho hỗn hợp bạc (dạng bột) có lẫn tạp chất là bột kẽm vào dung dịch AgNO3 dư. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc lấy phần chất rắn không tan (Ag), sấy khô, thu được bạc tinh khiết. (1,0 điểm) Phương trình hóa học: Zn + 2AgNO3 Zn(NO3)2 + 2Ag (0,5 điểm) (HS có thể dùng dd NaOH dư hoặc dung dịch HCl, H2SO4 loãng, dư đều được). Câu 2: (2,0 điểm) a. PTHH: K2O + H2O 2KOH (0,5 điểm) b. Số mol K2O: 0,2 mol (0,25 điểm) Số mol KOH: 0,4 mol (0,25 điểm) Nồng độ mol của KOH: 1,6 M. (0,25 điểm) c. PTHH: 2KOH + H2SO4 K2SO4 + 2H2O (0,25 điểm) Số mol H2SO4: 0,2 mol Khối lượng H2SO4: 19,6 gam (0,25 điểm) Khối lượng dung dịch H2SO4 20%: 98 gam Thể tích dung dịch H2SO4 20%: 85,96 ml. (0,25 điểm) Lưu ý: Học sinh làm theo cách khác, nếu đúng, vẫn cho điểm tối đa.