Kiểm tra học kỳ 1 môn Công nghệ Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Trung Trực

doc 2 trang thaodu 5470
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ 1 môn Công nghệ Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Trung Trực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_hoc_ky_1_mon_cong_nghe_lop_11_truong_thpt_nguyen_tr.doc

Nội dung text: Kiểm tra học kỳ 1 môn Công nghệ Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Trung Trực

  1. TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017 NGUYỄN TRUNG TRỰC ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: CÔNG NGHỆ Lớp: 11 ( đề thi có 2 trang ) Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề thi: 158 Họ tên học sinh: Số BD: Phòng thi: I.Trắc nghiệm: Câu 1: Nét lượn sóng có ứng dụng : A. Vẽ đường bao khuấtB. Vẽ đường gióng kích thước C. Vẽ đường bao thấy D. Vẽ đường giới hạn môt phần hình cắt Câu 2: Hình chiếu phối cảnh thường được sử dụng trong các bản vẽ nào? A. Bản vẽ chi tiết B. Bản vẽ thiết kế kiến trúc và xây dựng C. Bản vẽ cơ khí D. Bản vẽ lắp Câu 3: Khổ giấy A2 có kích thước tính theo mm là: A. 841×594 B. 594×420 C. 420×297 D. 297×210 Câu 4: Từ khổ giấy A3 ta chia được mấy khổ giấy A4? A. 4 B. 8 C. 2 D. 6 Câu 5: Để thể hiện vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi, cửa sổ, cách bố trí các phòng, các thiết bị , trong ngôi nhà người ta thể hiện bằng: A. mặt cắt B. mặt bằng C. mặt đứng D. hình cắt Câu 6: Góc trục đo của hình chiếu trục đo xiên góc cân có: A. X’O’Y’ = Y’O’Z’ = 1350 ; X’O’Z’= 900 B. X’O’Y’ = Y’O’Z’ = 900 ; X’O’Z’= 1350 C. X’O’Y’ = Y’O’Z’ = X’O’Z’ = 1350 D. X’O’Y’ = Y’O’Z’ = X’O’Z’ = 1200 Câu 7: Hệ số biến dạng của hình chiếu trục đo xiên góc cân là: A. p = r = 1; q = 0,5 B. q = r = 1; p = 0,5 C. p = q = 0,5; r = 1 D. p = q = 1; r = 0,5 Câu 8: “ Làm mô hình thử nghiệm,chế tạo thử “ là giai đoạn mấy trong quá trình thiết kế: A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 9: Cho đường tròn R = 7 cm thì trong hình chiếu trục đo, elip đó có độ dài của trục dài và trục ngắn là: A. 122 cm và 71 cm B. 17,08 cm và 9,94 cm C. 8,54 cm và 4,97 cm D. 9,76 cm và 11,38 cm Câu 10: Hình chiếu trục đo vuông góc đều có: A. phương chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu B. phương chiếu song song với mặt phẳng hình chiếu C. ba hệ số biến dạng khác nhau D. p = q = r = 0,5 Câu 11: Vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ của vật thể gồm có mấy bước : A. 6 bước B. 8 bước C. 5 bước D. 7 bước Câu 12: Chọn câu sai khi nói về “đặc điểm của đường kích thước “ : A. Ở 2 đầu mút có vẽ mũi tên. B. Vẽ bằng nét liền mảnh. C. Vẽ bằng nét đứt mảnh, nét vẽ 0,25 mm. D. Kẻ song song với phần tử cần ghi kích thước. Câu 13: Mặt phẳng cắt là: A. mặt phẳng song song với một mặt phẳng hình chiếu và cắt vật thể ra làm hai phần B. mặt phẳng vuông góc với một mặt phẳng hình chiếu và cắt vật thể ra làm hai phần C. mặt phẳng đi ngang qua vật thể D. mặt phẳng song song với mặt phẳng hình chiếu Câu 14: Trong các giai đoạn thiết kế, nếu " thẩm định, đánh giá phương án thiết kế " không đạt thì phải quay về giai đoạn nào? A. Làm mô hình thử nghiệm, chế tạo thử. B. Hình thành ý tưởng, xác định đề tài thiết kế. C. Thu thập thông tin, tiến hành thiết kế. D. Lập hồ sơ kĩ thuật. Câu 15: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất: A. Bản vẽ kĩ thuật là bản vẽ phác. B. Bản vẽ kĩ thuật có 2 loại là bản vẽ cơ khí và bản vẽ lắp. C. Bản vẽ xây dựng là các bản vẽ liên quan đến chế tạo, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng các máy móc, thiết bị. Trang 1/2 - Mã đề thi 158
  2. D. Bản vẽ cơ khí là các bản vẽ liên quan đến thiết kế,chế tạo, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng các máy móc,thiết bị Câu 16: Mặt cắt nào được vẽ ở ngoài hình chiếu? A. Mặt cắt toàn bộ B. Mặt cắt chập C. Mặt cắt rời D. Mặt cắt một nửa Câu 17: “ Tô đậm “là bước thứ mấy trong cách lập bản vẽ chi tiết: A. Bước 1 B. Bước 2 C. Bước 3 D. Bước 4 Câu 18: Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ nhận được khi: A. mặt tranh song song với mặt phẳng vật thể B. mặt tranh không song song với một mặt nào của vật thể C. mặt tranh tuỳ ý D. mặt tranh song song với một mặt của vật thể Câu 19: Bản vẽ lắp dùng để: A. sửa chữa các chi tiết B. chế tạo các chi tiết C. chế tạo và kiểm tra các chi tiết D. lắp ráp các chi tiết Câu 20: Hình cắt trong bản vẽ xây dựng thể hiện: A. Hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài ngôi nhà. B. Vị trí các công trình với hệ thống đường sá, cây xanh C. Vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi, D. Kết cấu của các bộ phận ngôi nhà và kích thước các tầng nhà theo chiều cao, kích thước cửa đi, cửa sổ, II. Tự luận : Vẽ các hình chiếu ( hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh ) của vật thể sau, theo phương pháp chiếu góc thứ nhất ? HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 158