Kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 6

docx 2 trang thaodu 2940
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_6.docx

Nội dung text: Kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 6

  1. Kiểm tra vật lý 6 học kì 1 Họ và tên: Đề bài: Phần I-Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng: Câu 1: Công thức tính khối lượng riêng của một chất là: a. D =m.V b. D = m/V c. D = V/m d. D = P/V Câu 2: Tại sao người ta nói chì nặng hơn sắt: a. Vì trọng lượng riêng của chì lớn hơn trọng lượng của sắt. b. Vì khối lượng riêng của chì lớn hơn khối lượng của sắt. c. Vì thể tích của chì lớn hơn thể tích của sắt. d. Vì trọng lượng riêng của chì lớn hơn trọng lượng riêng của sắt. Câu3: Cách nào sau đây làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng? a.Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng. b.Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng c.Giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng. d.Giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng và tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng. Câu 4: Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào không thể coi là đòn bẩy? a. Cái kìm b. Cái cân đòn c.Cái kéo d.Cái đinh vít. Câu 5. Dùng đòn bẩy được lợi về lực khi: a. OO1 > OO2 b. OO1 = OO2 c. OO1 < OO2 d. OO1 =2OO2 Câu 6: Chiều dài bàn học là 1m. Dùng thước nào sau đây có thể đo chiều dài bàn học chính xác nhất. a.Thước thẳng có GHĐ 30cm và ĐCNN là 1mm. b.Thước dây có GHĐ 50cm và ĐCNN là 1cm c. Thước dây có GHĐ 1,5m và ĐCNN là 0,1mm d.Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN là 5mm Câu 7: Hai lực cân bằng là: a. Hai lực cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ, đặt vào một vật.
  2. b. Hai lực cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ, đặt vào một vật. c. Hai lực cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ, đặt vào hai vật. d. Hai lực cùng phương, cùng chiều, đặt vào một vật. Câu 8: Câu trả lời nào sau đây là không đúng: a. Lực đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng b. Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi giảm đi. c. Độ biến dạng tăng lên thì lực đàn hồi cũng tăng lên. d. Lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng. Phần 2: Tự luận: (5 điểm) Câu 9: Đổi các đơn vị sau: a,200g= kg e, 4,5 tấn= kg b,4dm3= m3 f, 50cm= m c) .m3 =150cm3 g) 13,5m3 = dm3 d) m= 150g => P= (N ) h) P=26,5N => m= kg Câu 10: Trọng lực là gì? Nêu phương và chiều của trọng lực. Nêu đơn vị của lực. Câu 11: Một dầm sắt có thể tích là 3dm3, biết trọng lượng riêng của sắt là 78000 N/m3. Tính khối lượng và trọng lượng của dầm sắt.