Kiểm tra Ngữ văn 7 - Bài viết tập làm văn số 5 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Tân Thành

doc 6 trang thaodu 5430
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra Ngữ văn 7 - Bài viết tập làm văn số 5 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Tân Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_ngu_van_7_bai_viet_tap_lam_van_so_5_nam_hoc_2018_20.doc

Nội dung text: Kiểm tra Ngữ văn 7 - Bài viết tập làm văn số 5 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Tân Thành

  1. TRƯỜNG THCS TÂN THÀNH KIỂM TRA NGỮ VĂN 7 BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 5 Năm học 2018-2019 Thời gian: 90 phút Họ và tên: . Lớp: . Điểm Lời phê của giáo viên Đề bài: Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “ Từ những ngày tiểu học, cho đến bây giờ, chúng ta vẫn luôn được học tập “ 5 điều Bác Hồ dạy”. Sinh thời, Bác Hồ luôn dành tình thương yêu cho các cháu nhi đồng. Điều đó được thể hiện qua hành động và thơ văn của Bác. Mỗi dịp khai trường, Tết Trung Thu, Tết Thiếu nhi, Bác Hồ vẫn thường gửi thư cho các cháu với lời lẽ ân cần, trìu mến, chí tình. Trong những bài phát biểu trong Đại hội Đảng, Bác vẫn luôn đề cập đến tầm quan trọng của thiếu nhi với sự phát triển đất nước. Thơ văn cũng vậy, có ai còn không biết đến bài thơ nay đã được phổ nhạc “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng ”. Bác có nhiều bài thơ viết cho thiếu nhi chứa đựng tình thương yêu sâu sắc, thắm thiết. Phải nói rằng, tình thương yêu của Bác với thiếu nhi có thể sánh như tình cảm sâu nặng của Bác với Cách mạng.” Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2: (0,5 điểm) Nêu luận điểm chính của đoạn văn trên? Câu 3: (1 điểm) Tìm 2 câu văn mang luận điểm trên? Câu 4: (1 điểm) Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? Vậy những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không? Phần II. Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 150 – 200 chữ bàn về ý nghĩa của lòng khiêm tốn. Câu 2: (5 điểm) Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. Bài làm
  2. TRƯỜNG THCS TÂN THÀNH KIỂM TRA VĂN 7 Năm học 2018-2019 Thời gian: 45 phút Họ và tên: . Lớp: . Điểm Lời phê của giáo viên Đề bài Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi [ ] Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị : « Không có gì quý hơn độc lập, tự do », « Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi » Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. » Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào, của ai? Câu 2 (0,5 điểm). Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Câu 3 (1,0 điểm). Luận điểm cơ bản của đoạn văn là gì? Hãy tìm câu văn mang luận điểm đó. Câu 4 (1,0 điểm). Để chứng minh cho luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không? Phần II. Tạo lập văn bản (7,0 điểm). Viết một đoạn văn ngắn trình bày hiểu của em về đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong đời sống. Bài làm
  3. Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất: Các từ sau đây: kết thành, lướt qua, nhấn chìm thuộc từ loại nào? A: Danh từ B: Động từ C: Tính từ D: Đại từ Câu 2: Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào những câu sau: a. Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ so sánh b. Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ điệp cấu trúc câu Câu 3: Chọn từ phù hợp trong các từ sau ( biểu cảm, nghị luận, thời gian, nơi chốn) để điền vào chổ trống. - Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là . - Trạng ngữ “Từ xưa đến nay” chỉ . Câu 4: Nối thông tin cột (A) với thông tin cột (B) cho phù hợp Cột A Cột nối Cột B 1.Dân ta có một lòng nồng a.Câu đặc biệt nàn yêu nước. 2.Nó kết thành một làn sóng b.Câu đơn vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn
  4. chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. c.Câu ghép Phần II. Tự luận (7.0) Câu 1 (2 điểm). Đặt một có thành phần trạng ngữ chỉ nơi chốn và một câu có thành phần trạng ngữ chỉ thời gian. Câu 2. (5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn theo chủ đề tự chọn khoảng 200 chữ trong đó có sử dụng câu rút gọn.