Lý thuyết và bài tập Hóa học 12 - Peptit và protein - Năm học 2019-2020

docx 6 trang thaodu 2480
Bạn đang xem tài liệu "Lý thuyết và bài tập Hóa học 12 - Peptit và protein - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxly_thuyet_va_bai_tap_hoa_hoc_12_peptit_va_protein_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Lý thuyết và bài tập Hóa học 12 - Peptit và protein - Năm học 2019-2020

  1. HÓA 12 – 2019-2020 T.HIỆU-0945439922 BÀI : PEPTIT VÀ PROTEIN A. PEPTIT I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI 1. Khái niệm :Liên kết của nhóm –CO– với nhóm –NH– giữa hai đơn vị - amino axit được gọi là liên kết peptit. Ví dụ : đipeptit glyxylalanin H2N – CH2 – CO – NH –CH – COOH CH3 Liên kết peptit - Khi thủy phân đến cùng các peptit thì thu được hỗn hợp có từ 2 đến 50 phân tử - amino axit. Vậy peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc - amino axit liên kết với nhau bằng liên kết peptit. 2. Phân loại: Các peptit được chia làm 2 loại : a. Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc - amino axit và được gọi tương ứng là đipeptit, tripeptit, đecapeptit. b. Polipeptit gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc - amino axit. Popipeptit là cơ sở tạo nên protein. II. CẤU TẠO, ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP 1. Cấu tạo : Phân tử peptit hợp thành từ các gốc - amino axit nối với nhau bởi liên kết peptit theo một trật tự nhất định : amino axit đầu N còn nhóm –NH2, amino axit đầu C còn nhóm –COOH. H2N – CH – CO – NH – CH – CO – NH – CH – CO – –NH – CH – COOH R1 R2 R3 Rn đầu N - Liên kết peptit - đầu C - Nếu peptit có chứa n gốc α-aminoaxit thì sẽ có (n-1) liên kết peptit. 2. Đồng phân, danh pháp: Mỗi phân tử peptit gồm một số xác định các gốc - amino axit liên kết với nhau theo một trật tự nghiêm ngặt. Việc thay đổi trật tự đó sẽ dẫn tới các peptit đồng phân. Ví dụ : H2N – CH2 – CO – NH – CH – COOH ; H2N – CH – CO – NH – CH2 – COOH CH3 CH3 - Nếu phân tử peptit chứa n gốc - amino axit khác nhau thì số đồng phân loại peptit sẽ là n ! Tên của các peptit được hình thành bằng cách ghép tên gốc axyl của các - amino axit bắt đầu từ đầu N, rồi kết thúc bằng tên của axit đầu C (được giữ nguyên) Ví dụ : H2N – CH2 – CO – NH – CH–CO – NH – CH – COOH CH3 CH(CH3)2 Glyxylalanylvalin(Gly-Ala-Val) III. TÍNH CHẤT 1. Tính chất vật lí: Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước. 2. Tính chất hóa học : Do peptit có chứa các liên kết peptit nên nó có hai phản ứng điển hình là phản ứng thủy phân và phản ứng màu biure. a. Phản ứng màu biure: Cho vài ml dung dịch peptit vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2 (tạo ra khi cho dung dịch CuSO4 tác dụng với dung dịch NaOH), thấy Cu(OH)2 tan ra và thu được phức chất có màu tím đặc trưng. Phản ứng này được gọi là phản ứng màu biure vì nó tương tự như phản ứng của hợp chất biure H2N–CO–NH–CO–NH2 với Cu(OH)2. Đipeptit chỉ có một liên kết peptit nên không có phản ứng này. b. Phản ứng thủy phân: Khi đun nóng dung dịch peptit với axit hoặc kiềm, sẽ thu được dung dịch không còn phản ứng màu biure là do peptit đã bị thủy phân thành hỗn hợp các - amino axit . Ví dụ : H ,to H2N – CH – CO – NH – CH – CO – NH – CH – COOH + 2H2O  R1 R2 R3 H2N – CH2 – COOH + H2N – CH – COOH + H2N – CH – COOH R1 R2 R3 - Thủy phân hoàn hoàn peptit sẽ thu được các aminoaxxit hoặc muối của aminoaxxit. - Thủy phân không hoàn toàn peptit sẽ thu được aminoaxit và các chuỗi peptit ngắn hơn. B. PROTEIN Protein là thành phần không thể thiếu của tất cả các cơ thể sinh vật, nó là cơ sở của sự sống. Không những thế, protein còn là một loại thức ăn chính của con người và nhiều loại động vật dưới dạng thịt, cá, trứng, I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI - Protein là những polipeptit. cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu. - Protein có vai trò là nền tảng về cấu trúc và chức măng của mọi cơ thể sống. - Protein được phân thành 2 loại : - Protein đơn giản là những protein được tạo thành chỉ từ các gốc - amino axit. - Protein phức tạp là những protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần “phi protein”, như axit nucleic, lipit, cacbohiđrat, II. SƠ LƯỢC VỀ CẤU TRÚC PHÂN TỬ PROTEIN TRANG 1
  2. HÓA 12 – 2019-2020 T.HIỆU-0945439922 - Phân tử protein được cấu tạo từ một hay nhiều chuỗi polipeptit kết hợp với nhau hoặc với các thành phần phi protein khác. - Các phân tử protein khác nhau về bản chất các mắt xích - amino axit, số lượng và trật tự sắp xếp của chúng, nên trong các sinh vật từ khoảng trên 20 - amino axit thiên nhiên đã tạo ra một lượng rất lớn các protein khác nhau. - Đặc tính sinh lí của protein phụ thuộc vào cấu trúc của chúng. Có bốn bậc cấu trúc của phân tử protein : cấu trúc bậc I, bậc II, bậc III và bậc IV. - Cấu trúc bậc I là trình tự sắp xếp các đơn vị - amino axit trong mạch protein. Cấu trúc này được giữ vững chủ yếu nhờ liên kết peptit. III. TÍNH CHẤT CỦA PROTEIN 1. Tính chất vật lí - Dạng tồn tại: Protein tồn tại ở hai dạng chính : Dạng hình sợi và dạng hình cầu. Dạng protein hình sợi như keratin của tóc, móng, sừng ; miozin của cơ bắp, fibroin của tơ tằm, mạng nhện. Dạng protein hình cầu như anbumin của lòng trứng trắng, hemoglobin của máu. - Tính tan : Tính tan của các loại protein rất khác nhau. Protein hình sợi hoàn toàn không tan trong nước trong khi protein hình cầu tan trong nước tạo thành dung dịch keo như anbumin (lòng trứng trắng), hemoglobin (máu). - Sự đông tụ : Khi đun nóng hoặc cho axit, bazơ hay một số muối vào dung dịch protein, protein sẽ đông tụ lại, tách ra khỏi dung dịch. Ta gọi đó là sự đông tụ protein. 2. Tính chất hóa học a. Phản ứng thủy phân - Khi đun nóng protein với dung dịch axit, dung dịch bazơ hoặc nhờ xúc tác của enzim, các liên kết peptit trong phân tử protein bị phân cắt dần, tạo thành cá chuỗi polipetit và cuối cùng thành hỗn hợp các - amino axit. Ví dụ: H2N – CH – CO – NH – CH – CO – NH – CH – CO – –NH – CH – COOH + (n – 1) H2O R1 R2 R3 Rn enzim  H2N – CH – COOH + H2N – CH – COOH + H2N – CH – COOH + + R1 R2 R3 H2N – CH – COOH Rn b. Phản ứng màu Protein có một số phản ứng màu đặc trưng : + Phản ứng với HNO 3 đặc Nhỏ vài giọt dung dịch axit nitric đặc vào ống nghiệm đựng dung dịch lòng trứng trắng (anbubin) Có kết tủa màu vàng. Giải thích : Nhóm HOC6H4– của một số gốc amino axit trong protein đã phản ứng với HNO 3 cho hợp chất mới mang nhóm –NO2 có màu vàng, đồng thời protein bị đông tụ bởi HNO3 thành kết tủa. NO2 OH + 2HNO3 OH + 2H2O NO2 + Phản ứng với Cu(OH) 2 (phản ứng biure) Cho vào ống nghiệm 4 ml dung dịch lòng trứng trắng, 1 ml dung dịch NaOH 30% và một giọt dung dịch CuSO4 2% sau đó lắc nhẹ. Xuất hiện màu tím đặc trưng. Giải thích : Cu(OH)2 (tạo ra từ phản ứng CuSO 4 + NaOH) đã phản ứng với hai nhóm peptit (–CO–NH–) cho sản phẩm có màu tím. V. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Chọn câu sai : A. Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc -amino axit. B. Liên kết của nhóm –CO– với nhóm –NH– giữa 2 đơn vị -amino axit được gọi là liên kết peptit. C. Polipeptit gồm các peptit có từ 10 đến 50 gốc -amino axit. D. Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc -amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit. 2. Phát biểu nào sau đây đúng ? A. Phân tử đipeptit có 2 liên kết peptit. B. Phân tử tripeptit có 3 liên kết peptit. C. Trong phân tử peptit mạch hở, số liên kết peptit bao giờ cũng bằng gốc -amino axit. D. Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc -amino axit, số liên kết peptit bằng n-1. 3. Tripeptit là hợp chất A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit. B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau. C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau. D. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit. 4. Nhóm –CO–NH– giữa hai đơn vị α-amino axit gọi là : A. Nhóm cacbonyl.B. Nhóm amino axit.C. Nhóm peptit. D. Nhóm amit. TRANG 2
  3. HÓA 12 – 2019-2020 T.HIỆU-0945439922 5. Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit ? A. H2NCH2CONHCH2CONHCH2COOH. B. H 2NCH2CONHCH(CH3)COOH. C. H2NCH2CH2CONHCH2CH2COOH.D. H 2NCH2CH2CONHCH2COOH. 6. Peptit : H2NCH2CONHCH(CH3 )CONHCH2COOH có tên là : A. Gly-ala-gly. B. Gly-ala-gly. C. Ala-gly-ala. D. Ala-gly-ala. 7. Peptit có CTCT như sau: H2N CH CO NH CH2 CO NH CH COOH CH3 CH(CH3)2 Tên gọi đúng của peptit trên là : A. Ala-Ala-Val.B. Ala-Gly-Val.C. Gly-Ala-Gly.D. Gly-Val-Ala. 8. Trong hợp chất sau đây có mấy liên kết peptit ? H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH2–CO–NH–CH(C6H5)–CH2–CO–HN–CH2–COOH A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 9. Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo mấy chất đipeptit ? A. 1.B. 2. C. 3.D. 4. 10. Từ 3 -amino axit X, Y, Z có thể tạo thành mấy tripeptit trong đó có đủ cả X, Y, Z ? A. 2.B. 3. C. 4.D. 6. 11.Khi tiến hành trùng ngưng hỗn hợp gồm glyxin và alanin, thu được polipeptit. Giả sử một đoạn mạch có 3 mắt xích thì số kiểu sắp xếp giữa các mắt xích trong đoạn mạch đó là : A. 6.B. 8. C. 4.D. 10. 12.Nếu thuỷ phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thì thu được tối đa bao nhiêu đipeptit khác nhau ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 13.Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu được 3 aminoaxit : glyxin, alanin và phenylalanin ? A. 6.B. 9. C. 4.D. 3. 14.Đun nóng chất H2N–CH2–CONH–CH(CH3)–CONH–CH2–COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là : + - + - A. H2NCH2COOH, H2NCH2CH2COOH. B. H3N CH2COOHCl , H3N CH2CH2COOHCl . + - + - C. H3N CH2COOHCl , H3N CH(CH3)COOHCl . D. H2NCH2COOH, H2NCH(CH3)COOH. 15.Thuỷ phân hợp chất : H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH(CH(CH3)2)–CO–NH–CH2–CO–NH–CH2–COOH sẽ thu được bao nhiêu loại amino axit nào sau đây ? A. 3.B. 4. C. 5.D. 2. 16.Thuỷ phân hợp chất : H2NCH(CH3)–CONH–CH(CH(CH3)2)–CONH–CH(C2H5)–CONH–CH2–CONH–CH(C4H9)COOH. sẽ thu được bao nhiêu loại amino axit nào sau đây ? A. 2.B. 3. C. 4.D. 5. 17.Thuỷ phân hợp chất : H2N CH2 CO NH CH CO NH CH CO NH CH2 COOH CH2 COOH CH2 C6H5 sẽ thu được các amino axit nào sau đây ? A. H2N CH2 COOH. B. HOOC CH2 CH(NH2) COOH. C. C6H5 CH2 CHNH2 COOH. D. H2N CH2 COOH ; HOOC CH2 CH(NH2) COOH ; C6H5 CH2 CH(NH2) COOH. 18.Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nonapeptit có công thức là : Arg–Pro–Pro–Gly–Phe–Ser–Pro–Phe–Arg. Khi thuỷ phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được bao nhiêu tripeptit mà trong thành phần có phenyl alanin (phe) ? A. 4. B. 5. C. 3. D. 6. 19.Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit A thì thu được 3 mol glyxin ; 1 mol alanin và 1mol valin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly ; Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val. Amino axit đầu N, amino axit đầu C ở pentapeptit A lần lượt là : A. Gly, Val. B. Ala, Val. C. Gly, Gly. D. Ala, Gly. 20.Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit (X), ngoài các -amino axit còn thu được các đipetit: Gly-Ala ; Phe-Val ; Ala-Phe. Cấu tạo nào sau đây là đúng của X ? A. Val-Phe-Gly-Ala.B. Ala-Val-Phe-Gly.C. Gly-Ala-Val-Phe. D. Gly-Ala-Phe-Val. 21.Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là : A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val. B. Gly-Ala-Val-Val-Phe. C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly. D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly. TRANG 3
  4. HÓA 12 – 2019-2020 T.HIỆU-0945439922 22.Công thức nào sau đây của pentapeptit (A) thỏa điều kiện sau ? Thủy phân hoàn toàn 1 mol A thì thu được các α - amino axit là : 3 mol glyxin, 1 mol alanin, 1 mol valin. Thủy phân không hoàn toàn A, ngoài thu được các amino axit thì còn thu được 2 đipeptit : Ala-Gly ; Gly-Ala và 1 tripeptit Gly- Gly-Val. A. Ala-Gly-Gly-Gly-Val. C. Gly- Gly-Ala-Gly-Val. B. Gly-Ala-Gly-Gly-Val. D. Gly-Ala-Gly-Val-Gly. 23.Polipeptit ( NH CH(CH3) CO )n được điều chế từ phản ứng trùng ngưng amino axit nào ? A. Glyxin.B. Alanin. C. Axit 3-amino propionic.D. Axit glutamic. 24.Phát biểu nào dưới đây là sai ? A. Protein là những polipeptit cao phân tử (phân tử khối từ vài chục ngàn đến vài chục triệu đvC ). B. Protein là nền tảng về cấu trúc và chức năng của mọi sự sống. C. Protein đơn giản là những protein được tạo thành từ các gốc và  amino axit. D. Protein phức tạp là những protein được tạo thành từ protein đơn giản với phần “phi protein” như lipit, gluxit, axit nucleic 25.Điểm khác nhau giữa protein với cabohiđrat và lipit là : A. Protein có khối lượng phân tử lớn. B. Protein luôn là chất hữu cơ no. C. Protein luôn có chứa nguyên tử nitơ. D. Protein luôn có nhóm chức –OH. 26.Khi thủy phân đến cùng protein thu được A. β-amino axit.B. Axit.C. Amin. D. -amino axit. 27.Câu nào sau đây không đúng ? A. Thuỷ phân protein bằng axit hoặc kiềm khi đun nóng sẽ cho một hỗn hợp các muối của amino axit. B. Phân tử khối của một amino axit (gồm 1 chức –NH2 và 1 chức –COOH) luôn là số lẻ. C. Các amino axit đều tan trong nước. D. Dung dịch amino axit không làm giấy quỳ đổi màu. 28.Hiện tượng xảy ra khi đun nóng nóng dung dịch protein là : A. Đông tụ.B. Biến đổi màu của dung dịch. C. Tan tốt hơn. D. Có khí không màu bay ra. 29.Hiện tượng riêu cua nổi lên khi nấu canh cua là do: A. sự đông tụ.B. sự đông rắn. C. sự đông đặc.D. sự đông kết. 30.Câu nào sau đây không đúng ? A. Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng. B. Phân tử các protein gồm các mạch dài polipeptit tạo nên. C. Protein rất ít tan trong nước và dễ tan khi đun nóng. D. Khi cho Cu(OH)2 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím xanh. 31.Trong tất cả các cơ thể động vật, thực vật đều có A. lipit.B. protein. C. glucozơ.D. saccarozơ. 32.Trong hemoglobin của máu có nguyên tố: A. đồng.B. sắt. C. kẽm.D. chì. 33.Protein trong lòng trắng trứng có chứa nguyên tố : A. lưu huỳnh.B. silic. C. sắt.D. brom. 34.Bản chất của các men xúc tác là : A. Lipit.B. Gluxit. C. Protein.D. Amino axit. 35.Thành phần dinh dưỡng chính trong các buổi ăn của con người có chứa : X1: protein ; X2: chất béo ; X3: gluxit . A. Chỉ có X1 và X2.B. Chỉ có X 2 và X3.C. Chỉ có X 1 và X3.D. Có cả X 1, X2 và X3. 36.Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly và Gly-Ala là : - A. dd HCl.B. Cu(OH) 2/OH .C. dd NaCl.D. dd NaOH. 37.Có các dung dịch sau chứa trong các lọ mất nhãn sau : Lòng trắng trứng (anbumin) ; glyxerol ; glucozơ và anđehit axetic. Người ta dùng dung dịch nào sau đây để phân biệt các dung dịch trên ? A. AgNO3/NH3. B. Quì tím. C. HNO 3. D. Cu(OH)2. 38.Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt được các dung dịch : glucozơ, glixerol, etanol và lòng trắng trứng ? A. dd NaOH.B. dd AgNO 3. C. Cu(OH)2. D. dd NHO3. 39.Để phân biệt xà phòng, hồ tinh bột, lòng trắng trứng ta sẽ dùng thuốc thử nào sau đây ? A. Chỉ dùng I2. B. Chỉ dùng Cu(OH)2. C. Kết hợp I2 và Cu(OH)2. D. Kết hợp I2 và AgNO3/NH3. 40.Một hemoglobin (hồng cầu của máu) chứa 0,4% Fe (mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử Fe). Phân tử khối gần đúng của hemoglobin trên là : A. 12000.B. 14000. C. 15000.D. 18000. TRANG 4
  5. HÓA 12 – 2019-2020 T.HIỆU-0945439922 CÁC DẠNG BÀI TẬP CỦA PEPTIT-PROTEIN Dạng 1: Xác định loại peptit nếu đề cho khối lượng phân tử M Câu 1: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin có khối lượng phân tử là 189 đvC. Peptit (X) thuộc loại ? A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit. Câu 2: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin có khối lượng phân tử là 303 đvC. Peptit (X) thuộc loại ? A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit. Câu 3: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc alanin có khối lượng phân tử là 160 đvC. Peptit (X) thuộc loại ? A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit. Câu 4: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc alanin có khối lượng phân tử là 302 đvC. Peptit (X) thuộc loại ? A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit. Câu 5: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc valin có khối lượng phân tử là 315 đvC. Peptit (X) thuộc loại ? A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit. Câu 6: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc alanin và m gốc glyxin có khối lượng phân tử là 317 đvC. Peptit (X) thuộc loại ? A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit Câu 7: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc alanin và m gốc glyxin có khối lượng phân tử là 274 đvC. Peptit (X) thuộc loại ? A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit. Câu 8: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc alanin và m gốc glyxin có khối lượng phân tử là 217 đvC. Trong peptit (X) có ? A. 2 gốc glyxin và 1 gốc alanin.B. 1 gốc glyxin và 2 gốc alanin. C. 2 gốc glyxin và 2 gốc alanin. D. 1 gốc glyxin và 3 gốc alanin. Câu 9: Khối lượng phân tử của glyxylalanylglixin( Gly-Ala-Gly) là ? A. 203 đvC. B. 211 đvC. C. 239 đvC. D. 185 đvC. Câu 10: Khối lượng phân tử của glyxylalanylvalin (Gly-Ala-Val) là ? A. 203 đvC. B. 211 đvC. C. 245 đvC. D. 185 đvC. Câu 11: Khối lượng phân tử của Gly-Ala-Gly-Ala-Val là ? A. 445 đvC. B. 373 đvC. C. 391 đvC. D. 427 đvC. Câu 12: Peptit nào có khối lượng phân tử là 358 đvC ? A. Gly-Ala-Gly-Ala. B. Gly-Ala-Ala-Val. C. Val-Ala-Ala-Val.D. Gly-Val-Val-Ala. Câu 13: Peptit nào có khối lượng phân tử là 217 đvC ? A. Ala-Gly-Ala. B. Ala-Ala-Val. C. Val-Ala-Ala-Val. D. Gly-Val-Ala. Dạng 2: Xác định loại peptit nếu đề cho khối lượng của aminoaxit, peptit. Câu 1: Cho 26,46 gam peptit (X) do n gốc glyxyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 31,5 gam glyxin( là aminoaxit duy nhất). (X) thuộc loại ? A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit. Câu 2: Cho 13,2 gam peptit (X) do n gốc glyxyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 15 gam glyxin( là aminoaxit duy nhất). (X) thuộc loại ? A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit. Câu 3: Thủy phân 73,8 gam một peptit chỉ thu được 90 gam glyxin( axit aminoaxetic duy nhất ). Peptit ban đầu là ? A. đipeptit. B. tripeptit. C. tetrapeptit. D. pentapeptit. Câu 4: Cho 30,3 gam peptit (X) do n gốc glyxyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 37,5 gam glyxin( là aminoaxit duy nhất). Số gốc glyxyl có trong (X) là ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 5: Cho 12,08 gam peptit (X) do m gốc alanyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 14,24 gam alanin( là aminoaxit duy nhất). (X) thuộc loại ? A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit. Câu 6: Cho 13,32 gam peptit (X) do m gốc alanyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 16,02 gam alanin( là aminoaxit duy nhất). (X) thuộc loại ? A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. hexapepit. Câu 7: Cho 9,24 gam peptit (X) do m gốc alanyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 10,68 gam alanin( là aminoaxit duy nhất). Số gốc alanyl có trong (X) là ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 8: Cho 5,48 gam peptit (X) do n gốc glyxyl và m gốc alanyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 3 glyxin và 3,56 gam alanin( không còn aminoaxit nào khác và X thuộc oligopeptit). (X) thuộc loại ? A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. hexapepit. Câu 9: Cho 14,472 gam peptit (X) do n gốc glyxyl và m gốc alanyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 8,1 glyxin và 9,612 gam alanin( không còn aminoaxit nào khác và X thuộc oligopeptit). Trong (X) có ? A. 1 gốc gly và 1 gốc ala.B. 2 gốc gly và 2 gốc ala.C. 3 gốc gly và 3 gốc ala. D. 4 gốc gly và 4 gốc ala. Câu 10: Thuỷ phân hoàn toàn 500 gam một oligopeptit X (chứa từ 2 đến 10 gốc α-amino axit) thu được 178 gam amino axit Y và 412 gam amino axit Z. Biết phân tử khối của Y là 89 đvC. Khối lượng phân tử của Z là ? A. 103 đvC. B. 75 đvC. C. 117 đvC. D. 147 đvC. Câu 11: Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một oligopeptit (X) thu được 22,25 gam alanin và 56,25 gam glyxin. (X) là ? A. tripeptit. B. tetrapeptit. C. pentapeptit. D. đipeptit. TRANG 5
  6. HÓA 12 – 2019-2020 T.HIỆU-0945439922 Vấn đề 3: Xác định loại peptit nếu đề cho số mol hoặc khối lượng sản phẩm cháy: Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,04 mol một peptit (X) do n gốc glyxyl tạo nên thu được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 40 gam kết tủa. (X) thuộc loại ? A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapetit. D. pentapetit. Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol một peptit (X) do n gốc alanyl tạo nên thu được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 45 gam kết tủa. (X) thuộc loại ? A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapetit. D. pentapetit. Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol một peptit (X) do n gốc alanyl tạo nên thu được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng Ba(OH)2 dư thì thu được 70,92 gam kết tủa. (X) thuộc loại ? A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapetit. D. pentapetit. Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một peptit (X) do n gốc glyxyl tạo nên thu được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng là 36,6 gam. (X) thuộc loại ? A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapetit. D. pentapetit. Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol một peptit (X) do n gốc glyxyl tạo nên thu được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng là 191,2 gam. (X) thuộc loại ? A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapetit. D. pentapetit. Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 18,48 gam một đipeptit của glyxin rồi cho sản phẩm qua nước vôi trong dư. Tính khối lượng kết tủa thu được ? A. 56 gam. B. 48 gam. C. 36 gam. D. 40 gam. Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 gam một đipeptit của alanin rồi cho sản phẩm qua nước vôi trong dư. Tính khối lượng bình tăng ? A. 56 gam. B. 48 gam. C. 26,04 gam. D. 40 gam. Câu 8: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là. A. 45. B. 60. C. 120. D . 30. Vấn đề 4: Tính khối lượng peptit. Câu 1: Thủy phân hết m gam tripeptit : Gly-Gly-Gly ( mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 20,25 gam Gly; 23,76 gam Gly-Gly. Giá trị m là ?A. 39,69. B. 26,24. C. 44,01. D. 39,15. Câu 2: Thủy phân hết m gam tripeptit : Gly-Gly-Gly ( mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 9 gam Gly; 3,96 gam Gly-Gly. Giá trị m là ? A. 11,88. B. 12,6. C. 12,96. D. 11,34. Câu 3: Thủy phân hết m gam tripeptit : Ala-Ala-Ala( mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 8,01 gam Ala; 4,8 gam Ala-Ala. Giá trị m là ? A. 11,55. B. 9,45. C. 12,81. D. 11,34. Câu 4: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 0,24 mol Ala, 0,16 mol Ala-Ala và 0,1mol Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là A. 27,784. B. 72,48. C. 81,54. D. 64,93. Vấn đề 5: Xác định KLPT của Protein (M) Câu 1: Xác định khối lượng phân tử gần đúng của Protein X có 0,16 % lưu huỳnh, biết rằng cứ 1 phân tử X chỉ chứa 1 nguyên tử lưu huỳnh. A. 20000 đvC. B. 26000 đvC. C. 13500 đvC. D. 15400 đvC. Câu 2: Xác định khối lượng phân tử gần đúng của Protein X có 0,4 % sắt, biết rằng cứ 1 phân tử X chỉ chứa 1 nguyên tử sắt. A. 12000 đvC. B. 13000 đvC. C. 12500 đvC. D. 14000 đvC. Câu 3: Một protein có chứa 0,312% kali. Biết 1 phân tử protein này có chứa 1 nguyên tử kali. Xác định khối lượng phân tử của protein ? A. 14000 đvC. B. 12500. C. 13500 đvC. D. 15400 đvC. Vấn đề 6: Tính số mắt xích (số gốc) amino axit trong protein. Câu 1: Khi thủy phân 40 gam protein (X) thì thu được 10,5 gam glyxin. Nếu khối lượng phân tử của protein là 50000 đvC thì số mắc xích alanin trong (X) là bao nhiêu ? A. 191. B. 200. C. 175. D. 180. Câu 2: Khi thủy phân 20 gam protein (X) thì thu được 10,68 gam alanin. Nếu khối lượng phân tử của protein là 40000 đvC thì số mắc xích alanin trong (X) là bao nhiêu ? A. 191. B. 240. C. 250. D. 180. Câu 3: Protein (X) có 0,5 % kẽm, biết rằng cứ 1 phân tử (X) chỉ chứa 1 nguyên tử kẽm. Khi thủy phân 26 gam protein (X) thì thu được 15 gam glyxin vậy thì số mắc xích glyxin trong 1 phân tử (X) là bao nhiêu ? A. 200. B. 240. C. 250. D. 180. Vấn đề 7: THỦY PHÂN PEPTIT TRONG MÔI TRƯỜNG AXIT. Thí dụ 1: Thủy phân hoàn toàn 27,52 gam hỗn hợp đipeptit thì thu được 31,12 gam hỗn hợp X gồm các aminoaxit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho lượng hỗn hợp X này tác dụng với dung dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là ? A. 45,72 gam. B. 58,64 gam. C. 31,12 gam. D. 42,12 gam. Thí dụ 2: Thủy phân hoàn toàn 12,18 gam hỗn hợp tripeptit thì thu được 14,34 gam hỗn hợp X gồm các aminoaxit (các 1 amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu lấy /2 cho lượng hỗn hợp X này tác dụng với dung dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là ? A. 12,65 gam. B. 10,455 gam. C. 10,48 gam. D. 26,28 gam. Thí dụ 3: Thủy phân hoàn toàn 60 gam hỗn hợp hai đipetit thu được 63,6 gam hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho 1/10 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl (dư), cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là : A. 7,09 gam. B. 16,30 gam C. 8,15 gam D. 7,82 gam. TRANG 6