Ma trận và đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 26 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Hợp Đồng (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 3840
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 26 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Hợp Đồng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docma_tran_va_de_kiem_tra_1_tiet_mon_vat_ly_lop_8_tiet_26_nam_h.doc

Nội dung text: Ma trận và đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 26 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Hợp Đồng (Có đáp án)

  1. Trường THCS Hợp Đồng Ngày 06 tháng 02 năm 2018 Họ và tên : BÀI KIỂM TRA Môn: Vật lí 8 Tiết 26 Lớp: . Thời gian làm bài: 45 phút A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tên chủ đề Cộng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Biết được một vật 1. Vận dụng được đang chuyển động công thức A = luôn có động năng và F.s. Cơ học thế năng, nhiệt năng. 2. Vận dụng được công thức P = A t Số câu hỏi 1 1 1 3 0,5 đ 3,0đ 4,0 đ Số điểm 0,5 đ (5%) (5%) (30%) (40%) 1 Biết được giữa các 1. Biết được hiện 1. Vận dụng giải nguyên tử, phân tử có tượng khuếch tán thích được một số khoảng cách, các xảy ra nhanh hơn khi hiện tượng xảy ra nguyên tử, phân tử nhiệt độ càng cao. do giữa các chuyển động không . nguyên tử, phân tử có khoảng cách ngừng. 2. Giải thích được hoặc do chúng 2. Biết được ở nhiệt một số hiện tượng chuyển động độ càng cao thì các xảy ra do giữa các không ngừng. Nhiệt học phân tử chuyển động nguyên tử, phân tử càng nhanh có khoảng cách hoặc 3. Các chất được cấu do chúng chuyển tạo từ các hạt riêng động không ngừng. biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử nguyên tử 4. Nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì. Số câu hỏi 4 2 1 1 1 đ 1,5 đ 1,5 đ 6,0 đ Số điểm 2 đ (20%) (10%) (15%) (15%) (60%) T. số câu 5 2 1 1 2 11 hỏi T. Số điểm 2,5 đ 2,5 đ 5 đ 10 đ Tỉ lệ % 25% 25% 50% 100%
  2. B. ĐỀ BÀI: Phần I: Trắc nghiệm(4 điểm). Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Một người công nhân dùng ròng rọc cố định để nâng 1 vật lên cao 6m với lực kéo ở đầu dây tự do là 100N. Hỏi người công nhân đó phải thực hiện một công bằng bao nhiêu ? A. 6000J B. 600J C. 300J D. 1200J Câu 2: Một viên đạn đang bay trên cao viên đạn có những dạng năng lượng nào sau đây. A. Động năng và nhiệt năng B. Thế năng và nhiệt năng C. Động năng và thế năng D. Động năng, thế năng và nhiệt năng. Câu 3: Khi các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng? A. Nhiệt năng B. Khối lượng C. Nhiệt độ D. Cả A; B và C đều đúng. Câu 4: Đơn vị của nhiệt lượng là A. Jun (J) B. Jun/kg (J/kg) C. kilôgam (kg) D. Oát (W) Câu 5: Hiện tượng nào sau đây không do chuyển động của các phân tử, nguyên tử gây ra? A. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước. B. Đường tan vào nước. C. Mở lọ nước hoa trong lớp học thì cả lớp thấy mùi thơm. D. Quả bóng bay bị bẹp khi dùng hai tay bóp nhẹ. Câu 6 : Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về cấu tạo của các chất? A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử nguyên tử B. Các phân tử nguyên tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng C. Giữa các phân tử nguyên tử luôn có khoảng cách D. Các phát biểu A, B, C đều đúng. Câu 7 : Khi thả miếng đồng được nung nóng vào nước lạnh, nhiệt năng của miếng đồng, của nước lạnh thay đổi thế nào? A. Nhiệt năng của miếng đồng tăng, của nước giảm B. Nhiệt năng của miếng đồng không thay đổi, của nước tăng. C. Nhiệt năng của miếng đồng giảm, của nước tăng. D. Nhiệt năng của miếng đồng giảm, của nước không thay đổi. Câu 8: Trộn 150 cm3 nước vào 150 cm3 rượu, thể tích hỗn hợp rượu và nước thu được có thể nhận giá trị nào sau đây? A. 280cm3 B. 300cm3 C. 150cm3 D. 310cm3 Phần II: Tự luận (6 điểm) Câu 9: (1, 5 điểm) Cá muốn sống được phải có không khí nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong nước. Hãy giải thích tại sao? Câu 10: (1, 5 điểm) Để viên băng phiến trong tủ quần áo ta ngửi thấy mùi thơm của băng phiến. Em hãy giải thích hiện tượng đó. Câu 11: (3 điểm) Dưới tác dụng của một lực 4000N, một chiếc xe chuyển động đều lên dốc trong 4 phút với vận tốc 15km/h . Em hãy tính công của động cơ đã thực hiện được và công suất của động cơ.
  3. C. HƯỚNG DẪN CHẤM: Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ.A B D B A D D C A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Phần II: Tự luận (6 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 9 Ta thấy, Cá vẫn sống được trong nước vì: 1,5 đ - Các phần tử luôn chuyển động không ngừng về mọi phía và giữa 0,5 đ chúng có khoảng cách. - Nên các phân tử không khí có thể chuyển động xen vào khoảng cách 0,5 đ giữa các phân tử nước và ngược lại. - Do đó cá vẫn sống được trong nước. 0,5 đ Câu 10 - Vì các chất được cấu tạo từ các phân tử và chúng chuyển động 1,5 đ không ngừng. 0,5đ - Do đó các phân tử băng phiến đã chuyển động xen kẽ vào các 0,5đ phân tử khí. - Nên ta ngửi thấy mùi thơm của băng phiến. 0,5 đ Câu 11 Tóm tắt và đổi đơn vị đúng 0,75 đ 3 đ Tính được quãng đường xe đi được: S = v.t =15.1/15 = 1 km =1000 (m) 0,75 đ Tính được công của động cơ: A = F.s = 4000. 1000 = 4000000(J) = 4000 kJ 0,75 đ Tính được công suất của động cơ : P = A/t = 4000000/240 = 16667 (W) = 16,667 kW 0,75 đ Duyệt đề Người ra đề Tổ chuyên môn Phó hiệu trưởng Nguyễn Viết Thảo
  4. Trường THCS Hợp Đồng Ngày 06 tháng 02 .năm 2018 Họ và tên : BÀI KIỂM TRA Lớp: . Môn: Vật lí 8 Tiết 26 Thời gian làm bài: 45 phút Điểm Lời phê của thầy cô giáo ĐỀ BÀI: Phần I: Trắc nghiệm(4 điểm). Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Một người công nhân dùng ròng rọc cố định để nâng 1 vật lên cao 6m với lực kéo ở đầu dây tự do là 100N. Hỏi người công nhân đó phải thực hiện một công bằng bao nhiêu ? A. 1200J B. 600J C. 300J D. 2400J Câu 2: Một viên đạn đang bay trên cao viên đạn có những dạng năng lượng nào sau đây. A. Động năng và nhiệt năng B. Thế năng và nhiệt năng C. Động năng và thế năng D. Động năng, thế năng và nhiệt năng. Câu 3: Khi các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng? A. Nhiệt năng B. Khối lượng C. Nhiệt độ D. Cả A; B và C đều đúng. Câu 4: Đơn vị của nhiệt lượng là A. Jun (J) B. Jun/kg (J/kg) C. kilôgam (kg) D. Oát (W) Câu 5: Hiện tượng nào sau đây không do chuyển động của các phân tử, nguyên tử gây ra? A. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước. B. Đường tan vào nước. C. Mở lọ nước hoa trong lớp học thì cả lớp thấy mùi thơm. D. Quả bóng bay bị bẹp khi dùng hai tay bóp nhẹ. Câu 6 : Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về cấu tạo của các chất? A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử nguyên tử B. Các phân tử nguyên tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng C. Giữa các phân tử nguyên tử luôn có khoảng cách D. Các phát biểu A, B, C đều đúng. Câu 7 : Khi thả miếng đồng được nung nóng vào nước lạnh, nhiệt năng của miếng đồng, của nước lạnh thay đổi thế nào? A. Nhiệt năng của miếng đồng tăng, của nước giảm B. Nhiệt năng của miếng đồng không thay đổi, của nước tăng. C. Nhiệt năng của miếng đồng giảm, của nước tăng. D. Nhiệt năng của miếng đồng giảm, của nước không thay đổi. Câu 8: Trộn 150 cm3 nước vào 150 cm3 rượu, thể tích hỗn hợp rượu và nước thu được có thể nhận giá trị nào sau đây? A. 300cm3 B. 300cm3 C. 250cm3 D. 300cm3 Phần II. Tự luận: (6 điểm) Câu 9: (1, 5 điểm) Cá muốn sống được phải có không khí nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong nước. Hãy giải thích tại sao?
  5. Câu 10: (1, 5 điểm) Để viên băng phiến trong tủ quần áo ta ngửi thấy mùi thơm của băng phiến. Em hãy giải thích hiện tượng đó. Câu 11: (3 điểm) Dưới tác dụng của một lực 4000N, một chiếc xe chuyển động đều lên dốc trong 4 phút với vận tốc 15km/h . Em hãy tính công của động cơ đã thực hiện được và công suất của động cơ. BÀI LÀM: