Ma trận và Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Cách mạng Tháng Tám

docx 5 trang thaodu 3310
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Cách mạng Tháng Tám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxma_tran_va_de_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_h.docx

Nội dung text: Ma trận và Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Cách mạng Tháng Tám

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Năm học: 2019 - 2020 Môn: Ngữ Văn - Khối: 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) MA TRẬN ĐỀ _ MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Điểm Câu Biết Hiểu Vận dụng (10 hỏi ( 2,5 điểm) (3,5 điểm) ( 4,0 điểm) ĐIỂM) 1 3,0 điểm a)-Xác định phương 1,0 điểm thức biểu đạt chính của đoạn trích trên (0,5 đ) -Cho biết nội dung chính của đoạn trích trên? (0,5 đ) b)-Em hãy tìm ít nhất 1,0 điểm một từ mượn có trong đoạn trích. (0,5đ) -Đặt câu với từ mượn đó.(0,5 đ) c)-Theo em, tại sao 1,0 điểm chúng ta phải biết lắng nghe? (1 đ) Hãy viết một đoạn văn 3,0 điểm ngắn từ 5-7 câu theo chủ đề “thực hiện nội quy 2 nhà trường”, trong đó có sử dụng 1 danh từ riêng và gạch dưới xác định danh từ riêng đó. Em hãy viết một bài văn 4,0 điểm kể về một người thầy 3 hoặc người cô mà em yêu quý.
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I ĐỀ ĐỀ NGHỊ Năm học: 2019 - 2020 Môn: Ngữ Văn - Khối: 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Đề kiểm tra gồm 01 trang Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Tôi có lần tổ chức một cuộc hội thảo về bài tập thực hành nghe cho hàng trăm người. Bài tập được chia cho từng cặp thực hành. Người A nói với người B trong ba phút và người B phải lắng nghe chăm chú, không được phép nói gì cả. Không được gián đoạn, không “Ừ”, “Tôi cũng vậy”.Không được cãi , chỉ có lắng nghe thôi. Và mắt người này phải nhìn vào mắt người kia một cách thân tình.” (Trích “Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”-Making friend.tr103) a) -Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên (0,5 đ) -Cho biết nội dung chính của đoạn trích trên? (0,5 đ) b) -Em hãy tìm ít nhất một từ mượn có trong đoạn trích. (0,5 đ) -Đặt câu với từ mượn đó.(0,5 đ) c) -Theo em, tại sao chúng ta phải biết lắng nghe? (1 đ) Câu 2: (3,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu theo chủ đề “thực hiện nội quy nhà trường”, trong đó có sử dụng 1 danh từ riêng và gạch dưới xác định danh từ riêng đó. Câu 3: (4,0 điểm) Trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành, thầy cô giáo cũng có công lao rất lớn. Đặc biệt, đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì thầy cô giáo chính là những người cha, người mẹ thứ hai. Em hãy viết một bài văn kể về một người thầy hoặc người cô mà em yêu quý.  HẾT  Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh:
  3. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2019 - 2020 CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Môn: Ngữ Văn - Lớp: 6 HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM TỪNG PHẦN Câu 1 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: a -Phương thức biểu đạt chính: tự sự (0,5 đ) 1,0 đ -Nội dung chính : Kể về một người tổ chức một cuộc hội thảo về bài tập thực hành nghe cho hàng trăm người. (0,5đ) b -Học sinh chỉ ra đúng một từ mượn. (0,5 đ) 0,5 đ -Học sinh đặt câu đủ chủ ngữ, vị ngữ và có từ mượn vừa xác 0,5 đ định, có gạch chân từ mượn đó (0,5 đ). Nếu thiếu dấu chấm cuối câu: không cho điểm. c Chúng ta phải biết lắng nghe: 1,0 đ -Thể hiện phép lịch sự. -Chỉ có lắng nghe mới học hỏi được nhiều điều trong học tập, trong cuộc sống. -Biết lắng nghe sẽ hoàn thiện bản thân mình hơn. *Lưu ý: Học sinh có sự sáng tạo riêng nhưng đảm bảo được nội dung cơ bản của yêu cầu. Câu 2 Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu theo chủ đề “thực hiện nội quy nhà trường”, trong đó có sử dụng 1 danh từ riêng và gạch dưới xác định danh từ riêng đó. -Hs viết được đoạn văn đủ số câu theo yêu cầu (5-7 câu) : 0,5 đ 3,0 đ -Thiếu hoặc thừa 1 câu trở lên: -0,25 đ -Đúng đề tài : (1,5 đ) -Có sử dụng đúng : +danh từ riêng : 0,5 đ – có gạch dưới xác định : 0,5 đ -Diễn dạt liên kết, mạch lạc, trình bày cẩn thận, chữ viết rõ: 0,5đ Câu 3 Trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành, thầy cô giáo cũng có công lao rất lớn. Đặc biệt, đối với những học sinh đang thời cắp sách
  4. tới trường như chúng em thì thầy cô giáo chính là những người cha, người mẹ thứ hai. Em hãy viết một bài văn kể về một người thầy hoặc người cô mà em yêu quý. 1. Yêu cầu về kỹ năng: HS viết được một bài văn kể chuyện về thầy cô có bố cục rõ ràng. 2. Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau miễn là làm rõ được yêu cầu của đề. Một số gợi ý: Mở bài: - Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể. 0,5 đ - Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo. Thân bài: - Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những 1,0 đ nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo. - Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo. 1,0 đ - Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì? 1,0 đ - Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao? Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được 0,5 đ học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô. Biểu điểm: - Điểm 4,0: Bố cục rõ ràng, cân đối, diễn đạt trôi chảy, ý văn mạch lạc, giàu cảm xúc, không mắc lỗi về chính tả, đặt câu, dùng từ, chữ viết đẹp, đúng chuẩn. - Điểm 3,0: Nắm thể loại, hoàn thành các yêu cầu về nội dung, bố cục rõ cảm xúc tự nhiên, diễn đạt suôn sẻ, mắc 3-4 lỗi chính tả, chữ viết rõ. - Điểm 2,0 : Bố cục đủ, hoàn thành tương đối các yêu cầu về nội dung, đôi chỗ ý văn, cảm xúc sơ sài, mắc 5-6 lỗi chính tả, chữ viết tương đối rõ. - Điểm 1,5 : Đủ các yêu cầu về nội dung, nhưng lời văn còn vụng về, thiếu cảm xúc cụ thể, chỉ kể suông về thầy cô, miêu tả vụn vặt chi tiết; mắc không quá nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ
  5. pháp. Vẫn hình thành được bố cục ba phần nhưng sơ sài (khoảng 10 dòng). - Điểm 1,0: Chỉ viết một đoạn rồi bỏ hoặc lạc đề (đoạn ngắn tối thiểu 10 dòng). - Điểm 0,0: bỏ trắng, không làm. Trên đây chỉ là những gợi ý biểu điểm, Gv cần linh hoạt chấm theo sự tư duy và sáng tạo của hs. HẾT