Ma trân và đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hưng Bình (Có đáp án)

docx 5 trang thaodu 7941
Bạn đang xem tài liệu "Ma trân và đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hưng Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxma_tran_va_de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Ma trân và đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hưng Bình (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 9 HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2016 -2017 I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ dạy chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 9 theo ba nội dung: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Hình thức: tự luận Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài trong 90 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN - Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn ngữ văn 9, học kì I. - Chọn nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra - Xác định khung ma trận. Mức độ Vận dụng Cộng Nhận Thông Mức độ thấp Mức độ cao Tên chủ đề biết hiểu 1.Đọc-Hiểu Nhận biết Viết đoạn (Chọn một PTBĐ, thể văn(có giới hạn đoạn được thơ hoặc độ dài) cảm trích dẫn từ tác ngôi kể nhận cái hay phẩm văn học của từ ngữ hoặc nhật dụng hoặc chi tiết, ngoài SGK hoặc hình ảnh đặc sắc trong đoạn 2. Tiếng Việt: Nhận biết sự Hiểu tác -Sự phát triển phát triển dụng của của từ vựng của từ , các phép tu từ - Phép tu từ từ biện pháp tu được sử vựng từ trong dụng trong đoạn Đọc- đoạn Hiểu 3. Tập làm Tạo lập văn văn: bản trình bày Nghị luận văn cảm nhận hoặc học phân tích về
  2. một vấn đề trong tác phẩm, đoạn trích: - Chị em Thúy Kiều - Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Bếp lửa - Làng Tổng số câu: Sốcâu:2/3(Gồm nhiều Số câu: 1/3 Số câu: 1 Sốcâu:2 Tổng số điểm: câu hỏi nhỏ) 1điểm( 10%) 7điểm 10điểm( Tỉ lệ: 2điểm( 20%) ( 70%) 100%) IV.ĐỀ RA Câu 1(3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi? Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi! Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ Sông của miền Nam nước Việt thân yêu. (“Nhớ con sông quê hương” – Tế Hanh) a. Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của đoạn thơ. b. Trong hai câu thơ cuối của khổ thơ có phép tu từ từ vựng nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó. c. Viết đoạn văn (5 đến 7 câu) cảm nhận cái hay của hình ảnh dòng sông quê hương trong đoạn thơ trên. Câu 2 (7,0 điểm) Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân( Sách giáo khoa Ngữ văn 9 – Tập 1 –NXB Giáo dục 2011). V. HƯỚNG DẪN CHẤM THI HƯỚNG DẪN CHUNG
  3. - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm. Không yêu cầu quá cao đối với mức điểm 9, 10. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số các ý phải được thống nhất trong nhãm bé m«n chÊm thi. - Tổng toàn bài thi 10 điểm, chiết đến 0,5 điểm. NHỮNG YÊU CẦU CỤ THỂ VỀ KỸ NĂNG, KIẾN THỨC; CÁCH CHO ĐIỂM. CÂU KIẾN THỨC, KỸ NĂNG §iÓm 1. 3,0 PTBĐ chính: Biểu cảm. 0,5 a Thể thơ: Tám chữ. 0,5 Phép tu từ: điệp ngữ: “sông của” 0,5 Tác dụng: Nhấn mạnh, làm nổi bật lời khẳng định về vị trí quan b trọng, ý nghĩa nhiều mặt, không thể thiếu của dòng sông quê hương 0,5 trong tâm hồn nhà thơ. Từ đó thể hiện tình yêu mãnh liệt, tình cảm thủy chung sâu sắc của Tế Hanh đối với quê hương, đất nước. * Yêu cầu về kĩ năng 1,0 Biết tạo lập một đoạn văn nghị luận từ 5 đến 7 câu, mạch lạc, kết cấu chặt chẽ, dùng từ đặt câu đúng, diễn đạt trong sáng, giàu sức biểu cảm. * Yêu cầu về kiến thức: Cảm nhận được giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của hình ảnh dòng sông quê hương. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là gợi ý mang tính chất định hướng: - Đây là hình ảnh nghệ thuật giàu ý nghĩa, góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm và tấm lòng của nhà thơ Tế Hanh. - Tác giả tả con sông quê hương qua hồi ức tuổi thơ. Con sông quê c hương đã hiện về và được vẽ lên bằng sắc màu huyền diệu với những hình ảnh đẹp: con sông xanh biếc có nước trong như mặt gương để những hàng tre ngày ngày soi bóng; hình ảnh dòng sông lấp loáng phản chiếu ánh nắng trưa hè. - Dòng sông quê hương gắn bó, hòa quyện, trở thành biểu tượng của quê hương, không bao giờ phai mờ trong kí ức nhà thơ. -> Tình cảm về quê hương, về con sông của nhà thơ khi xa quê rất chân thật và mãnh liệt, nó hòa quyện vào lòng sông, ôm ấp, bao trùm cả con sông. Vì thế dòng sông quê hương hiện lên rất đẹp, hiền hòa và nên thơ, có vẻ đẹp thật quyến rũ lòng người. -> Tình yêu quê hương tha thiết của tác giả. * Yêu cầu về kỹ năng: Biết làm bài văn nghị luận có bố cục rõ 2. 7,0 ràng, luận điểm sáng rõ, lập luận chặt chẽ, hành văn lưu loát, không
  4. mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết chung về văn bản Làng để phân tích, cảm nhận làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn. Dưới đây là một số định hướng cơ bản: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật ông Hai. - Giới thiệu chung về nhân vật ông Hai: + Là nhân vật chính, hình tượng trung tâm của tác phẩm, là hình ảnh tiêu biểu cho lòng yêu làng, yêu nước của người nông dân thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. + Được nhà văn đặt vào 2 tình huống gay cấn, đầy thử thách: nghe tin làng chợ Dầu theo Tây và tin làng chợ Dầu theo Tây được cải chính. - Ông Hai là người nông dân cần cù, chất phác, tính tình xởi lởi, vui vẻ, ham hiểu biết. - Ông Hai là người yêu làng quê, yêu quê cha đất tổ thiết tha, máu thịt( có tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu). - Ông cũng là người có tình yêu nước, ủng hộ kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ. - Ở nhân vật này, tình yêu làng quê thắm thiết, gắn bó sâu sắc, thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến( thể hiện qua cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt, qua quyết định thù làng, qua cuộc trò chuyện với đứa con út ) - Đánh giá. + Nghệ thuật xây dựng nhân vật : Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế; đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng; Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ; ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ đối thoại và độc thoại. + Ý nghĩa: Là nhân vật chính có vai trò quan trọng nhất trong việc bộc lộ chủ đề của truyện ngắn. Ở nhân vật ông Hai, lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến đã bao trùm và chi phối tình cảm quê hương, đồng thời làm bộc lộ sâu sắc và cảm động tình yêu làng yêu nước ở ông. Đây là nét mới trong sự chuyển biến về nhận thức và tình cảm của người nông dân – quần chúng cách mạng trong kháng chiến. ->Tác giả: Tài năng nghệ thuật và sự am hiểu, gắn bó với nông thôn và người nông dân *Cách cho điểm - Đảm bảo các yêu cầu trên 7,0 - Biết viết bài văn nghị luận, đạt hơn ½ yêu cầu về kiến thức 5,0 - Đạt ½ yêu cầu đã nêu 4,0
  5. - Đạt 1/3 yêu cầu đã nêu 3,0 - Sa vào thuật chuyện, kĩ năng làm bài còn nhiều hạn chế. Dưới 2,0 Lưu ý: Các mức điểm khác giám khảo linh động chiết điểm hợp lý ===HÕt===