Ma trận và đề kiểm tra học kỳ I môn Địa lý Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường TH và THCS Hợp Thanh (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra học kỳ I môn Địa lý Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường TH và THCS Hợp Thanh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- ma_tran_va_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_dia_ly_lop_6_nam_hoc_201.doc
Nội dung text: Ma trận và đề kiểm tra học kỳ I môn Địa lý Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường TH và THCS Hợp Thanh (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT LƯƠNG SƠN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG TH & THCS HỢP THANH Năm học: 2019 - 2020 MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 8 (Thời gian 45 phút - Không kể thời gian giao đề) Mức độ nhận Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng thức cao Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL (nội dung) - Đặc điểm địa C1- 3 3 hình của khu vực điểm điểm Nam Á. - Đặc điểm khí C2- 2 2 hậu của khu vực điểm điểm Tây Nam Á. - TN, KT, XH của C3- C4- 5 khu vực Đông Á. 2điểm 3điểm điểm Tổng 1C- 3 1C- 2 1C- 2 1C- 3 10 điểm điểm điểm điểm điểm
- PHÒNG GD & ĐT LƯƠNG SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG TH & THCS HỢP THANH Năm học: 2019 - 2020 MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 8 (Thời gian 45 phút - Không kể thời gian giao đề) Câu1: (3 điểm) Nêu đặc điểm địa hình của khu vực Nam Á. Điạ hình Nam Á có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu của Nam Á. Câu 2: (2 điểm) Trình bày đặc điểm khí hậu của khu vực Tây Nam Á ? Vì sao nói khu vực này là “điểm nóng” về chính trị của thế giới? Câu 3: (2,0 điểm) Hãy phân biệt sự khác nhau về khí hậu, cảnh quan giữa phần đất liền phía đông và hải đảo với phần đất liền phía tây của khu vực Đông Á? Câu 4: (3 điểm) Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP của một số nước ở châu Á năm 2001. (Đơn vị : %) Quốc gia Nhật Bản Việt Nam Nông nghiệp 1,5 23,6 Công nghiệp 32,1 37,8 Dịch vụ 66,4 38,6 a. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu GDP Nhật Bản, Việt Nam năm 2001? b. Từ biểu đồ đó vẽ hãy rút ra nhận xét?
- PHÒNG GD & ĐT LƯƠNG SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG TH & THCS HỢP THANH Năm học: 2019 - 2020 MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 8 (Thời gian 45 phút - Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (3 điểm) - Các dạng địa hình.( 1,5đ) + Phía Bắc là hệ thống núi Hymalaya hùng vĩ chạy từ Tây sang Đông + Phía nam sơn nguyên Đê Can tương đối thấp và bằng phẳng, hai rìa phía Đông và phía Tây của sơn nguyên là dãy gát Đông và dãy Gát Tây. + Ở giữa là đồng bằng ấn Hằng rộng và bằng phẳng). - Ảnh hưởng của địa hình, ảnh hưởng lớn tới khí hậu đặc biệt là sự phân bố lượng mưa. .( 1,5đ) + Dãy Hymalaya như một hàng rào khí hậu giưã Trung á và Nam á. + Ngăn ảnh hưởng của gió mùa đông làm cho Nam á ít lạnh hơn so với các nước cùng vĩ độ ( miền bắc Việt Nam). + Chắn gió mùa hạ làm cho đồng bằng sông Hằng phía đông nam của Hymalaya mưa nhiều. Vùng Sê-ra-pun-di mưa nhiều nhất thế giới: 11.000mm/năm. Trong khi đó miền Tây bắc sông ấn khuất gió mưa ít: 183mm/năm. + Dãy gát Tây và gát Đông ngăn ảnh hưởng của gió mùa, mùa hạ làm cho vùng nội địa mưa ít. Câu 2: (2 điểm) - Khí hậu:nằm trong đới khí hậu cận nhiệt Địa trung Hải và lục địa khô,nhìn chung khí hậu khô hạn. (1đ) - Nguyên nhân chính trị bất ổn. (1đ) + Thành phần tôn giáo phức tạp; + Do sự can thiệp chia rẽ từ nước ngoài + Chủ yếu các mâu thuẫn phát sinh liên quan đến việc tranh chấp về dầu mỏ + Vị trí chiến lược quan trọng ( cửa ngõ ba châu lục) Câu 3: (2 điểm) - Sự khác nhau về khí hậu, cảnh quan của khu vực Đông Á: (1đ) + Nửa phía đông phần đất liền và hải đảo: Mùa đông có gió mùa tây bắc, thời tiết khô lạnh; mùa hạ có gió mùa đông nam từ biển vào, thời tiết mát, ẩm, mưa nhiều. - Cảnh quan rừng là chủ yếu. (1đ) + Nửa phía tây phần đất liền: Do nằm sâu trong nội địa, gió mùa từ biển không xâm nhập vào được, khí hậu quanh năm khô hạn. Cảnh quan là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc. Câu 4: (3 điểm) - Vẽ 2 biểu đồ hình tròn, đẹp, chính xác, thẩm mĩ. ( 1,5đ) - Ghi tên biểu đồ. Nhận xét. ( 1,5đ)