Ma trận và Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD và ĐT Nam Từ Liêm (Có đáp án)

doc 7 trang thaodu 4450
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD và ĐT Nam Từ Liêm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docma_tran_va_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Ma trận và Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD và ĐT Nam Từ Liêm (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT NAM TỪ LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 - 2018 TRƯỜNG THCS . Môn kiểm tra: Thời gian làm bài: phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề kiểm tra gồm: . trang) A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Nội dung Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng (thấp) kiến thức (cao) Tổng Điểm TN TL TN TL TN TL TN TL (%) I/ Văn bản Chép đúng lời trong khổ cuối bài thơ. Nêu tên tác giả, nhân vật trữ tình của bài thơ Số Số câu:2 Số câu:5 câu:3 Số điểm: 1,5 Số Số điểm:2,25 điểm: đ 0,75 II/ Tiếng Xác Hiểu và Việt: định phân tích - Từ đồng đúng được tác nghĩa. biện dụng của - Thành ngữ phép điệp pháp - Từ điệp ngữ trong HánViệt khổ thơ ngữ - Điệp ngữ trong khổ thơ Số Số Số câu:1 Số câu:5 câu:3 câu: 1 Số điểm: Số điểm: Số Số 1,5 2,75đ điểm: điểm: 0,75 0,5 III/ Tập làm Văn -Biết viết một bài văn bản văn biểu cảm về Văn biểu biểu một con người có cảm cảm thật trong đời sống. -Biểu cảm về một tác phẩm văn học Số Số câu:1 Số câu:3 câu:2 Số điểm: 4 Số Số điểm:4,5 điểm: đ 0,5
  2. Số câu 8 2 1 1 1 3 Điểm 2,0đ 1,5đ 0,5 2,0đ 4,0đ 10 đ Tỷ lệ 20% 15% 5% 20% 40% 100% Ghi chú: Nhận biết: nhớ lại, nhắc lại kiến thức Thông hiểu: nắm được kiến thức và diễn đạt lại theo cách hiểu của HS Vận dụng mức độ thấp: dùng kiến thức đã học giải quyết một vấn đề đã được hướng dẫn. Vận dụng mức độ cao: dùng kiến thức đã học giải quyết một vấn đề hoàn toàn mới, chưa được hướng dẫn. Phần vận dụng: tối thiểu chiếm 50% trong đề. B. ĐỀ KIỂM TRA:
  3. PHÒNG GD&ĐT NAM TỪ LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017- 2018 TRƯỜNG THCS . Môn kiểm tra: Thời gian làm bài: phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề kiểm tra gồm: . trang) I. Trắc nghiệm: (2đ) Ghi lại chữ cái trước đáp án đúng nhất. Câu 1 : Chùm ca dao nào thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người? A. Những câu hát về tình cảm gia đình. B. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người. C. Những câu hát than thân. D. Những câu hát châm biếm. Câu 2 : Dòng nào sau đây nêu đúng giá trị nghệ thuật của bài thơ "Bạn đến chơi nhà"- Nguyễn Khuyến? A. Ngôn ngữ thơ trang nhã, dùng nhiều điển tích, điển cố. B. Ngôn ngữ thơ giản dị, giọng điệu hóm hỉnh, đùa vui C. Thể thơ Đường luật, hình tượng thơ đa nghĩa. D. Giọng điệu dõng dạc, hùng hồn. Câu 3: Ai là tác giả của văn bản “ Một thứ quà của lúa non: Cốm”? A. Vũ Bằng B. Xuân Quỳnh C. Minh Hương D. Thạch Lam Câu 4: Yếu tố “Thiên” nào sau đây không đồng nghĩa với các yếu tố còn lại ? A. Thiên đình. B. Thiên tử. C. Thiên thư. D. Thiên niên kỉ. Câu 5: Thành ngữ nào dưới đây là thành ngữ Hán Việt? A. Nửa tin nửa ngờ. B. Thập tử nhất sinh. C. Ngày lành tháng tốt. D. Nước đổ đầu vịt. Câu 6: Tác giả đã sử dụng lối chơi chữ nào trong câu: “Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn” A. Dùng lối nói lái. B. Dùng từ trái nghĩa. C. Dùng từ đồng âm. D. Dùng cách điệp âm. Câu 7: Thế nào là một văn bản biểu cảm? A. Văn bản kể lại một câu chuyện cảm động. B. Văn bản bàn luận về một vấn đề của đời sống. C. Văn bản bộc lộ tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khơi dậy sự đồng cảm của người đọc D. Gồm A và B. Câu 8 : Yếu tố tự sự và miêu tả đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm? A. Tái hiện sự vật và kể việc. B. Làm giá đỡ, làm nền cho tình cảm, cảm xúc. C. Giúp thể hiện một ý nghĩa nào đó của cuộc sống. D. Cả A, B và C. II. Tự luận (7đ) Bài 1 (4 điểm): a. Chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ cuối trong một bài thơ em đã học: " Cháu chiến đấu hôm nay "
  4. b. Khổ thơ trên nằm trong bài thơ nào, của ai? Nhân vật trữ tình được nhắc tới trong khổ thơ trên là ai? c. Chỉ ra biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ trên. Viết đoạn văn ngắn từ 7 - 9 câu phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ đó. Bài 2 (4 điểm): Chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh) Đề 2: Phát biểu cảm nghĩ về Bác bảo vệ dưới mái trường mà em yêu quý. Hết Họ và tên thí sinh .Số báo danh Giáo viên ra đề Tổ trưởng chuyên môn Hiệu trưởng (Ghi rõ họ, tên, ký) (Ghi rõ họ, tên, ký) (Ghi rõ họ, tên, ký)
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM PHÒNG GD&ĐT NAM TỪ LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 - 2018 TRƯỜNG THCS . Môn kiểm tra: Thời gian làm bài: phút I. Trắc nghiệm: (2 điểm) Mỗi câu đúng 0,25đ CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐÁP ÁN C B D D B A C B II. Tự luận: Đáp án và thang điểm cụ thể Câu Nội dung Điểm 1 a. - Học sinh chép đúng khổ thơ 1 đ b. - Khổ thơ nằm trong bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh (0,5đ) - Nhân vật trữ tình là Người cháu – anh chiến sĩ. ( 0,5đ) (0,5đ) c. Hình thức: Triển khai thành đoạn văn từ 7 – 9 câu. - HS xác định đúng các điệp ngữ : từ “ vì” điệp 4 lần. (0,5đ) - Tác dụng : Điệp từ “ vì” trong khổ thơ khẳng định mục đích chiến đấu của người chiến sĩ cao cả, thiêng liêng nhưng cũng rất bình dị. Cháu chiến đấu vì Tổ quốc, nhân dân, vì xóm làng thân thuộc, vì người thân và vì kỉ (1,5đ) niệm êm đềm của tuổi thơ. 2 - Viết thành bài văn, bố cục hoàn chỉnh: 1đ Đề 1: - Nội dung: Nêu được cảm nghĩ sau khi đọc bài thơ “Cảnh khuya”. Không lạc sang diễn xuôi thơ, hoặc phân tích bài thơ. Hs có thể có nhiều cách trình bày nhưng cần đảm bảo những ý sau đây: 0,5đ * Giới thiệu được hoàn cảnh sáng tác và nội dung chính của bài thơ: * Cảm nhận được vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cảnh rừng Việt Bắc trong đêm trăng nơi chiến khu qua cái nhìn tinh tế, tâm hồn nghệ sĩ của Hồ Chí 1đ Minh - Chú ý những chi tiết hình ảnh, từ ngữ hay: So sánh, điệp ngữ. - Bút pháp miêu tả của tác giả. * Cảm nhận được vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh hiện lên trong bài thơ: - Tâm hồn nghệ sĩ, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên, say mê cảnh 1đ đẹp - Phong thái ung dung, lạc quan, yêu nước, lo lắng cho vận nước ( Chú ý nghệ thuật: điệp ngữ )
  6. * Cảm nhận về phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh: 0,5đ Giản dị, hàm súc, vừa cổ điển, vừa hiện đại. 2 - Viết thành bài văn, bố cục hoàn chỉnh: Đề 2: - Nội dung: Nêu được cảm nghĩ của bản thân về bác bảo vệ trường mà em yêu quý: đó có thể là một bác bảo vệ cụ thể, em đã gắn bó trong những 1đ tháng ngày đi học. Qua đó, phát biểu cảm nghĩ về những đóng góp của những con người và công việc thầm lặng Không lạc sang diễn xuôi thơ, hoặc phân tích bài thơ. Hs có thể có nhiều cách trình bày nhưng cần đảm bảo những ý sau đây: a. Mở bài: Giới thiệu được bác bảo vệ và ấn tượng chung về công việc, 0,5đ con người của bác. b: Thân bài Biểu cảm cụ thể về người đó. - Biểu cảm về một vài đặc điểm ngoại hình, tính tình (nét tiêu biểu) để 0,75đ từ đó bộc lộ tình cảm yêu quý, gắn bó, khâm phục (HS có thể vận dụng cách lập ý: Quan sát, suy ngẫm) - Biểu cảm về những kỉ niệm sâu sắc của em với bác bảo vệ Hiểu rõ hơn, yêu quý, khâm phục hơn (Hs có thể vận dụng cách lập ý: Hồi 0,5đ tưởng quá khứ ) - Biểu cảm về công việc hàng ngày của bác bảo vệ: Đối với ngôi trường, với mọi người, với riêng bản thân em ( Quan trọng thế nào? Vai trò của bác ra sao? Có thể tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước 0,75đ hoặc vận dụng cách lập ý Từ hiện tại hướng về tương lai để bộc lộ cảm xúc Từ đó, nêu suy nghĩ về công việc thầm lặng mà vô cùng ý nghĩa của bác bảo vệ nói riêng và của mọi người nói chung ) c. Kết bài: - Khẳng định lại tình cảm yêu quý của mình với bác bảo vệ. 0,5đ - Liên hệ bản thân (nếu có) - Định hướng làm bài Tập làm văn Câu 2:: + Phải thể hiện rõ cảm xúc của mình về bài thơ( hình ảnh, chi tiết, con người .) + Sử dụng hợp lí các thao tác : phân tích dẫn chứng, so sánh, liên tưởng, hình dung tưởng tượng + Diễn đạt trôi chảy, linh hoạt, biểu cảm - Đánh giá cao những bài viết thể hiện suy nghĩ riêng, vốn kiến văn rộng Yêu cầu chung: - Định hướng đúng đối tượng, làm đúng kiểu bài biểu cảm
  7. - Bố cục đủ rõ 3 phần, đảm bảo tính mạch lạc, sáng rõ, biết vận dụng 4 cách lập ý đã học. - Biết vận dụng các kĩ năng biểu cảm (trực tiếp, gián tiếp) một cách có hiệu quả. - Văn phong trong sáng, giàu chất biểu cảm - Không mắc lỗi diễn đạt, đảm bảo chuẩn mực sử dụng từ . * Lưu ý: - Điểm 4: Bài viết đảm bảo tốt các yêu cầu về nội dung cũng như cách thức diến đạt, tạo được sự đồng cảm và thuyết phục trong người đọc. Trình bày sạch, đẹp. - Điểm 3-3,5 : Bài viết đảm bảo khá tốt các yêu cầu trên. Biết kết hợp các yếu tố diễn đạt ở mức độ khá - Điểm 2-2,5: Bài viết có thực hiện các yêu cầu trên. Nhưng diễn đạt còn lúng túng - Điểm 1- 1,5: Bài viết mới đảm bảo một vài yêu cầu trên. Nhưng chưa nêu được cảm nghĩ. - Điểm 0: Bài nộp giấy trắng ( Căn cứ vào mức độ đạt được cụ thể của bài viết, GV cho điểm) Giáo viên ra đề Tổ trưởng chuyên môn Hiệu trưởng (Ghi rõ họ, tên, ký) (Ghi rõ họ, tên, ký) (Ghi rõ họ, tên, ký)