Một số bài tập về Amoniac trong chương trình Hóa học Lớp 11

docx 1 trang thaodu 3290
Bạn đang xem tài liệu "Một số bài tập về Amoniac trong chương trình Hóa học Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxmot_so_bai_tap_ve_amoniac_trong_chuong_trinh_hoa_hoc_lop_11.docx

Nội dung text: Một số bài tập về Amoniac trong chương trình Hóa học Lớp 11

  1. MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ AMONIAC o Bài 1: : Một bình kín có thể tích là 0,5 lít chứa 0,5 mol H2 và 0,5 mol N2, ở nhiệt độ (t C). Khi ở trạng thái cân bằng có 0,2 mol NH3 tạo thành. Hằng số cân bằng KC của phản ứng tổng hợp NH3 là A. 1,278. B. 3,125. C. 4,125. D. 6,75. Bài 2: : Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là : A. 50%. B. 36%. C. 40%. D. 25%. Bài 3: :Trong một bình kín chứa 10 lít nitơ và 10 lít hiđro ở nhiệt độ 0oC và 10 atm. Sau phản ứng tổng o hợp NH3, lại đưa bình về 0 C. Biết rằng có 60% hiđro tham gia phản ứng, áp suất trong bình sau phản ứng là : A. 10 atm. B. 8 atm. C. 9 atm. D. 8,5 atm. Bài 4: Cho lượng khí NH3 đi từ từ qua ống sứ chứa 32 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn A và 2,24 lít khí N2 (đktc). Chất rắn A phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là: A. 180 B. 200 C. 100 D. 150 Bài 5: Dẫn V lít khí NH 3 đi qua ống sứ đựng lượng dư bột CuO (m gam) nung nóng thu được (m-4,8) gam chất rắn X và V’ lít khí Y (đktc). Giá trị của V’ là: A. 4,48 B. 2,24 C. 1,12 D. 3,36 Bài 6: Sục khí NH3 dư vào 200 ml dung dịch hỗn hợp chứa AlCl 3 1M và CuCl2 0,5M sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa, lọc kết tủa đem nung nóng đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn có khối lượng là bao nhiêu? Bài 7: Hấp thụ V lít khí NH 3 (đktc) vào dung dịch Al2(SO4)3 dư thu được m gam kết tủa. Đem nung m gam kết tủa này đến khối lượng không đổi thu được (m-1,08) gam chất rắn khan. Giá trị của m là: A. 1,56 gam B. 6,24 gam C. 3,12 gam D. 0,78 gam Bài 8: Dẫn 1,344 lít khí NH3 vào bình chứa 0,672 lít khí Cl2 (đktc). Khối lượng muối thu được sau phản ứng là:A. 1,07 gam B. 2,14 gam C. 1,605 gam D. 3,21 gam Bài 9: Cho lượng khí NH3 đi từ từ qua ống sứ chứa 3,2 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn A và một khí B. Chất rắn A phản ứng vừa đủ với 20 ml dung dịch HCl 1M. Tính thể tích khí N 2 (đktc) được tạo thành sau phản ứng:A. 0,224 lít B. 0,448 lít C. 0,336 lít D. 0,112 lít Bài 10: Dẫn 2,24 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 32 gam bột CuO nung nóng thu được chất rắn X và khí Y. Thể tích khí Y sinh ra là:A. 2,24 B. 1,12 C. 3,36 D. 1,344 Bài 11: Cho V lít (đktc) hỗn hợp N 2 và H2 có tỉ lệ mol 1:4 vào bình kín và đun nóng. Sau phản ứng thu được 1,5 mol NH3. Biết hiệu suất phản ứng là H= 25%. Giá trị của V là: A. 42 lít B. 268,8 lít C. 336 lít D. 448 lít 3 Bài 12: Từ 10 m hỗn hợp N2 và H2 lấy theo tỉ lệ 1:3 về thể tích, biết hiệu suất phản ứng tổng hợp thực tế là 95%. Có thể sản xuất được lượng amoniac là: A. 5 m3 B. 4,25 m3 C. 4,75 m3 D. 7,5 m3 Bài 13: Phải dùng bao nhiêu lít khí nitơ để điều chế 17 gam NH 3 biết hiệu suất phản ứng là 25%, các thể tích đo ở đktc. A. 44,8 lít B. 22,4 lít C. 1,12 lít D. 4,48 lít Bài 14: Cho phản ứng: N2+ 3 H2 ↔ 2 NH3.Sau một thời gian, nồng độ các chất như sau: [N 2]= 2,5 mol/l; [H2]= 1,5 mol/l; [NH3]= 2 mol/l. Nồng độ ban đầu của N2 và H2 lần lượt là: A. 2,5M và 4,5 M B. 3,5 M và 2,5M C. 1,5M và 3,5M D. 3,5M và 4,5M Bài 15: Để điều chế 2 lít khí NH 3 từ N2 và H2 với hiệu suất 25% thì cần bao nhiêu lít khí N 2 ở cùng điều kiện?A. 8 lít B. 2 lít C. 4 lít D. 1 lít Bài 16: Thể tích hỗn hợp N2 và H2 (đktc) cần lấy để điều chế 102 gam NH3 (H=25%) là: A. 1075 lít B. 538 lít C. 1075,2 lít D. 537,6 lít Bài 17: Để điều chế 2 lít khí NH 3 từ N2 và H2 với hiệu suất 25% thì cần bao nhiêu lít khí N 2 ở cùng điều kiện?A. 8 lít B. 2 lít C. 4 lít D. 1 lít Bài 18: Đưa một hỗn hợp khí N2 và H2 có tỉ lệ 1:3 vào tháp tổng hợp, sau phản ứng thấy thể tích khí đi ra giảm 1/10 so với ban đầu. Tính thành phần phần trăm về thể tích của hỗn hợp khí sau phản ứng: A. 20%; 60%; 20% B. 22,22%; 66,67%; 11,11% C. 30%; 60%; 10% D. 33,33%; 50%; 16,67% 0 4 Bài 19: Tại 400 C, P = 10atm phản ứng N2(k) + 3H2(k)  2NH3 (k) có Kp = 1,64 10 . Tìm % thể tích NH3 ở trạng thái cân bằng, giả thiết lúc đầu N2(k) và H2(k) có tỉ lệ số mol theo đúng hệ số của phương trình.