Nội dung ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- noi_dung_on_tap_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2019_202.docx
Nội dung text: Nội dung ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020
- NỘI DUNG ÔN TẬP HKII VĂN 8 2019-2020 I. VĂN BẢN 1. Nhớ rừng 5.Chiếu dời đô 2. Quê hương 6. Hịch tướng sĩ 3. Tức cảnh Pác Bó 7. Nước Đại Việt ta 4. Ngắm trăng 8. Bàn luận về phép học *Yêu cầu: - Nắm được về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, phương thức biểu đạt - Nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản (dựa theo ghi nhớ, vở ghi) - Biết viết đoạn văn trình bày 1 số vấn đề trong các văn bản trên (theo các cách trình bày diễn dịch, quy nạp, tổng-phân –hợp) Biết tích hợp các yêu cầu Tiếng Việt. II. TIẾNG VIỆT 1. Bốn kiểu câu phân loại theo mục đích nói 2. Câu phủ định 3. Hành động nói 4. Lựa chọn trật tự từ trong câu *Yêu cầu Nắm được khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng; vận dụng sử dụng trong bài tập viết đoạn văn và bài tập nhận diện III.TẬP LÀM VĂN - Biết lập dàn ý và viết đoạn văn/ bài văn nghị luận Một số đề tham khảo: Đề 1: Trình bày suy nghĩ của em về tinh thần tự học của học sinh hiện nay. Đề 2: Ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống nói chung và trong công cuộc phòng chống dịch Covid 19 nói riêng. Đề 3: Tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ trong thời đại ngày nay. IV. MỘT SỐ BÀI LUYỆN TẬP BÀI 1: Cảm nhận về hình ảnh người chiến sĩ cách mạng qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” (đoạn văn tổng-phân-hợp khoảng 12 câu, có sử dụng một câu hỏi tu từ. Gạch chân, chú thích) BÀI 2: Viết đoạn văn 8-10 câu, theo cách diễn dịch phân tích hai câu câu cuối bài “Ngắm trăng” để làm rõ mối giao hòa thầm lặng mà tha thiết giữa người và trăng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán (gạch chân và chú thích rõ). BÀI 3: Cho đoạn văn sau: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa: chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng.
- (Trần Quốc Tuấn- Hịch tướng sĩ) a. Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn b. Xét về hình thức, đoạn văn trên đã sử dụng kiểu câu gì? Nêu tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó. c. Bằng đoạn văn từ 10-12 câu, em hãy phân tích đoạn văn trên để làm nổi bật hình ảnh người anh hùng yêu đất nước sâu sắc và căm thù giặc cao độ. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép, một câu cảm thán (gạch chân, chú thích) BÀI 4: Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đã phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Từ nội dung của bài Hịch, bằng một đoạn văn từ 10-12 câu, em hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền dân tộc. BÀI 5: Cho các câu sau: Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo 1- Các câu trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? 2-Tác phẩm được viết theo thể loại nào? Em hiểu gì về thể loại đó? 3- Chép thuộc lòng 8 câu tiếp theo 4- Giải thích ngắn gọn ý nghĩa và nội dung tư tưởng của 2 câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” 5- Có ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở trong văn bản có chứa đoạn em vừa chép là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở một bài thơ em đã học trong chương trình THCS. Đó là bài thơ nào? Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu hỏi tu từ, một câu phủ định (gạch chân, chú thích rõ) BÀI 6: Qua đoạn trích sau: “Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ , thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học. Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thức là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.” (Bàn luận về phép học-Nguyễn Thiếp) a.Tác giả đã đưa ra những “phép học” nào? b. Giải nghĩa từ “chư sử”, từ đó thuộc loại từ gì? c. Bằng đoạn văn từ 8-10 câu, em hãy phân tích tác dụng và ý nghĩa của một phép học em cho là tốt nhất?