Nội dung tham khảo ôn tập cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Năm học 2022-2023

docx 9 trang Hàn Vy 02/03/2023 6033
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung tham khảo ôn tập cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxnoi_dung_tham_khao_on_tap_cuoi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_7_sach_c.docx

Nội dung text: Nội dung tham khảo ôn tập cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Năm học 2022-2023

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI HKI LỚP 7 NĂM 2022 – 2023 ( THAM KHẢO ) CẤU TRÚC ĐỀ THAM KHẢO ( NÔI DUNG ÔN TẬP TỪ TUẦN 1 ĐẾN HẾT TUẦN 14) Câu 1: ( 6 điểm) Cho đoạn văn ngữ liệu ngoài SGK. Từ đoạn ngữ liệu đọc hiểu, học sinh trả lời và thực hiện các câu hỏi bên dưới.Gợi ý: 1.Cho biết nội dung chính của đoạn ngữ liệu 2. Hỏi phương thức biểu đạt ( tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ) 3. Phép tu từ: Điệp từ/ Điệp ngữ, liệt kê, so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ,phép đối, chơi chữ, câu hỏi tu từ và nêu tác dụng Tác dụng của nhân hóa: - Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người. - Biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. Tác dụng của so sánh: - Gợi hình giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động. - Biểu thị tư tưởng, tình cảm sâu sắc. Tác dụng của hoán dụ và ẩn dụ: - Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. Tác dụng của liệt kê: - Để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. Tác dụng của điệp từ: - Nhấn mạnh ý nghĩa và cảm xúc, nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình cho lời văn. - Làm cho câu văn thêm tính hài hòa, cân đôí, nhịp nhàng. 5. Xác định yếu tố Tiếng Việt, đặt câu, nêu ý nghĩa/tác dụng 6. Ngôi kể ( ngôi kể thứ nhất, ngôi kể thứ 3 ) 7. Có thể giải thích từ : Ví dụ nghĩa của từ Hán Việt 8. Thông điệp từ đoạn ngữ liệu /Bài học 9. Tình cảm, thái độ của tác giả 10. Đặt nhan đề cho đoạn ngữ liệu/ xác định chủ đề của văn bản 11. Cảm nhận về chi tiết trong đoạn ngữ liệu bằng vài ba câu 12.Thể thơ: thơ 4 chữ, thơ 5 chữ, 13.Theo em . 14. Theo tác giả/ Dựa vào đoạn trích/ Theo nhân vật/Tìm chi tiết/ 15.Hiểu ý nghĩa về câu
  2. 16.Viết đoạn văn từ 150 – 200 chữ nêu suy nghĩ của em về 1 vấn đề được đưa ra -Do đoạn văn ngắn nên tập trung các ý sau: Dàn ý 1.Tư tưởng đạo lí ( mặt tốt) : Dẫn dắt vấn đề ( chủ đề đề bài cho) – Giải thích – Tại sao? – Phương hướng hành động – Khẳng định vấn đề (chủ đề đề bài cho), bài học nhận thức cho bản thân. Dàn ý 2.Hiện tượng xã hội ( mặt xấu, hiện tượng) : Dẫn dắt vấn đề ( chủ đề đề bài cho) – Giải thích – Nguyên nhân – Hậu quả - Biện pháp khắc phục – Khẳng định vấn đề (chủ đề đề bài cho), bài học nhận thức cho bản thân. TIẾNG VIỆT 1.Phó từ: -Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước danh từ, bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ chẳng hạn: những, các, mọi, từng, -Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước hoặc sau động từ, tính từ: đã, đang, sẽ, sắp ( quan hệ thời gian); cũng, vẫn,cứ, còn( sự tiếp diễn tương tự), hãy, đừng,chớ ( cầu khiến); rất, khá, thật ( mức độ) ; chưa, không, chẳng (phủ định) đứng trước động từ, tính từ. -> Khi đứng trước động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho hành động, trạng thái, đặc điểm , tính chất được nêu ở động từ, tính từ 1 số ý nghĩa như: quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến, -> Khi đứng sau động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho động từ, tính từ đó 1 số ý nghĩa như: mức độ, khả năng, kết quả và phương hướng, -Lắm, cực kì, quá ( mức độ); được, có thể ( khả năng); được, ra, vào, ( kết quả - hướng) đứng sau động từ, tính từ. Ví dụ: Bạn Nam đang làm bài. -> Xác định: Phó từ: đang 2. Điệp ngữ: dùng biện pháp lặp lại từ ngữ ( cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. - Từ ngữ ( cả câu) được lặp lại. Ví dụ: Tiếng gà ai nhảy ổ : "Cục. cục tác cục ta" Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ 3.So sánh: Từ so sánh: như, là, hơn, tựa, kém, nằm giữa 2 vế A – B ( A như B). So sánh có 2 kiểu : - So sánh ngang bằng: như, bằng, giống như, tựa như, Ví dụ: Mẹ đẹp như tiên.
  3. - So sánh không ngang bằng: chẳng bằng, không bằng, hơn, kém, . Ví dụ: Bạn Lan thấp hơn bạn Hoa. 4.Nhân hóa: * Nhân hóa có 3 kiểu: - Gọi người để gọi vật. Ví dụ: Cô bàn đang được đặt ở ngoài sân. -> Xác định: Cô bàn - Chỉ hoạt động, tính chất của người chỉ vật. Ví dụ: Con mèo đang nằm ngủ. -> Xác định: nằm ngủ - Trò chuyện, xưng hô với vật như người. Ví dụ: Chim ơi! Hót hay quá! -> Xác định: Chim ơi! 5.Ẩn dụ: Gọi tên sự vật này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng. * Ẩn dụ có 4 kiểu: - Ẩn dụ hình thức Ví dụ: Về thăm quê Bác làng Sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng. Xác định: thắp - Ẩn dụ cách thức Ví dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. -> Xác định: Kẻ trồng cây - Ẩn dụ phẩm chất Người Cha mái tóc bạc -> Xác định: Người cha - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác Ví dụ: Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng -> Xác định: mỏng
  4. 6.Hoán dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm có quan hệ gần gũi -> tăng sức gợi hình, gợi cảm. Hoán dụ có 4 kiểu: - Một bộ phận để gọi toàn thể Ví dụ: Bạn ấy là tay cờ vua cự phách của trường. -> Xác định: tay cờ vua - Vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng Ví dụ: Lớp rất sạch sẽ. -> Xác định: Lớp - Dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật Ví dụ: Chúng ta phải dừng khi gặp đèn đỏ. -> Xác định: đèn đỏ Hoặc – Này, cô bé áo vàng kia ! -> Xác định: áo vàng - Cụ thể để gọi cái trừu tượng “Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. (Ca dao) -> Xác định: một cây , ba cây 7. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ: a. Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. (ví dụ: Toán học, Văn học, Vật lí học từ có một nghĩa); chân, mắt, mũi từ có nhiều nghĩa) b. Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa. - Nghĩa gốc: Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. - Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. Ví dụ: Mũi (mũi kim, mũi dao, mũi bút ), chân (chân trời, chân mây, chân tường, chân đê, ), mắt (mắt nứa, mắt tre, mắt na ),đầu (đầu giường, đầu đường, đầu sông, ) 8. Lỗi dùng từ: *Các lỗi dùng từ: + Lỗi lặp từ.Ví dụ: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian. + Lỗi lẫn lộn các từ gần âm.Ví dụ: Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh.->sửa: tham quan + Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.Ví dụ:Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc. ->Sửa: điểm yếu hoặc nhược điểm
  5. 9.Từ Hán Việt - Từ ghép Hán Việt có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: Thiếu niên, đại nhân, - Từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: phép tính, vô dụng, đồng ca, . 10. Dấu chấm lửng( .) và tác dụng -Công dụng +Biểu đạt ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết khi kết hợp với dấu phẩy đứng trước nó +Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng +Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của 1 từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm +Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt +Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng 11.Thuật ngữ: trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, mỗi thuật ngữ biểu thị 1 khái niệm. Câu 2( 4điểm) -Kể lại 1 sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu -Kể lại 1 truyện ngụ ngôn -Phân tích đặc điểm của 1 nhân vật trong truyện ( nhân vật văn học) -Kể về 1 trải nghiệm của bản thân -Biểu cảm về con người -Bài văn về 1 sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc ( ngày khai giảng, mắc lỗi, lễ đón giao thừa, 1 kỉ niệm đáng nhớ với người thân, học online, đạt thành tích đáng nhớ, ) -Bài văn thuyết minh về 1 luật lệ của trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm, . DÀN Ý KỂ VỀ 1 TRẢI NGHIỆM I. Mở bài - Giới thiệu về trải nghiệm khiến em nhớ mãi Trải nghiệm ấy diễn ra đã bao lâu rồi? Đó là một trải nghiệm vui hay buồn? II. Thân bài - Giới thiệu chung về trải nghiệm đó: Thời gian cụ thể xảy ra trải nghiệm (ngày nào/ mùa nào/ năm nào) Không gian xảy ra trải nghiệm (trung tâm, lớp học, phòng ngủ, hồ bơi )
  6. Lúc xảy ra trải nghiệm, em đang ở cùng với những ai? (ai đã chứng kiến và tham gia vào trải nghiệm của em?) - Kể lại các sự việc đã xảy ra trong trải nghiệm theo một trình tự hợp lí: Trải nghiệm đó bắt đầu bằng hoạt động nào của em? Sau đó, những điều gì đã xảy ra? Có gì đó đặc biệt khác với mọi ngày dẫn đến việc em có một trải nghiệm khó quên? Em đã làm gì để giải quyết tình huống đó? Kết quả của trải nghiệm đó là gì? (mặt tốt/ xấu) Trải nghiệm đó đã tác động đến em và mọi người xung quanh như thế nào? Em có những suy nghĩ gì sau khi câu chuyện đó xảy ra? III. Kết bài - Nêu những ý nghĩa của trải nghiệm đó đối với bản thân em: Em cảm nhận như thế nào về trải nghiệm đó? (quan trọng, khó quên ) Trải nghiệm đó giúp em thay đổi bản thân như thế nào? DÀN Ý BIỂU CẢM VỀ NGƯỜI ( Chú ý phải kết hợp yếu tố kể, tả, đặc biệt có chất văn biểu cảm vào trong bài) I. Mở bài : Có thể trích dẫn câu ca dao, tục ngữ, lời bài hát, Giới thiệu người cần nói đến đây là ai ? II. Thân bài : 1. Nêu khái quát : Tuổi, công việc, nhận xét về công việc của người đó 2. Nêu cụ thể : a. Ngoại hình : Nhận xét về vóc dáng, tóc , mắt, mũi, miệng, làn da, đôi bàn tay, cách ăn mặc, b. Tính tình, phẩm chất : Khẳng định người đó hiền hay dữ hay nghiêm khắc, - Tính tình người đó thể hiện qua các mối quan hệ với những người xung quanh : Gia đình, bạn bè, hàng xóm, với em c. Sở thích ( nếu có) d. Kể 1 kỉ niệm sâu sắc giữa người đó với em. ( 1 kỉ niệm sâu sắc nhất là gì ? -> Thời gian, địa điểm diễn ra sự việc -> Nguyên nhân -> Kết quả ( nếu mặt xấu có hậu quả - biết nhận lỗi, sửa lỗi). Qua kỉ niệm đó nêu suy nghĩ của em, từ kỉ niệm đó em nhận thấy tình cảm người đó dành cho em như thế nào ? Người đó dạy em bài học gì ? Người đó là tấm gương cho em noi theo ra sao ? III. Kết bài : Cảm nghĩ của em về người đó. Lời hứa DÀN Ý BIỂU CẢM VỀ CÂY( Chú ý phải có chất văn biểu cảm – biểu cảm nội tâm của chính em vào trong bài qua những chi tiết em nêu ra) I. Mở bài : Có thể trích dẫn câu ca dao, tục ngữ, lời bài hát,
  7. - Giới thiệu cây cần biểu cảm là cây gì ? II. Thân bài : 1. Nêu khái quát : Nhìn từ xa Lại gần Cây được trồng ở đâu ? Cây đã bao nhiêu tuổi ? 2. Nêu cụ thể : Nêu từng đặc điểm của cây (Rễ, thân, cành, lá, hoa, quả, ) - > Đặc điểm nào nổi bật nhất thì nêu ý nhiều về đặc điểm đó. Song song cần nói về ông mặt trời, những tia nắng, chim chóc, hoạt động của con người dưới cây, để văn có hình ảnh. So sánh với cây khác để làm nổi bật cây cần nói. 3. Lợi ích của cây 4. Kể 1 kỉ niệm sâu sắc của em với cây ( 1 kỉ niệm sâu sắc nhất là gì ? -> Thời gian, địa điểm diễn ra sự việc -> Nguyên nhân -> Kết quả III. Kết bài : Cảm nghĩ về cây. Lời hứa DÀN Ý BIỂU CẢM VỀ CON VẬT( Chú ý phải có chất văn biểu cảm – biểu cảm nội tâm của chính em vào trong bài qua những chi tiết em nêu ra) I. Mở bài : Có thể trích dẫn câu ca dao, tục ngữ, lời bài hát, Giới thiệu con vật cần nói đến đây là con gì ? II. Thân bài : 1. Nêu khái quát : Con vật này nguồn gốc từ đâu ? Đã nuôi bao năm ? Gắn bó với gia đình em như thế nào ? 2. Nêu cụ thể : a. Ngoại hình : Bộ lông , mắt, mũi, răng, đôi chân, . b. Tính tình : Con vật đó hiền hay dữ, nói về hoạt động, cách ăn, sở thích . c. Lợi ích của con vật đem lại d. Kể 1 kỉ niệm sâu sắc giữa con vật đó với em. ( 1 kỉ niệm sâu sắc nhất với con vật đó là gì ? -> Thời gian, địa điểm diễn ra sự việc -> Nguyên nhân -> Kết quả ( nếu mặt xấu có hậu quả - biết nhận lỗi, sửa lỗi). Qua kỉ niệm đó nêu suy nghĩ của em, từ kỉ niệm đó em nhận thấy tình cảm con vật đó dành cho em như thế nào ? Em yêu quý nó nhiều như thế nào ? III. Kết bài : - Cảm nghĩ của em về con vật đó. Lời hứa DÀN Ý KỂ VỀ 1 NHÂN VẬT LỊCH SỬ 1.Người anh hùng Võ Thị Sáu I. Mở bài - Dẫn dắt: Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm, biến cố của lịch sử, trải qua không biết bao khó khăn, thử thách của các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Lịch sử đã ghi danh vô vàn những anh hùng chống giặc ngoại xâm tiêu biểu, có công giành lại độc lập tự do cho dân tộc. - Nêu đối tượng cần kể: Một trong số đó là anh hùng Võ Thị Sáu, người thiếu nữ anh hùng trở thành huyền thoại của miền Đất Đỏ. II. Thân bài -Kể về ngoại hình của chị
  8. -Kể về tính cách, phẩm chất của chị - Kể về cuộc đời chị Võ Thị Sáu: + Sinh năm 1933 ở vùng Đất Đỏ, Bà Rịa Vũng Tàu, nơi có truyền thống cách mạng, yêu nước + Cuộc sống gia đình nghèo khổ, khốn khó, cha làm phu xe, mẹ buôn bán nhỏ, từ nhỏ chị Sáu đã phải theo phụ cha mẹ kiếm tiền sinh nhai + Hoàn cảnh nước nhà lúc đó: Bị thực dân Pháp đô hộ, chứng kiến người dân bị Pháp đàn áp, bóc lột dã man, chị Sáu vô cùng căm hận và quyết lòng đi theo cách mạng. - Kể về giai đoạn chị Sáu tham gia Cách mạng: + Sau Cách mạng tháng Tám thành công, Võ Thị Sáu bỏ học, ở nhà phụ giúp cha mẹ, làm tiếp tế cho Chi đội Giải phóng quân tỉnh + Năm 1946, chị cùng anh trai gia nhập Việt Minh, gia nhập đội Công an xung phong, làm nhiệm vụ tiếp tế, liên lạc + Năm 1947, khi vừa tròn 14 tuổi, chị Sáu đã trở thành đội viên chính thức của Công an xung phong Đất Đỏ - Chị lập được rất nhiều thành tích, góp phần vào thành công của phong trào cách mạng địa phương: Tập kích, ám sát bằng lựu đạn sĩ quan Pháp và Việt gian, - Tháng 12/ 1950, trong khi làm nhiệm vụ, chị bị Pháp bắt và đưa đi giam giữ ở nhiều nhà tù. - Năm 1950, chị Võ Thị Sáu bị tòa án đưa ra xét xử khi làm chết tên sĩ quan của Pháp và nhiều kẻ Việt gian. - Năm 1952, sau khi bị đày ra Côn Đảo, Võ Thị Sáu bị tử hình. Chị ngã xuống khi vừa tròn 18 tuổi. - Đứng trước họng súng của kẻ thù, người thiếu nữ anh hùng đó vô cùng gan góc, bất khuất, hiên ngang " Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội", "Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và bọn tay sai bán nước", "Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ Chủ Tịch muôn năm!". III. Kết bài - Nêu cảm nghĩ của em về người anh hùng chống giặc ngoại xâm Võ Thị Sáu: Sự cảm phục, kính trọng, tự hào, 2.Kể về sự kiện : Sự tích Hồ Gươm ( lấy bài lớp 6) I. Mở bài: - Giới thiệu, dẫn dắt câu chuyện bằng một chi tiết nào đó của truyền thuyết hoặc từ một “chuyện ngoài truyện”. - Nhân vật xưng tôi để kể chuyện. II. Thân bài: - Kể lại cuộc xâm lược của giặc Minh và những khó khăn trong ngày đầu cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi: + Tội ác giặc Minh. + Dân ta đứng lên chống giặc. + Lê Lợi phất cờ nghĩa, những khó khăn buổi đầu của nghĩa quân. - Kể lại việc Long Quân giúp Lê Lợi: + Nỗi lo lắng băn khoăn của Long Quân. + Cho Lê Lợi mượn gươm báu. + Giao trọng trách cho Rùa Vàng.
  9. + Nghĩ ra cách trao gươm: Trao lưỡi gươm cho Lê Thận, treo chuôi gươm ở một cây cổ thụ để Lê Lợi bắt được. + Nói rõ dụng ý của cách trao này. Kể lại chiến công của Lê Lợi và đoàn quân từ khi có gươm báu (kể ngắn, gọn). - Kể lại việc đòi gươm, trả gươm: + Thắng lợi, Lê Thái Tổ dạo chơi hồ Tả Vọng. + Rùa Vàng theo lệnh của Long Quân đòi gươm. + Lê Thái Tổ trả gươm. - Lê Lợi đổi tên hồ Tả Vọng thành Hồ Gươm. -Ý nghĩa của hồ Gươm III. Kết bài: - Cảm nghĩ của nhân vật -Bài học nhận thức cho bản thân