Ôn tập Hóa học 8 - Chủ đề: Nước - Bùi Đức Minh
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Hóa học 8 - Chủ đề: Nước - Bùi Đức Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- on_tap_hoa_hoc_8_chu_de_nuoc_bui_duc_minh.doc
Nội dung text: Ôn tập Hóa học 8 - Chủ đề: Nước - Bùi Đức Minh
- Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 Trường THPT Thống Nhất Hạ Long Quảng Ninh CHỦ ĐỀ: NƯỚC 1. Thành phần của nước - Sự phân hủy nước: 2 H2O → 2 H2 + O2 - Sự hóa hợp nước: 2 H2 + O2 → 2H2O Phản ứng gây nổ Kết luận: - Nước được tạo bởi hai nguyên tố: H và O - Tỉ lệ hóa hợp giữa H và O + Về thể tích : VH2/ VO2 = 2/1 + Về khối lượng mH2/ mO2 = 1/8 = 4/ 32 2. Tính chất vật lí - Nước là chất lỏng, không màu, không vị, không vị sôi ở 100oC, khối lượng riêng d = 1 g/ml, Hòa tan nhiều chất: rắn, lỏng, khí. 3. Tính chất hóa học: 3.1. Tác dụng với kim loại - Nước tác dụng với kim loại mạnh gồm: K, Li, Na, Ba, Ca . 2 K + 2 H2O → 2KOH + H2 2 Li + 2 H2O → 2 LiOH + H2 2 Na + 2 H2O → 2 NaOH + H2 Ba + 2 H2O → Ba(OH)2 + H2 Ca + 2 H2O → Ca(OH)2 + H2 Sr + H2O → Sr(OH)2 + H2 Các kim loại mạnh tan trong nước tạo dung dịch bazơ, Dung dịch Bazơ làm xanh quỳ tím 3.2 Tác dụng với một số oxit bazơ K2O + H2O → 2 KOH Li2O + H2O → 2 LiOH Na2O + H2O → 2 NaOH BaO + H2O → Ba(OH)2 CaO + H2O → Ca(OH)2 SrO + H2O → Sr(OH)2 Nước hóa hợp một số oxit bazơ tạo thành dung dịch bazơ, làm quỳ tím hóa xanh 3.3. Tác dụng với một số oxit axit SO3 + H2O → H2SO4 axit sunfuric N2O5 + H2O → 2 HNO3 axit nitric SO2+ H2O → H2SO3 axit sunfurơ CO2 + H2O → H2CO3 axit cacbonic P2O5 + 3 H2O → 2 H3PO4 axit photphoric 2 NO2 + H2O → HNO3 + HNO2 Nước hóa hợp một số oxit axit tạo dung dịch axit , làm quỳ tím hóa đỏ Câu 1: Hoàn thành các phản ứng sau: 2Na + 2 H2O → 2NaOH + H2 Ba + 2 H2O → Ba(OH)2 + H2 Ca + H2O → Ca(OH)2 + H2 2K + 2H2O → 2KOH + H2 2Li + 2H2O → 2LiOH + H2 BaO + H2O → Ba(OH)2 Li2O + H2O → 2LiOH SO3 + H2O → H2SO4 axit sunfuric CO2 + H2O → H2CO3 axit cacbonic N2O5 + H2O → 2HNO3 axit nitric P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 axit photphoric P2O3 + 3H2O → 2H3PO3 SO2 + H2O → H2SO3 axit sunfurơ FeO + H2 → Fe + H2O CuO + H2 → Cu + H2O H2 + PbO → Pb + H2O 4H2 + Fe3O4 → 3Fe + 4H2O 2H2 + O2 → 2H2O phản ứng hóa hợp 3 H2 + Fe2O3 → 2Fe + 3 H2O Zn + 2 HCl → ZnCl2 + H2 Phản ứng thế 2Al + 3 H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3 H2 Phản ứng thế Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 Phản ứng thế 2 Al + 6 HCl → 2AlCl3 + 3H2 Phản ứng thế Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 Ca + 2HCl → CaCl2 + H2 Fe2O3 + 3 CO → 2 Fe + 3 CO2 Câu 2: Viết các phương trình hóa học sau và cho biết mỗi phản ứng thuộc loại phản ứng nào? 1. Na → Na2O → NaOH (1) 4 Na + O2 → 2 Na2O (2) Na2O + H2O → 2NaOH Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 1/5
- Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 2. P → P2O5 → H3PO4 (3) 4 P + 5 O2 → 2P2O5 (4) P2O5 + 3 H2O → 2 H3PO4 axit photphoric 3. KMnO4 → O2 → CuO → H2O → KOH (5) 2 KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 Phản ứng phân hủy (6) 2 Cu + O2 → 2 CuO phản ứng hóa hợp (7) CuO + H2 → Cu + H2O (8) K2O + H2O → 2 KOH 4. P2O5 → H3PO4 → H2 KClO3 → O2 → Na2O → NaOH H2O → H2 → H2O → KOH (1) 2 KClO3 → 2 KCl + 3 O2 phản ứng phân hủy (2) 4P + 5O2 → 2P2O5 Phản ứng hóa hợp (3) P2O5 + 3 H2O → 2 H3PO4 (4) 3 Mg + 2 H3PO4 → Mg3(PO4)2 + 3 H2 (5) 4Na + O2 → 2Na2O (6) Na2O + H2O →2 NaOH (7) 2 H2 + O2 → 2 H2O (8) 2 H2O + 2 K → 2 KOH + H2 (9) H2 + CuO → Cu + H2O (10) K2O + H2O → 2KOH 5. Fe → Fe3O4 → Fe → FeCl2 (1) 3 Fe + 2 O2 → Fe3O4 (2) Fe3O4 + 4 CO → 3 Fe + 4 CO2 (3) Fe + 2 HCl → FeCl2 + H2 Câu 3: Nhận biết các lọ mất nhãn đựng riêng biệt: dung dịch axit clohiđric, dung dịch bazơ Natri hiđroxit, dung dịch muối ăn Natriclorua Hóa chất/ Dấu hiệu HCl NaOH NaCl Quỳ tím Đỏ xanh Không đổi màu Câu 4: Cần điều chế 33,6 gam Fe bằng cách dùng khí CO để khử Fe3O4 a. Viết PTPƯ b. Tính khối lượng Fe3O4 cần dùng? c. Tính thể tích khí CO đã dùng.? Số mol Fe là: nFe = 33,6 : 56 = 0,6 mol Fe3O4 + 4 CO → 3 Fe + 4 CO2 (1) Theo (1) nFe3O4 tham gia phản ứng = 1/3 . nFe = 1/3 . 0,6 = 0,2 mol Khối lượng Fe3O4 cần dùng là: mFe3O4 = 0.2. 232 = 46,4 gam Theo (1) nCO = 4/3 . nFe = 4/3 . 0,6 = 0.8 mol Thể tích khí CO đã dùng (đktc) là: VCO = 0,8 . 22,4 = 17,92 lít Câu 5: Đốt cháy 1 kg than trong khí oxi, biết trong than có 5% tạp chất không cháy. a. Tính thể tích khí oxi (đktc) cần thiết để đốt cháy 1 kg than trên? b. Tính thể tích khí cacbonic (ĐKTC) sinh ra trong phản ứng? khối lượng cacbon là: 1000.95% = 950 gam Số mol Cacbon trong than là : 950: 12 = 475/6 mol C + O2 → CO2 (1) Theo (1) n O2 = n C = 475/6 Thể tích O2 (đktc) : V = 475/6 . 22,4 = 1773,3 lít Theo (1) nCO2 = nC = 475/6 mol Thể tích CO2 sinh ra VCO2 = 475/6 . 22,4 = 1773,3 lít Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 2/5
- Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 Câu 6. Người ta điều chế vôi sống (CaO) bằng cách nung đá vôi CaCO3 . Tính lượng vôi sống thu được từ 1 tấn đá vôi có chứa 10% tạp chất. Biết hiệu suất 100%. 1 tấn = 1000 kg Khối lượng đá vôi: 1000. 90% = 900 kg Số mol đá vôi CaCO3 là: nCaCO3 = 900: 100 = 9 kmol CaCO3 → CaO + CO2 (1) Theo (1) ta có nCaO = nCaCO3 = 9 kmol Khối lượng vôi sống thu được là: mCaO = 9 . 56 = 504 kg Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 9,6 gam một kim loại X có hóa trị II bằng dung dịch HCl vừa đủ. Khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí (đktc) a. Xác định tên kim loại X? b. Tính thể tích dung dịch HCl 1 M cần dùng cho phản ứng trên? Số mol H2 là: nH2 = 8,96/ 22,4 = 0,4 mol X + 2 HCl → XCl2 + H2 (1) Theo (1) nX = nH2 = 0,4 mol mX = 9,6 gam Từ n = m/M => MX = m/n = 9,6 / 0,4 = 24 (Mg) Câu 8. Cho 21,6 gam hỗn hợp kim loại M và M2O3 nung ở nhiệt độ cao, rồi dẫn luồng khí CO dư đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kim loại và 6,72 lít khí CO2 (ở đktc) a. Xác định kim loại M và ôxít M2O3 ? biết tỉ lệ số mol của M và M2O3 là 1:1 b. Tìm m? Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam kim loại R (chưa rõ hóa trị ) cần dùng vừa đủ lượng ôxi sinh ra khi phân hủy hàn toàn 94,8 gam KMnO4. Xác định kim loại R? Số mol KMnO4 là: nKMnO4 = 94,8 : 158 = 0,6 mol 2 KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 (1) Theo (1) nO2 = 1/2 . nKMnO4 = 1/2 . 0,6 = 0,3 mol Giả sử kim loại R hóa trị n 4 R + nO2 → 2R2On (1) Theo (1) nR = 4/n O2 = 4/n . 0,3 = 1,2 / n mol mR = 10,8 gam Từ công thức n = m/M => MR = mR/ nR = 10,8: 1,2/n = 10,8.n/ 1,2 = 9n n = 1 => M = 9 (loại) n = 2 => M = 18 (loại) n = 3 => M = 27 (nhôm) Al Câu 10. Cho 43,7 gam hỗn hợp 2 kim loại Zn và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl sinh ra 15,68 lít khí H 2 (ở đktc) a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trên ? b. Tính khối lượng sắt sinh ra khi cho toàn bộ khí H 2 thu được ở trên tác dụng hoàn toàn với 46,4 gam Fe3O4? Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 3/5
- Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí gồm CO và H 2 cần dùng 10,08 lít khí oxi và sau phản ứng thu được 2,7 gam nước. Hãy tính 1. Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu? 2. Tính thể tích CO2 thu được ở đktc? Câu 13: Dùng CO để khử hoàn toàn hỗn hợp gồm PbO và CuO thu được 2,07 gam Pb và 1,6 gam Cu. Hãy tính. 1. Khối lượng hỗn hợp oxit ban đầu? 2. Thể tích CO đã dùng Câu 14: Khử hoàn toàn a gam Fe2O3 bằng H2 dư thu được b gam kim loại Fe. Đốt cháy hết lượng Fe này trong oxi dư thu được 23,2 gam sắt từ oxit. Hãy viết phương trình hóa học, tính a, b? Câu 15: Cho hòa tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp kim loại Al và Cu trong H 2SO4 loãng dư thu được 6,72 lít khí hiđro ở đktc. Biết Cu không tan trong H2SO4 loãng. 1. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu? 2. Tính khối lượng H2SO4 đã phản ứng. Câu 16: Cho 20 gam hỗn hợp kim loại Fe , Cu tan trong HCl dư thu được 6,72 lít hiđro (đktc). Biết Cu không tan trong HCl. 1. Tính khối lượng mỗi kim loại và thành phần phần trăm mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. 2. Để có được lượng Cu trong hỗn hợp phải khử bao nhiêu gam CuO nếu dùng khí CO làm chất khử. Câu 17: Cho 11,3 gam hỗn hợp gồm Zn và Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl tạo thành 6,72 lít khí H 2 thoát ra đktc. 1. Viết các phản ứng xảy ra 2. Tính % khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp đầu. 3. Lượng khí H2 này có thể khử được tối đa bao nhiêu gam Fe3O4. Câu 18: Khử hoàn toàn hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 nặng 14 gam phải dùng hết 5,04 lít khí H2 (đktc). Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính? 1. Tổng thể tích H2 (đktc) đã dùng. 2. Khối lượng hỗn hợp kim loại thu được? 3. Để có lượng khí H2 trên phải dùng bao nhiêu gam kim loại Zn và axit HCl. Câu 19: Cho 11 gam hỗn hợp gồm Al và Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl tạo thành 8,96 lít khí H 2 thoát ra ở đktc. Viết các PTPƯ và tính. 1. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp? 2. Dẫn toàn bộ lượng khí trên qua 16 gam bột CuO nung nóng đến khi phản ứng kết thúc. Tính khối lượng Cu thu được? Câu 20: Khử hoàn toàn 19,7 gam hỗn hợp gồm Fe 3O4 và ZnO cần dùng vừa đủ 6,72 lít H 2 (đktc) thu được hỗn hợp kim loại. 1. Tính khối lượng mỗi oxit trong hỗn ban đầu. 2. Tính khối lượng mỗi kim loại thu được? 3. Để có lượng H2 trên phải dùng bao nhiêu kim loại Mg và axit sunfuric? Biết lượng axit dùng dư 10%. Câu 21: Khử hoàn toàn m gam hỗn hợp CuO và ZnO cần dùng vừa đủ 4,48 lít H2 (đktc) thu được 12,9 gam hỗn hợp kim loại. Tính 1. Khối lượng hỗn hợp ban đầu. 2. Thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại. Câu 22: Cho 11 gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl tạo thành 8,96 lít khí H2 thoát ra ở đktc. Tính phần trăm khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp? Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 4/5
- Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 Câu 23: Cho 11,3 gam hỗn hợp gồm Zn và Mg tác dụng vừa đủ với HCl tạo thành 6,72 lít khí H2 thoát ra ở đktc. Tính % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp kim loại Fe và Al cần dùng vừa đủ 5,6 lít khí oxi (đktc). Nếu lấy m gam hỗn hợp trên hòa tan hết trong dung dịch HCl thì thấy thoát ra 10,08 lít khí H 2 (đktc). Tính m gam hỗn hợp kim loại trên và tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Câu 25: Hoà tan 3,6 gam một kim loại A hóa trị II bằng một lượng HCl thu được 3,36 lít khí H 2 ở (đktc). Xác định tên kim loại A? Câu 26: Hòa tan 8,1gam kim loại A hóa trị III trong dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít khí H 2 (đktc). Xác định tên A và khối lượng HCl đã dùng? Câu 27: Hòa tan hoàn toàn 9,75 gam kim loại M chưa rõ hóa trị trong dung dịch H 2SO4 loãng dư, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Xác định tên M và khối lượng axit đã dùng? Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 5/5