Ôn tập Vật lý Lớp 8 - Chủ đề: Áp suất khí quyển
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Vật lý Lớp 8 - Chủ đề: Áp suất khí quyển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- on_tap_vat_ly_lop_8_chu_de_ap_suat_khi_quyen.docx
Nội dung text: Ôn tập Vật lý Lớp 8 - Chủ đề: Áp suất khí quyển
- ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN PHẦN TỰ LUẬN Bài 1: Tại sao không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức P = d.h được? Bài 2: Thế nào là áp suất khí quyển? Áp suất này tác dụng lên các vật trong khí quyển theo phương nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến áp suất khí quyển? Kể tên các đơn vị đo áp suất khí quyển. Bài 3: Chọn những con số thích hợp để điện vào những chỗ trống sau? • 760 mmHg = N/m2 • 102680 N/m2 = . mmHg = cmHg = .mHg • mmHg = 96560 Pa • 102000 Pa = mHg Bài 4: Khi đặt áp kế tại một chân núi thì nó chỉ 758 mmHg. Con số đo cho biết điều gì? Áp suất khí quyển tại đó bằng bao nhiêu N/m2 Bài5: Biết rằng cứ lên cao 12 m thì áp suất khí quyển giảm 1 mmHg. Tính áp suất khí quyển tại đỉnh của một tòa nhà cao 60 tầng, mỗi tằng cao 3 m, biết áp suất khí quyển tại mặt đất là 760 mmHg. Bài 6: Trên đỉnh một ngọn đồi cao 598m người ta đo áp suất khí quyển được 70 cmHg. Tính áp suất khí quyển tại chân đồi? Bài 7: Một bồn chứa nước có trọng lượng riêng 10000N/m 3, cột nước trong bồn cao 10m, trên mặt nước là không khí có áp suất 100000Pa. Tính: • Áp suất nước tác dụng lên một điểm cách đáy 2m. • Áp suất tác dụng lên đáy bồn chứa. Bài 8: Giải thích các hiện tượng sau: a. Tại sao trên nắp ấm trà, chai mắm thường có một lỗ nhỏ
- b. Tại sao khi uống thuốc tiêm, nếu ta bẻ một đầu thì thuốc sẽ không chảy ra được. Nhưng khi ta bẻ hai đầu thì thuốc sẽ dễ dàng chảy ra. c. Giải thích tại sao khi ta dùng ống hút uống nước, nước có thể di chuyển trong ống hút đến miệng ta?