Ôn tập Vật lý Lớp 9 - Bài 2: Điện trở của dây dẫn định luật Ohm - Thầy Nghĩa
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Vật lý Lớp 9 - Bài 2: Điện trở của dây dẫn định luật Ohm - Thầy Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- on_tap_vat_ly_lop_9_bai_2_dien_tro_cua_day_dan_dinh_luat_ohm.pdf
Nội dung text: Ôn tập Vật lý Lớp 9 - Bài 2: Điện trở của dây dẫn định luật Ohm - Thầy Nghĩa
- THẦY NGHĨA- 0838959696 show everything on paper ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN ĐỊNH LUẬT OHM KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ 1. Điện trở dây dẫn: U ? Với mỗi dây dẫn, khi U thay đổi, tỉ số không thay đổi. I U ? Điện trở của một dây dẫn xác định bởi R = . I ? Mỗi dây dẫn có điện trở khác nhau, phụ thuộc vào cấu tạo của dây. ? Điện trở có đơn vị là Ω 2. Định luật Ohm: ? Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. U ? Công thức: I = R PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Khi đặt vào hai đầu một đoạn dây dẫn hiệu điện thế U1 = 12 V thì cường độ dòng điện qua dây là I=2 A. 1. Nếu hiệu điện thế qua dây tăng thêm 3 V thì cường độ dòng điện qua dây bằng bao nhiêu? 2. Nếu muốn dòng điện qua dây có cường độ 1,5 A thì phải tăng hay giảm hiệu điện thế bao nhiêu? 3. Từ các dự liệu trên, hãy vẽ đồ thị sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế hai đầu đoạn dây. Câu 2: Đồ thị hình bên mô tả sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I(A) vào hiệu điện thế hai đầu của một dây dẫn. 2 1. Nếu hiệu điện thế hai đầu dây dẫn là 5V thì cường độ dòng điện qua dây là bao nhiêu? 1 U(V) 2. Nếu cường độ dòng điện qua dây là 3A thì hiệu điện thế hai đầu dây bằng bao nhiêu? 0 1 2 3 4 Câu 3: Bảng sau là kết quả của việc đo sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế hai đầu một dây dẫn. U(V) 0 3.0 4.5 6.0 7.5 9.0 I(A) 0 0.52 0.73 1.01 1.25 1.52 R(Ω) 1. Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế hai đầu đoạn dây. 2. Hãy xác định điện trở của dây dẫn. Câu 4: Đặt hiệu điện thế U = 12V vào hai đầu dây dẫn có điện trở R = 4Ω. 1. Tìm cường độ dòng điện qua dây dẫn. 2. Nếu hiệu điện thế giảm 4V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn bằng bao nhiêu? Trang 1
- THẦY NGHĨA- 0838959696 show everything on paper PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 5: Khi thay đổi hiệu điện thế hai đầu dây dẫn, cường độ dòng điện qua dây A. không thay đổi. B. tăng khi hiệu điện thế tăng. C. tăng khi hiệu điện thế giảm. D. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế. Câu 6: Biểu thức nào sau đây mô tả định luật Ohm? U U A. U = R.I. B. I = . C. R = . D. Cả A, B và C. R I Câu 7: Nội dung của định luật Ohm là: A. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu dây và điện trở của dây. B. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế hai đầu dây và điện trở của dây. C. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. D. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. Câu 8: Đồ thị nào sau đây cho biết sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế hai đầu dây dẫn? A. B. C. D. I I I I U U U U 0 . 0 . 0 . 0 . Câu 9: Điện trở của dây dẫn có đơn vị là A. A (ampe). B. U (volt). C. Ω (Ohm). D. W (watt). Câu 10: Khi đặt hiệu điện thế 6V vào hai đầu một điện trở thì cường độ dòng điện qua điện trở là 0,15A. Giá trị của điện trở là A. 40Ω. B. 80Ω. C. 4Ω. D. 8Ω. Câu 11: Khi đặt hiệu điện thế 6V vào hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện qua dây là 9mA. Nếu muốn cường độ dòng điện qua dây đó là 3mA thì cần đặt vào hai đầu dây hiệu điện thế A. 18V. B. 2V. C. 4V. D. 12V. Câu 12: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là 200V thì cường độ dòng điện qua dây là 0,5A. Nếu tăng hiệu điện thế thêm 40V thì cường độ dòng điện qua dây là A. 0,125A. B. 0,75A. C. 0,25A. D. 0,625A. Câu 13: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là 12V thì cường độ dòng điện qua dây là 0,4A. Nếu muốn cường độ dòng điện qua dây là 0,6A thì hiệu điện thế giữa hai đầu dây là A. 14V. B. 16V. C. 18V. D. 20V. Câu 14: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là 6V thì cường độ dòng điện qua dây là 0,3A. Nếu muốn cường độ dòng điện giảm đi 0,1A thì hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là A. 5V. B. 4V. C. 3V. D. 2V. Câu 15: Đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu dây dẫn có điện trở 60Ω thì cường độ dòng điện qua dây bằng A. 0,3A. B. 0,2A. C. 0,15A. D. 0,1A. Câu 16: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là A. đường thẳng đi qua gốc tọa độ. B. đường thẳng song song trục hiệu điện thế. C. đường thẳng song song trục cường độ dòng điện. D. đường thẳng không đi qua gốc tọa độ. Câu 17: Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu một bóng đèn tăng 2 lần thì A. điện trở của bóng đèn tăng 2 lần. Trang 2
- THẦY NGHĨA- 0838959696 show everything on paper B. cường độ dòng điên qua bóng đèn tăng 2 lần. C. điện trở bóng đèn tăng 2 lần và cường độ dòng điện qua bóng đèn giảm 2 lần. D. điện trở bóng đèn tăng 2 lần và cường độ dòng điện qua bóng đèn tăng 2 lần. Câu 18: Điện trở của một dây dẫn cho biết A. khả năng cản trở dòng điện của dây dẫn. B. khả năng làm giảm cường độ dòng điện của dây dẫn. C. khả năng dẫn điện của dây dẫn. D. khả năng làm tăng cường độ dòng điện của dây dẫn. I(A) 2 Câu 19: Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế hai đầu một dây dẫn. Điện trở của dây dẫn là 1 A. 1Ω. B. 3Ω. C. 2Ω. D. 4Ω. U(V) 0 1 2 3 4 BÀI TẬP VỀ NHÀ Câu 20: Đặt hiệu điện thế U = 6V vào hai đầu điện trở R = 20Ω 1. Tìm cường độ dòng điện qua dây. 2. Nếu muốn cường độ dòng điện qua dây dẫn là 0,4A thì hiệu điện thế hai đầu dây là bao nhiêu? 3. Nếu hiệu điện thế giảm bớt 2V thì cường độ dòng điện qua dây là bao nhiêu? 4. Giả sử giữ nguyên hiệu điện thế nói trên. Nếu muốn có dòng điện với cường độ 0,1A thì cần dùng dây dẫn có điện trở bằng bao nhiêu? I(A) 2 Câu 21: Đồ thị hình bên mô tả sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế hai đầu của điện trở. Nếu muốn dòng điện qua điện 1 trở có cường độ 1,5A thì hiệu điện thế hai đầu dây bằng bao nhiêu? U(V) 0 1 2 3 4 Trang 3