Ôn thi THPT môn Hóa học - Chuyên đề 4: Bài toán nhiệt luyện - Phạm Thị Loan
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi THPT môn Hóa học - Chuyên đề 4: Bài toán nhiệt luyện - Phạm Thị Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- on_thi_thpt_mon_hoa_hoc_chuyen_de_4_bai_toan_nhiet_luyen_pha.doc
Nội dung text: Ôn thi THPT môn Hóa học - Chuyên đề 4: Bài toán nhiệt luyện - Phạm Thị Loan
- ÔN THI ĐH 2015 GV: Phạm Thị Loan (0973.921.512) CHUY£N §Ò 4: BµI TO¸N NHIÖT LUYÖN Câu 1( ĐH A 2008): Cho c¸c ph¶n øng: t0 t0 (1) Cu(NO3)2 (2) NH4NO2 t0 t0 (3) NH3 + O2 xt:Pt (4) NH3 + Cl2 t0 t0 (5) NH4Cl (6) NH3 + CuO C¸c ph¶n øng ®Òu t¹o khÝ N2 lµ: A. (2), (4), (6). B. (1), (2), (5). C. (1), (3), (4). D. (3), (5), (6). Câu 2: Khi cho 3,36 lít (đo ở đktc) hỗn hợp khí X gồm N2, CO và CO2 đi qua đồng(II) oxit dư đốt nóng, rồi sục vào dung dịch nước vôi trong dư, thì thu được 10,0 gam kết tủa và 4,8 gam đồng. Thành phần % về thể tích của N2 trong hỗn hợp X là giá trị nào dưới đây ? A. 16,67%. B. 33,33%. C. 50,00%. D. 66,67%. Câu 3: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, MgO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là A. 0,560 B. 0,448 C. 0,112 D. 0,224 Câu 4: Cho khí CO đi qua ống sứ đựng 37,12 gam Fe3O4 nung nóng thu được hỗn hợp rắn X. Khí đi ra khỏi ống sứ được hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 43,34 gam kết tủa. Hòa tan hết lượng hỗn hợp X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thấy bay ra V lít SO2 (đktc). Giá trị của V là: A. 4,48 B. 3,584 C. 3,36 D. 6,72 C©u 5( ĐH A 2008: Khi crackinh hoµ toµn mét thÓ tÝch ankan X thu ®îc 3 thÓ tÝch hçn hîp Y ( c¸c thÓ tÝch ®o ë cïng ®iÒu kiÖn nhiÖt ®é vµ ¸p suÊt); tØ khèi cña Y so víi H2 b»ng 12. C«ng thøc ph©n tö cña X lµ: A. C6H14. B. C3H8 C. C4H10. D. C5H12. Câu 6( CĐ 2012): Nung một lượng butan trong bình kín (có xúc tác thích hợp) thu được hỗn hợp khí X gồm ankan và anken. Tỉ khối của X so với khí hiđro là 21,75. Phần trăm thể tích của butan trong X là A. 33,33% B. 50,00% C. 66,67% D. 25,00% Câu 7: Trong bình kín chứa 0,5 mol CO và m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3). Đun nóng bình cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thì khí trong bình có tỉ khối so với khí CO ban đầu là 1,457. Giá trị của m là A. 16,8 B. 21,5 C. 22,8 D. 23,2 Câu 8( ĐH A 2012): Hỗn hợp X có khối lượng 82,3 gam gồm KClO 3, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl. Nhiệt phân hoàn toàn X thu được 13,44 lít O2 (đktc), chất rắn Y gồm CaCl 2 và KCl. Toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với 0,3 lít dung dịch K2CO3 1M thu được dung dịch Z. Lượng KCl trong Z nhiều gấp 5 lần lượng KCl trong X. Phần trăm khối lượng KCl trong X là : A. 25,62%. B. 12,67%. C. 18,10%. D. 29,77%. Câu 9( CĐ 2008): Nhiệt phân hoàn toàn 34,65g hỗn hợp gồm KNO 3 , Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối hơi so với H2 là 18,8. Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp là: A. 8,60g B. 20,50g C. 11,28g D. 9,40g Câu 10( ĐH A 2009): Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 11: Đem nung nóng m gam Cu(NO3)2 một thời gian rồi dừng lại, làm nguội và đem cân thấy khối lượng giảm 0,54 gam so với ban đầu. Khối lượng muối Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân là: A. 1,88 gam B. 9,4 gam C. 0,47 gam D. 0,94 gam Câu 12: Tiến hành nung 6,06g muối nitrat của một kim loại kiềm thu được 5,1g muối nitrit .Hỏi muối nitrat của kim loại đem phân hủy là gì ? A. NaB. K C. Cs D. Rb Câu 13: Nhiệt phân hoàn toàn 9,4 gam một muối nitrat của kim loại R thì sau phản ứng ta thu được 4 gam chất rắn. Xác định công thức phân tử của muối trên. A. AgNO3 B. Mg(NO3)2 C. Cu(NO3)2 D. Trường hợp khác Câu 14: Nhiệt phân hoàn toàn 5,24 gam hỗn hợp Cu(NO 3)2 và Mg(NO3)2 đến khối lượng không đổi thì sau phản ứng phần chất rắn giảm 3,24 gam. Thành phần % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là: 1
- A. 50% và 50% B. 47,34% và 52,66% C. 71,76% và 28,24% D. 60% và 40% Câu 15: Nung nóng hoàn toàn 27,3 gam hỗn hợp NaNO3; Cu(NO3)2. Hỗn hợp khí thoát ra được dẫn vào nước dư thì thấy có 1,12 lít khí (đktc) không bị hấp thụ (lượng O 2 hoà tan không đáng kể). Khối lượng Cu(NO 3)2 trong hỗn hợp ban đâu là: A. 8,6 gam B. 18,8 gam C. 28,2 gam D. 4,4 gam Câu 16: Nhiệt phân hoàn toàn m gam Cu(NO3)2 thu được 0,56 lít hỗn hợp khí X (đktc) và chất rắn Y. Giá trị của m là: A. 4 gam B. 2 gam C. 9,4 gam D. 1,88 gam Câu 17( ĐH B 2007): Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là : A. 5,8 gam. B. 6,5 gam. C. 4,2 gam. D. 6,3 gam. Câu 18: Nung 34,8g hỗn hợp X gồm MCO3 và NCO3 được m gam chất rắn Y 4,48 lít khí CO2 (đktc). Nung Y tới khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn Z và khí CO2. Dẫn toàn bộ khí CO2 thu được qua dung dịch KOH dư, tiếp tục cho thêm CaCl2 dư thì được 10 gam kết tủa. Hòa tan hoàn toàn Z trong V lít dung dịch HCl 0,4M vừa đủ được dung dịch T. Giá trị của m và T lần lượt là: A. 26; 1,5 B. 21,6 ; 1,5 C. 26 ; 0,6 D. 21,6 ; 0,6 Câu 19: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp MgCO 3; CaCO3 rồi cho toàn bộ khí thoát ra (khí A) hấp thụ vừa hết bằng dung dịch Ca(OH)2 thu được kết tủa B và dung dịch C. Hỏi A, B, C lần lượt là những chất gì? A. CO; CaCO3; Ca(HCO3)2 B. CO2; CaCO3; Ca(HCO3)2 C. CO; Ca(HCO3)2; Ca(OH)2 D. CO2; Ca(HCO3)2, CaCO3 Câu 20: Đem nung 1,50 gam một muối cacbonat một kim loại cho đến khối lượng không đổi, thu được 268,8 cm3 khí cacbon đioxit (đktc). Kim loại trong muối cacbonat trên là: A. Zn B. Mn C. Ni D. Ca Câu 21: Nhiệt phân 20 gam muối cacbonat kim loại hóa trị II thu được khí A và chất rắn B. Cho toàn bộ khí A vào 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 19,7g kết tủa. Công thức muối cacbonat là: A. CaCO3 B. BaCO3 C. FeCO3 D. MgCO3 Câu 22: Nung m gam đá X chứa 80% khối lượng CaCO 3 phần còn lại là tạp chất trơ) một thời gian thu được chất rắn Y chứa 45,65% CaO. Tính hiệu suất phản ứng phân hủy CaCO3: A. 50% B. 75% C. 80% D. 70% Câu 23: Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3, phần còn lại là tạp chất trơ. Nung m gam đá một thời gian thu được chất rắn nặng 0,78m gam. Hiệu suất phân huỷ CaCO3 bằng : A. 58,8% B. 65% C. 78% D. 62,5% Câu 24: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp 2 muối NH 4HCO3; (NH4)2CO3 thu được hỗn hợp khí và hơi trong đó CO2 chiếm 30% về thể tích. vậy tỉ lệ số mol NH4HCO3; (NH4)2CO3 theo thứ tự là : A. 3:1 B. 1:2 C. 2:1 D. 1:1 Câu 25: Nung 35,8 gam hỗn hợp X gồm FeCO 3 và MgCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, còn lại 22 gam chất rắn. Hấp thụ hoàn toàn bộ khối lượng khí CO 2 sinh ra vào dung dịch Y chứa 0,1 mol Ba(OH)2 và 0,2 mol NaOH. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là: A. 19,7 gam B. 17,73 C. 39,4 gam D. 9,85 gam Câu 26: Nhiệt phân một loại quặng có công thức MgCO 3.CaCO3 được khí A, cho khí A hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch KOH thu được dung dịch B, biết dung dịch B vừa tác dụng được với BaCl 2 vừa tác dụng được với NaOH. Xác định các chất tan có mặt trong dung dịch B: A. KHCO3 B. K2CO3 C. K2CO3 và KOH D. K2CO3 và KHCO3 Câu 27( ĐH B 2009): Khi nhiệt phân hoàn toàn 100g mỗi chất sau đây: KClO3( xt:MnO2), KMnO4, KNO3 và AgNO3. Chất tạo ra lượng oxi lớn nhất là: A. KClO3 B. KMnO4 C. KNO3 D. AgNO3 Câu 28: Nung 13,85g muối KClO x thì khối lượng chất rắn thu được giảm 46,21% so với khối lượng muối ban đầu. Xác định công thức của muối. Nếu cho toàn bộ khí thu được ở trên tác dụng với 32g Cu (phản ứng hoàn toàn) . Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng: A. KClO3 ; 36,8g B. KClO4 ; 40g C. KClO4 ; 38,4g D. KClO3 ; 38,5g 2
- Câu 29: Nung 24,5g KClO3. Khí thu được tác dụng hết với Cu lấy dư. Phản ứng cho chất rắn có khối lượng lớn hơn khối lượng của Cu dùng lúc đầu là 4,8g. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt phân KClO3: A. 75% B. 80% C. 50% D. 100% Câu 30( ĐH B 2011): Nhiệt phân 4,385g hỗn hợp X gồm KClO 3 và KMnO4 thu được O2 và m gam chất rắn gồm K2MnO4 , MnO2 và KCl. Toàn bộ lượng O2 tác dụng hết với C nóng đỏ, thu được 0,896 lít hỗn hợp khí Y (đktc) có tỉ khối so với H2 là 16. Thành phần phần trăm khối lượng KMnO4 trong X là: A. 62,76% B. 74,92% C. 72,06% D. 27,94% Câu 31: Cho khí Cl2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 thu được clorua vôi là hỗn hợp của CaCl2, CaOCl2 , Ca(ClO)2 và nước. Sau khi loại bỏ nước thu được 152,40g hỗn hợp A chứa 50% CaOCl2 ; 28,15% Ca(ClO)2 còn lại là CaCl2 (theo khối lượng). Nung nóng hỗn hợp A thu được 152,4g hỗn hợp B chỉ chứa CaCl2 và Ca(ClO3)2. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng và % khối lượng của CaCl2 trong hỗn hợp B là: A. 26,88 lít; 72,83% B. 26,6 lít ; 72,83% C. 26,4 lít ; 72% D. 26 lít ; 72% Câu 32: Khí oxi thu được khi nhiệt phân các chất: H 2O2, KMnO4, KClO3, KNO3 . Khi nhiệt phân 10 gam mỗi chất trên, thể tích khí oxi thu được ở điều kiện tiêu chuẩn lớn nhất là: A. KNO3 B. KMnO4 C. H2O2 D. KClO3 Câu 33: Nung hỗn hợp bột KClO 3, KMnO4, Zn một thời gian. Lấy hỗn hợp sản phẩm rắn cho vào dung dịch H2SO4 loãng thì thu được hỗn hợp khí. Hỗn hợp đó là A. Cl2 và O2. B. H2, Cl2 và O2. C. Cl2 và H2. D. O2 và H2. Câu 34. Nung 316 gam KMnO4 một thời gian thấy còn lại 300 gam chất rắn. Vậy % khối lượng KMnO4 đã bị nhiệt phân là: A. 40%. B. 30%. C. 75%. D. 50%. Câu 35. Cho hỗn hợp gồm a mol FeS2 và b mol Cu2S tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thì thu được dung dịch A (chứa 2 muối sunfat) và 2,4 mol khí NO2 là sản phẩm khử duy nhất. Cho dung dịch A tác dụng với Ba(OH)2 dư thì thu được kết tủa E. Nung E đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị m là A.89,1 B. 61,14 C. 75,12 D. 80,10 Câu 36. X là hỗn hợp các muối Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Mg(NO3)2. Trong đó O chiếm 68 % về khối lượng. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch chứa 50 gam X. Lọc kết tủa thu được đem nung trong chân không đến khối lượng không đổi thu được m gam oxit. Giá trị của m là: A. 11,75B. 17.6 C. 9.2D. 17,15 Câu 37. Hòa tan hết 20,8 gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 có cùng số mol bằng lượng dư dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được dung dịch Y. Thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 16 gam. B. 69,9 gam. C. 85,9 gam. D. 91,3 gam. Câu 38. Hòa tan hết 30,4 gam hỗn hợp gồm CuO và FeO bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NH3 dư, sau đó lọc láy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không không đổi thu được 16gam chất rắn. Cô cạn phần 2 thu được chất rắn khan Z. Đun nóng toàn bộ chất rắn Z với lượng dư H2SO4 đặc rồi dẫn khí và hơi đi qua bình đựng lượng dư P2O5, thì thể tích khí (đktc) còn lại đi qua bình đựng P2O5 là A. 11,648 lít. B. 9,408 lít. C. 8,96 lít. D. 11,2 lít. Câu 39: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (trong điều kiện không có không khí, hiệu suất 100%) với 9,66 gam hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt, thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan Y bằng dung dịch NaOH dư, sau khi các phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z, chất không tan T và 0,03 mol khí. Sục CO 2 đến dư vào dung dịch Z, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 5,1 gam một chất rắn. Công thức của oxit sắt và khối lượng của nó trong hỗn hợp X trên là A. Fe3O4 và 2,76 gam. B. Fe3O4 và 6,96 gam. C. FeO và 7,20 gam. D. Fe2O3 và 8,00 gam. Câu 40: Hoà tan 20,8 gam hỗn hợp bột gồm FeS, FeS2, S bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 53,76 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đkc) và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy toàn bộ kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là A. 16 gam B. 9 gam C. 8,2 gam D. 10,7 gam Câu 41: Hỗn hợp A gồm hai muối FeCO3 và FeS2 có tỉ lệ số mol 1 : 2. Đem nung hỗn hợp A trong bình có thể tích không đổi, thể tích các chất rắn không đáng kể, đựng không khí dư (chỉ gồm N2 và O2) đển các muối trên 3
- bị oxi hóa hết tạo oxit sắt có hóa trị cao nhât (Fe2O3). Để nguội bình, đưa nhiệt độ bình về bằng lúc đầu (trước khi nung), áp suât trong bình sẽ như thê nào? A. Sẽ giảm xuống B. Sẽ tăng lên C. Không đổi D. Không khẳng định được Câu 42( ĐH B 2011): Hỗn hợp chất rắn X Gồm Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và AgNO3.Thành phần phần trăm của N trong X là 11,864%. Có thể điều được tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp 3 kim loại từ 14,16g X: A. 10,56g B. 7,68g C. 3,36g D. 6,72g Câu 43: Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2; Fe(OH)3; FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là: A. FeO B. Fe3O4 C. Fe D. Fe2O3 Câu 44: Thu được chất nào khi đun nhẹ muối amoni nitrit? A. N2; H2O B. N2O; H2O C. H2; NH3; O2 D. H2; N2; H2O Câu 45( §H A 2014). Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây? A. 9,5B. 8,5C. 8,0D. 9,0 Câu 46: Trong bình kín chứa 0,5 mol CO và m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3). Đun nóng bình cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thì khí trong bình có tỉ khối so với khí CO ban đầu là 1,457. Giá trị của m là? A. 16,8 B. 21,5 C. 22,8 D. 23,2 Câu 47( §H B 2013): Hỗn hợp X gồm FeO, Fe 2O3 và Fe3O4. Cho khí CO qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch Ca(OH) 2 dư, đến phản ứng hoàn toàn, thu được 4 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H 2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 1,008 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa 18 gam muối. Giá trị của m là A. 7,12. B. 6,80. C. 5,68. D. 13,52. Câu 48: Cho hơi nước đi qua than nung nóng đỏ sau khi loại bỏ hơi nước dư thu được 17,92 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO2, CO và H2. Hấp thụ X vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 35,46 gam kết tủa và có V lít khí Y thoát ra. Cho Y tác dụng với CuO dư nung nóng sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn giảm m gam. Giá trị của m là: A. 12,8. B. 2,88. C. 9,92. D. 2,08 Câu 49: Cho khí CO đi qua ống sứ đựng 0,09 mol hỗn hợp X gồm Fe2O3 và FeO nung nóng sau một thời gian thu được 10,32 gam chất rắn Y. Dẫn khí đi ra khỏi ống sứ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 17,73 gam kết tủa. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thu được V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là: A. 1,344. B. 1,68. C. 1,14. D. 1,568 Câu 50: Cho khí CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp X gồm FeO và Fe2O3 đun nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm được 4,784 gam hỗn hợp chất rắn Y. Khí đi ra khỏi ống được hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì được 0,046 mol kết tủa. Tỉ lệ số mol của FeO và Fe2O3 trong X là : A. 1:1. B. 1:2. C. 1:3. D. 2:3. Câu 51: Cho 16,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Fe2O3 vào ống sứ nung nóng và dẫn từ từ 0,2 mol hỗn hợp khí Y gồm CO và H2 (dY/H2= 4,25) qua ống. Khí và hơi thoát ra được hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy có 7 gam kết tủa và còn 0,06 mol khí Z (dZ/H2= 7,5). Thành phần % số mol Fe2O3 trong X là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn) : A. 16,67 B. 27,77 C. 55,56 D. 35,80 Câu 52: Cho V lít khí CO qua ống sứ đựng 5,8 gam oxit sắt FexOy nóng đỏ một thời gian thì thu được hỗn hợp khí X và 5,16 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch axit HNO3 loãng dư được dung dịch Z và 0,784 lít khí NO (đktc). Công thức nào dưới đây là của oxit sắt ? A. Fe3O4. B. Fe2O3. C. FeO. D. FeO hoặc Fe3O4. Câu 53: Khi dùng khí CO để khử Fe2O3 thu được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan X bằng dung dịch HCl (dư) giải phóng 4,48 lít khí (đktc). Dung dịch sau phản ứng tác dụng với NaOH dư thu được 45 gam kết tủa trắng xanh. Thể tích CO cần dùng là A. 6,72 lít. B. 8,96 lít C. 10,08 lít. D. 13,44 lít. 4