Đề dự bị kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia môn Hóa học (Hữu cơ) Lớp 12 THPT - Bảng A - Năm học 2001-2002 - Bộ giáo dục và đào tạo

doc 3 trang thaodu 2140
Bạn đang xem tài liệu "Đề dự bị kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia môn Hóa học (Hữu cơ) Lớp 12 THPT - Bảng A - Năm học 2001-2002 - Bộ giáo dục và đào tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_du_bi_ky_thi_hoc_sinh_gioi_quoc_gia_mon_hoa_hoc_huu_co_lo.doc

Nội dung text: Đề dự bị kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia môn Hóa học (Hữu cơ) Lớp 12 THPT - Bảng A - Năm học 2001-2002 - Bộ giáo dục và đào tạo

  1. bộ giáo dục và đào tạo kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 thpt năm học 2001-2002 Đề thi dự bị Môn : hoá học , Bảng A Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi thứ hai: (Theo quyết định và thông báo của Bộ) Câu I: Cho sơ đồ chuyển hoá sau (K, Z là các sản phẩm chính): ? ? ? BrC4H8C6H5 HOC4H8C6H5 C4H7C6H5 (1) (K) (2) (M) (3) (N) CH3CH2CH(CH3)-C6H5 ? ? ? C4H9C6H4Br C4H9C6H4ONa C4H9C6H4OH (4) (P) (5) (Q) (6) (Z) 1. Ghi công thức các tác nhân phản ứng và điều kiện phản ứng (nếu có) thích hợp vào các chỗ ghi dấu ? trên sơ đồ chuyển hoá. 2. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hoá trên (các chất từ K, Z viết ở dạng công thức cấu tạo). 3. Các hợp chất ở sơ đồ trên, hợp chất nào có đồng phân hình học? Viết công thức cấu trúc không gian của các đồng phân đó. Câu II: 1. Từ menton tổng hợp được thymol (3-metyl-6-isopropylphenol), hãy viết sơ đồ các phương trình phản ứng. Menton Thymol H 2. Từ axetilen, các dung môi hữu cơ và các chất vô cơ cần thiết, hãy viết sơ đồ các phương trình phản ứng điều chế: a) CH3COOH ; c) CH3CH(CH3)CH2CH2OH ; b) CH3CHOHCH3 ; d) CH3CH(CH3)CH2CH3 . Câu III: 1. Từ cloaxetanđehit và BrMgC CMgBr với các chất vô cơ cần thiết tổng hợp được chất (A), (B) có công thức sau. Hãy viết sơ đồ các phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện (nếu có). CH2OH CH2OH H OH H OH (A) H OH (B) HO H H OH HO H H OH H OH 1
  2. CH2OH CH2OH 2. Galactal (G) tác dụng với metanol nhờ xúc tác OH HCl sinh ra 2 sản phẩm mạch vòng A1 và A2 có H CH2OH cùng công thức phân tử C7H14O5. (G) H H a) Hãy trình bày cơ chế phản ứng và công thức HO cấu trúc của A1 và A2. H H b) Cho A1 hoặc A2 tác dụng với dung dịch axit trong nước sinh ra một hỗn hợp sản phẩm luôn luôn chuyển hoá lẫn nhau theo cân bằng. Dùng công thức lập thể mô tả cân bằng đó. Câu IV: Xibeton tách được từ tuyến thơm của một loài cầy hương, có thành phần: 81,83% C; 11,75% H còn lại là oxi (giá trị thực nghiệm dao động khoảng 0,3%). Dung dịch chứa 0,497 gam xibeton trong 10 gam benzen đông đặc ở 4,51oC. Biết rằng độ giảm nhiệt độ đông đặc tuân theo biểu thức t = 5,12.C (C là nồng độ dung dịch tính theo số mol chất tan trong 1000 gam dung môi, benzen nóng chảy ở 5,53oC). 1. Hãy xác định 2 công thức đơn giản nhất và 2 công thức phân tử phù hợp với các số liệu thực nghiệm đã cho và lựa chọn lấy công thức phân tử thích hợp. 2. Cho xibeton tác dụng với dung dịch Br2 trong CCl4 thu được hợp chất có công thức phân tử C17H30OBr2. Xibeton bị oxi hoá bởi dung dịch KMnO4 (lạnh) cho hợp chất C17H30O5 ; khi xibeton bị oxi hoá mạnh thì tạo thành HOOC(CH2)6COOH và HOOC(CH2)7COOH. Hãy xác định công thức cấu tạo của xibeton và viết các phương trình phản ứng. Câu V: 1. Đipeptit Ala-Asp: H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH(COOH)-CH2COOH có các giá trị pKa : 2,82 ; 4,46 ; 8,59. a) Hãy ghi các giá trị pKa cho từng nhóm chức trên công thức cấu tạo của đipeptit Ala-Asp. b) So sánh các giá trị pHI của Ala-Asp và Ala-Ala. Giải thích. 2. Peptit X có thành phần gồm Ala Val3 Gly2 Phe2 Arg2. X không phản ứng với 2,4-đinitroflorobenzen và cũng không bị thuỷ phân bởi enzim cacboxipeptiđaza. Thuỷ phân X nhờ enzim chimotripsin thu được peptit A và B có cấu tạo: A: Arg-Val-Gly-Val-Phe; B: Gly-Arg-Val-Ala-Phe . Thuỷ phân X nhờ enzim tripsin thu được peptit C và D có cấu tạo: C: Val-Ala-Phe-Arg ; D: Val-Gly-Val-Phe-Gly-Arg. Viết công thức cấu tạo của X. 2