Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Mã đề 134 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lê Văn Thịnh

doc 4 trang thaodu 1660
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Mã đề 134 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lê Văn Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_ma_de_134_nam_hoc_2018.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Mã đề 134 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lê Văn Thịnh

  1. SỞ GD VÀ ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2018-2019 TRƯỜNG THPT LÊ VĂN THỊNH Môn: HÓA HỌC (Đề thi gồm 04 trang ) Ngày thi: 31 tháng 03 năm 2019 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Mã đề thi 134 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1: Cho dãy các chất sau: (1) glucozơ, (2) metyl fomat, (3) etyl axetat, (4) axetanđehit. Số chất trong dãy có phản ứng tráng bạc là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 2: Cho 7,5 gam glyxin vào 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là A. 13,70. B. 19,10. C. 23,48. D. 16,90. Câu 3: Polime nào sau đây chứa nguyên tố N trong phân tử? A. Polietilen. B. Poli(vinyl axetat). C. Xenlulozơ. D. Nilon- 6. Câu 4: Este có công thức HCOOCH3 tên gọi là A. metyl axetat. B. metyl fomat. C. etyl fomat. D. etyl axetat. Câu 5: Cho các thí nghiệm sau: (1) Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch BaCl2. (2) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch HCl. (3) Sục khí CO2 vào dung dịch HNO3. (4) Nhỏ dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaOH. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 6: Trong phòng thí nghiệm khí X được điều chế và thu vào bình tam giác theo hình vẽ. Khí X được tạo ra từ phản ứng hoá học nào sau đây? A. NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O. B. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O. C. 3Cu + 8HNO3 (loãng) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. D. 2Fe + 6H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O. Câu 7: Lên men m kg gạo nếp (chứa 80% tinh bột), thu được ancol etylic và V lít khí CO 2 (đktc). Hấp 1 thụ hoàn toàn lượng khí CO2 vào 170 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch chứa 4,44 1000 gam chất tan. Biết hiệu suất mỗi giai đoạn trong quá trình lên men là 80%. Giá trị gần đúng nhất của m là A. 5,06. B. 12,66. C. 6,33. D. 7,03. Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong bình kín chứa khí O 2 (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là A. 17,92 lít. B. 8,96 lít. C. 11,20 lít. D. 4,48 lít. Câu 9: Cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là A. N2. B. NO2. C. NO. D. N2O. Câu 10: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh? A. Al(OH)3. B. Cu(OH)2. C. KOH. D. HF. Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Đường saccarozơ còn gọi là đường nho. Trang 1/4 - Mã đề thi 134
  2. B. Fructozơ có nhiều trong mật ong. C. Glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch Br2. D. Có thể dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 phân biệt saccarozơ và glucozơ. Câu 12: Để tác dụng hết a mol triolein cần dùng tối đa 0,6 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là A. 0,15. B. 0,25. C. 0,20. D. 0,30. Câu 13: Chất nào sau đây không tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ? A. Si. B. Al. C. Cr. D. HNO3. Câu 14: Cho các dung dịch loãng: (1) AgNO 3, (2) FeCl2, (3) HNO3, (4) FeCl3, (5) hỗn hợp gồm NaNO3 và HCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 15: Dung dịch X chứa 0,01 mol Al2(SO4)3. Nhỏ rất từ từ dung dịch NaOH vào X đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì lượng kết tủa cực đại thu được là A. 1,02 gam. B. 2,34 gam. C. 0,78 gam. D. 1,56 gam. Câu 16: Dung dịch chất nào sau đây không tạo kết tủa với dung dịch BaCl 2? A. Ca(OH)2. B. Na2CO3. C. NaHSO4. D. Na3PO4. Câu 17: Fomalin (còn gọi là fomon) được dùng để ngâm xác động, thực vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng Fomalin là dung dịch của chất hữu cơ nào sau đây? A. HCOOH. B. CH3CHO. C. HCHO. D. C2H5OH. Câu 18: Khi thủy phân hoàn toàn một triglixerit X trong môi trường axit thu được hỗn hợp sản phẩm gồm glixerol, axit panmitic và axit oleic. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là A. 2. B. 8. C. 4. D. 6. Câu 19: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo? A. (C17H33COO)3C3H5. B. (C2H3COO)3C3H5. C. (CH3COO)3C3H5. D. (C17H35COO)2C2H4. Câu 20: Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu nâu đỏ. Chất X có thể là A. AgNO3. B. KOH. C. NaCl. D. CH3OH. Câu 21: Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử? t0 A. NaOH + HCl → NaCl + H2O. B. CaCO3  CaO + CO2. C. 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3. D. CO2 + Na2O → Na2CO3. Câu 22: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là A. tính oxi hóa. B. tính axit. C. tính bazơ. D. tính khử. Câu 23: Chất nào sau đây kém bền với nhiệt? A. K2SO4. B. Na2CO3. C. BaCl2. D. Al(OH)3. Câu 24: Cho hỗn hợp X gồm KHCO 3 và Na2CO3. Trộn đều hỗn hợp X rồi chia thành hai phần. Phần 1 có khối lượng m gam tác dụng với dung dịch Ca(OH) 2 dư, thu được 0,12 mol kết tủa. Phần 2 có khối lượng 2m gam tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là A. 3,584. B. 1,792. C. 2,688. D. 5,376. Câu 25: Trong phân tử peptit Gly-Ala-Val-Lys thì amino axit đầu N là A. Lys. B. Val. C. Gly. D. Ala. Câu 26: Cho các chất sau: protein; sợi bông; amoni axetat; tơ nilon-6; tơ nitron; tinh bột; tơ nilon-6,6. Số chất trong dãy có chứa liên kết -CO-NH- là A. 4. B. 3. C. 6. D. 5. Câu 27: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho a mol Mg vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3. (2) Cho a mol Fe tác dụng với dung dịch chứa 3a mol HNO3, thu khí NO là sản phẩm khử duy nhất. (3) Cho a mol Fe vào dung dịch chứa 3a mol AgNO3. (4) Sục a mol khí CO2 vào dung dịch chứa a mol Ca(OH)2. (5) Cho dung dịch chứa 3a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol AlCl3. Trang 2/4 - Mã đề thi 134
  3. Sau khi kết thúc phản ứng, số trường hợp thu được dung dịch chứa hai muối là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 28: Hỗn hợp X gồm ba este đều no, mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn 35,34 gam X cần dùng 1,595 mol O 2, thu được 22,14 gam nước. Mặt khác đun nóng 35,34 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa hai muối của hai axit có mạch không phân nhánh và 17,88 gam hỗn hợp Z gồm một ancol đơn chức và một ancol hai chức có cùng số nguyên tử cacbon. Phần trăm khối lượng của este đơn chức trong hỗn hợp X là A. 7,47%. B. 12,56%. C. 4,19%. D. 4,98%. Câu 29: Cho dung dịch X chứa AlCl3 và HCl. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau: - Thí nghiệm 1: Cho phần 1 tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thu được 71,75 gam kết tủa. - Thí nghiệm 2: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào phần 2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: Giá trị của x là A. 0,62. B. 0,57. C. 0,33. D. 0,51. Câu 30: Nung hỗn hợp gồm m gam Al và 0,04 mol Fe 2O3 một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl đặc, nóng, vừa đủ (không có không khí) thu được 0,1 mol khí H 2 và dung dịch Y. Y phản ứng tối đa với 0,52 mol NaOH (biết các phản ứng xảy ra trong điều kiện không có không khí). Giá trị của m là A. 1,62. B. 2,16. C. 2,43. D. 3,24. Câu 31: Cho các phát biểu sau: (1) Kim loại Cu khử được ion Fe2+ trong dung dịch. (2) Thạch cao nung được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương, làm phấn viết bảng, . (3) Khi cho CrO3 tác dụng với nước tạo thành dung dịch chứa hai axit. (4) Al(OH)3 vừa tác dụng được với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với dung dịch HCl. (5) Để dây thép ngoài không khí ẩm, sau một thời gian thấy dây thép bị ăn mòn điện hoá. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 32: X, Y là hai axit cacboxylic no, đơn chức mạch hở; Z là este tạo từ X và Y với etilen glicol. Đốt cháy hoàn toàn 35,4 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z bằng khí O 2 thu được 31,36 lít khí CO2 (đktc) và 23,4 gam H2O. Mặt khác, cho 35,4 gam E tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 0,5M, đun nóng. Sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 48,2. B. 51,0. C. 50,8. D. 46,4. Câu 33: Oxi hóa 1,2 gam CH3OH bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp sản phẩm X (gồm HCHO, H2O và CH3OH dư). Nếu cho toàn bộ hỗn hợp X tác dụng với Na dư, thu được V lít khí hiđro (đktc). Giá trị của V là A. 0,420. B. 0,336. C. 0,054. D. 0,840. Câu 34: Cho 36,24 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe 3O4, Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 1,15 mol HCl và + 0,04 mol HNO3, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y (không chứa NH 4 ) và 0,16 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và NO. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y thấy thoát ra 0,025 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5) , đồng thời thu được 173,125 gam kết tủa. Phần trăm số mol của Fe có trong hỗn hợp ban đầu là A. 18,22%. B. 20,00%. C. 6,18%. D. 10,00%. Câu 35: Cho X, Y, Z và T là các chất khác nhau trong số bốn chất sau đây: C2H5NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau: Trang 3/4 - Mã đề thi 134
  4. Chất X Y Z T Nhiệt độ sôi (oC) 182,0 -33,4 16,6 184,0 pH (dung dịch nồng độ 0,1 mol/l) 8,8 11,1 11,9 5,4 Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Z là C2H5NH2. B. Y là C6H5OH. C. X là NH3. D. T là C6H5NH2. Câu 36: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho hỗn hợp gồm a mol FeCO 3 và a mol Mg vào dung dịch HCl dư, thu được V 1 lít khí. (2) Cho a mol Mg vào dung dịch HNO3 dư, thu được V2 lít khí. (3) Cho hỗn hợp gồm a mol FeCO 3 và a mol Mg vào dung dịch HNO3 dư, thu được V3 lít khí. Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của HNO 3 trong các thí nghiệm trên và các khí đều đo ở cùng điều kiện. So sánh nào sau đây là đúng? A. V1 > V2 > V3. B. V1 = V3 > V2. C. V1 > V3 > V2. D. V1 = V3 < V2. Câu 37: Cho các phát biểu sau: (1) Các hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố cacbon. (2) Trong tự nhiên, các hợp chất hữu cơ đều là các hợp chất tạp chức. (3) Phản ứng thủy phân este trong dung dịch kiềm là phản ứng một chiều. (4) Lên men glucozơ thu được etanol và khí cacbonoxit. (5) Phân tử amin, amino axit, peptit và protein nhất thiết phải chứa nguyên tố nitơ. (6) Các polime sử dụng làm chất dẻo đều được tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 38: Este hai chức, mạch hở X có công thức phân tử C 6H6O4 và không tham gia phản ứng tráng bạc. X được tạo thành từ ancol Y và axit cacboxylic Z. Y không phản ứng với Cu(OH) 2 ở điều kiện thường; o khi đun Y với H2SO4 đặc ở 170 C không tạo ra anken. Nhận xét nào sau đây đúng? A. Chất X có mạch cacbon phân nhánh. B. Chất Y có nhiệt độ sôi cao hơn ancol etylic. C. Phân tử chất Z có số nguyên tử hiđro bằng số nguyên tử oxi. D. Chất Z không tham gia phản ứng tráng bạc. Câu 39: Điện phân dung dịch chứa 53,9 gam hỗn hợp muối NaCl và Cu(NO 3)2 với điện cực trơ, màng ngăn xốp, đến khi nước điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân, tại thời điểm này thể tích khí sinh ở anot gấp 1,5 lần thế tích khí thoát ra ở catot ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Nếu cường độ dòng điện là 5 ampe thì thời gian điện phân là 3 giờ 13 phút. B. Tỉ lệ mol hai muối NaCl : CuSO4 là 6 : 1. C. Khối lượng kim loại bám vào catot là 6,4 gam. D. Nếu điện phân với thời gian là 3 giờ 19 phút 26 giây với I=5 ampe rồi dừng lại thì khối lượng dung dịch giảm là 28,30 gam. Câu 40: Cho các bước để tiến hành thí nghiệm tráng bạc bằng anđehit fomic: (1) Nhỏ tiếp 3-5 giọt dung dịch HCHO vào ống nghiệm. (2) Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. (3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60-70oC trong vài phút. (4) Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch. Thứ tự tiến hành đúng là A. (4), (2), (3), (1). B. (1), (4), (2), (3). C. (4), (2), (1), (3). D. (1), (2), (3), (4). ––––––––––– HẾT –––––––––– Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu gì. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 4/4 - Mã đề thi 134