Ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học - 70 Câu mệnh đề đúng sai, đếm chât - Bùi Thị Liên

doc 12 trang thaodu 18530
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học - 70 Câu mệnh đề đúng sai, đếm chât - Bùi Thị Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docon_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_70_cau_menh_de_dung_sai_dem.doc

Nội dung text: Ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học - 70 Câu mệnh đề đúng sai, đếm chât - Bùi Thị Liên

  1. Ôn thi THPTQG GV: Bùi Thị Liên 70 CÂU MỆNH ĐỀ ĐÚNG SAI, ĐẾM CHÂT Câu 1. Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư (2) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2 (3) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng (4) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư (5) Nhiệt phân AgNO3 (6) Đốt FeS2 trong không khí (7) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ (8) Đốt HgS ngoài không khí. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là A. 3B. 2C. 4D. 5 Câu 2. Tiến hành các thí nghiệm sau : (1) Đổ dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHSO4 (2) Đổ dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4 (3) Đổ dung dịch Ca(H2PO4)2 vào dung dịch KOH (4) Đổ dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch NaHCO3 (5) Đổ dung dịch Ca(HCO3)2 vào dung dịch NaOH (6) Dẫn khí SO2 vào dung dịch H2S (7) Sục khí Cl2 vào dung dịch KI. (8) Đổ dung dịch H3PO4 vào dung dịch AgNO3. (9) Sục khí CO2 vào dung dịch K2SiO3 Số thí nghiệm chắc chắn có kết tủa sinh ra là : A. 6 B. 7 C. 8 D. Đáp án khác Câu 3. Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường: (1) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S (2) Sục khí F2 vào nước (3) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc (4) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH (5) Cho Si vào dung dịch NaOH (6) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4 (7) Cho luồng khí NH3 qua CrO3 (8) Cho luồng khí H2 qua ZnO nung nóng. Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là A. 7B. 4C. 5D. 6 Câu 4. Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không có màng ngăn xốp. (2) Cho BaO vào dung dịch CuSO4. (3) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3. (4) Nung nóng hỗn hợp bột gồm ZnO và cacbon trong điều kiện không có không khí. (5) Đốt cháy Ag2S trong khí oxi dư. (6) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3. (7) Nung nóng hỗn hợp bột gồm Al và CrO trong khí trơ. Số thí nghiệm thu được đơn chất là. A. 7B. 5 C. 8D. 6 Câu 5. Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng; (2) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2; (3) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3; (4) Cho lá Zn vào dung dịch HCl. Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 6. Có 6 dung dịch riêng biệt: Fe(NO3)3, AgNO3, CuSO4, ZnCl2, Na2SO4, MgSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Cu kim loại, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là: A. 3 B. 1 C. 4 D. 2 Câu 7. Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa trong các thí nghiệm sau là bao nhiêu? (1) Nhúng thanh Zn vào dung dịch AgNO3. (2) Cho vật bằng gang vào dung dịch HCl. 1
  2. Ôn thi THPTQG GV: Bùi Thị Liên (3) Cho Na vào dung dịch CuSO4. (4) Để miếng tôn (Fe trắng Zn) có vết xước sâu ngoài không khí ẩm (5) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 2M. (6) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 Câu 8. Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng; (2) Đốt dây Al trong bình đựng khí O2; (3) Cho lá Fe vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3; (4) Cho lá Mg vào dung dịch HCl; (5) Đốt miếng gang ngoài không khí (khô). (6) Cho miếng gang vào dung dịch NaCl. Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 9 Cho dãy các chất sau: toluen, phenyl fomat, saccarozơ, glyxylvalin (Gly-Val), etylen glicol, triolein. Số chất bị thuỷ phân trong môi trường kiềm là A. 5 B. 3 C. 4 D. 6. Câu 10. Trong số các chất: metyl axetat, tristearin, glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, anilin, alanin, protein. Số chất tham gia phản ứng thủy phân là A. 9 B. 8 C. 6 D. 7. Câu 11. Cho dãy các chất sau: toluen, phenyl fomat, fructozơ, glyxylvalin (Gly-val), etylen glicol, triolein. Số chất bị thủy phân trong môi trường axit là: A. 6 B. 5 C. 4 D. 3. Câu 12. .Cho các phát biểu sau : (1) Phương pháp hiện đại để sản xuất anđehit axetic là oxi hóa metan có xúc tác thích hợp (2) Nhiệt độ sôi của axit cacboxylic cao hơn nhiệt độ sôi của ancol có cùng phân tử khối (3) Anđehit tác dụng với H2 (xúc tác Ni) luôn tạo ancol bậc nhất (4) Dung dịch bão hòa của anđehit fomic (có nồng độ 37-40%) được gọi là fomalin (5)Andehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử Số phát biểu đúng là: A.5B.3 C. 4D.2. Câu 13. Cho các phát biểu sau: (1) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được Na tại catot. (2) Có thể dùng Ca(OH)2 làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời. (3) Thạch cao nung có công thức là CaSO4.2H2O. (4) Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3. (5) Điều chế Al(OH)3 bằng cách cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 14. Cho các phát biểu sau: (1) Chất béo là trieste của glyxerol với axit béo. (2) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước. (3) Glucozơ thuộc loại monosaccarit. (4) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol. (5) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím. (6) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. 2
  3. Ôn thi THPTQG GV: Bùi Thị Liên Câu 15. Cho các phát biểu sau: (1) Các kim loại Na, K, Ba đều phản ứng mạnh với nước. (2) Kim loại Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 (loãng). (3) Crom bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ. (4) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa ba muối. (5) Hỗn hợp Al và BaO (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư. (6) Lưu huỳnh, photpho, ancol etylic đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 3. D. 6. Câu 16. . Cho các phát biểu sau: (1) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure. (2) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước. (3) Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí. (4) Trong phân tử peptit mạch hở, Gly-Ala-Gly có 4 nguyên tử oxi. (5) Ở điều kiện thường, amino axit là những chất lỏng. Số phát biểu đúng là A. 4B. 5 C. 2D. 3 Câu 17. Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường. (2) Hấp thụ hết 2 mol CO2 vào dung dịch chứa 3 mol NaOH. (3) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc, dư. (4) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2:1) vào dung dịch HCl dư. (5) Cho CuO vào dung dịch HNO3. (6) Cho KHS vào dung dịch NaOH vừa đủ. Số thí nghiệm thu được 2 muối là A. 4B. 3 C. 6D. 5 Câu 18. .Cho các nhận xét sau. (1) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo. (2) Xenlulozo là một polisaccarit do nhiều gốc -glucozơ liên kết với nhau tạo thành. (3) Trùng hợp đivinyl có xúc tác thích hợp thu được cao su buna. (4) Các amino axit có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH chỉ tác dụng với dung dịch NaOH theo tỷ lệ 1 :1 (5) Anilin phản ứng với nước brom dư tạo thành p-brom anilin. Số nhận xét đúng là: A. 3 B.5 C. 2 D.4. Câu 19. .Cho các hỗn hợp sau: (1) Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol 1:1). (2) Ba(HCO3)2 và NaOH (tỉ lệ mol 1:2). (3) Cu và FeCl3 (tỉ lệ mol 1:1). (4) AlCl3 và Ba(OH)2 tỉ lệ mol (1: 2). (5) KOH và KHCO3 (tỉ lệ mol 1: 1). (6) Fe và AgNO3 (tỉ lệ mol 1: 3). Số hỗn hợp tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là A. 3B.2 C.1D.4. Câu 20. .Có các thí nghiệm: (1) Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch hỗn hợp KHCO3 và CaCl2. (2) Đun nóng nước cứng toàn phần. (3) Đun nóng nước cứng vĩnh cửu. (4) Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 đếndư vào dung dịch KAl(SO4)2.12H2O. (5) Cho dung dịch Na3PO4 vào nước cứng vĩnh cửu. Có tối đa mấy thí nghiệm thu được kết tủa? A.2 B. 4 C.5D.3 3
  4. Ôn thi THPTQG GV: Bùi Thị Liên Câu 21. Có năm dung dịch đựng riêng biệt trong năm ống nghiệm : (NH 4)2SO4, FeCl 2, Cr(NO3)3, K2CO3, Al(NO3)3. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào năm dung dịch trên. Sau khi phản ứng kết thúc, số ống nghiệm có kết tủa là : A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 22. Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl 2 là : A. 4. B. 6. C. 3. D. 2. Câu 23. Cho các phát biểu sau (1) So với các kim loại khác trong cùng chu kì, nhôm có tính khử mạnh hơn. (2) Là kim loại màu trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng. (3) Nhôm dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, tốt hơn các kim loại Fe và Cu. (4) Nhôm là kim loại nhẹ, nóng chảy ở nhiệt độ 660 oC. (5) Trong các hợp chất nhôm có số oxi hóa +3. (6). Nhôm tác dụng với các axit ở tất cả mọi điều kiện. (7). Nhôm tan được trong dung dịch NH3. (8). Nhôm bị thụ động hóa với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội. (9). Nhôm là kim loại lưỡng tính. Tổng số phát biểu đúng là? A. 3B. 4 C. 5D. 6 Câu 24. Để giữ cho các đồ vật làm từ kim loại nhôm được bền, đẹp thì cần phải : (1) Ngâm đồ vật trong nước xà phòng đặc, nóng, để làm sạch. (2) Không nên cho đồ vật tiếp xúc với dung dịch nước chanh, giấm ăn. (3) Dùng giấy nhám, chà trên bề mặt của vật, để vật được sạch và sáng. (4) Bảo vệ bề mặt của vật như nhà thiết kế, sản xuất ban đầu. Cách làm đúng là : A. 1 và 2. B. 1 và 3. C. 1 và 4. D. 2 và 4. o Câu 25. Cho Al lần lượt vào các dung dịch : H 2SO4 loãng, HNO3 (đậm đặc, t ), Ba(OH)2,HNO3 loãng, H2SO4 đặc, thấy sinh ra khí B có tỉ khối so với O 2 nhỏ hơn 0,9. Số dung dịch phù hợp là : A. 2.B. 3. C. 4.D. 5. Câu 26. Trong các ứng dụng được cho là của nhôm dưới đây, có mấy ứng dụng chưa chính xác ? (1)Làm vật liệu chế tạo ôtô, máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ; (2) Sản xuất thiết bị điện (dây điện), trao đổi nhiệt (dụng cụ đun nấu). (3) Sản xuất, điều chế các kim loại quí hiếm (Au, Pt, Ag) (4) Làm khung cửa, trang trí nội thất và mạ đồ trang sức (5) Chế tạo hỗn hợp tecmit, được dùng để hàn gắn đường ray. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 27. Cho các nhận định sau : (1) Điều chế nhôm bằng cách điện phân nóng chảy Al 2O3 hoặc AlCl3 2+ 3+ (2) Al khử được Cu trong dung dịch. (8) Al bị khử bởi Na trong dung dịch AlCl3. (3) Al2O3 là hợp chất bền với nhiệt. (4) Al(OH)3 tan được trong dung dịch HCl và dung dịch NaOH. (5) Nhôm tác dụng với các axit ở tất cả mọi điều kiện. (6) Nhôm tan được trong dung dịch NH3. (7) Nhôm là kim loại lưỡng tính. Số nhận định đúng là : A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 28. Cho các quá trình sau : 1) Cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3 dư. 4
  5. Ôn thi THPTQG GV: Bùi Thị Liên 2) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3. 3) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2. 4) Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2. 5) Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaAlO2. 6) Cho dung dịch NH4Cl dư vào dung dịch NaAlO2. Số quá trình không thu được kết tủa là : A. 0. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 29. Có các thí nghiệm sau : (1) Dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong (2) Cho từ từ dung dịchBa(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3 (3) Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO 2 (4) Cho từ từ CO2 đến dư vào dung dịch Ca(AlO2)2 (5) Cho từ từ HCl đến dư vào dung dịch Ca(HCO3)2 Tổng số thí nghiệm nào cho kết tủa sau đó kết tủa tan hoàn toàn ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 30. Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, KHSO3, (NH4)2CO3. Số chất có tính lưỡng tính là : A. 4. B. 5 C. 7. D. 6. Câu 31. Kim loại kiềm có nhiều ứng dụng quan trọng : (1) Chế tạo các hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp ; (2) Kim loại Na và K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân ; (3) Kim loại xesi dùng làm tế bào quang điện ; (4) Các kim loại Na, K dùng để điều chế các dung dịch bazơ ; (5) kim loại kiềm dùng để điều chế các kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt luyện. Tổng số phát biểu đúng là : A. 4. B. 3. C. 2 D. 5. Câu 32. Cho các phát biểu sau: (1) Nước cứng là nước có chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+. (2) Để làm mất tính cứng vĩnh cửu của nước có thể dùng dung dịch Ca(OH) 2 hoặc dung dịch Na3PO4. (3) Không thể dùng nước vôi để làm mềm nước cứng tạm thời. (4) Từ quặng đolomit có thể điều chế được kim loại Mg và Ca riêng biệt. (5) Các kim loại K, Ca, Mg, Al được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua của tương ứng. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 33. Cho các phát biểu sau : (1) Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ Be đến Ba) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần. (2) Kim loại Cs được dùng để chế tạo tế bào quang điện. (3) Kim loại Mg tác dụng nhanh với nước ở điều kiện thường. (4) Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. (5) Kim loại Mg tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao. (6) Dùng CO2 để dập tắt các đám cháy Mg hoặc Al. Tổng số các phát biểu đúng là? A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 34. Trong các phát biểu sau : (1) K, Na được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân. 5
  6. Ôn thi THPTQG GV: Bùi Thị Liên (2) Kim loại Mg được ứng dụng nhiều chất trong số các kim loại kiềm thổ. (3) Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. (4) Kim loại Mg tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao. (5)Trong công nghiệp, kim loại Al được điều chế bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy. (6)Kim loại Al tan được trong dung dịch HNO3 đặc, nguội. Số phát biểu đúng là A. 3 B. 4 C. 5. D. 2 Câu 35. Cho các phản ứng sau: (1) Sục NH3 dư vào dung dịch AlCl3. (2) Sục CO2 dư vào dung dịch NaAlO2. (3) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2. (4) Cho H2SO4 dư vào dung dịch Ba(AlO2)2. (5) Cho AlCl3 dư vào dung dịch NaOH. (6) Cho mẩu kim loại Ba vào dung dịch CuCl2. (7) Cho kim loại K vào dung dịch FeCl3. Số trường hợp sau khi phản ứng kết thúc xuất hiện kết tủa là: A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 36. Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho Al vào dung dịch HCl. (2) Cho Al vào dung dịch AgNO3. (3) Cho Na vào H2O. (4) Cho Ag vào dung dịch H2SO4 loãng. (5) Cho Al vào dung dịch HNO3 đặc nguội. (6) Cho Al vào dung dịch H2SO4 đặc nguội. (7) Cho thanh Al vào dung dịch HNO3 đặc nguội rồi nhấc ra cho vào dung dịch HCl loãng. (8) Cho thanh Al vào dung dịch H2SO4 đặc nguội rồi nhấc ra cho vào dung dịch HCl loãng. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là A. 3B. 5 C. 4D. 6 Câu 37. Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư; (2) Dẫn khí H2 (dư) qua bột MgO nung nóng; (3) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư; (4) Cho Na vào dung dịch MgSO4; (5) Nhiệt phân Hg(NO3)2; (6) Đốt Ag2S trong không khí; (7). Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với các điện cực trơ. Số thí nghiệm không tạo thành kim loại là A. 3.B. 4. C. 2.D. 5. Câu 38. Cho các chất: (1). Dung dịch NaOH dư. (2). Dung dịch HCl dư. (3). Dung dịch Fe(NO3)2 dư. (4). Dung dịch AgNO3 dư. Số dung dịch có thể dùng để làm sạch hỗn hợp bột chứa Ag có lẫn tạp chất Al, là A. 1.B. 2. C. 3.D. 4. Câu 39. Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho kim loại Mg tới dư vào dung dịch FeCl3. (2) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4. (3) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2. (4) Nhiệt phân AgNO3. (5) Cho khí CO đi qua ống đựng bột Al2O3 nung nóng. (6) Nung nóng Ag2S ngoài không khí. (7) Cho luồng H2 qua ZnO nung nóng. (8) Cho H2 dư đi qua MgO nung nóng. Số thí nghiệm thu được kim loại khi kết thúc các phản ứng là A. 4.B. 5. C. 6.D. 7. Câu 40. Thực hiện các thí nghiệm sau: 6
  7. Ôn thi THPTQG GV: Bùi Thị Liên (1) Cho Fe2O3vào dung dịch HNO3 loãngdư. (2) Cho Fe(OH)3vào dung dịch HCl loãngdư. (3) Đốt cháy hỗn hợp bột gồm sắt và lưu huỳnh trong điều kiện không có khôngkhí. (4) Bột bột sắt đến dư vào dung dịch HNO3loãng. (5) Sục khí Cl2vào dung dịchFeCl2. (6) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịchAgNO3. Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được muối Fe (III) là. A.5 B. 4 C.6D.3 Câu 41. Cho các cặp chất sau: (1) NaAlO2 và HCl; (2) NaOH và NaHCO3; (3) BaCl2 và NaHCO3 ; (4) (NH2)2CO và Ca(OH)2 ; (5) Ba(AlO2)2 và Na2SO4; (6) PbS và HCl (7) Ba(HCO3)2 và NaOH. (8) CH3COONH4 và HCl (9) KHSO4 và NaHCO3 o (10). CuO + C. t Số cặp trong đó có phản ứng xảy ra (điều kiện phù hợp) là: A. 9. B. 10. C. 8. D. 7. Câu 42. : Cho các nhận xét sau (1). Glucozơ và fructozo đều có phản ứng tráng bạc. (2). Etanol và phenol đều tác dụng với dung dịch NaOH. (3). Tính axit của axit fomic mạnh hơn của axit axetic (4). Liên kết hiđro là nguyên nhân chính khiến etanol có nhiệt độ sôi cao hơn của đimetylete. (5). Phản ứng của NaOH với etylaxetat là phản ứng thuận nghịch. (6). Cho anilin vào dung dịch brom thấy có vẩn đục. Các kết luận đúng là A. (2), (3), (5), (6).B. (1), (2), (4), (5).C. (2), (4), (5), (6).D. (1), (3), (4), (6). Câu 43. Cho các phản ứng sau: (1) Cu + H2SO4 (đặc, nóng) (2) Si + dung dịch NaOH t0 (3) FeO CO  (4) HCl+KMnO4 t0 (5) Cu(NO3 )2  (6) NH3 + CuO Số phản ứng sinh ra đơn chất là A. 6. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 44. Cho cácphát biểu sau: (1) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo. (2) Ở nhiệt độ thường, triolein tồn tại ở trạngthái lỏng. (3) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol. (4) Đốt cháy hoàn toàn etyl fomat thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O. (5) Phenyl axetat là sản phẩm của phản ứng giữa là axit axetic và phenol. (6) Đốt cháy hoàn toàn anđehit axetic thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Số phát biểu đúnglà A. 6. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 45. Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư (2) Cho Na vào dung dịch CuSO4 (3) Cho Cu vào dung dịch AgNO3 (4) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2 (5) Nung nóng AgNO3 (6) Cho khí CO dư qua FeO nung nóng. Số thí nghiêm có tạo ra kim loại là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 46. Cho các phát biểu sau: (1). Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được khí Cl2ởcatot. (2). Cho CO dư qua hỗn hợp Fe2O3và CuO đun nóng, thu được Fe vàCu. (3). Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4và H2SO4, có xuất hiện ăn mòn điệnhóa. (4). Kim loại dẻo nhất là Au, kim loại dẫn điện tốt nhất làAg. 7
  8. Ôn thi THPTQG GV: Bùi Thị Liên (5). Cho dung dịch AgNO3dư vào dung dịch FeCl2, thu được chất rắn gồm Ag và AgCl. Số phát biểu đúnglà A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 47. Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: (1). Na2O và Al2O3; (2). Cu và Fe2(SO4)3; (3). BaCl2 và CuCl2 ; (4). Ba và NaHSO4. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 48. Cho các phản ứng hoá học sau (1) Al2O3 + dung dịch NaOH → (2) Al4C3 + H2O → (3) dung dịch NaAlO2 + CO2→ (4) dung dịch AlCl3 + dung dịch Na2CO3→ (5) dung dịch AlCl3 + dung dịch NH3→ (6) Al + dung dịch NaOH → Số phản ứng có sự tạo thành Al(OH)3 là A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 49. : Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. (2) Dẫn khí CO qua Fe2O3 nung nóng. (3) Điện phân dung dịch NaCl bão hòa, có màng ngăn. (4) Đốt bột Fe trong khí oxi. (5) Cho kim loại Ag vào dung dịch HNO3 đặc. (6) Nung nóng Cu(NO3)2. (7) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (8) Nung Ag ngoài không khí. (9) Cho Cr vào dung dịch NaOH đặc, nóng. (10) Để mẩu Na ngoài không khí. Số thí nghiệm có xảy ra sự oxi hóa kim loại là A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 50. Cho các thí nghiệm sau : (1) Đun nóng nước cứng tạm thời. (2) Cho phèn chua vào dung dịch Ba(OH)2 dư. (3) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3. (4) Cho khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2. (5) Cho khí NH3 dư vào dung dịch AlCl3. (6) Cho K2CO3 vào dung dịch AlCl3. Số thí nghiệm thu được kết tủa là? A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 51. Trong các thí nghiệm sau đây, số thí nghiệm xảy ra sự oxi hóa kim loại? (1). Điện phân CaCl2 nóng chảy. (2). Cho kim loại Zn vào dung dịch NaOH. (3). Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2. (4). Cho Fe3O4 vào dung dịch HI. (5). Cho FeO vào dung dịch HNO3 loãng dư. (6). Cho luồng khí H2 đi qua ống sứ đựng CuO nung nóng. (7). Đốt thanh sắt ngoài không khí. (8). Để một cái nồi bằng gang ngoài không khí ẩm. (9). Một sợi dây truyền bằng Ag bị đốt cháy. A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 52. :Cho các phát biểu sau: (1) Khí SO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. (2) Khí CO2 gây ra hiện tượng mưa axit. (3) Các dạng nhiên liệu như than, dầu mỏ và khí tự nhiên được gọi là nhiên liệu hóa thạch. (4) Khi được thải ra khí quyển, freon (chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2) phá hủy tầng ozon. (5) Các nguồn năng lượng: thủy điện, gió, mặt trời đều là những nguồn năng lượng sạch. (6). Khí thải sinh hoạt, khí thải công nghiệp gây ô nhiễm không khí. (7). Khí thải của các phương tiện giao thông gây ô nhiễm không khí. (8). Khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh gây ô nhiễm không khí. 8
  9. Ôn thi THPTQG GV: Bùi Thị Liên (9). Hoạt động của núi lửa gây ô nhiễm không khí. Số phát biểu đúng là A. 6. B. 5. C. 8. D. 7. Câu 53. . Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Điện phân NaCl nóng chảy. (2) Điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ). (3) Cho mẩu K vào dung dịch AlCl3. (4) Cho Fe vào dung dịch CuSO4. (5) Cho Ag vào dung dịch HCl. (6) Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và NaHSO4. Số thí nghiệm thu được chất khí là A. 4.B. 5. C. 2. D. 3. Câu 54. Cho các phát biểu và nhận định sau : (1) Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là SO2 và NO2 . (2) Khí CH4; CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính (3) Chất gây nghiện chủ yếu trong thuốc lá là nicotin. (4) Nồng độ CO cao trong khí quyển là gây ô nhiễm không khí Số phát biểu đúng là : A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 55. Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl. (2) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch FeCl3. (3) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. (4) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeSO4. (5) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2. (6) Cho dung dịch CrO3 vào dung dịch HCl. (7) Cho dung dịch Ca(HCO3)2 vào dung dịch BaCl2. Số thí nghiệm có phản ứng hóa học xảy ra là: A. 6B. 4 C. 5D. 3 Câu 56. Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl. (2) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng dư. (3) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc, nóng dư. (4) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3. (5) Cho 1 mol bột Cu vào dung dịch chứa 1,8 mol FeCl3 Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm có chất rắn (kết tủa) là: A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 57. Có các phát biểu sau: (1) Nhôm là kim loại dẫn điện tốt hơn vàng. (2) Các muối nitrat đều bị phân hủy bởi nhiệt. (3) Hỗn hợp Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch HCl dư. (4) Hỗn hợp Cu và Ag (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch FeCl3 dư. (5) Ở điều kiện thường, các oxit axit như CO2, SO2, P2O5 đều là chất khí. (6) Nước cứng làm mất tác dụng của xà phòng. Số phát biểu đúng là A. 5.B. 4. C. 6.D. 3. Câu 58. Cho các phát biểu sau : (1) Nitơ thuộc nhóm VA, chu kì 2 (2) Trong phân tử nitơ có chứa một liên kết ba (3) Trong điều kiện thường, nitơ là chất lỏng, không màu, mùi xốc, nhẹ hơn không khí (4) Nitơ không duy trì sự cháy và nitơ tan nhiều trong nước (5) Ở nhiệt độ thường, nitơ hoạt động hóa học mạnh và có thể tác dụng với nhiều chất (6) Nitơ vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử Số phát biểu đúng là : 9
  10. Ôn thi THPTQG GV: Bùi Thị Liên A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 59. Cho các phát biểu sau : (1). Trong công nghiệp, kim loại Al được điều chế bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy. (2). Al(OH)3 phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch KOH. (3). Kim loại Al tan được trong dung dịch HNO3 đặc, nguội. (4). Trong các phản ứng hóa học, kim loại Al chỉ đóng vai trò chất khử. (5). Các kim loại kiềm, kiềm thổ đều có màu trắng bạc và trong tự nhiên chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. (6). Các kim loại kiềm thổ có nhiệt độ nóng chảy giảm dần từ Be đến Ba (7). Các kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm đều chỉ có một số oxi hóa duy nhất trong các hợp chất. (8). Ở nhiệt độ thường, các kim loại kiềm đều khử được nước, giải phóng H2. Số phát biểu đúng là: A. 7. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 60. Trong các phát biểu sau: (1) Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm có bán kính giảm dần. (2) Kim loại Na, K được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân. (3) Kim loại Ba có khả năng tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. (4) Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. (5) Kim loại Mg tác dụng được với nước ở nhiệt độ cao. (6). CrO3 vừa là một oxit axit, vừa có tính oxi hóa mạnh. (7). Cr(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính và có tính khử. (8). Cr(OH)3 tan trong dung dịch NaOH tạo thành Na2CrO4. (9). CrO3 tác dụng với nước tạo thành hỗn hợp axit. Số phát biểu đúng là: A. 7. B. 8. C. 5. D. 6. Câu 61. Cho các phát biểu sau đây : (1). CrO3 vừa là oxit axit, vừa là chất oxi hóa mạnh. (2). Cr(OH)3 vừa có tính lưỡng tính, vừa có tính khử. (3). Cr tác dụng với khí Cl2 tạo thành muối CrCl3. (4). Cr tác dụng được với dung dịch NaOH đậm đặc. (5).Al và Cr cùng phản ứng với dung dịch NaOH loãng. (6).Al2O3 và Cr2O3 cùng phản ứng với dung dịch NaOH loãng. (7).Al và Cr bền trong không khí ở nhiệt độ thường vì có lớp màng oxit rất mỏng bảo vệ. (8). Al và Cr cùng phản ứng với Cl2 ở nhiệt độ thường. Số phát biểu đúng là: A. 4B. 5 C. 6D. 3 Câu 62. Cho các phát biểu sau: (1) Các kim loại kiềm thổ đều phản ứng được với H2O . (2) Dùng Na2CO3 hoặc Ca(OH)2để làm mất tính cứng toàn phần của nước. (3) Các kim loại Mg, Al, Cu đều đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối sắt (III). (4) Điện phân dung dịch gồm Na2SO4 (điện cực trơ) thì pH dung dịch thu được tăng lên. (5).Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng nguội thu được H2. (6).Cho H2S tác dụng với dung dịch FeCl2 thu được kết tủa đen. (7).Cho Hg tác dụng với bột S ở nhiệt độ thường được HgS. (8).Cho CrO3 tác dụng với nước ở nhiệt độ thường được hỗn hợp axit. Số phát biểu đúng là A. 3 B. 2. C. 4. D. 1. 10
  11. Ôn thi THPTQG GV: Bùi Thị Liên Câu 63. : Cho các phát biểu sau: (1) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH, thu được natri axetat và anđehit fomic. (2) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (3) Ở điều kiện thường anilin là chất khí. (4) Tinh bột thuộc loại đisaccarit. (5) Khi thủy phân anbumin của lòng trắng trứng, thu được α-amino axit. (6) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2. Số phát biểu đúng là A. 4 B. 2 C. 5 D. 3 Câu 64. Cho các phát biểu về nhóm cacbohidrat: (1) Nhóm này còn được gọi là gluxit hay saccarit có công thức chung là Cn(H2O)m. (2) Khử hoàn toàn glucozo thu được hexan chứng tỏ glucozo có 6 nguyên tử C trong phân tử ở dạng mạch hở. (3) Fructozo có thể chuyển thành glucozo trong môi trường kiềm. (4) Ở dạng mạch hở, fructozo và glucozo là đồng phân vị trí nhóm chức. (5) Trong cơ thể người, tinh bột thủy phân thành glucozo nhờ các enzym. Số phát biểu đúng là ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 65. Thực hiện các thí nghiệm sau: (I) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, đun nóng. (II) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH. (III) Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2SO3. (IV) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (V) Cho kim loại Mg vào dung dịch H2SO4 loãng. Các thí nghiệm có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra là: A. (I), (II), (IV). B. (I), (II), (V). C. (II), (III), (V). D. (I), (III), (IV). Câu 66. : Cho các phát biểu sau: (1) Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit. (2) Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím. (3) Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng. (4) Peptit Gly–Ala có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. (5) Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các a-aminoaxit. (6) Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit. Số phát biểu đúng là: A. 5B. 4 C. 3D. 2 Câu 67. : Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Nung NH4NO3 rắn. (2) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 (đặc). (3) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaHCO3. (4) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). (5) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. (6) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3. (7) Cho PbS vào dung dịch HCl (loãng). (8) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4 (dư), đun nóng. Số thí nghiệm sinh ra chất khí là A. 4. B. 2. C. 6. D. 5. Câu 68. : Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng. 11
  12. Ôn thi THPTQG GV: Bùi Thị Liên (2) Cho ancol etylic phản ứng với Na (3) Cho metan phản ứng với Cl2 (as) (4) Cho dung dịch glucozơ vào AgNO3/NH3 dư, đun nóng. (5) Cho AgNO3 dư tác dụng với dd FeCl2 Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 69. Tổng số phát biểu đúng là? - (1). Sục khí Cl2 vào dung dịch chứa muối CrO 2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch có màu da cam. (2). Trong môi trường axit, Zn có thể khử được Cr3+ thành Cr. (3). Một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3. (4). Cho dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Na2CrO4, dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng (5). Cho Cr vào dung dịch NaOH đặc, nóng thu được NaCrO2. A. 1B. 2 C. 3D. 4 Câu 70. Cho các hỗn hợp (tỉ lệ mol tương ứng) sau: (1) Al và Na (1 : 2) vào nước dư. (2) Fe2(SO4)3 và Cu (1 : 1) vào nước dư. (3) Cu và Fe2O3 (2 : 1) vào dung dịch HCl dư. (4) BaO và Na2SO4 (1 : 1) vào nước dư. (5) Al4C3 và CaC2 (1 : 2) vào nước dư. (6) BaCl2 và NaHCO3 (1 : 1) vào dung dịch NaOH dư. Số hỗn hợp chất rắn tan hoàn toàn và chỉ tạo thành dung dịch trong suốt là: A. 4B. 3 C. 6D. 5 12