Phân tích 12 câu thơ đầu trong bài thơ "Trao duyên"

doc 2 trang thaodu 9170
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích 12 câu thơ đầu trong bài thơ "Trao duyên"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docphan_tich_12_cau_tho_dau_trong_bai_tho_trao_duyen.doc

Nội dung text: Phân tích 12 câu thơ đầu trong bài thơ "Trao duyên"

  1. Sống trong giai đoạn thối nát của xã hội phong kiến lúc bấy giờ, khi mà đồng tiền làm băng hoại đi những giá trị đạo đức, nhân phẩm tốt đẹp của con người. Nguyễn Du đã chứng kiến được rất nhiều cảnh đời bất công, đặt biệt là thân phận của người phụ nữ và với lòng cảm thông sâu sắc của một “đại thi hào” tác giả đã viết ra nhiều tác phẩm văn học để nói thay cho tấm lòng đầy ai oán, điển hình "Trao Duyên" là một trong những bài thơ nằm trong tập tuyệt tác "Truyện Kiều" đã ra đời trong những hoàn cảnh như thế, nó khép lại những tháng ngày êm đềm, mở ra mười lăm năm gia biến và lưu lạc của nàng Kiều. Trước bước ngoặc của cuộc đời đầy đau thương ấy, vào đêm cuối cùng, Thúy Kiều đã trao duyên cho em gái là Thúy Vân. Trước tình cảnh éo le ấy khiến người đọc không thể bùi ngùi và cảm thương cho số phận nàng. Nổi bật nhất trong bài thơ Trao Duyên chính là trích đoạn: "Cậy em, em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây." Trong Truyện Kiều, đoạn Trao duyên có vai trò như một cái bản lề khép mở hai phần đời đối lập của nàng giữa “hạnh phúc và đau khổ” sao rất mong manh. Mở đầu bài thơ nàng chia sẻ: Cậy em em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Câu thơ như xé nát tâm can của người con gái đang tuổi xuân thì. Vừa cảm thấy có lỗi với người em gái, lại vừa cảm thấy xót xa cho số phận của mình. Kiều đã dùng lễ nghi lạy trước thưa sau, thay đổi chức danh của hai người để ràng buộc Thuý Vân. Lời chị khẩn khoản, thiết tha chắc không thể chỉ là chuyện bình thường. Trong nhóm các từ biểu đạt lời nhờ cậy , Nguyễn Du đã chọn được hai từ rất tâm đắt và cũng rất hợp với hoàn cảnh lúc này: cậy và chịu. Cậy không chỉ là nhờ. Cậy còn là trông đợi và tin tưởng. Cũng vậy, chịu không chỉ là nhận lời, chịu còn là nài ép, có lẽ vì thế nên về phần Thúy Vân, không những thương mà còn rất hiểu lòng Thúy Kiều. Để rồi những diễn biến sau đó, chuyện tình “Trao duyên” nghe sao khó trao, khó nhận đến thế lại được Thúy Vân thấu hiểu và cảm thông cho “chữ hiếu-chữ tình” của chị, (có nhiều ý kiến của bạn đọc cho rằng : Thuý Vân chỉ biết bằng lòng vì những lý lẽ rất đỗi thuyết phục của Thuý Kiều). Tiếp ngay sau đó, Thuý Kiều bắt đầu giải bày lí do cho những hành động trước đó: Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em. Vậy là cái điều tưởng như khó giải bày ấy, Thuý Kiều đã nói, bởi lẽ trước đó tâm trạng của nàng Kiều rất ngổn ngang trước một việc rất tế nhị: "Hở môi ra những thẹn thùng” , mà “ Đề lòng thì phụ tấm lòng với ai". Do đó câu thơ là sự giãi bày của nàng cho Thúy Vân biết là cuộc tình của mình bây giờ dang dở “đứt gánh tương tư”. Cuộc tình của Kiều chỉ vừa mới chớm nở nhưng không thể đơm hoa kết trái trước sóng gió của cuộc đời đang ập đến. Nàng đau khổ, sót xa nhưng không thể làm gì khác hơn trong thời đại thối nát ấy, bởi làm con phải đặt chữ”hiếu” lên làm đầu, nên đành trao lại mối duyên này cho em, thay mình kết duyên với Kim Trọng, bởi nàng ko muốn phụ tấm chân tình của chàng Kim Trọng. Cũng bởi vì thế tại thời điểm đó nàng cảm thấy có lỗi, cảm thấy ray rứt vô cùng đối với em, vì cảm thấy như mình đang ép duyên, buộc em phải nhận, nhưng vẫn giao phó “tơ thừa” để “mặc” Thuý Vân quyết định.
  2. Mặc dù đã trao duyên cho em, nhưng dường như mối tơ duyên vẫn đè nặng trong lòng Thuý Kiều. Những kỉ niệm ngọt ngào như ùa về trong kí ức, nàng đành bày tỏ tâm sự cùng em. Kể từ khi gặp chàng Kim Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề. Đọc câu thơ ta thấy những kỉ niệm của Thuý Kiều và Kim Trọng đã được nhà thơ khắc họa một cách rất rõ nét và đầy màu sắc, kỉ niệm cùng quạt ước, cùng nâng chén rượu thề nguyện, đọc câu thơ ta có thể mường tượng ra một khung cảnh vô cùng sống động đang diễn ra của đôi uyên ương trước thủ pháp “ngụ cảnh ta tình” của tác giả. Và thật lạ là từ “khi” được lập lại ba lần gợi cho ta cảm nhận một tình cảm sâu nặng, nhưng xót xa và dày xé tâm can nàng cũng như người đọc. Nguyên nhân do đâu vì ai mà dẫn đến cơ sự này! Sự đâu song gió bất kì, Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai. Quá khứ tươi đẹp là thế, nhưng hiện tại của nàng giờ đây, từ khi chàng Kim Trọng về chịu tang, bao sóng gió ập đến, đứng giữa chữ hiếu và tình nàng biết phải làm sao đây ? Hoàn cảnh trái ngang, cha và em mắc oan đang bị giam giữ và tra khảo, nàng biết rằng chỉ có bán thân mình mới cứu được họ, nhưng người nàng yêu, một lòng vì nàng, lời thề nguyện mới hôm nào chưa kịp nguội. Cả một con tim đang rỉ máu, đau đớn, day dứt, quằn quại. Nhìn cảnh cha và em bị tra tấn, đòn roi, là một người con có hiếu, nàng đành hi sinh tình riêng của mình để làm trọn phận làm con, để báo đáp công ơn của bậc sinh thành. Nàng nói cho em hiểu nổi đau của mình, mong em hiểu và chấp nhận lời yêu cầu ngang trái đó. Nàng cũng sợ nàng Vân không đồng ý, đã cố gắng dùng mọi lí lẻ để thuyết phục em. Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ thay lời nước non. Chị dù thịt nát xương mòn Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây. Còn nỗi đau nào hơn khi phải xa cách người mình yêu thương, mối tình ví như đã khắc cốt ghi tâm nay lại ở trong một hoàn cảnh éo le đến thế, nhưng đọc Kiều và nghĩ về Kiều ta mới thấy đàng sau tấm thân mỏng manh của người con gái ấy là một trái tim đầy mạnh mẽ, nàng dùng tình máu mủ, nàng dùng đến cái chết để thuyết phục. Bằng các thành ngữ Kiều thể hiện sự quyết tâm thuyết phục em chấp nhận yêu cầu. Trước tình nghĩa của chàng Kim dù nàng có phải thịt nát xương mòn thì nàng cũng chấp nhận, chỉ mong sao Vân giúp nàng nối duyên với Kim Trọng. Dù có ở dưới suối vàng nàng vẫn ngậm cười, vẫn cảm thấy hạnh phúc, mãn nguyện lắm rồi! Trước những lý lẽ đầy bi thương và chí tình ấy đã khiến Vân không thể chối từ. Có thể nói đây là cách duy nhất để vẹn lý, vẹn tình. Đây cũng có thể là một lời trăn trối của nàng, mà ắt hẳn cả chúng ta cũng không thể nào nhẫn tâm từ chối được trước yêu cầu nghe qua có phần phịch lý đó. Chính vì thế người ta nói Nguyễn Du là một bậc thi hào là nhà thơ sống quá sâu sắc, về cái lý cái tình ở đời mới nhìn thấy được tâm can của từng nhân vật là vậy. Trao duyên đã cho chúng ta thấy được một cảnh đời đầy bi kịch, một số phận nghiệt ngã đến xé lòng của nàng Kiều. Thể thơ lục bát cùng khả năng sử dụng từ điêu luyện và cái nhìn sâu sắc đã giúp cho Nguyễn Du dễ dàng khắc hoạ nội tâm dằn vặt, đớn đau khi phải hi sinh chữ tình để vẹn tròn chữ hiếu của Thuý Kiều. Nàng đã được nhà thơ vẽ lên thật đẹp đẽ trong lòng người đọc. Một cô gái người con gái tài sắc, tình nghĩa vẹn toàn - đã được thể hiện một cách tinh tế. HẾT “SỐNG LÀ PHẢI BIẾT YÊU THƯƠNG HÁ ĐÂU CHỈ NHẬN RIÊNG MÌNH” “ A.T ”