Phương pháp làm các kiểu bài nghị luận văn học

docx 6 trang thaodu 5951
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp làm các kiểu bài nghị luận văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphuong_phap_lam_cac_kieu_bai_nghi_luan_van_hoc.docx

Nội dung text: Phương pháp làm các kiểu bài nghị luận văn học

  1. PHƯƠNG PHÁP LÀM CÁC KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC A. Các kiểu bài nghị luận văn học thường gặp Nghị luận văn học có rất nhiều kiểu bài khác nhau. Nhưng trong các kì thi học sinh giỏi, thi vào lớp 10 THPT và thi chuyên học sinh thường gặp một số kiểu bài sau: I. Kiểu bài cảm thụ văn học: - Cảm thụ về tác phẩm (hoặc đoạn trích) thơ, văn: + Cảm thụ về một bài thơ, đoạn thơ, một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. + Cảm thụ về phương diện, khía cạnh trong tác phẩm văn học (có thể nội dung hoặc nghệ thuật). + Cảm thụ về hai đoạn thơ/ đoạn văn trong hai tác phẩm khác nhau (còn gọi là so sánh văn học) - Cảm thụ về nhân vật trong tác phẩm văn học: + Cảm thụ về nhân vật trong một tác phẩm. + Cảm thụ nhân vật trong nhiều tác phẩm khác nhau (từ hai tác phẩm trở lên, còn gọi là so sánh nhân vật trong tác phẩm văn học). II. Kiểu bài phân tích, chứng minh cho một ý kiến, nhận định: - Ý kiến nhận định tổng kết, kết luận về tác phẩm văn học. - Ý kiến nhận định có lí luận văn học. B. Phương pháp làm bài cụ thể: I. Kiểu bài cảm thụ văn học: 1. Cảm thụ về tác phẩm (hoặc đoạn trích) thơ, văn: 1.1. Cảm thụ về một bài thơ, đoạn thơ, một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Cách làm Bước 1: Tìm hiểu khái quát - Đọc kĩ đề bài để nắm được yêu cầu của đề. - Đọc kĩ tác phẩm thơ - văn (đoạn thơ, đoạn văn) nắm vững nội dung và nghệ thuật khái quát của đoạn của bài đó. Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý * Tìm ý: - Đoạn thơ - đoạn trích truyện hoặc bài thơ văn ấy có cần phân ý không? (Nếu có thì phân làm mấy ý? Đặt tiêu đề cho từng ý, mỗi ý tương đương với một luận điểm.) - Tìm dấu hiệu nghệ thuật của từng ý (từng luận điểm) (còn gọi là điểm sáng nghệ thuật). - Điểm sáng nghệ thuật thể hiện ở các phương diện nội dung và nghệ thuật. + Nếu là tác phẩm truyện và thơ tự sự (hoặc đoạn trích) thì điểm sáng nghệ thuật tập trung ở nhân vật, sự việc, nhan đề, cốt truyện, tình huống truyện, cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ nhà văn 1 0912.217.081
  2. + Nếu là tác phẩm thơ trữ tình ( hoặc trích thơ) thì điểm sáng nghệ thuật tập trung ở tình cảm, cảm xúc, thể thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu, cách ngắt nhịp, biện pháp tu từ + Dựa vào các điểm sáng nghệ thuật để nhận xét, đánh giá, phân tích và bình (thể hiện những tình cảm, cảm xúc của người viết) và sự ảnh hưởng của tác phẩm văn học của đoạn trích đối với bản thân. (Trong quá trình cảm thụ có thể tách riêng các tín hiệu nghệ thuật và nội dung thành các luận điểm hoặc cảm thụ song song). * Lập dàn ý: Theo bố cục ba phần: - Đặt vấn đề: + Giới thiệu vấn đề nghị luận. + Ấn tượng ban đầu - Giải quyết vấn đề: + Tập trung cảm nhận về tác phẩm, đoạn trích trên hai phương diện: nội dung và hình thức. (Trong quá trình cảm thụ có thể tách riêng nội dung, nghệ thuật thành từng luận điểm, cũng có thể cảm thụ song song. - Kết thúc vấn đề: + Khẳng định lại vấn đề. + Sự ảnh hưởng, tác động của tác phẩm văn học học đối với bản thân. Bước 3: Viết thành bài văn cảm thụ. Ví dụ minh họa: Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí! (Trích Đồng chí - Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập 1, tr. 128, NXB Giáo dục Việt Nam) Hướng dẫn làm bài 2 0912.217.081
  3. Đề 3: Trong tập tiểu luận “Trang giấy trước đèn”, Nguyễn Minh Châu từng viết: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác và số phận đen đủi dồn đến chân tường, để bênh vực cho những con người không còn được ai bênh vực” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Cảm nhận qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, từ đó liên hệ với nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố để thấy được điểm tương đồng và khác biệt trong cách thể hiện của mỗi nhà văn. Hướng dẫn làm bài Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các 0,25 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tấm lòng nhân đạo, biết cảm 0,25 thương, bênh vực với những cuộc đời bất hạnh của nhà văn Nguyễn Dữ và liên hệ với nhà văn Ngô Tất Tố. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận 4.0 điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận(Tham khảo đề 1) +0,25 - Trích dẫn ý kiến. * Giải thích ý kiến, nhận định: +0,5 - Giải thích: + Những con người “cùng đường tuyệt lộ”, “những con người không còn được ai bênh vực” là những con người có số phận bất hạnh, có cuộc đời khổ đau bế tắc bị dồn vào bước đường cùng. Họ là hiện thân cho những cuộc đời bơ vơ bất hạnh cần chia sẻ, cảm thông. + Nhà văn là người “nâng giấc” cho những số phận ấy nghĩa là phải biết cảm thông, chia sẻ, an ủi và bênh vực họ. -> Nhận định đề cao thiên chức của nhà văn: nhà văn phải có tấm lòng nhân đạo, biết cảm thương, bênh vực với những cuộc đời bất hạnh. - Lí giải: Vì sao nhà văn lại là người nâng giấc cho những người cùng 3 0912.217.081
  4. đường tuyệt lộ, bị cái ác và số phận đen đủi dồn đến chân tường, để bênh vực cho những con người không còn được ai bênh vực? + Văn học luôn là bức tranh ghi lại chân thực bức tranh của cuộc sống mà mỗi nhà văn như “người thư kí trung thành của thời đại” (Banzắc). Mỗi nhà văn không thể không miêu tả con người và đặt nó vào tâm điểm, là cốt lõi của tác phẩm văn học. + Nhưng nếu chỉ phản ánh con người một cách vồ hồn thì nó không thể trở thành văn học. Vì vậy, thế giới nhân vật trong văn học phải được người nghệ sĩ tô điểm và cho người đọc thấy một đôi mắt và một trái tim. Đó là thái độ của nhà văn đối với từng con người ấy, phải yêu, phải ghét, khi xót xa, khi thì căm thù ; thì con người ấy mới thực sự sống động và độc giả mới có chỗ để đặt hồn mình vào trái tim đó được. + Do vậy con người trong tác phẩm văn học cần phải được nhà văn gửi gắm cái tâm của mình. Đó là nơi mỗi người nghệ sĩ ”nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ” và đồng thời cũng để ”bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực”. Nhà văn đến với bạn đọc mục đích thông qua con người văn học và bày tỏ tấm lòng nhân đạo như một sự đồng cảm mạnh mẽ với độc giả. Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ đã thể hiện rõ nội dung của ý kiến trên. * Phân tích, chứng minh: +2,5 1. Nguyễn Dữ đã phản ánh số phận bất hạnh của những con người “cùng đường tuyệt lộ” bị cái ác dồn đến chân tường: - Trong Chuyện người con gái Nam Xương tiêu biểu cho những con người có số phận bất hạnh - những người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác dồn đến chân tường là nhân vật Vũ Nương. - Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, thùy mị nết na tư dung tốt đẹp nhưng số phận hết sức bi thảm. Nàng bị chồng nghi oan dồn đến bước đường cùng. Nàng đã phân trần giãi bày để chứng tỏ mình trong sạch nhưng Trương Sinh lại không mảy may động lòng trắc ẩn. Trương Sinh đã không tin nàng còn mắng nhiếc đánh đập đuổi đi. Bế tắc, tuyệt vọng nàng đã phải tự vẫn để minh oan vì những lí do hết sức phi lí Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do tính hồ đồ ghen tuông mù quáng của Trương Sinh 2. Nguyễn Dữ đã “nâng giấc”, “bênh vực” cho những con người “cùng đường tuyệt lộ”, “không còn được ai bênh vực” thể hiện: -??////////////////////////////////////////////// 0912.217.081 4 0912.217.081
  5. - Tố cáo xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công, hà khắc với những quan niệm trọng nam khinh nữ, luật tam tòng mà Trương Sinh là hiện thân của xã hội phong kiến. Lên án tính đa nghi, tin vào lời nói ngây thơ của đứa trẻ, tin vào chiếc bóng vô hình dẫn đến ghen tuông mù quáng, vũ phu của Trương Sinh. Chiến tranh phong kiến đã gây ra sự xa cách làm tăng sự hiểu lầm dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình * Liên hệ: +0,5 - Giới thiệu khái quát về nhà văn Ngô Tất Tố và đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”. Qua nhân vật chị Dậu được thể hiện trong đoạn trích, Ngô Tất Tố cũng đã thể hiện thiên chức của nhà văn “nâng giấc, bênh vực cho những người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác và số phận đen đủi dồn đến chân tường”. - Điểm tương đồng: + Cả hai tác phẩm đều ra đời trong hai hoàn cảnh xã hội Việt Nam mà ở xã hội đó số phận con người bị chà đạp, đặc biệt là người phụ nữ. + Hai tác giả, hai thời đại, hai hoàn cảnh xã hội khác nhau nhưng họ - ??////////////////////////////////////////////// 0912.217.081 - Điểm khác biệt: + Hoàn cảnh - thời đại: “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những truyện tiêu biểu cho cảm hứng nhân văn của Nguyễn Dữ viết trong thế kỉ XVI, xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu khủng hoảng, còn Ngô Tất Tố viết “Tắt Đèn” năm 1938, xã hội thực dân nửa phong kiến vào năm này lụt lội xảy ra liên miên gây nên mất mùa, đói kém, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, bế tắc, đặc biệt là người nông dân. + Nội dung: -??////////////////////////////////////////////// 0912.217.081 + Nghệ thuật: Nguyễn Dữ đã mượn cốt truyện” Vợ chồng Trương” để mang dáng dấp thời đại của ông - xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷ XVI bằng cái tài và cái tâm của mình, tác giả thêm vào nhiều tình tiết giúp truyện trở nên hấp dẫn, kịch tính. Còn Tắt đèn dùng nhiều phương thức biểu đạt: truyện không chỉ là kể đơn thuần mà còn kết hợp cả yếu tố biểu cảm. Kết cấu rất chặt chẽ, tập trung: các tình tiết, chi tiết đan cài chặt chẽ, đầy ấn tượng làm nổi bật chủ đề. Hầu như nhân vật chị Dậu đã xuất hiện trong tác phẩm từ đầu đến cuối. Tính xung đột, tính bi kịch cuốn hút, hấp dẫn. Ngôn ngữ trong Tắt đèn: từ miêu tả, tự sự đến ngôn ngữ nhân vật đều nhuần nhuyễn, đậm đà. Câu văn xuôi thanh thoát.- ??////////////////////////////////////////////// 0912.217.081 Nhân vật Vũ Nương chủ yếu đặt trong mối quan hệ gia đình, còn chị Dậu được đặt trong mối quan hệ xã hội rộng lớn hơn, vừa mang tính điển hình 5 0912.217.081
  6. cụ thể vừa mang tính khái quát. - Sở dĩ có sự tương đồng và khác biệt đó là vì + Cùng viết về thân phận người phụ nữ - ??////////////////////////////////////////////// 0912.217.081 mục đích sáng tác, đặc điểm sáng tác của hai tác giả. + Người phụ nữ trong hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” hội tụ những vẻ đẹp đáng quý nhất và cũng là đầy đủ những gì đau khổ, tủi nhục nhất của con người - những con người “cùng đường tuyệt lộ”, có “số phận đen đủi”, bị “dồn đến chân tường”, “không còn được ai bênh vực” Họ là đại diện tiêu biểu của hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ. + Viết về người phụ nữ, các nhà văn, đã đứng trên lập trường nhân sinh để bênh vực cho họ, đồng thời lên tiếng tố cáo gay gắt với các thể lực đã gây ra nỗi đau khổ cho họ. * Đánh giá, tổng hợp: +0,25 - Ý kiến của Nguyễn Minh Châu đã khái quát - ??////////////////////////////////////////////// 0912.217.081 - Người nghệ sĩ cần nhận thức: Nhà văn không chỉ cần tài năng mà còn cần có một cái Tâm với cuộc đời, như Sêkhốp từng nói: “Nhà văn chân chính trước hết là những nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”. Cái tài và cái tâm phải luôn hòa quyện, đan xen vào nhau để tạo nên giá trị trường tồn cho tác phẩm. Cái tâm phải là cao cả, không đơn thuần là những xúc cảm, mà phải có ý nghĩa lớn lao. - Người tiếp nhận cần nhận diện được dấu ấn cuộc sống, tâm hồn, tài năng của người nghệ sĩ trong tác phẩm để cảm nhận trọn vẹn giá trị của một tác phẩm văn chương. d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (Viết câu, sử 0,25 dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm ) thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0,25 nghĩa tiếng Việt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 6 0912.217.081