Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Bùi Thị Hương (Có đáp án)

doc 6 trang thaodu 3010
Bạn đang xem tài liệu "Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Bùi Thị Hương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_gioi_thieu_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam.doc

Nội dung text: Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Bùi Thị Hương (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN KINH MÔN ĐỀ GIỚI THIỆU THI TUYỂN VÀO THPT PHÒNG GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 9 GV: Bùi Thị Hương Thời gian làm bài: 120 phút Trường: THCS Minh Tân ( Đề thi gồm có 01 trang 03 câu.) Câu 1: ( 2điểm) Cho các câu thơ sau đây: - Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa. - Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. a.Các câu thơ trên được trích từ các bài thơ nào?Tác giả là những ai? b.Hãy phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong các câu thơ đó? Câu 2: ( 3điểm). Suy nghĩ của em về việc: “Cần chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông.” Câu 3: ( 5điểm). Phân tích vẻ đẹp của người lính cách mạng qua đoạn thơ sau trích trong “Đồng chí” của Chính Hữu; qua đó phát biểu cảm nghĩ của em về những con người vượt qua gian khổ, chiến đấu quên mình, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. “ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt rung người vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lầy bàn tay.” ( Theo Ngữ Văn 9 tập I,NXB Giáo dục, Hà Nội 2008) Hết
  2. UBND HUYỆN KINH MÔN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIỚI THIỆU PHÒNG GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO THI TUYỂN VÀO THPT NĂM HỌC: 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 9 Thời gian làm bài: 120 phút ( Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang 03 câu.) Câu 1 (2 điểm) a.- Mức tối đa:(0,5điểm): Đảm bảo các yêu cầu sau: + Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Trích từ bài: “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.(0,25đ) + Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Trích từ bài: “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.(0,25đ) - Mức chưa tối đa(0,25điểm): Đáp ứng ½ yêu cầu. - Mức không đạt: (0 điểm): Làm sai hoặc không làm bài. b.- Mức tối đa:(1,5điểm).Nêu và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong các câu thơ. * So sánh: Biển như hòn lửa. Cảnh thiên nhiên trên biển vào lúc mặt trời lặn hoành tráng, rộng lớn.Mặt trời như một khối lửa khổng lồ đỏ rực đang từ từ lặn xuống biển.(0,5điểm) * Nhân hóa: Sóng cài then, đêm sập cửa. Vũ trụ như một ngôi nhà lớn: những lượn sóng ngang liên tiếp nối đuôi nhau xô vào bờ trông như những then cài cửa. Màn đêm buông xuống như một tấm cửa khổng lồ sập lại.(0,5 điểm) * Ẩn dụ: “Mặt trời trong lăng rất đỏ” là một ẩn dụ độc đáo. “Mặt trời đi qua trên lăng” là mặt trời tự nhiên vĩnh hằng, đem ánh sáng và sự sống đến cho muôn loài. Từ mặt trời thiên nhiên nhà thơ liên tưởng tời “Mặt trời trong lăng” là Bác Hồ.Ẩn dụ độc đáo làm rung động lòng người vì nó nói lên tất cả sự vĩ đại của Bác Hồ (như một mặt trời) vừa thể hiện được sự tôn kính của nhân dân của nhà thơ đối với Bác.(0,5 điểm) - Mức chưa tối đa: Giáo viên chấm bài căn cứ vào bài của học sinh để cho điểm hợp lí.(0,5 – 1,25điểm ) - Mức không đạt: (0 điểm): Làm sai hoặc không làm bài. Câu 2.(3 điểm)
  3. I.Tiêu chí về nội dung( 2,5 điểm) 1.Mở bài: (0,25 điểm) - Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận: Cần chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông. - Khái quát về hiện tượng. - Mức tối đa:(0,25 điểm)Học sinh biết dẫn dắt,giới thiệu vấn đề hay,sáng tạo. - Mức không đạt: (0 điểm):Mở bài không đạt yêu cầu hoặc không có mở bài. 2.Thân bài:( 2,0 điểm) a.Tại sao an toàn giao thông là một vấn đề bức thiết đặt ra cho toàn xã hội?(1,0) - Đưa một số dẫn chứng, số liệu cụ thể về tình hình mất an toàn giao thông hiện nay ở nước ta.(0,25 điểm) - Nêu ra những hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông: + Thiệt hại về người. + Thiệt hại về của cải vật chất. + Ảnh hưởng đến tinh thần, tình cảm. +Ảnh hưởng đến trật tự xã hội.(0,5 điểm) - Nguyên nhân. + Khách quan: Cơ sở hạ tầng, đường sá, phương tiện giao thông xuống cấp. + Chủ quan: Ý thức, thái độ của con người: đỗ xe ẩu, lạng lách, không đội mũ bảo hiểm (0,25 điểm) b.Làm thế nào để thực hiện nghiêm chỉnh Luật giao thông đường bộ?( 0,75đ) - Thuộc Luật và nghiêm chỉnh chấp hành, lâu ngày ý thức trở lên bền vững (0,25đ) - Có ý thức chấp hành luật.(0,5 điểm) + Hiểu ích lợi của việc chấp hành Luật. + Luôn tự nhắc nhở và làm theo: đi đúng phần đường, tốc độ, sự nhường nhịn khi tham gia giao thông + Nhắc nhở mọi người làm theo. + Đặc biệt đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông - Chính quyền: Tuyên truyền vận động, xử phạt đặc biệt, cần tăng cường giáo dục cho người dân, nhắc nhở họ tìm hiểu và chấp hành tốt luật giao thông. + Cải tạo hệ thống đường giao thông, cấm chiếm dụng vỉa hè. c.Bài học nhận thức và hành động.( 0,25 điểm) - Học sinh, phải thực hiện Luật như thế nào? - Mức tối đa:(2,0 điểm): Học sinh viết đảm bảo các yêu cầu trên.
  4. - Mức chưa tối đa(0,25 điểm-> 1,75 điểm): Học sinh có nêu được một số yêu cầu trên,còn sai sót hoặc sơ sài. - Mức không đạt: (0 điểm):Lạc đề hoặc sai cơ bản về kiến thức hoặc không viết nội dung này. 3.Kết bài( 0,25 điểm) - Khái quát lại vấn đề. - Liên hệ bản thân. - Mức tối đa(0,25 điểm): Học sinh khái quát hay,ấn tượng,sáng tạo. - Mức không đạt: (0 điểm):Kết bài không đạt yêu cầu hoặc không có kết bài. II.Các tiêu chí khác (0,5 điểm) 1.Hình thức (0,25 điểm) - Học sinh viết được một bài văn đủ ba phần (mở bài,thân bài,kết bài);ý được sắp xếp hợp lí,chữ viết rõ ràng,không mắc lỗi chính tả. - Luận điểm rõ ràng,phù hợp với luận đề,dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục,văn viết mạch lạc. - Mức tối đa:(0,25 điểm): Đảm bảo các yêu cầu trên. - Mức không đạt: (0 điểm):Học sinh chưa hoàn thiện bố cục bài viết,thiếu nhiều ý,mắc lỗi chính tả,diễn đạt. 2.Sáng tạo(0,25 điểm) - Bài văn bày tỏ suy nghĩ,kiến giải riêng,sâu sắc về vấn đề nghị luận. - Học sinh lập luận chặt chẽ,phát triển ý tưởng đầy đủ theo trật tự lô gic giữa các phần trong bài;thực hiện tốt việc liên kết câu,đoạn. * Mức tối đa:(0,25 điểm): Đảm bảo các yêu cầu trên. *Mức không đạt: (0 điểm):Học sinh không sáng tạo,không biết cách lập luận hầu hết các phần trong bài viết rời rạc,các ý trùng lặp,lộn xộn. Câu 3( 5 điểm) I.Tiêu chí về nội dung( 4,0 điểm): Bài viết cần bám sát các yêu cầu về nội dung sau Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: 1.Mở bài: (0,5 điểm) - Dẫn dắt vấn đề nghị luận. - Nêu nhận định. - Mức tối đa:(0, 5 điểm)Học sinh biết dẫn dắt,giới thiệu vấn đề hay,sáng tạo. - Mức chưa tối đa:(0,25 điểm): Học sinh biết dẫn dắt,giới thiệu vấn đề song chưa hay,chưa ấn tượng - Mức không đạt: (0 điểm):Mở bài không đạt yêu cầu hoặc không có mở bài. 2.Thân bài:( 3,0 điểm) + Ý 1: Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác năm 1948 sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc Thu Đông
  5. 1947.Đồng chí là tình cảm xuất hiện sau 1945. Nó là sự gắn bó ruột thịt, thân thiết của những người cùng chung chí hướng, cùng chung lý tưởng, cùng chung mục đích, cùng chung nhiệm vụ chiến đấu giành độc lập tự do cho đất nước. Đồng chí là bài thơ đặc sắc được viết bằng bút pháp hiện thực và cảm hứng hiện thực vì những anh bộ đội cụ Hồ trong bài thơ xuất thân từ nông thôn: giản dị, mộc mạc, chân chất và nghèo khổ, lam lũ.(0,5 điểm) + Ý 2: Đồng chí đó là sự cảm thông hoàn cảnh gia đình của nhau, thấu hiểu tâm tư, nỗi lòng, ước vọng của nhau.Từ “mặc kệ” nói rõ thái độ rõ ràng, dứt khoát hy sinh tình cảm riêng tư, gia đình, vợ con, ra đi vì nghĩa lớn, giải phóng quê hương.(1,0 điểm) + Ý 3: Đồng chí là cùng nhau chịu đựng, chia sẻ những gian khổ, nhọc nhằn, thiếu thốn của cuộc đời người lính: áo rách, quần vá, chân không giày, động viên nhau vượt qua thử thách, hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ. Câu thơ “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” là cội nguồn của sức mạnh chiến đấu, là tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng mà chân thành, giản dị.(1,0 điểm) + Ý 4: Phần nói lên cảm nghĩ phải chân thành, có chính kiến của bản thân với nội dung chính: Đồng cảm, thương yêu, khâm phục, trân trọng, tự hào và biết ơn đối với những con người sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc.Nói rõ trách nhiệm của bản thân, của thế hệ mình với thế hệ cha anh và với đất nước.(0,5 điểm) * Mức tối đa:(3,0 điểm): Học sinh viết đảm bảo các yêu cầu trên. - Mức chưa tối đa(0,5 điểm-> 2,75 điểm): Học sinh có nêu được một số yêu cầu trên,còn sai sót hoặc sơ sài. - Mức không đạt: (0 điểm):Lạc đề hoặc sai cơ bản về kiến thức hoặc không viết nội dung này. 3.Kết bài( 0,5 điểm) - Khái quát lại vấn đề. - Liên hệ bản thân. - Mức tối đa(0,5 điểm): Học sinh khái quát hay,ấn tượng,sáng tạo. - Mức chưa tối đa(0,25 điểm): Học sinh có nêu được một số yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt,chính tả. - Mức không đạt: (0 điểm):Kết bài không đạt yêu cầu hoặc không có kết bài. II.Các tiêu chí khác (1,0 điểm) 1.Hình thức (0,5 điểm) - Học sinh viết được một bài văn đủ ba phần (mở bài,thân bài,kết bài);ý được sắp xếp hợp lí,trình bày sạch sẽ,chữ viết rõ ràng,không mắc lỗi chính tả. - Luận điểm rõ ràng,phù hợp với luận đề,dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục. - Mức tối đa:(0,5 điểm): Đảm bảo các yêu cầu trên.
  6. - Mức không đạt: (0 điểm):Học sinh chưa hoàn thiện bố cục bài viết,thiếu nhiều ý,mắc lỗi chính tả,diễn đạt. 2.Sáng tạo(0,5 điểm) - Bài văn bày tỏ suy nghĩ,kiến giải riêng,sâu sắc về vấn đề nghị luận. - Học sinh lập luận chặt chẽ,phát triển ý tưởng đầy đủ theo trật tự lô gic giữa các phần trong bài;thực hiện tốt việc liên kết câu,đoạn. * Mức tối đa:(0,5 điểm): Đảm bảo các yêu cầu trên. *Mức không đạt: (0 điểm):Học sinh không sáng tạo,không biết cách lập luận hầu hết các phần trong bài viết rời rạc,các ý trùng lặp,lộn xộn. Hết